1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bi kịch của một tay chơi chứng khoán trẻ tuổi doc

4 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 104,75 KB

Nội dung

Bi kịch của một tay chơi chứng khoán trẻ tuổi Đây là đoạn trích trong nhật ký của một tay chơi chứng khoán tên là Arthur Inman (1895 - 1963), người đã trải qua những thăng trầm của thị trường chứng khoán New York xuyên suốt cuộc Đại Khủng hoảng Suy thoái (1929-1933). Đây là đoạn trích trong nhật lý của một tay chơi chứng khoán tên là Arthur Inman (1895 - 1963), người đã trải qua những thăng trầm của thị trường chứng khoán New York xuyên suốt cuộc Đại Khủng hoảng Suy thoái (1929-1933). Vào thời điểm thị trường chứng khoán New York sụp đổ năm 1929, Inman mới 34 tuổi, nên những đoạn viết của ông chẳng những rất sinh động mà nó còn mang tính chất tiêu biểu cho những nhà đầu tư trẻ, mong muốn làm giàu vội vã trên thị trường chứng khoán. Đoạn trích này có lẽ sẽ khiến nhiều U30, U40 Việt Nam với khao khát "giàu nhanh" giống Inman phải suy nghĩ chút ít, trước khi một kịch bản tương tự có thể xảy ra với thị trường chứng khoán đang nóng lên từng ngày. “ Ngày 4 tháng 10 năm 1929: Hôm qua quả là một ngày tệ hại. Thị trường sụt bất ngờ. Mất 15 ngàn, số lỗ cao nhất kể từ sau lần mình mất 18 ngàn. Từ 27 ngàn, giờ còn có 12 ngàn. Cả sáng nay bán ra. Bán khống một vài mã để xem liệu thị trường có hồi phục không. Mình đang lo ngại về một cơn hoảng loạn toàn thị trường. Nếu mình sợ, chắc người khác cũng thế. Do vậy: mình sẽ bán. Nếu thị trường hồi phục, mình sẽ bán nhiều hơn. Mình nên giảm lượng cổ phiếu nắm giữ xuống dưới 100 ngàn. Nếu mình không tham như thế, chắc mình đã chẳng thua vụ này. Thôi, không sao, mình đang học hỏi dần mà. - Ngày 19 tháng 10: Hôm qua thị trường xuống tiếp. Hôm nay lại còn sụt giá nhanh hơn. Mình đã đặt lệnh bán hàng loạt. Số lãi trong tài khoản nhỏ nhoi của mình ngày hôm qua bị hụt mất một ít, còn có 7 ngàn. Hôm nay chắc là về "mo" rồi. Hy vọng là mình có thể rút chân khỏi cái đống đổ nát này với 20 ngàn nguyên vẹn. Giấc mơ triệu phú của mình đâu rồi? Uhm, nói gì thì nói, mình cũng đã có một khoảng thời gian thật sôi nổi và học được nhiều điều có thể rất hữu dụng trong tương lai đấy chứ. Thật chẳng ích gì nếu cứ ngồi đó mà than khóc giá như mình có thể thoát ra với số tiền còn lại. "Ôi Thị Trường Chứng Khoán, ôi Chúa của những tay cờ bạc Mỹ quốc, xin hãy tha thứ cho con, một con chiên nhỏ mọn, tầm thường trước điện thờ của Người. Nếu con đã trót tham lam thì xin Người hãy tha thứ cho con! Xin hãy để lại cho con một chút ít thôi, ôi Thị Trường Chứng Khoán!" - Ngày 24 tháng 10: Hôm qua lại là một ngày tồi tệ nữa! Mất 9 ngàn rồi! Một trong những lần lỗ nặng nhất trong lịch sử! Đêm qua ngủ được có 4 tiếng. Sáng nay đặt lệnh gần như bán sạch. Lúc mở cửa có khá khẩm hơn tối qua chút ít. Vẫn chưa thấy đáy thị trường đâu cả. Chắc chắn mình đã học được thêm một bài học về thị trường rớt giá rồi. Cứ sau mỗi bài học, mình lại lặp lại một điệu cười buồn, phải trả giá thôi. Gửi cho bố mẹ bức điện tín báo tin mình thất bại rồi. Mình như cảm nhận được cảnh bố đang đứng ngồi không yên. "Ơn chúa!" - Ngày 30 tháng 10: Hôm qua đúng là tai hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử. Cổ phiếu bán ra bằng mọi giá. Một danh sách dài những lệnh chào không tưởng nổi. Giá mà mình bán ra hồi tháng 7 và mua lại lúc này như bố bảo mình, thì mình đã kiếm được triệu bạc nhờ bán khống rồi. Thế đấy, tất cả những gì mình còn là 2 ngàn. Thôi, cũng mừng là mình còn có từng ấy. Đầu óc mình trống rỗng, mình nên rút ra chút gì đó từ cái đống hoang tàn này. Và mình tin rằng mình đã học được một bài học. Đừng bao giờ quên, thảm hoạ thị trường cứ khoảng 7 năm lại xảy ra một lần. Phải bán tháo ngay khi lãi suất gọi vay vượt quá 10%, đó là tín hiệu nguy hiểm. Cuối cùng, P/E giảm xuống còn có 8 lần. Cậu sẽ lại phải đợi thêm 7 năm nữa. Mình cược là mình sẽ kiếm được cả gia tài. Tin mình đi, đây là một bài học tuyệt vời. Mình tin rằng sự tiến bộ chỉ có thể xây dựng từ những bài học như vậy, và rằng người ta nên hoan hỉ trước những bài học đó chứ không nên than khóc vì chúng. Và, là một người đàn ông, mình phải tự tìm con đường tiến thủ cho riêng mình. Ông Flood nhìn mình và lắc đầu: "Cậu phải dũng cảm lên." - Ngày 12 tháng 11: hôm nay mình quá mệt mỏi rồi. Thị Trường Chứng Khoán lại sụt xuống như chẳng bao giờ có điểm dừng. Đặt lệnh bán hết. Nếu may mắn, mình sẽ còn khoảng hơn 500 đô. Một kết cục quá khiêm nhường đối với khoản lợi nhuận tiềm năng mà mới chưa đầy 4 tháng trước còn gần 100 ngàn. Đêm qua và sáng nay, mình đã dồn hết tâm trí vào mấy con tính kinh tế. Sẽ ít mua sách hơn, ít đến thăm Evelyn hơn, ít mời bác sĩ đến hơn nếu có thể, không tiêu pha lãng phí nữa, sẽ tìm những nơi đồ ăn rẻ và tốt hơn để mua. Để sống được, mỗi năm mình cần khoảng 16 ngàn. Bố gửi cho mình 12 ngàn. Trước đây mỗi năm mình kiếm được khoảng 2 ngàn rưởi thu nhập từ cổ phiếu. Giờ thì còn có 1 ngàn rưởi. Còn 2 ngàn rưởi nữa không biết kiếm từ đâu ra đây? Tự nói với mình, "ít nhất mình cũng được thua lỗ trong thảm họa vĩ đại nhất lịch sử ngành tài chính." Mọi việc là như vậy đấy, một tay buôn chứng khoán bị sự tham lam lôi kéo vào tháng 7, đã có lúc tài sản lên đến hơn 100 ngàn đô, để rồi trắng tay vào tháng 11, chỉ trong vòng có 4 tháng. Thị trường ngày nay liệu có gì khác không? Câu trả lời có trong mỗi người!” Cuộc Đại suy thoái được coi là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lớn nhất trong lịch sử. Hậu quả của nó còn để lại trong suốt thập niên 1930. Cuộc suy thoái bắt đầu ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan sang châu Âu và hầu khắp các nước khác trên thế giới, cả những nước công nghiệp và các quốc gia chuyên xuất khẩu nguyên li ệu thô đều bị ảnh hưởng. Tâm điểm của cuộc Đại suy thoái là sự kiện sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày 29-10-1929, hay còn gọi là "ngày Thứ Ba đen tối", một trong những cuộc sụp đổ có sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sau vụ sụp đổ này, giá cổ phiếu giảm liên tục trong suốt một tháng ròng, phục hồi lại chút ít rồi tiếp tục rớt thảm hại. Ngày 8/7/1932 chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức 41.22 điểm, gần tương đương với mức khởi điểm năm 1896, mất giá đến 89% so với đỉnh cao của nó. Phải đến tháng 11 năm 1954, giá chứng khoán mới lấy lại đượcmức đỉnh điểm của năm 1929, nghĩa là mất 1/4 thế kỷ để người Mỹ gượng lại được từ cuộc sụp đổ thị trường này! . Bi kịch của một tay chơi chứng khoán trẻ tuổi Đây là đoạn trích trong nhật ký của một tay chơi chứng khoán tên là Arthur Inman (1895 - 1963), người đã trải qua những thăng trầm của thị. những thăng trầm của thị trường chứng khoán New York xuyên suốt cuộc Đại Khủng hoảng Suy thoái (1929-1933). Đây là đoạn trích trong nhật lý của một tay chơi chứng khoán tên là Arthur Inman (1895. thăng trầm của thị trường chứng khoán New York xuyên suốt cuộc Đại Khủng hoảng Suy thoái (1929-1933). Vào thời điểm thị trường chứng khoán New York sụp đổ năm 1929, Inman mới 34 tuổi, nên những

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w