1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ phụ nữ dân tộc thiểu số huyện phú lương, tỉnh thái nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008 2014)

103 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Việc so sánh nền kinh tế của địa phương trước và sau khi triểnkhai Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; so sánhcác tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huy

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN THỊ THU VÂN

PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI CÔNG CUỘC

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008-2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên - 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Khái quát về huyện Phú Lương 8

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8

1.1.2 Các thành phần dân tộc 14

1.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội 12

1.2 Về phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương 14

1.3 Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới ……… 18

1.2.1 Một vài khái niệm 20

1.2.2 Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 22

Chương 2 : CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ 27

DÂN TỘC THIẾU SỐ (2008-2014) 27

2.1 Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới 29

2.2 Tham gia phong trào thi đua yêu nước và phong trào của tổ chức Hội 38

2.3 Xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới 45

Chương 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 51

HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008-2014) 51

3.1 Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn 51

3.2 Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nông thôn 55

3.3 Đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất dịch vụ ở nông thôn 63

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 3

PHỤ LỤC 77

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước người phụ nữ ViệtNam có vai trò hết sức quan trọng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luônxứng đáng với Tám chữ vàng: “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảmđang” Đặc biệt là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số họ cũng luôn là những người

có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng đấtnước Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa thì người phụ nữ dân tộc thiểu số càng phát huy được vai trò của mình

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã có những bước thay đổi đáng kể.Đáng chú ý nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng không thểthiếu vắng vai trò của những người phụ nữ Đặc biệt tại huyện Phú Lương, tỉnhThái Nguyên những người phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang khẳng định vaitrò và sự ảnh hưởng to lớn của mình đối với công cuộc này

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nhữngngười phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương đã có những đóng góp to lớn.Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện các chương trình,chính sách dân tộc, công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân tộcthiểu số luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo và đã đạt được những kếtquả quan trọng Huyện Phú Lương đã tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán

bộ là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số Đội ngũ cán bộ

là phụ nữ dân tộc thiểu số đã phát huy được vai trò của mình, góp phần quantrọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vai trò đó lại đượckhẳng định một lần nữa trong quá trình đổi mới và phát triển của địa phương.Đặc biệt trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” tạihuyện Phú Lương đến năm 2014 đã đạt được những thành công bước đầu Đểđạt được kết quả đó không thể không nhắc tới sự đóng góp và vai trò của nhữngngười phụ nữ dân tộc thiểu số

Trang 5

Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề phụ nữ dân tộc thiểu số vớicông cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương từ năm 2008 đến năm

2014 nhằm vạch ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém để rút kinh nghiệm trong

giai đoạn tiếp theo Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung có nhiềucông trình khoa học và nhiều hội thảo đã được mở ra Các công trình khoa họcnày đã nêu lên và đánh giá về vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, trong công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước

Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã đi thực tế tại tất cả các

xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương để nắmbắt tình hình, thu thập thông tin, tư liệu Đây chính là nguồn tư liệu sát với thực

tế nhất trong quá trình nghiên cứu

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vềphụ nữ dân tộc thiểu số với công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tham gia công cuộc xây dựng nôngthôn mới của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Mục đích nghiên cứu

Khi chọn nghiên cứu đề tài này tôi một lần nữa muốn khẳng định vai tròcủa những người phụ nữ Phú Lương trong lịch sử nói chung, trong thời kỳ xâydựng và phát triển đất nước nói riêng, nổi bật lên là vai trò to lớn của lực lượngphụ nữ người dân tộc thiểu số

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

Tập trung tìm hiểu hoạt động của phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện PhúLương, tỉnh Thái Nguyên trong các phong trào thuộc chương trình xây dựngnông thôn mới Từ đó khái quát được tầm quan trọng, vai trò to lớn của nhữngngười phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương.

3.4 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn không gian: huyện Phú Lương với diện tích 36.894,65 ha, gồm

16 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã thuộc chương trình xây dựng nông thônmới

Giới hạn thời gian: Từ khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ra đời (5/8/2008) tạiHội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đến hết năm 2014

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết, Quyết định của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, của Huyện Ủy và Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương

- Các Kế hoạch, chương trình, báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Phú Lương

- Các Kế hoạch, báo cáo của Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương

- Các văn bản của phòng Dân tộc huyện Phú Lương

- Các biểu thống kê, báo cáo của Chi cục thống kê và của Trung tâm Dân sốvà Kế hoạch hóa gia đình huyện Phú Lương

- Tài liệu thu thập được tại địa phương

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện Luận văn này tôi đã sử dụng phương pháp lịch

sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh Phương pháplịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ, những sự kiện

đã diễn ra thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện,khách quan Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh sự phát triểnnông thôn tại huyện Phú Lương trong các thời điểm khác nhau nhằm làm rõ vấn

Trang 7

đề nghiên cứu Việc so sánh nền kinh tế của địa phương trước và sau khi triểnkhai Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; so sánhcác tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong các năm là cơ sởđánh giá kết quả đến thời điểm nghiên cứu của phong trào xây dựng nông thônmới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Để phản ánh chân thực vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện PhúLương với công cuộc xây dựng nông thôn mới trong quá trình nghiên cứu đề tàitôi sử dụng triệt để phương pháp điền dã dân tộc học Thời gian thực hiện đề tàitôi đã có dịp đi đến các xóm, bản có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số sinh sống.Qua những lần đi thực tế đã thấy được sự đóng góp to lớn của những người phụ

nữ nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

5 Đóng góp của đề tài

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về phụ nữ dân tộc thiểu số vớicông cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyệnPhú Lương nói riêng

- Luận văn này hoàn thành sẽ góp phần cho việc khẳng định vai trò củaphụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện PhúLương đến năm 2014 Từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu để ápdụng vào giai đoạn tiếp theo của công cuộc này

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và tài liêu tham khảo, Luận văn này gồm có 3 chương nội dung:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Phú Lương và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số (2008-2014)

Chương 3: Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (2008-2014)

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái quát về huyện Phú Lương

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Từ ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Thái được chia tách thành 2 tỉnh: Bắc Kạn

và Thái Nguyên, Phú Lương là 1 trong 9 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnhThái Nguyên Sau khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, Phú Lương là một huyệnmiền núi trực thuộc, vị trí nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên Phía Bắc: giáp vớihuyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn; phía Nam, Đông Nam: giáp với thành phố TháiNguyên; phía Tây: giáp với huyện Định Hóa; phía Tây Nam: giáp với huyện ĐạiTừ; phía Đông: giáp với huyện Đồng Hỷ

Với diện tích 368,94 km2, dân số trên 107 nghìn người, gồm 16 đơn vịhành chính (14 xã, 02 thị trấn) Toàn huyện có 07 xã thuộc diện kinh tế xã hộiđặc biệt khó khăn và xã An toàn khu thuộc diện được hưởng Chương trình135/CP của Chính phủ

Đặc điểm địa hình: Phú Lương là huyện có địa hình tương đối đa dạng,

độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 – 400m

Mật độ sông suối: Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân

0,2km/km2), trữ lượng thủy văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinhhoạt của dân cư trong huyện

Khí hậu: Mang tính nhiệt đới gió mùa, với hai mùa nóng - lạnh rõ rệt Tài nguyên rừng: Phú Lương là huyện miền núi thấp có diện tích đất lâm nghiệp

chiếm tỷ lệ lớn Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 17.246 ha,chiếm 46,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện

Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng: Phú Lương có mỏ than, mỏ

đá và đất cao lanh

Phú Lương là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, là địa phương cónhiều lợi thế về khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản,

Trang 9

2 thị trấn và 14 xã Huyện có điều kiện thuận lợi về giao thông để giao thươnghàng hóa như tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B … nối kết Phú Lương với các tỉnhBắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang; đặc biệt là điểm nối với tuyến đường cao tốc

Hà Nội - Thái Nguyên, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội Trongnhững năm gần đây, Phú Lương đã khai thác tốt những thế mạnh của mình đểđạt được những kết quả kinh tế đáng ghi nhận

Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 11%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012đạt 254 tỷ đồng Đến nay trên địa bàn huyện có 23 làng nghề được cấp Bằngcông nhận, 1.123 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Các cơ sởsản xuất, các làng nghề đã đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút 5.500 lao động

ở khu vực nông thôn Các ngành công nghiệp chủ lực của huyện là khai tháckhoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí sửa chữa,may mặc Trong những năm qua, đã thu hút đầu tư được nhiều dự án đầu tư vàođịa bàn như nhà máy may Banpo, nhà máy gạch Tuynel Phú Lộc…

Về đầu tư xây dựng cơ bản: Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm vàthực hiện tốt việc vận động, thu hút đầu tư, các chương trình, dự án đầu tư trênđịa bàn đều triển khai thực hiện công khai, dân chủ và minh bạch Tập trung xâydựng, nâng cấp các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, xây dựng kếtcấu hạ tầng nông thôn Từ năm 2010 đến nay đã đầu tư 73 công trình với tổngmức đầu tư trên 437,6 tỷ đồng 100% xóm đã có đường ô tô đến trung tâm xóm

Hệ thống điện lưới đã được đầu tư nâng cấp, từng bước đáp ứng được nhu cầu

sử dụng của nhân dân; đã xây dựng mới 36 trạm biến áp với 51 km đường dâycác loại, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; 98% số hộ dân được sử dụng điện lướiquốc gia

Về nông lâm nghiệp, thủy sản: Nông nghiệp là ngành kinh tê chủ yếu của

huyện Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,4% Sảnlượng lương thực cây có hạt năm 2012 là41.826 tấn Diện tích và sản lượng cácloại cây màu ngày càng nâng cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên diện

Trang 10

tích đất canh tác Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất canh tác đến năm

2012 đạt 63 triệu đồng Sản lượng chè năm 2012 đạt 41.580 tấn; sản lượng tăng14,7%; chất lượng, giá trị sản phẩm chè được nâng lên, huyện đang tập trungxây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè có uy tín được khẳng định trên thịtrường như: chè Thác Dài, Khe Cốc - Tức Tranh, Phú Nam - Phú Đô, chè VôTranh Trong 3 năm đã trồng mới và trồng lại 521ha chè, bình quân mỗi nămtrồng được 173ha, nâng tổng diện tích chè lên 4.377 ha trong đó chè kinh doanh

là 4.063 ha (so với toàn tỉnh đứng thứ 2) Những năm gần đây trên địa bànhuyện đã thực hiện tốt việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc Việc giaođất giao rừng cho dân được thực hiện một cách triệt để Đặc biệt, việc phát triểnlâm nghiệp của địa phương cùng với các dự án phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy

sự tham gia thực hiện việc trồng rừng và bảo vệ rừng của toàn thể nhân dân

Chăn nuôi được đầu tư phát triển mạnh theo hướng trang trại chuyên mônhoá cao Giá trị ngành chăn nuôi tăng bình quân 6%, năm 2012 đạt 90,6 tỷ đồng;sản lượng thịt hơi các loại năm 2012 đạt 10.585 tấn, tăng 4,6% so với năm 2010.Diện tích mặt nước đã được đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi trồngnăm 2012 đạt 579 tấn Công tác bảo vệ và phát triển rừng thực hiện có hiệu quảtrong 3 năm trồng đươc ̣ 3.019 ha, bình quân mỗi năm trồng được 1.006ha, ổnđịnh tỷ lệ độ che phủ của rừng là 45% Công tác bảo vệ rừng được tăng cường

Sản lượng gỗ khai thác từ năm 2010 đến nay đạt 73.469m3 Hiện có 30 hợp tác

xã, các hợp tác xã kinh doanh có hiệu quả, giá trị sản xuất kinh doanh của cáchợp tác xã đạt doanh thu từ 700 triệu đến 1,6 tỷ đồng

Về công tác giải phóng mặt bằng : Công tác tuyên truyền, vận động nhândân ủng hộ chủ trương thu hồi đất giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân hiếnquyền sử dụng đất giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông nông thôn

và các công trình xây dựng, lập phương án dự toán và chi trả tiền bồi thường hỗtrợ giải phóng mặt bằng theo đúng quy định [19, Tr.2]

Trang 11

Thương mại - Dịch vụ: Tiếp tục phát triển du lịch theo hướng khai tháccác tiềm năng hiện có, gắn phát triển du lịch với hoạt động dịch vụ, nâng cao cácloại hình du lịch như Du lịch tâm linh, Du lịch về nguồn, Du lịch sinh thái Quyhoạch khu trưng bày giới thiệu các sản phẩm như: Bánh chưng, chè các loại vàcác sản phẩm đặc sản khác của địa phương Xây dựng mô hình mẫu của các làngnghề để giới thiệu quy trình trồng, chế biến chè để phục vụ và thu hút du khách.

Cơ sở hạ tầng: Về mạng lưới điện: Thực hiện tốt chương trình nâng cấp,

cải tạo lưới điện nông thôn giai đoạn 2012-2015 đảm bảo cung cấp điện ổn định

và có chất lượng cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn và giảmtổn thất điện năng Trong 2 năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tụcquan tâm việc cấp điện cho các xóm vùng sâu, vùng xa chưa có điện Hiện nay,trên địa bàn huyện có 144 trạm biến áp; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, antoàn từ các nguồn điện đạt trên 80%; hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuậtcủa ngành điện đạt 75% Toàn huyện có 14/16 xã có hệ thống điện đạt tiêuchuẩn

Về mạng lưới giao thông nông thôn: Phú Lương có điều kiện thuận lợi vềgiao thông để giao thương hàng hóa như tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, với tổngchiều dài gần 40km, nối kết Phú Lương với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, TuyênQuang; đặc biệt là điểm nối với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.Đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện có chiều 15km Phú Lương còn có mạnglưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 545,8 km (gồm 125,4km đường liên

xã và 420,4 km đường liên thôn, liên xóm)

Đường liên xã: tổng chiều dài 125,4 km, với các tuyến đường chính như:Đường Đu - Khe Mát; Đu - Yên Lạc; Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn; YênNinh - Yên Trạch - Phú Tiến; Đường QL3 - Phấn Mễ - Tức Tranh; QL3 - BếnGiềng - Vô Tranh; Dốc Võng - Trại Giam - Vô Tranh; Gốc Bàng đi Làng Hin -Phấn Mễ; Yên Đổ - Yên Lạc; Ôn Lương - Phú Tiến; Phủ Lý - ATK - Hợp Thành

Trang 12

Hệ thống giao thông được tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng đảm bảo choviệc đi lại và giao thương hàng hóa của người dân.

Về mạng lưới thủy lợi: Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp

cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất và dân sinh; đã kiên

cố hóa được 122,54 km kênh mương và nâng tổng số km kênh mương trên địabàn toàn huyện là 386 km kênh mương dẫn nước và kênh mương nội đồng;nhiều trạm bơm được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp; hệ thống thủy lợi đãđảm bảo tưới tiêu chủ động đạt trên 50% diện tích đất nông nghiệp Tiếp tục xâydựng hoàn chỉnh và cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo cungcấp cho tưới tiêu [19, Tr.3]

Những điều kiện về tự nhiên và tình hình kinh tế của huyện Phú Lươngnói trên có tác động không nhỏ đến công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địaphương trong giai đoạn này

1.1.2 Các thành phần dân tộc

Trên địa bàn huyện Phú Lương có trên 107 nghìn người, bao gồm 08 dântộc chủ yếu cùng chung sống, trong đó tỷ lệ người Kinh chiếm 56,08%; ngườidân tộc thiểu số chiếm 43,92% Nhân dân các dân tộc trong huyện sống đan xen,tương hỗ, tạo thành một cộng đồng thống nhất Với tổng dân số của huyện là

107 nghìn người, đây là lực lượng lao động dồi dào, góp phần to lớn trong việcphát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Trong số các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, dân tộc Tày chiếm tỷ lệcao nhất với 23,34% tổng dân số; sống tập trung trong các xóm, bản, phân bố

đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn Dân tộc Sán Chay (gồm người Sán Chí và Cao Lan) chiếm 11,08% tổng dân số, sinh sống tập trung ở các xã Tức Tranh,

Yên Lạc, Phú Đô Dân tộc Nùng chiếm 5,54% tổng dân số, sống tập trung nhiềutại xã Động Đạt, Cổ Lũng, thị trấn Đu, Sơn Cẩm Dân tộc Sán Dìu chiếm 4,32%tổng dân số, tập trung nhiều tại xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ Dân tộc Daochiếm 2,9% tổng dân số, phân bố ở nhiều nơi, số đông tập trung tại các xã Yên

Trang 13

tập trung tại các xã Phú Đô, Động Đạt Dân tộc Hoa chiếm 0,3% tổng dân số,sống tập trung ở xã Động Đạt, Yên Đổ, thị trấn Đu Ngoài ra, trên địa bàn huyệncòn có nhiều dân tộc khác sống xen ghép như: Dân tộc Mường, Thái, Vân Kiều,Trại, Xê Đăng, Rơ Rá, Xa Rá, Tà Ôi… song số lượng rất ít trong tổng dân sốcủa huyện Trong quá trình tồn tại và phát triển, đồng bào các dân tộc tronghuyện đã xây dựng cho mình những truyền thống tốt đẹp trong lao động, sảnxuất, và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tươngthân, tương ái, giúp đỡ nhau trong đời sống, phát huy truyền thống lao động cần

cù, sáng tạo, luôn biết tự vươn lên và tạo dựng những giá trị văn hoá trong cộngđồng các dân tộc [37, Tr.1]

Trong những năm qua, cùng với sự quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền cáccấp, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và cán bộ, nhân dân, kinh tế củahuyện tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế

- xã hội hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch Cơ cấu kinh tế của huyện chuyểndần theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; tập trung pháttriển theo 4 vùng trọng điểm; phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, phát huytốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng Công tác quản lý nhà nước về tàinguyên, môi trường được quan tâm Công tác giáo dục - đào tạo, giới thiệu việclàm; công tác văn hoá thể thao, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả.Quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh trật tự được giữ vững

Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đượcquan tâm chỉ đạo, đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, góp phần tích cựctrong công tác giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần chonhân dân Nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó, giúp nhau pháttriển kinh tế, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa nhà nước và các quy định của địa phương Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể luônsát cánh, cùng cấp ủy, chính quyền chăm lo đời sống nhân dân

Trang 14

1.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Toàn huyện có 16 xã, thị trấn với tổng dân số là dân số trên 107 nghìnngười, có 08 dân tộc chủ yếu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40,3% Lao độngtrên địa bàn huyện, hầu hết đã được phổ cập trung học cơ sở, chủ yếu là laođộng ở nông thôn có đức tính lao động cần cù chịu khó, đây là nguồn nhân lựcdồi dào để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội huyện, cung cấp lao động chocác doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tuy vậy lao động nông thôn rất cầnđược đào tạo kỹ năng lao động để tiếp cận được với tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với thế giới và khu vực

Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, gắn với cácphong trào do ngành giáo dục phát động; thực hiện giáo dục tri thức với giáodục đạo đức lối sống Duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cậptrung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học

Công tác văn hoá, thể thao, phát thanh truyền hình ngày càng dược quantâm Chất lượng, tỷ lệ gia đình, cơ quan, làng bản văn hóa ngày càng tăng, đờisống tinh thần của người dân được nâng lên Công tác bảo tồn di sản văn hóađược chú trọng, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm;phục dựng thành công một số nghi thức, lễ hội truyền thống của đồng bào dântộc và các điểm di tích trên địa bàn

Maṇg lưới y tếtừ huyện đến cơ sởđươc ̣ củng cố, cơ bản đáp ứng đươc ̣ nhucầu khám, chữa bệnh cho nhân dân Tích cực đôn đốc thực hiện xây dưng ̣

y tế xã đaṭchuẩn quốc gia, đến nay, có14/16 xã, thị trấn đaṭchuẩn quốc gia về y tế

Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đối với người cócông, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện tốt công tác quản lýnhà nước về các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Tích cực kiểm tra, hướng dẫnviệc xây dựng, tổ chức hoạt động tại các cơ sở tôn giáo theo quy định

Trang 15

Ðẩy mạnh cải cách hành chính, thýờng xuyên thực hiện rà soát thủ tụchành chính để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, trong đó trú trọng đến các thủ tục

hành chính được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa” ở huyện và xã, thị trấn

theo Quyết định 93 của Thủ tướng Chính phủ Thực hiện tốt công tác cải cáchthủ tục hành chính liên quan đến công tác thu hút đầu tư, nâng cao chất lượngphục vụ trong công tác giải quyết các thủ tục liên quan đến phát triển doanhnghiệp Tạo mọi điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi thực hiện dự

án đầu tý tại huyện Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡkhó khãn, thúc đẩy phát triển sản xuất cho doanh nghiệp

Các biện pháp an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; vậnđộng nhân dân tham gia phòng ngừa, tố giác, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xãhội Chủ động nắm chắc tình hình, nhất là tình hình liên quan đến tôn giáo, dântộc Đẩy mạnh tấn công truy quét các loại tội phạm; bồi dưỡng, xây dựng lựclượng công an, đặc biệt là công an xã có bản lĩnh vững vàng, nắm chắc chuyênmôn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Tăng cường tuyêntruyền, kiểm tra, xử lý và thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giaothông Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hộitrên địa bàn

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội, trong nhữngnăm qua, Phú Lương đã từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu Kinh

tế liên tục có mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nônglâm nghiệp thuỷ sản Giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách hàng năm đềutăng trên 20%; nông nghiệp phát triển khá và đi vào chiều sâu, giá trị các sảnphẩm được nâng lên Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên Điều đó có sự đónggóp công sức không nhỏ của những người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện

Trang 16

1.2 Phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Phú Lương

Để khẳng định vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế, lần đầu

tiên vào năm 1970 nhà kinh tế người Đan Mạch là Ester Boserup với cuốn “Vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970) được coi là người đầu tiên

đặt lại vấn đề về cách nhìn nhận vai trò của người phụ nữ Những năm qua, bìnhđẳng giới ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn Các tầng lớp phụ nữ,trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạotrong học tập, lao động và công tác, giành nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng xây dựng gia đình

no ấm, hạnh phúc và sự phát triển chung của đất nước Để đạt được kết quả đó

có phần đóng góp của những cán bộ nữ dân tộc thiểu số Họ đã phát huy nănglực, chủ động, tập trung nguồn lực cho công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểusố: Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và thực hiện hiệuquả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần nângcao chất lượng hoạt động hội; khuyến khích huy động nguồn nội lực của từngđịa bàn, từng nhóm đối tượng

Trên địa bàn huyện Phú Lương tính đến năm 2014 có 54.854 người là phụ

nữ Trong đó phụ nữ là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng trên 60% tổng sốphụ nữ trên toàn huyện Lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyệnPhú Lương chủ yếu tập trung ở lứa tuổi lao động, từ 15 đến 35 tuổi Đây chính

là lực lượng lao động chủ yếu của các gia đình Trong tổng số phụ nữ dân tộcthiểu số trên địa bàn huyện, phụ nữ là người dân tộc Tày và dân tộc Nùng chiếm

đa số, họ sống ở hầu hết các xã, thị trấn tên địa bàn huyện Tuy nhiên tập trungchủ yếu vẫn là ở các xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành Tiếp theo phụ nữ làngười dân tộc Sán Chay, Cao Lan sống chủ yếu ở 3 xã Tức Tranh, Phú Đô, YênLạc Các xã ở phía Nam của huyện chủ yếu là người dân tộc Sán Dìu

Trong lịch sử của dân tộc người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu

số luôn gương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyềncủa Tổ quốc Phụ nữ dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương cũng đã tham gia

Trang 17

tích cực trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹcứu nước Các phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện Phú Lương diễn

ra sôi nổi, trong đó những người phụ nữ luôn là hậu phương vững chắc chochồng, con lên đường đi chiến đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ củaquê hương, đất nước

Trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc, những người phụ nữ dân tộcthiểu số luôn có tinh thần nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hy sinh, đấu tranh để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Ngày nay, khi đất nước đang trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyệnPhú Lương cũng đã và đang đóng góp một phần công sức trong sự nghiệp pháttriển đât nước nói chung và sự phát triển của huyện Phú Lương nói riêng

Phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí củamình trong gia đình cũng như ngoài xã hội Phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bànhuyện Phú Lương có đẩy đủ khả năng tham gia vào các hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận với dịch

vụ y tế, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số dành thời gian để xem ti vi/ nghe đài, tỷ lệ

nữ dân tộc thiểu số tốt nghiệp trình độ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên đều tăng

so với những năm trước đây Đội ngũ trí thức và lao động kỹ thuật nữ người dântộc thiểu số ngày càng tăng lên, họ đang có mặt ở nhiều vị trí chính trị, kinh tếtrọng yếu của địa phương Đây là một bước tiến đáng kể về bình đẳng giới, vềtạo quyền năng cho phụ nữ trong xã hội Phụ nữ dân tộc thiểu số đã thực sựđóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương

Trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc thiếu số tại huyện Phú Lương cótrình độ Tiểu học chiếm 34,3%, trình độ Trung học cơ sở chiếm 37,2; 28,5% đạttrình độ học vấn từ Trung học phổ thông trở lên Về trình độ chuyên môn củacán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đạt trình độ từ Trung cấpchuyên nghiệp trở lên đạt 75%, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đạttrình độ từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên đạt 100% theo đúng chuẩn quyđịnh Do được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ các Chương trình, Dự án

Trang 18

nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về khoa học, kỹ thuật, cùngvới tinh thần học hỏi, nghiên cứu cho nên lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trênđịa bàn huyện có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá cao [22, Tr.2].

Công tác phụ nữ dân tộc - tôn giáo được chú trọng, quan tâm phát triển hộiviên trong phụ nữ có đạo Hiện nay, hội viên phụ nữ là người dân tộc có 7.308chị Nhìn chung, hội viên phụ nữ dân tộc, tôn giáo tích cực sinh hoạt Hội vàtham gia các phong trào thi đua, chấp hành tốt các quy định tại địa phương.100% hội viên phụ nữ dân tộc - tôn giáo đăng ký thực hiện phong trào thi đua

“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.Nhân các lễ trọng của tôn giáo và tết cổ truyền của người dân tộc, Hội Liênhiệp phụ nữ huyện đã tổ chức đến thăm và tặng quà chúc mừng các gia đìnhkhó khăn, gia đình chính sách

Trên địa bàn toàn huyện Phú Lương theo điều tra đến hết năm 2014 có 97đối tượng là phụ nữ đang cai nghiên trong các cơ sở cai nghiện, trong đó cókhoảng 45% là phụ nữ dân tộc thiểu số Có trên 1.000 phụ nữ mắc các bệnh xãhội, trong đó có khảng 20% là phụ nữ người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của phụ nữdân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng quê hương, xây dựng nông thôn mới[16,Tr.3]

Theo điều tra tại các địa phương trên địa bàn huyện Phú Lương phụ nữdân tộc thiểu số chủ yếu lao động trong ngành chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh,dịch vụ Do vậy đây chính là lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương Vì thế cần phải nângcao năng lực trong sản xuất đối với phụ nữ nói chung và đối với phụ nữ dân tộcthiểu số nói riêng Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chủ yếu lànhững người có điều kiện thuận lợi về đường giao thông, gần các cơ quan,trường học, gần chợ, … Tại một số xã phụ nữ dân tộc thiểu số còn tham gia vàoviệc điều hành sản xuất, điều này cho thấy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số đãđược nâng lên, không còn bất bình đẳng như trước nữa Ngày càng có nhiều phụ

Trang 19

nữ là người dân tộc thiểu số thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học,chính trị và xã hội Điều đó cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng có vaitrò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội.

Phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Phú Lương nóiriêng luôn nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp Đặc biệt là trong cáchoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức về nông nghiệp, khuyến nông.Thông tin về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật khuyến nông thường xuyên đượctruyền tải đến lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua hội nông dân, hộiphụ nữ, cán bộ khuyến nông phụ trách các xã, thị trấn, thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng

Tình hình tư tưởng của cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ là ngườidân tộc thiểu số tương đối ổn định, phấn khởi, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảngtrước những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt được Các tầng lớpphụ nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia các phong trào thi đua và thực hiện cóhiệu quả các chương trình công tác trọng tâm của Hội, phấn khởi tham gia các

hoạt động của địa phương, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tổ chức các hoạt động chào mừng thành

công Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012

– 2017, có nhiều công trình, hoạt động chào mừng 104 năm Quốc tế phụ nữ 8/3,

60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 84 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ ViệtNam …

Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lương công tác tư vấn, hỗ trợhôn nhân, gia đình đối với phụ nữ dân tộc thiểu số được đẩy mạnh Nhiều môhình được duy trì và nhân rộng, thu hút các nhóm phụ nữ tham gia, trong đó nổibật là mô hình câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ gia đìnhkhông có tệ nạn xã hội, nhóm tín dụng tiết kiệm lồng ghép truyền thông dânsố/sức khỏe sinh sản gắn với bình đẳng giới, mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ

môi trường gắn với cuộc vận động "Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng", mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự

Trang 20

giúp nhau, … bước đầu đáp ứng nhu cầu của phụ nữ nói chung và của phụ nữdân tộc thiểu số ở địa phương nói riêng.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bànhuyện Phú Lương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế của địaphương nói chung và của từng gia đình nói riêng Các xã thuộc huyện cơ bản làvùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cho nên phương tiện thông tin nghe nhìn vàsách báo đến với người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, do vậy việc lao động

nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi,trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn Phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu những kỹ nănglao động và thiếu tự tin ngay cả trong gia đình của mình

Mặt khác, trong những năm qua cũng có một số diễn biến phức tạp trênđịa bàn như: Một số phụ nữ là người dân tộc thiểu số đi làm ăn xa và lao độngtrái phép tại Trung Quốc; nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra; ônhiễm môi trường; tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp; việc di dời, giải tỏa, đền bùgiải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập Vụ sạt nở tại bãi thải số 3 mỏ than PhấnMễ; ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện vàđặc biệt là tình hình thời tiết hạn hán lâu ngày dẫn đến mùa vụ bị thiệt hại đã ảnhhưởng đến một bộ số bộ phận không nhỏ của gia đình nói chung và các gia đình

là người dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn Đặc biệt là sự kiện Trung Quốcngang nhiên hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng thềm lục địa

và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây sự bất bình và phản đối của cán

bộ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trong huyện đối với Trung Quốc

1.3 Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới

1.3.1 Một vài khái niệm

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm về nông thôn được diễngiải là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnhthổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khácbiệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp [44, Tr.306]

Trang 21

Trong điều kiện Việt Nam, nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nộithành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ

sở là Ủy ban nhân dân xã

Đô thị hoá nông thôn là khái niệm phái sinh trong thời đại công nghiệphóa – hiện đại hóa; đó là quá trình từng phần nông thôn chuyển hoá thành thànhthị Trong quá trình đó, lối sống thành thị được phổ biến cho nông thôn một cách

có quy hoạch, gắn liền với quá trình các ngành phi nông nghiệp, xây dựng hệthống nhà ở, các công trình công cộng, các tiện nghi sinh hoạt [44, Tr.273]

Nông thôn là một khái niệm biểu đạt một hệ thống quần cư nông nghiệp,một cộng đồng xã hội mà chủ thể là nông dân, sinh kế gắn với hai nguồn tàinguyên đất và lao động với những đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ,trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội Nôngthôn được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, cáclĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nông thôn Việt Nam đương đại đã và đang có những sự thay đổi nhấtđịnh so với làng xóm trước đây Vai trò của gia đình đã dần dần nổi trội hơn.Truyền thống gia tộc tuy vẫn còn giữ được ảnh hưởng, nhưng do ngày nay,người dân nông thôn do xu hướng thoát li ra các thành phố lớn hoặc di cư đếnnhững vùng khác có điều kiện sinh sống làm ăn thuận lợi hơn Cũng do việc di

cư mà thành phần dân cư của làng xã ngày nay đa dạng hơn, tính chất cùnghuyết thống cũng đã bị giảm mạnh Vai trò của chính quyền xã hiện nay đượccông nhận là nằm trong hệ thống quản lý nhà nước đã và đang dần dà làm mất đivai trò truyền thống làng theo kiểu cũ

Nông thôn Việt Nam hiện đại được định nghĩa dễ hiểu là nông thôn mới.

Nội hàm của nông thôn mới được diễn giải là khu vực nông thôn: (1) có kết cấu

hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; (2) cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịchvụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; (3) xã hội nông thôn dânchủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; (4) môi trường sinh thái

Trang 22

được bảo vệ; (5) an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,nông thôn đang đi vào quá trình đô thị hoá theo hướng phát triển xanh và bềnvững Bộ mặt nông thôn mới đang thay đổi ngày càng rõ nét Để nhận dạng đầy

đủ và khách quan bộ mặt nông thôn hiện nay cần tới một cách nhìn mới, đó làgóc nhìn đa chiều về phát triển nông thôn truyền thống

Những yêu cầu cơ bản là phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội là mục tiêu hướng tới Trong từng giai đoạn việc cộng đồng lựachọn những lĩnh vực ưu tiên đem lại hiệu quả thiết thực

1.3.2 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chươngtrình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địaphương Xây dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,nông thôn Thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khuvực nông thôn Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựngnông thôn mới chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả

hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ tráchnhiệm, quyền lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện xây dựng nôngthôn mới

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu khá toàndiện và to lớn “Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướngsản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vữngchắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế caotrên thị trường quốc tế Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng côngnghiệp, dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng nông thôn

Trang 23

thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thônngày càng được cải thiện Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả to lớn Hệ thốngchính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được pháthuy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững” Vì thế chính trịcủa giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao [39, Tr.3].

Tuy nhiên, nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp Phát triển nôngnghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu Nghị quyết Đại

hội địa biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảyTrung ương (Khóa X) cho ra đời Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp,nông dân, nông thôn.Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta:

Thứ nhất, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vàlực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

Thứ hai, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giảiquyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nôngdân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xâydựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là cănbản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

Thứ ba, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

Trang 24

chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng vàbiển, khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho pháttriển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thon; phát huy cao nội lực;đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thànhtựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồnnhân lực, nâng cao dân trí nông dân [39, Tr.4]

Thứ tư, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụcủa cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yêunước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nôngthôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bảnsắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thônmới, nâng cao đời sống nông dân [39, Tr.5]

Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008

về việc xây chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Chương trình hành động được xây dựng với các mục tiêu cụ thểnhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Trung ương

Thứ nhất, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiệnđại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnhtranh cao, đạt mức tăng trưởng 3,5-4%/năm, bảo đảm vững chắc an ninh lươngthực quốc gia cả trước mắt và lâu dài

Thứ hai, tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộphận nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng caothu nhập của dân cư nông thôn

Thứ ba, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dânnông thôn, tạo điều kiện để nông dân được hưởng lợi nhiều hơn từ quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 25

Thứ tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựngnông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, hiện đại, giàu đẹp, bảo vệ môitrường xung quanh [39, Tr.17].

Thứ năm, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, thực hiệncác biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu [39, Tr.18]

Có thể nói chương trình thực hiện mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, toàn diện Bao gồm tất cả các lĩnhvực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đời sống của nhân dân, … Nhằm

cụ thể hơn trong bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Thủ tướngChính phủ đã có Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên cả nước

Để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá các nội dung trong chương trìnhxây dựng nông thôn mới tại các địa phương Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm

19 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi, Điện,Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện; Nhà ở dân cư;Thu nhập; Hộ nghèo; Cơ cấu lao động; Hình thức tổ chức sản xuất; Giáo dục; Ytế; Văn hóa; Môi trường; Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; An ninhtrật tự xã hội

Trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, các địaphương, căn cứ vào thực tế địa bàn, có thể mềm hoá một số chỉ tiêu trên cơ sởvận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương Đồng thời ban hành Kếhoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “cả nước chung tay xây dựng nôngthôn mới” Mục đích là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việctuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia thực hiện thắng lợi chủtrương xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của

cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy trongNghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Tiếp tục triển khai

Trang 26

Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo cácbước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóabản sắc của nông thôn Việt Nam.

Tiểu kết, có thể nói ở bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào, không ai dám phủnhận vai trò quan trọng của nông nghiệp Ở Việt Nam, đất nước vốn dĩ thuộc nềnnông nghiệp lúa nước cho nên nông nghiệp luôn được đề cao, coi trọng: “dĩ nông

vi bản”, “dĩ thực vi tiên” Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay, cáchnhìn đối với nông nghiệp không phải chỉ là vấn đề lương thực, thực phẩm Nôngnghiệp ngày càng tỏ rõ vai trò quyết định của nó không phải chỉ với kinh tế, mà

cả chính trị, xã hội, an ninh Chính vì vậy cần có tầm nhìn mới về nông nghiệp,nông dân, nông thôn Điều kiện thuận lợi về mặt vị trí địa lý, về tình hình kinh tế

xã hội, là cơ sở để công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương đạtđược những kết quả đáng kể

Trang 27

Chương 2 CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG

TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ

DÂN TỘC THIẾU SỐ (2008-2014)

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hànhTrung ương khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Căn cứ vào tìnhhình thực tế của địa phương và để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết,ngày 17/11/2008 Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương đã xây dựng Chươngtrình hành động cụ thể Mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp toàn diện theohướng hiện đại bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả

và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Xây dựngcủng cố liên minh công – nông dân – trí thức vững mạnh tạo nền tảng vững chắcđáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Để tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

cư dân nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, tạo mọi điềukiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triển kinh tế hạ tầng, kinh tế - xã hội nôngthôn đồng bộ, trước hết là hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện phải chủ động,phát triển giao thông nông thôn, cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện, xử lý tìnhtrạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn Ban Thường vụ Huyện uỷ Phú Lương đãtập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7(Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ban hành kịp thời hệ thống vãnbản chỉ đạo và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; lãnh đạo

Ủy ban nhân dân huyện xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án

cụ thể hóa Nghị quyết như: Chương trình về xây dựng nông thôn mới, chươngtrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, Ðề án đào tạo nghề cho laođộng nông thôn Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ

Trang 28

trách các lĩnh vực hoạt động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chỉ đạo sựphối hợp thực hiện giữa các phòng, ban chuyên môn; định kỳ đánh giá sõ kết đểkịp thời rút kinh nghiệm.

Để đẩy mạnh phong trào “Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ

huyện Phú Lương xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghịquyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2015

Thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/HU ngày 17/11/2008 củaBan Thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)xây dựng nông thôn mới Căn cứ vào Kế hoạch hành động số 51b/KH-HPNngày 23/6/2010 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên vềviệc thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW của BCH Trung ương 7 khóa X vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn 2010-2020 Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ

nữ huyện Phú Lương xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2012-

2015 Mục đích của Chương trình này nhằm:

Thứ nhất, phát huy lòng tự hào, tinh thần yêu quê hương, đất nước vànâng cao trách nhiệm của phụ nữ trong việc xây dựng quê hương, xây dựngnông thôn mới theo mục tiêu Nghị quyết đã đề ra

Thứ hai, triển khai thực hiện Nghị quyết là điều kiện quan trọng trong vậnđộng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn thực hiện có hiệu quả các phong tràothi đua yêu nước và nhiệm vụ của tổ chức Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hộivững mạnh, tiếp tục phát huy vai trò người phụ nữ trong quá trình xây dựngnông thôn mới [9, Tr.1]

Trên cơ sở đó Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Lương đã vận động phụ

nữ dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến

về xây dựng nông thôn mới, về những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tham gia cácphong trào thi đua yêu nước do Ủy ban nhân dân huyện phát động Từ đó phát

Trang 29

huy được tinh thần yêu quê hương, đất nước góp phần to lớn trong công cuộcxây dựng nông thôn mới trên quê hương Phú Lương.

2.1 Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

Trước tình hình thực tế, địa phương xác định lấy tuyên truyền, vận động

là phương pháp chính và là việc làm thường xuyên, liên tục Việc triển khai thựchiện phải đảm bảo được tính khoa học, công khai, dân chủ tạo đồng thuận trongnhận thức và tinh thần tự giác cùng với huy động mọi nguồn lực trong nhân dân

để xây dựng nông thôn mới

Để nâng cao nhận thức, năng lực, phát huy giá trị đạo đức của người dân,các chi hội phụ nữ trong đó có sự tham gia đông đảo của lực lượng phụ nữ dântộc thiểu số đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về nội dung cơ bản củaNghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến cán

bộ, hội viên phụ nữ các cấp, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước: Học tập nghị quyết của Đảng (Nghị quyết Trung ương

7, Nghị quyết Trung ương 4; Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 08; Đề án 02, Đề án 04,Đề

án 08 của tỉnh ủy ) thu hút đông đảo người dân tham dự, học tập Nghị quyết

Đại hội Phụ nữ các cấp được 234 buổi cho 18.234 người tham dự Đến hết quý Inăm 2012, 100% cơ sở Hội phụ nữ tổ chức học tập Nghị quyết và xây dựng kếhoạch hành động thực hiện Nghị quyết đến toàn thể hội viên, đặc biệt hội viên làngười dân tộc thiểu số Hàng năm, phấn đấu có từ 90% trở lên hội viên, 80%phụ nữ là người dân tộc thiểu số được tuyên truyền về Nghị quyết [17, Tr.3]

Để đưa phong trào xây dựng nông thôn mới đi tới kết quả theo kế hoạch

đề ra cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Chính vì nhận thức rõđược vấn đề này, các cấp Hội phụ nữ đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểtích cực tham gia tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng nông thônmới trong cả nước nói chung và đối với huyện Phú Lương nói riêng Thông qua

đó giúp các hội viên, đặc biệt là hội viên là người dân tộc thiểu số hiểu rõ vềmục đích, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới Từ đó bản

Trang 30

thân họ ý thức được quyền lợi, trách nhiệm, vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.

Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào nội dung Nghị quyết, bộ chỉtiêu quốc gia về nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương;tuyên truyền về tiêu chí vai trò, nhiệm vụ của người phụ nữ trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong 07 nãm (2008-2014) Mặt trận Tổ quốc và các Ban, ngành, đoàn thể

từ huyện đến cõ sở đã tập trung tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hìnhthức phù hợp, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, gắn tuyên truyền với thi đua, khenthưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể đạt thành tích trong xây dựng nôngthôn mới Trong thời gian này các đơn vị đã tổ chức 649 cuộc tuyên truyền vớitrên 89.000 lýợt người tham gia; đăng tải 2.200 tin, bài trên các phương tiệnthông tin đại chúng; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mớithu hút đông đảo nhân dân tham gia Công tác tuyên truyền, vận động tại các địaphương trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, ngườidân trên địa bàn Chương trình được triển khai rộng rãi, hiệu quả, nhân dânhưởng ứng nhiệt tình, tích cực tham gia: phát triển sản xuất nâng cao thu nhập,đóng góp công, sức, tài sản để chung sức xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh việc triển khai các văn bản liên quan đến công tác xây dựngnông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và ở huyện Phú Lương nói riêngBan Thường vụ Huyện ủy Phú Lương đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy, ĐàiTruyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng đề cương tuyên truyền, in đĩa vềcông tác xây dựng nông thôn mới để tổ chức tuyên truyền từ huyện đến cơ sở,

để cơ sở lồng ghép tuyên truyền trong các hội nghị Xây dựng chương trìnhchuyên đề về xây dựng nông thôn mới phát trên Đài Truyền thanh - Truyền hìnhcủa huyện 2 lần/tháng Qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân,đặc biệt là người dân tộc thiểu số về xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện chonhững người dân tộc thiểu số được tham gia quản lý xây dựng nông thôn mới ởđịa phương

Trang 31

Trong khí thế thi đua sôi nổi của phong trào chung sức xây dựng nôngthôn mới trên cả nước, ngày 17/01/2012 huyện Phú Lương tổ chức lễ phát động

phong trào thi đua yêu nước và phong trào "Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới”, chung tay “Tết vì người nghèo” và tổ chức cho các xã ký cam kết thi đua, đã quyên góp được trên 01 tỷ đồng Chỉ đạo các xã tổ chức phát

động phong trào thi đua, các xóm tham gia ký kết thi đua

Phong trào thi đua "Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” đã

thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đuayêu nước được các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện nhiệt tình hưởngứng, thông qua phong trào thi đua, nhân dân các dân tộc trong huyện, đặc biệt làlực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số đã vận động gia đình, những người xungquanh tình nguyện tham gia hiến đất làm đường giao thông, kênh mương nộiđồng, trường học, nhà văn hóa xóm, [20 Tr.2]

Sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng và sự vào cuộc tích cực của chínhquyền các cấp, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền

tổ chức các hoạt động bằng nhiều hình thức phong phú đã thu hút đông đảo quầnchúng, đặc biệt là lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa phương trên địabàn huyện tham gia

Phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đẩy mạnh việc triển khai, thực

hiện Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam”; Đề án“Giáo dục 5 triệu bà mẹ”.

Một trong những hoạt động nổi bật của là phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong giai đoạn từ năm 2008 đếnnăm 2014 có trên 85% hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số đăng ký đạt 3tiêu chuẩn của phong trào Được sự định hướng của Hội Liên hiệp phụ nữ xã,phụ nữ dân tộc thiểu số trong toàn xã đã xây dựng các mô hình tập hợp hội viên

có hiệu quả như: Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng giađình 5 không, 3 sạch Một số hội cơ sở còn thành lập các mô hình, câu lạc bộ tập

Trang 32

hợp, thu hút hội viên phù hợp với đặc thù địa bàn, đối tượng như: câu lạc bộ thểdục thể thao, hát then, đàn tính Qua đó thu hút đông đảo nhân dân tham giaphong trào văn hóa văn nghệ và tổ chức hội.

Nhằm quan tâm giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực mọi mặt chongười dân địa phương về chương trình xây dựng nông thôn mới lực lượng phụ

nữ là người dân tộc thiểu số đã tích cực đổi mới công tác truyền thông, với hìnhthức tuyên truyền phong phú thông qua tọa đàm, giao lưu văn nghệ, trao đổikinh nghiệm, sinh hoạt câu lạc bộ Qua đó tại địa phương có nhiều mô hình chănnuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả cao

Trong những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, đặc biệt là phụ nữdân tộc thiểu số đã tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tích cực thực hiệncác phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giúpphụ nữ nghèo có địa chỉ Tích cực tham gia các lớp tập huấn về kiến thức:chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề mới, tư vấn pháttriển kinh doanh cho phụ nữ làm kinh doanh Chủ động phối hợp với Ngân hàngChính sách xã hội, khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi giúp hội viên pháttriển kinh tế

Là một trong hai xã về đích Nông thôn mới sớm nhất của huyện PhúLương, Sơn Cẩm là xã thực hiện phong trào Phụ nữ chung tay xây dựng nôngthôn mới tiêu biểu của huyện Phụ nữ là người dân tộc thiểu số ở địa phươngluôn chủ động tham gia phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới bằngnhiều việc làm cụ thể, lồng ghép các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào các

phong trào thi đua như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; phụ nữ giúp nhau

phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường Từ năm 2010 đến năm 2014 trước khi xãSơn Cẩm về đích xây dựng nông thôn mới đối với với những người phụ nữ dântộc thiểu số tại xóm Cao Sơn 2 đã vận động nhân dân trong xóm đổ được 4 kmđường giao thông và 2 km kè đường với tổng kinh phí nhân dân đóng góp trên 2

tỷ đồng [55]

Trang 33

Trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, lựclượng phụ nữ dân tộc thiểu số đã tích cực thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường,tích cực tham gia các phong trào thi đua của hội phụ nữ, trong đó tại xóm CaoSơn 2 duy trì câu lạc bộ hạn chế sử dụng túi nilong các bà các mẹ dùng làn đichợ, mỗi gia đình có hố phân loại rác thải.

Tại xã Phấn Mễ phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục với nhiều nội dung, hình thức phong phú Một trong những hoạtđộng thu hút đông đảo hội viên là người dân tộc thiểu số tham gia là hỗ trợ phụ

nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực

“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Trong 5 năm qua từ năm 2010 đến

năm 2014 chi hội đều được bình chọn là chi hội xuất sắc Để đạt thành tích này,chi hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều nội dung, hình thứcphong phú Trên 90% phụ nữ được tiếp cận với các hoạt động tuyên truyền, giáodục nâng cao nhận thức Một trong những hoạt động thu hút hội viên vào tổchức là hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững Hội chỉ đạo tốtcông tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho hội; duy trì hoạt động của phong tràochi hội phụ nữ “4 không”, phong trào chi hội phụ nữ “Không có người khôngsinh con thứ 3” và hoạt động của các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc Qua 5 nămhoạt động từ 1 chi hội hoạt động bình thýờng với 86 hội viên tham gia trong đó

có 5 hội viên là hộ nghèo đến nay không còn hội viên nào có hoàn cảnh khókhăn [54]

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu sốcũng gặp nhiều khó khăn Xây dựng nông thôn mới là chương trình quốc gia,liên quan đến nhiều tiêu chí, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mà nhậnthức của nhân dân còn hạn chế Do là huyện miền núi nên địa bàn ở các xãtương đối xa, khó khăn trong việc đi lại, tuyên truyền, vận động đến các xóm,bản, đến từng hộ gia đình

Trước tình hình đó, để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kếtquả, lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã ý thức rõ được việc

Trang 34

tuyên truyền, vận động nhân dân là cần thiết Từ đó họ đã tuyên truyền đếnnhững người trong gia đình, những người xung quanh hiểu rõ và hiểu đúng vềvai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương Trongcông cuộc xây dựng nông thôn mới vận động phụ nữ tham gia thực hiện Nghịquyết được coi là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm.

Tiếp tục tuyên truyền về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và gắn việc học tập 4 chuyên đề với rèn luyện phẩm chất

“Tự tin-Tự trọng-Trung hậu-Đảm đang” được 18 buổi tại xã, thị trấn; 278 buổi

cho 18.970 lượt tại chi, tổ; duy trì 11 mô hình làm theo, xây dựng mới được 01

mô hình tiết kiệm tại xóm Yên Ninh và có 49 hộ hội viên là phụ nữ dân tộc thiểu

số tự nguyện hiến 19.151m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn

Tổ chức triển khai, tuyên truyền về thực hiện Cuộc vận động trong hội viên,phụ nữ, nữ cán bộ công chức nhằm tạo chuyển biến về hiệu quả của các hoạt

động Hội, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Tập trung hướng dẫn cơ sở Hội xây dựng các mô hình giải pháp

thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động gia đình “5 không, 3 sạch” như mô hình

“Bữa cơm gia đình”, “Kết nối yêu thương”… góp phần tuyên truyền, nâng caonhận thức hỗ trợ, động viên các hộ gia đình hội viên trong việc phấn đấu thựchiện và đạt các tiêu chí của Cuộc vận động

Chào mừng các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước và của Hội, các cấp Hội

đã chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực như Hội thi, tọa đàm, giao lưu vănnghệ, thể thao, ôn lại truyền thống, nói chuyện chuyên đề được 260 buổi thuhút được trên 18.000 lượt chị em và đông đảo nhân dân tham dự Một số hoạtđộng nổi bật: Cấp huyện phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện tổ chức

nói chuyện chuyên đề "Văn hóa gia đình truyền thống và hiện đại” cho 400 cán

bộ Hội chủ chốt cơ sở và nữ công nhân viên chức; cấp cơ sở điển hình Hội thi

Ẩm thực tại Sơn Cẩm; hội thi cụm “Giữ gìn bản sắc dân tộc Tày” tại 3 xã Phủ

Lý, Hợp Thành, Ôn Lương; hội thi tuyên truyền viên giỏi về môi trường tại

Trang 35

Động Đạt, Cổ Lũng Tất cả các hoạt động trên đều có sự tham gia, ủng hộnhiệt tình của lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa phương [13, Tr 4].

Ngoài ra phụ nữ dân tộc thiểu số còn tích cực tham gia phong trào đọc vàlàm theo sách, báo do Hội phụ nữ phát động: 14/16 đơn vị có tủ sách, 02 đơn vị

có đầu sách trong tủ sách chung của xã Đặc biệt còn chủ động tham gia cácbuổi phổ biến về giáo dục, pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ do Phòng Tưpháp phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức

Trong 7 năm, tổng diện tích đất do nhân dân tự nguyện hiến để xây dựngđường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa, trường học, là 44,37 ha Toànhuyện đã cải tạo và nâng cấp được 169 công trình với trên 122 km đường bêtông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm [26, Tr 5]

Lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa phương trên địa bàn huyệntích cực tham gia các buổi tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, tham giacác hoạt ðộng thông tin, tuyên truyền về chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụngvào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh hại vật nuôi - câytrồng và đào tạo nghề Qua các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, người dân đãmạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, đầu tư máy móc nông nghiệp đưa vào sảnxuất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng năngsuất và chất lượng sản phẩm, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dânnông thôn góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí trong phong trào xây dựngnông thôn mới

Ngoài ra các chi hội phụ nữ trong đó có đông đảo phụ nữ là người dân tộcthiểu số tham gia nhiệt tình vào các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vì vậytình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương luôn được đảm bảo

Công tác cán bộ nữ từng bước được quan tâm, đặc biệt là phụ nữ dân tộcthiểu số Nhiều cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lýtrong cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp

Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện các chươngtrình, chính sách dân tộc, công tác đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là người dân

Trang 36

tộc thiểu số luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo và đã đạt được nhữngkết quả quan trọng Huyện đã tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làngười dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn kỹ thuật cơ bản bảo đảm đủ về sốlượng và hợp lý về cơ cấu Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đã phát huyđược vai trò của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của huyện.

Việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị trong vùng dântộc thiểu số luôn được quan tâm chỉ đạo Toàn huyện có 64 chi, đảng bộ cơ sở,với 5.425 đảng viên, trong đó 41,07% đảng viên là người dân tộc thiểu số Tỷ lệngười dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cơ sở đạt 44,7% Hàng năm, huyện mở

và chỉ đạo các đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, triển khai nghị quyếtcho đảng viên và quần chúng nhân dân Cơ bản các thôn, bản, tiểu khu có đủ các

tổ chức trong hệ thống chính trị, hiện nay còn 09 chi bộ đang sinh hoạt ghép.Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu sốđược quan tâm, chú trọng; công tác quy hoạch cán bộ người dân tộc thiểu số,chính sách thu hút, tăng cường cán bộ có trình độ về các vùng khó khăn công tácđược huyện triển khai thực hiện tốt [37, Tr 1]

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị;thường xuyên đổi mới, bám sát các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ trong tình hình mới Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cóchuyển biến tích cực, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vậnđộng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện Xây dựng được nhiều môhình hoạt động phù hợp, thu hút sự tham gia của đoàn viên, hội viên Tích cựcphối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thựchiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninhquốc phòng

Phụ nữ dân tộc thiểu số tại các cơ quan, đơn vị, tại các địa phương trênđịa bàn huyện luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các

Trang 37

cơ quan chức năng tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cácthành viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, tíchcực hưởng ứng thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 7 như: Tham gia hiến đất làm đường giao thông và xây dựngkết cấu hạ tầng nông thôn; tích cực đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuấtnông nghiệp, hình thành mô hình sản xuất tập trung ở nông thôn; tích cực đàotạo lao động để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.

Đã xuất hiện nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số là những cá nhân điển hìnhtiên tiến đi đầu trong việc quản lý, lãnh đạo cũng như ứng dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, kinh tế trang trại và pháttriển doanh nghiệp mang hiệu quả cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò củangười phụ nữ trong xã hội và gia đình, đặc biệt là sự đóng góp quan trọng vàocông cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xâydựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương Để đạt đượcnhững kết quả trên những người phụ nữ dân tộc thiểu số đã tích cực động viên,khuyến khích cán bộ hội viên và phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ vănhoá, chuyên môn nghiệp vụ; Tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi

đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”

và tiêu chí người phụ nữ nông thôn mới

Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,cùng sự tạo điều kiện của các cấp, các ngành, phong trào phụ nữ chung tay xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương đã có nhiều đổi mới, tiêubiểu là vai trò tích cực tham gia của lực lượng phụ nữ là người dân tộc thiểu số.Việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình trọng tâm trong công tácxây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương được đẩymạnh đã thu hút đông đảo lực lượng phụ nữ người dân tộc thiểu số nhiệt tìnhhưởng ứng tạo sự chuyển biến mạnh là nguồn động lực thúc đẩy, cổ vũ, độngviên nhân dân trong toàn huyện vượt qua mọi khó khăn, cần cù trong lao độngsản xuất, tích cực học tập, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trang 38

mới vào sản xuất góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mớitại địa phương.

Có thể nói phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đã pháthuy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầnglớp nhân dân trong việc tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nôngthôn mới của Đảng và Nhà nước Những kết quả về kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng tại huyện Phú Lương đến nay đã góp phần to lớn cho công cuộc xâydựng nông thôn mới, đem lại diện mạo mới cho quê hương Phú Lương

2.2 Tham gia phong trào thi đua yêu nước và phong trào của tổ chức Hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua các tầng lớp phụ nữhuyện Phú Lương đã khẳng định năng lực và phẩm chất chính trị, đảm bảo tốtnhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt lực lượng phụ nữ dân tộc thiểu số đã vàđang ngày càng có thêm điều kiện vươn lên mạnh mẽ, thực hiện quyền bìnhđẳng với nam giới trong việc làm chủ xã hội, làm chủ đất nước

Ngày 17/01/2012 Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương đã tổ chức “Lễ phátđộng Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” và tổ chức cho các xã kýcam kết thi đua đồng thời các xã trên địa bàn đã tổ chức phát động thi đua chungsức xây dựng nông thôn mới và cho các cơ sở ký kết thi đua, các đoàn thể tổchức phát động cho đoàn viên, hội viên Hội đồng thi đua khen thưởng huyện

đã xây dựng được các tiêu chí chấm điểm cho phong trào thi đua

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 củaChính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới 2010-2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới huyệnPhú Lương giai đoạn 2011-2015 Ngày 28/12/2011, Ban chấp hành Hội Liên

hiệp phụ nữ huyện đã tổ chức Lễ phát động và ký giao ước thi đua “Phụ nữ Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” Tại cơ sở phát động, học tập thông

Trang 39

qua sinh hoạt chuyên đề hàng tháng, hàng quý của chi hội cho 20.860 lượt cán

bộ, hội viên, phụ nữ và nữ công nhân, viên chức Kết quả có 18.526/18.526 cán

bộ, hội viên đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn của phong trào, trong đó có trên50% là người dân tộc thiểu số [23, Tr.2]

Phong trào thi đua “Phụ nữ Phú Lương chung sức xây dựng nông thôn mới” được tổ chức Hội gắn với phong trào của Hội và các phong trào thi đua

đang được triển khai trên địa bàn nên được 100% các tầng lớp cán bộ, hội viênđăng ký và hưởng ứng tham gia Trong đó những hoạt động nổi bật của là hoạt

động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng “Mái ấm tình thương” Đến nay đã có 14/14 xã trên địa bàn huyện chủ động phối hợp tổ chức

toạ đàm tìm hiểu về Nghị quyết Trung ương 7 “ thu hút 56.000 người tham dự,tham gia 7.369 ngày công làm đường giao thông nông thôn, 121km đường giaothông nông thôn, 37km kênh mương được làm mới, sửa chữa; tín chấp 85 tỷđồng cho 4.188 hộ vay vốn để đầu tư nuôi, trồng nâng cao kinh tế hộ; phối hợp

mở các lớp dạy nghề cho phụ nữ, nông dân; tư vấn giới thiệu việc làm cho 512

lượt người; hỗ trợ 31 phụ nữ nghèo được xây mới và nâng cấp về nhà ở (mỗi nhà 20 triệu đồng), 106 chị được Hội giúp cải thiện và có cuộc sống tốt hơn, 46

chị phụ nữ làm chủ hộ được thoát nghèo và 35 trẻ em nghèo nhận được hỗ trợhọc bổng” [14, Tr.1] Ngoài ra còn có hàng ngàn lượt hội viên được nâng caokiến thức về mọi mặt trong tổ chức cuộc sống gia đình và tăng gia, sản xuất cảithiện đời sống cả vật chất và tinh thần

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có

nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ gia đình văn hóa, cơ quan, làng bản văn hóangày càng tăng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhândân tích cực thi đua lao động sản xuất, kinh doanh góp phần giải quyết nhữngnhiệm vụ quan trọng của huyện Những vấn đề cuộc sống đặt ra từ cộng đồngdân cư, phong trào đã tạo ra sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong đông đảonhân dân Hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 80%, làng văn hóa đạt trên

Trang 40

70%, cơ quan văn hóa đạt trên 90%, 100% cơ quan có nội quy, quy chế xâydựng cơ quan văn hóa, 100% sốxóm bản, khu phốcóquy ước.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạosâu về vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, đăng ký với Huyện

ủy và Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” ( không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) trong thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới

tại cơ sở Trong thời gian thực hiện đã mở 01 lớp đào tạo cán bộ, hội viên nòngcốt trong xây dựng nông thôn mới cho 120 ủy viên Ban chấp hành cơ sở, 16 lớptại cơ sở cho 635 lượt cán bộ Tại 5 xã điểm Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Ôn Lương,Phấn Mễ, Yên Đổ: Đào tạo kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 120 thành viênnòng cốt là người dân tộc thiểu số để tuyên truyền về công tác xây dựng nôngthôn mới tới các xóm, bản vùng sâu, vùng xa của huyện Phú Lương Khảo sátthực trạng của tổ chức Hội và vai trò của hội viên phụ nữ, hội viên là người dântộc thiểu số trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, lựa chọn được 10 chihội điểm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo mô hình hoạt động

cụ thể về môi trường gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” Để đội ngũ cán bộ nòng cốt này là hạt nhân trong công tác tuyên truyền,

vận động và tham gia đóng góp ý kiến vào chương trình hành động, đồ án quyhoạch, dự án quy hoạch nông thôn mới tại địa phương…

Phụ nữ trên địa bàn huyện nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đã

tổ chức Lễ phát động ngày môi trường với 400 đại biểu; 02 cuộc diễu hành; 54 lớptập huấn bảo vệ môi trường cho 2.025 lượt người; 243 lượt ra quân vệ sinh đườnglàng, kênh mương; 222 mô hình về bảo vệ môi trường (3 sạch) tiêu biểu như môhình tiết kiệm năng lýợng, đội tự quản vệ sinh môi trýờng, thu gom phân loại rác ở

thị trấn Giang Tiên, xã Sõn Cẩm, xã Cổ Lũng; “Hạn chế sử dụng túi nilon” tại xã Sơn Cẩm, “Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt” tại Cổ Lũng, Tức Tranh, “bảo vệ nguồn nước” tại Phấn Mễ; hố rác 2 ngăn, bảo vệ nguồn nước tại Yên Trạch; sử

Ngày đăng: 11/03/2023, 06:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w