1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án : " Người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới "

118 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 739,5 KB

Nội dung

Luận án : Mặc định Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới Luận án tiến sĩ 2013 Định dạng Word MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề. 4 3. Đối tượng nghiên cứu. 9 4. Mục đích nghiên cứu. 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 10 6. Nội dung nghiên cứu. 10 7. Phương pháp nghiên cứu. 10 8. Bố cục luận văn. 11 NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI. 12 1.1 Khái niệm giới (gender). 12 1.2 Quan điểm văn hoá về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại 14 1.3 Nữ giới trong văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XVI 31 1.4 Thân thế và thời đại Nguyễn Dữ. 34 CHƯƠNG 2. NGƯỜI PHỤ NỮ CHÍNH DIỆN LÝ TƯỞNG TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 36 2.1 Ngoại hình. 36 2.2 Ngôn ngữ. 40 2.3 Tâm lý. 46 2.4 Cách ứng xử, hành động. 52 2.5 Số phận. 61 2.6 Những lời bình giá về người phụ nữ. 66 CHƯƠNG 3. NGƯỜI PHỤ NỮ PHẢN DIỆN TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 73 3.1 Ngoại hình. 73 3.2 Ngôn ngữ. 79 3.3 Tâm lý. 87 3.4 Cách ứng xử, hành động. 91 3.5 Số phận. 98 3.6 Những lời bình giá về người phụ nữ. 102 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Người phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, hiển nhiên họ có vai trò, vị trí to lớn trong đời sống gia đình và xã hội. Nghiên cứu người phụ nữ trong văn học vì thế đã trở thành một hướng nghiên cứu rất phổ biến và phát triển trên thế giới. Mặc dù nam giới và nữ giới có vai trò tương đương và quan trọng như nhau trong cuộc sống nhưng có một thực tế là tương quan giữa người phụ nữ với người đàn ông trong lịch sử văn hóa và văn học lại không phải khi nào cũng bình đẳng. Trong lịch sử, có một thời kỳ lâu dài, xã hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng vận hành theo kiểu xã hội nam quyền, người đàn ông đã thống ngự nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ, bất công bất lợi cho người phụ nữ và có lợi cho nam giới. Trong văn học, ở những thế kỷ đầu tiên của nền văn học viết Việt Nam, kiểu nhân vật độc chiếm là những người đàn ông, họ có thể là các thiền sư, các nho gia hay có thể là đạo sĩ. Thảng hoặc nếu ở đôi ba trường hợp có sự hiện diện của nhân vật người phụ nữ thì họ thường bị nhìn qua lăng kính của tư tưởng nam quyền, coi người phụ nữ như là nguồn gốc của sự cám dỗ, có thể đe dọa công phu tu trì đạo đức của nhà tu hành, đe dọa lý tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của thánh nhân quân tử. Một số công trình nghiên cứu gần đây đã nêu nhận xét về ảnh hưởng của tư tưởng nam quyền đến vấn đề người phụ nữ trong văn học trung đại. Nhưng hiện hãy còn rất ít nghiên cứu phân tích cụ thể những ảnh hưởng của tư tưởng này đến việc xây dựng hình tượng người phụ nữ như một hiện tượng nghệ thuật trong thời kỳ văn học này. Luận văn của chúng tôi với đề tài về Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới cố gắng góp phần nhỏ bé để làm đầy khoảng trống đó. Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam có thể thấy một sự thật không thể phủ nhận là dù nhìn nhận theo quan điểm nào đi nữa, nhân vật văn học giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV chủ yếu là nam giới. Thánh tông di thảo tuy viết khá nhiều về người phụ nữ nhưng vấn đề tác giả của tập tác phẩm này hiện chưa được giải quyết triệt để. Một số thi nhân trong lịch sử văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV có đề cập đến người phụ nữ song dưới dạng thức thơ và quá ít để có thể từ đó khái quát lên một nguyên tắc thi pháp có tính hệ thống. Vì vậy, chúng ta có rất ít dữ kiện để tìm hiểu xem xét toàn diện cơ chế chi phối của tư tưởng nam quyền đến việc xây dựng nhân vật người phụ nữ. Trong bối cảnh “văn hóa giới” đặc biệt đó, Truyền kỳ mạn lục có một vị trí đặc biệt. Trong tổng số 20 truyện của toàn tập, có đến 11 truyện xây dựng hình tượng người phụ nữ - một tỉ lệ hiếm thấy trước đó. Chưa bao giờ mà nhân vật người phụ nữ lại xuất hiện dày đặc như thế trong văn học trung đại Việt Nam. Do đó, chọn nghiên cứu tác phẩm này, chúng ta có được những căn cứ tư liệu đa dạng, phong phú để tìm hiểu hai kiểu loại nhân vật phụ nữ dưới cái nhìn của nhà Nho vốn thiên về mối quan tâm đến giá trị đạo đức theo chuẩn mực Nho giáo: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ hiển nhiên mang quan điểm mỹ học Nho gia vốn coi cái đẹp là cái đạo đức, cái gì phù hợp với đạo đức theo quan niệm Nho gia là cái đẹp còn những yếu tố thiên về đời sống bản năng tự nhiên là xấu và bị xem thường. Vì thế, những người phụ nữ được ông xây dựng với cảm hứng ca ngợi là điển hình cho kiểu người phụ nữ tuân thủ các chuẩn mực người phụ nữ công dung ngôn hạnh, trinh tiết, trinh liệt, trong trường hợp do đòi hỏi của tình huống ứng xử có thể lấy cái chết để chứng minh hay bảo vệ cho đạo đức này. Trái lại, người phụ nữ phản diện thường là những người có lối sống tự do, nhất là tự do yêu đương, nhiều khi là tình yêu mang yếu tố thân xác đậm nét. Tuy nhiên, một tác giả văn học lớn luôn có tinh thần nhân đạo cao cả. Nguyễn Dữ trong không ít trường hợp, dù là vô thức hay có ý thức, đã không chỉ tái hiện hình tượng người phụ nữ trinh liệt với cảm hứng ngợi ca mà còn cố gắng chỉ ra bi kịch và sự bất công của xã hội nam quyền và sự hy sinh đầy xót xa của những người phụ nữ ấy. Mặt khác, khi miêu tả với tinh thần phê phán những người phụ nữ tự do, buông thả trong tình yêu, vô thức hay hữu thức, nhà văn lại đưa những dòng ngợi ca công khai quyền sống của người phụ nữ về thân xác. Cho nên, chọn nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục còn là chọn một trường hợp mà tác giả nhà Nho vừa tuân thủ những nguyên lý đạo đức - thẩm mỹ Nho gia, lại vừa có thể phá vỡ những nguyên lý ấy ở mức độ nhất định để đến với cái nhìn nữ quyền trong phạm vi mà thời đại cho phép. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới. 2. Lịch sử vấn đề Nắm được lịch sử vấn đề nghiên cứu để tìm ra lối đi riêng là một việc làm quan trọng không thể thiếu khi thực hiện đề tài Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới - đặc biệt, trong tình hình nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục qua các giai đoạn ngày càng có bước phát triển cả về lượng và chất, càng ngày càng trở nên bề bộn theo thời gian. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, nghiên cứu về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng là một đề tài có bề dày lịch sử. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập những công trình tiêu biểu. Bùi Kỷ có thể được coi là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên bàn luận về vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục (bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm 1940). Trong lời giới thiệu này, khi nêu chủ đề từng truyện, Bùi Kỷ đã có một vài đánh giá sơ lược về người phụ nữ. Tuy nhiên, quan điểm đạo đức thẩm mỹ của Bùi Kỷ trong bài viết này khá phức tạp, khi thì ông phê phán thuyết “Tòng phu” của Nho gia, khi lại đứng trên lập trường nhà Nho để nhìn nhận nhân vật. Nhận xét về chủ đề các truyện có người phụ nữ tiết liệt, Bùi Kỷ thể hiện khá rõ thái độ phê phán thuyết “Tòng phu”. Ông nhận xét: “Truyện 2 (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và truyện 16 (Chuyện người con gái Nam Xương): Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ, dù ăn ở thủy chung với chồng thế nào, cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ, một đằng vì ngờ vực hão huyền để vợ phải quyên sinh. Đáng giận thay cái thuyết “Tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế kỷ!” [60.234]. Đối với nhân vật nữ vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, Bùi Kỷ tuy không phân tích rõ nhưng lại tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi của họ. Ông cho rằng: “Truyện 3 (Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây), truyện 11 (Chuyện yêu quái ở Xương Giang): có ý bài xích những thói đắm đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên” [60.234]. Đương nhiên, “bọn thiếu niên” mà nhà nghiên cứu nói đến ở đây gồm cả nhân vật nam và nữ. Ngoài ra, ở các truyện còn lại có nhân vật nữ, Bùi Kỷ chủ yếu nghiêng về vấn đề xã hội. Ông nhận định: Truyện 6 (Chuyện đối tụng ở Long cung) “bài xích quỷ thần”, truyện 7 (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) “vạch trần những hành động bất bình của bọn đội lốt thầy tu”, còn truyện 14, 18 (Chuyện nàng Tuý Tiêu và Chuyện Lệ Nương) “Tả nông nỗi luân lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt làm cho rẽ thuý chia uyên, một đằng vì bọn ngoại xâm lăng loàn áp bức, làm cho bình rơi trâm gẫy ” [60.235]. Điểm qua có thể thấy, trong những lời định giá này, tiêu chí để Bùi Kỷ đánh giá nhân vật nữ về cơ bản vẫn là tiêu chí đức hạnh của nhà Nho. Tuy có đề cập đến thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong tương quan với nam giới, nhắc đến bất công trong đạo “Tam tòng” nhưng nhà nghiên cứu không nhấn mạnh những đặc điểm này mà chú ý nhiều hơn đến ngợi khen, thương xót những người phụ nữ tiết hạnh và phê phán những người phụ nữ sống vượt khuôn phép Nho gia. Trường nhìn của Bùi Kỷ ít nhiều đã bao hàm vấn đề giới khi ông đặt người phụ nữ trong tương quan với người đàn ông để phê phán thuyết “Tòng phu”, bảo vệ người phụ nữ, nhưng về cơ bản ông vẫn đứng từ quan điểm đạo đức Nho gia để nhìn nhận họ. Tương đối thống nhất với quan điểm đánh giá của Bùi Kỷ là quan điểm đánh giá của cố Giáo sư Bùi Duy Tân. Trong bài nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán, Bùi Duy Tân thể hiện thái độ ngợi khen những người nghĩa phụ tiết liệt, đáp ứng chuẩn mực Nho gia; đồng thời ông phê phán những người phụ nữ dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh phúc ái ân, không sống theo chuẩn mực Nho gia yêu cầu. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Trong Truyền kỳ mạn lục, đối lập với những nhân vật phản diện, tiêu cực, đại biểu cho những cái xấu xa, Nguyễn Dữ đã xây dựng những nhân vật có nhiều mặt tích cực nàng Nhị Khanh thì đảm đang, tiết liệt, Lệ Nương, Dương Thị, Túy Tiêu thì thủy chung với người yêu, với chồng Và tuy những nhân vật ấy thường thể hiện phẩm chất cao qua khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng thực chất thì lại phản ánh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, và phần nào thể hiện những yêu cầu của nhân dân về đạo lý làm người và những mối quan hệ cần xây dựng trong gia đình và xã hội ” [21.517]. Ông cho rằng những hành động táo bạo và phóng túng của kiểu người phụ nữ như Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là “xa lạ với quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian” [21.519]. Nhận xét về chủ đề của các truyện có người phụ nữ, Bùi Duy Tân chú ý đến vấn đề hiện thực xã hội và luân lý Nho gia. Ông nhận xét: “Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện người con gái Nam Xương phản ánh tình cảnh đáng thương của người phụ nữ trong xã hội cũ: đảm đang, tình nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt. Truyện Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả một mối tình thơ mộng giữa một nàng tiên mang nặng tình người với một kẻ đã treo ấn từ quan, ở nơi bồng lai tiên cảnh. Truyện Lệ Nương là bi kịch về một mối tình chung thủy trong bối cảnh đất nước ngoại xâm. Các truyện Nghiệp oan của Đào Thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở trại tây thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lý Nho gia” [21.518]. Lý giải nguyên nhân gây ra bi kịch của người phụ nữ, Bùi Duy Tân nhấn mạnh sự suy đồi của xã hội, đặc biệt là sự hoành hành của thế lực đồng tiền: “Trong Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh là nạn nhân của một người người chồng, vì chơi bời và ham tiền mà để vợ rơi vào tay Đỗ Tam, một tên lái buôn giàu có, quỷ quyệt. Trong Truyện cây gạo, Trình Trung Ngộ là một gã phú thương ở đất bắc, si mê tình ái đến nỗi bỏ mạng. Truyện yêu quái ở Xương Giang thì kể về gã phú thương họ Phạm, bỏ tiền ra mua một cô gái nhỏ có nhan sắc để làm việc dâm ô. Những tên lái buôn ấy dựa vào thế lực đồng tiền để tác phúc, tác họa, vung *** bạc vàng để thỏa mãn khoái lạc vật chất. Lối sống của chúng tiêu biểu cho chất trụy lạc của tầng lớp thị dân hư hỏng và của cả giai cấp phong kiến lúc đương thời. Nguyễn Dữ đã làm đúng khi thẳng tay đả kích lối sống ấy” [21.514]. Có thể thấy, khi nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cơ bản vẫn đứng từ góc nhìn xã hội học. Ở bài viết của mình, nhà nghiên cứu nghiêng về khảo sát hoàn cảnh xã hội để lý giải các hiện tượng văn học và hầu như chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong tập tác phẩm này từ góc nhìn giới. Nguyễn Phạm Hùng cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, ông đã đưa ra một số nhận định về vấn đề người phụ nữ trong tập truyện này. Nhà nghiên cứu đánh giá: “Tựu chung, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn lục với cả diện mạo, tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình Nếu như trước đây, hình ảnh người phụ nữ quý tộc có đi vào sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc v.v thì thường cũng mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức trên bình độ tâm lý, còn ở đây, nó là một đối tượng nhận thức, đối tượng thẩm mỹ trọn vẹn, thành vấn đề người phụ nữ trong văn học ” [14.499]. Ông nhấn mạnh bi kịch của nhân vật nữ, nêu ra những nguyên nhân phá hủy khát vọng hạnh phúc chân chính của người phụ nữ để khẳng định lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ: “ Người phụ nữ, hoặc vì chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Truyện Lệ Nương), hoặc vì kẻ quyền thế độc ác xảo trá mà phải chịu cảnh “rẽ thúy chia uyên” (Truyện nàng Túy Tiêu); hoặc vì nam quyền phong kiến mà phải chịu chia lìa (Truyện người thiếu phụ Nam Xương) Những khao khát hạnh phúc chân chính của người phụ nữ thường dẫn họ đến chỗ chết, và thường tự tận Cái chết đeo đuổi hầu hết các số phận phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Dường như đó là giải pháp phổ biến, và cũng là giải pháp cuối cùng của tác giả khi giải quyết vấn đề này - đó là cái bế tắc đến cùng cực của Nguyễn Dữ trước những vấn đề con người trong xã hội đó. Rất ít số phận phụ nữ trong tác phẩm của ông được sống sót, và sự sống sót đó hầu như cũng không đem lại một hứa hẹn tươi sáng nào!” [14.498-499]. Nói chung, những phát hiện của Nguyễn Phạm Hùng về nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục trình bày trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đóng góp thêm tiếng nói trong lịch sử nghiên cứu vấn đề này. Qua bài viết, nhà nghiên cứu đã khẳng định vị trí đặc biệt của Truyền kỳ mạn lục trong tiến trình văn học ở đề tài người phụ nữ và chỉ ra tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ khi viết về họ. Tuy nhiên, những nhận xét của Nguyễn Phạm Hùng còn khá sơ lược, chưa mang tính chất chuyên khảo. Hơn nữa, một số nhận định của ông thiên về ca ngợi mà không thấy hạn chế nhất định trong những hình tượng này cũng như trong tư tưởng Nguyễn Dữ. Chẳng hạn, ông đánh giá: “ Một quan niệm mới về việc phản ánh con người đã xuất hiện. Truyền kỳ mạn lục là như vậy. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người, cả về vật chất và tinh thần. Những hình ảnh da thịt hồng hào, tươi tốt, hở hang rất dễ gặp trong tác phẩm này. Những dục vọng, ước muốn thoát ra ngoài sự tỏa chiết của tư tưởng Nho gia về “tu, tề, trị, TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Phạm Văn Ánh (2009), Có hay không yếu tố nữ trong bài Từ điệu Nguyễn Lang Quy của Khuông Việt Đại Sư, http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2006), Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929-1930-1931, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 4. Ngô Bắc dịch (2007), “Phụ nữ phương Tây nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước”, Gabrielle M. Vassal, On & Off Duty in Annam, London: William Heinemann, 1910, các trang 132-147. 5. Ngô Vũ Hải Bằng (2008), Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức, http://e-cadao.com/tieuluan/linhtinh/luathongduc.htm. 6. Nguyễn Đình Chú (2010), Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương, http://www.viet-studies.info/NguyenD...huNamXuong.htm 7. Mai Ngọc Chúc (2005), Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 8. Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc (1994), Những khúc ngâm chọn lọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=82&menu=107, Hà Nội. 10. Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức Quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Võ Thị Hảo (2004), Giàn thiêu, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội. 14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên tiến trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Nguyễn Việt Hùng, Người phụ nữ và xã hội mẫu quyền trong sử thi Tây Nguyên (Trường hợp Otndrong của người Mơ nông), http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/, Hà Nội. 16. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ Mới), Nxb. Thế Giới, Hà Nội. 17. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Huyền (2009), Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/1125/70/. 19. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Bản điện tử, www.thuvien-ebook.net, Hà Nội. 20. Toàn Huệ Khanh (2005), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII, Tái bản lần thứ bảy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 23. Phan Khôi (1929), “Văn học với nữ tánh”, Phụ nữ tân văn, S2, Sài Gòn. 24. Phan Khôi (1929), “Chữ trinh: Cái tiết với cái nết”, Phụ nữ tân văn, S21, Sài Gòn. 25. Phan Khôi (1931), “Tống Nho với phụ nữ”, Phụ nữ tân văn, S9, Sài Gòn. 26. Lý Lan (2009), Phê bình văn học nữ quyền, http://chungta.com/Desktop.aspx/Chun..._hoc_nu_quyen/. 27. Nguyễn Khánh Linh (2009), Người phụ nữ nghe tiếng nói của chính mình trong kịch của Samuel Beckett, http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/, Hà Nội. 28. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Phương Lựu (2003), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 30. Quang Minh (1958), Hoa Tiên truyện - Nguyễn Huy Tự, Nxb Lửa Thiêng. 31. Nguyễn Đăng Na (1999) Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1 - Truyện ngắn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2005), Những điều cần biết về bình đẳng giới, http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=115&NewsId=516&lang=VN 34. Trần Nghĩa (2000), “Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại”, Tạp chí Hán Nôm 100 bài tuyển chọn, Nxb Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. 35. Trần Nghĩa (2000), “Một bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 vừa tìm thấy”, Tạp chí Hán Nôm 100 bài tuyển chọn, Nxb Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.

Trang 1

Luận văn Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Người phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, hiển nhiên họ có vai trò, vị trí tolớn trong đời sống gia đình và xã hội Nghiên cứu người phụ nữ trong văn học vìthế đã trở thành một hướng nghiên cứu rất phổ biến và phát triển trên thế giới

Mặc dù nam giới và nữ giới có vai trò tương đương và quan trọng như nhautrong cuộc sống nhưng có một thực tế là tương quan giữa người phụ nữ với người đànông trong lịch sử văn hóa và văn học lại không phải khi nào cũng bình đẳng Trong lịch

sử, có một thời kỳ lâu dài, xã hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêngvận hành theo kiểu xã hội nam quyền, người đàn ông đã thống ngự nữ giới và áp đặt cácchuẩn mực của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ, bất công bất lợicho người phụ nữ và có lợi cho nam giới Trong văn học, ở những thế kỷ đầu tiên củanền văn học viết Việt Nam, kiểu nhân vật độc chiếm là những người đàn ông, họ có thể

là các thiền sư, các nho gia hay có thể là đạo sĩ Thảng hoặc nếu ở đôi ba trường hợp có

sự hiện diện của nhân vật người phụ nữ thì họ thường bị nhìn qua lăng kính của tư tưởngnam quyền, coi người phụ nữ như là nguồn gốc của sự cám dỗ, có thể đe dọa công phu

tu trì đạo đức của nhà tu hành, đe dọa lý tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của thánhnhân quân tử Một số công trình nghiên cứu gần đây đã nêu nhận xét về ảnh hưởng của

tư tưởng nam quyền đến vấn đề người phụ nữ trong văn học trung đại Nhưng hiện hãycòn rất ít nghiên cứu phân tích cụ thể những ảnh hưởng của tư tưởng này đến việc xâydựng hình tượng người phụ nữ như một hiện tượng nghệ thuật trong thời kỳ văn học này

Luận văn của chúng tôi với đề tài về Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới cố gắng góp phần nhỏ bé để làm đầy khoảng trống đó.

Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam có thể thấy một sự thật không thểphủ nhận là dù nhìn nhận theo quan điểm nào đi nữa, nhân vật văn học giai đoạn từ

thế kỷ X đến thế kỷ XV chủ yếu là nam giới Thánh tông di thảo tuy viết khá nhiều

về người phụ nữ nhưng vấn đề tác giả của tập tác phẩm này hiện chưa được giảiquyết triệt để Một số thi nhân trong lịch sử văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XV có

đề cập đến người phụ nữ song dưới dạng thức thơ và quá ít để có thể từ đó khái quát

Trang 3

lên một nguyên tắc thi pháp có tính hệ thống Vì vậy, chúng ta có rất ít dữ kiện đểtìm hiểu xem xét toàn diện cơ chế chi phối của tư tưởng nam quyền đến việc xây

dựng nhân vật người phụ nữ Trong bối cảnh “văn hóa giới” đặc biệt đó, Truyền kỳ

mạn lục có một vị trí đặc biệt Trong tổng số 20 truyện của toàn tập, có đến 11

truyện xây dựng hình tượng người phụ nữ - một tỉ lệ hiếm thấy trước đó Chưa baogiờ mà nhân vật người phụ nữ lại xuất hiện dày đặc như thế trong văn học trung đạiViệt Nam Do đó, chọn nghiên cứu tác phẩm này, chúng ta có được những căn cứ tưliệu đa dạng, phong phú để tìm hiểu hai kiểu loại nhân vật phụ nữ dưới cái nhìn củanhà Nho vốn thiên về mối quan tâm đến giá trị đạo đức theo chuẩn mực Nho giáo:nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ hiển nhiên mang quan điểm mỹ học Nho gia vốn coicái đẹp là cái đạo đức, cái gì phù hợp với đạo đức theo quan niệm Nho gia là cái đẹp cònnhững yếu tố thiên về đời sống bản năng tự nhiên là xấu và bị xem thường Vì thế, nhữngngười phụ nữ được ông xây dựng với cảm hứng ca ngợi là điển hình cho kiểu người phụ nữtuân thủ các chuẩn mực người phụ nữ công dung ngôn hạnh, trinh tiết, trinh liệt, trongtrường hợp do đòi hỏi của tình huống ứng xử có thể lấy cái chết để chứng minh hay bảo vệcho đạo đức này Trái lại, người phụ nữ phản diện thường là những người có lối sống tự do,nhất là tự do yêu đương, nhiều khi là tình yêu mang yếu tố thân xác đậm nét Tuy nhiên, mộttác giả văn học lớn luôn có tinh thần nhân đạo cao cả Nguyễn Dữ trong không ít trườnghợp, dù là vô thức hay có ý thức, đã không chỉ tái hiện hình tượng người phụ nữ trinh liệt vớicảm hứng ngợi ca mà còn cố gắng chỉ ra bi kịch và sự bất công của xã hội nam quyền và sự

hy sinh đầy xót xa của những người phụ nữ ấy Mặt khác, khi miêu tả với tinh thần phê phánnhững người phụ nữ tự do, buông thả trong tình yêu, vô thức hay hữu thức, nhà văn lại đưanhững dòng ngợi ca công khai quyền sống của người phụ nữ về thân xác Cho nên, chọn

nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục còn là chọn một trường hợp mà tác giả nhà Nho vừa tuân thủ

những nguyên lý đạo đức - thẩm mỹ Nho gia, lại vừa có thể phá vỡ những nguyên lý ấy ởmức độ nhất định để đến với cái nhìn nữ quyền trong phạm vi mà thời đại cho phép

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới

Trang 4

2 Lịch sử vấn đề

Nắm được lịch sử vấn đề nghiên cứu để tìm ra lối đi riêng là một việc làm

quan trọng không thể thiếu khi thực hiện đề tài Người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan điểm giới - đặc biệt, trong tình hình nghiên cứu Truyền kỳ

mạn lục qua các giai đoạn ngày càng có bước phát triển cả về lượng và chất, càng

ngày càng trở nên bề bộn theo thời gian Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, nghiên cứu về

người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng là một đề tài có bề dày lịch sử Ở đây,

chúng tôi chỉ đề cập những công trình tiêu biểu

Bùi Kỷ có thể được coi là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên bàn luận về

vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục (bản

dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm 1940) Trong lời giới thiệu này, khi nêu chủ

đề từng truyện, Bùi Kỷ đã có một vài đánh giá sơ lược về người phụ nữ Tuy nhiên, quanđiểm đạo đức thẩm mỹ của Bùi Kỷ trong bài viết này khá phức tạp, khi thì ông phê phánthuyết “Tòng phu” của Nho gia, khi lại đứng trên lập trường nhà Nho để nhìn nhận nhân vật

Nhận xét về chủ đề các truyện có người phụ nữ tiết liệt, Bùi Kỷ thể hiện khá rõ thái

độ phê phán thuyết “Tòng phu” Ông nhận xét: “Truyện 2 (Chuyện người nghĩa phụ ở

Khoái Châu) và truyện 16 (Chuyện người con gái Nam Xương): Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ,

dù ăn ở thủy chung với chồng thế nào, cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thuabạc mà gán vợ, một đằng vì ngờ vực hão huyền để vợ phải quyên sinh Đáng giận thay cái

thuyết “Tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế kỷ!” [60.234].

Đối với nhân vật nữ vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, Bùi Kỷ tuy khôngphân tích rõ nhưng lại tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi của họ Ông

cho rằng: “Truyện 3 (Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại

Tây), truyện 11 (Chuyện yêu quái ở Xương Giang): có ý bài xích những thói đắm

đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên” [60.234] Đương nhiên, “bọn thiếuniên” mà nhà nghiên cứu nói đến ở đây gồm cả nhân vật nam và nữ

Ngoài ra, ở các truyện còn lại có nhân vật nữ, Bùi Kỷ chủ yếu nghiêng về vấn đề xã

hội Ông nhận định: Truyện 6 (Chuyện đối tụng ở Long cung) “bài xích quỷ thần”, truyện 7 (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị) “vạch trần những hành động bất bình của bọn đội lốt thầy

Trang 5

tu”, còn truyện 14, 18 (Chuyện nàng Tuý Tiêu và Chuyện Lệ Nương) “Tả nông nỗi luân lạc

của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt làm cho rẽ thuý chia uyên, mộtđằng vì bọn ngoại xâm lăng loàn áp bức, làm cho bình rơi trâm gẫy…” [60.235]

Điểm qua có thể thấy, trong những lời định giá này, tiêu chí để Bùi Kỷ đánh giá nhânvật nữ về cơ bản vẫn là tiêu chí đức hạnh của nhà Nho Tuy có đề cập đến thân phận thấp hèncủa người phụ nữ trong tương quan với nam giới, nhắc đến bất công trong đạo “Tam tòng”nhưng nhà nghiên cứu không nhấn mạnh những đặc điểm này mà chú ý nhiều hơn đến ngợikhen, thương xót những người phụ nữ tiết hạnh và phê phán những người phụ nữ sống vượtkhuôn phép Nho gia Trường nhìn của Bùi Kỷ ít nhiều đã bao hàm vấn đề giới khi ông đặtngười phụ nữ trong tương quan với người đàn ông để phê phán thuyết “Tòng phu”, bảo vệngười phụ nữ, nhưng về cơ bản ông vẫn đứng từ quan điểm đạo đức Nho gia để nhìn nhận họ

Tương đối thống nhất với quan điểm đánh giá của Bùi Kỷ là quan điểm

đánh giá của cố Giáo sư Bùi Duy Tân Trong bài nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục,

một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán, Bùi Duy Tân thể hiện thái

độ ngợi khen những người nghĩa phụ tiết liệt, đáp ứng chuẩn mực Nho gia; đồngthời ông phê phán những người phụ nữ dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh phúc

ái ân, không sống theo chuẩn mực Nho gia yêu cầu Nhà nghiên cứu khẳng định:

“Trong Truyền kỳ mạn lục, đối lập với những nhân vật phản diện, tiêu cực, đại biểu

cho những cái xấu xa, Nguyễn Dữ đã xây dựng những nhân vật có nhiều mặt tíchcực… nàng Nhị Khanh thì đảm đang, tiết liệt, Lệ Nương, Dương Thị, Túy Tiêu thìthủy chung với người yêu, với chồng… Và tuy những nhân vật ấy thường thể hiệnphẩm chất cao qua khuôn trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhưng thực chất thì lại phản ánhnhững truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, và phần nào thể hiện những yêucầu của nhân dân về đạo lý làm người và những mối quan hệ cần xây dựng tronggia đình và xã hội…” [21.517] Ông cho rằng những hành động táo bạo và phóng

túng của kiểu người phụ nữ như Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là “xa lạ với quan niệm

lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong vănnghệ dân gian” [21.519]

Trang 6

Nhận xét về chủ đề của các truyện có người phụ nữ, Bùi Duy Tân chú ý đến vấn

đề hiện thực xã hội và luân lý Nho gia Ông nhận xét: “Truyện người nghĩa phụ ở Khoái

Châu, Truyện người con gái Nam Xương phản ánh tình cảnh đáng thương của người phụ

nữ trong xã hội cũ: đảm đang, tình nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt Truyện

Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả một mối tình thơ mộng giữa một nàng tiên mang nặng tình

người với một kẻ đã treo ấn từ quan, ở nơi bồng lai tiên cảnh Truyện Lệ Nương là bi kịch về một mối tình chung thủy trong bối cảnh đất nước ngoại xâm Các truyện Nghiệp

oan của Đào Thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở trại tây… thì lại miêu tả

những mối tình trái với đạo lý Nho gia” [21.518]

Lý giải nguyên nhân gây ra bi kịch của người phụ nữ, Bùi Duy Tân nhấnmạnh sự suy đồi của xã hội, đặc biệt là sự hoành hành của thế lực đồng tiền: “Trong

Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nhị Khanh là nạn nhân của một người

người chồng, vì chơi bời và ham tiền mà để vợ rơi vào tay Đỗ Tam, một tên lái

buôn giàu có, quỷ quyệt Trong Truyện cây gạo, Trình Trung Ngộ là một gã phú thương ở đất bắc, si mê tình ái đến nỗi bỏ mạng Truyện yêu quái ở Xương Giang

thì kể về gã phú thương họ Phạm, bỏ tiền ra mua một cô gái nhỏ có nhan sắc để làmviệc dâm ô Những tên lái buôn ấy dựa vào thế lực đồng tiền để tác phúc, tác họa,vung vãi bạc vàng để thỏa mãn khoái lạc vật chất Lối sống của chúng tiêu biểu chochất trụy lạc của tầng lớp thị dân hư hỏng và của cả giai cấp phong kiến lúc đươngthời Nguyễn Dữ đã làm đúng khi thẳng tay đả kích lối sống ấy” [21.514]

Có thể thấy, khi nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, nhà

nghiên cứu Bùi Duy Tân cơ bản vẫn đứng từ góc nhìn xã hội học Ở bài viết của mình, nhànghiên cứu nghiêng về khảo sát hoàn cảnh xã hội để lý giải các hiện tượng văn học và hầu nhưchưa đặt ra vấn đề nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ trong tập tác phẩm này từ góc nhìn giới

Nguyễn Phạm Hùng cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề

tài người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục Trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng

tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, ông đã đưa ra một số nhận định về vấn đề

người phụ nữ trong tập truyện này Nhà nghiên cứu đánh giá: “Tựu chung, lần đầu tiên

trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rầm rộ như thế ở Truyền kỳ mạn lục

Trang 7

với cả diện mạo, tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với số phận của mình… Nếunhư trước đây, hình ảnh người phụ nữ quý tộc có đi vào sáng tác của Nguyễn Trãi,Nguyễn Húc v.v thì thường cũng mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức trên bình độ tâm lý,còn ở đây, nó là một đối tượng nhận thức, đối tượng thẩm mỹ trọn vẹn, thành vấn đềngười phụ nữ trong văn học…” [14.499] Ông nhấn mạnh bi kịch của nhân vật nữ, nêu ranhững nguyên nhân phá hủy khát vọng hạnh phúc chân chính của người phụ nữ đểkhẳng định lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ: “… Người phụ nữ, hoặc vì chiến tranh

phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Truyện Lệ Nương), hoặc vì kẻ quyền thế độc ác xảo trá mà phải chịu cảnh “rẽ thúy chia uyên” (Truyện nàng Túy Tiêu); hoặc vì nam quyền phong kiến mà phải chịu chia lìa (Truyện người thiếu phụ Nam

Xương)… Những khao khát hạnh phúc chân chính của người phụ nữ thường dẫn họ đến

chỗ chết, và thường tự tận… Cái chết đeo đuổi hầu hết các số phận phụ nữ trong Truyền

kỳ mạn lục Dường như đó là giải pháp phổ biến, và cũng là giải pháp cuối cùng của tác

giả khi giải quyết vấn đề này - đó là cái bế tắc đến cùng cực của Nguyễn Dữ trước nhữngvấn đề con người trong xã hội đó Rất ít số phận phụ nữ trong tác phẩm của ông đượcsống sót, và sự sống sót đó hầu như cũng không đem lại một hứa hẹn tươi sáng nào!”[14.498-499]

Nói chung, những phát hiện của Nguyễn Phạm Hùng về nhân vật nữ trong

Truyền kỳ mạn lục trình bày trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đóng góp thêm tiếng nói trong lịch sử nghiên

cứu vấn đề này Qua bài viết, nhà nghiên cứu đã khẳng định vị trí đặc biệt của

Truyền kỳ mạn lục trong tiến trình văn học ở đề tài người phụ nữ và chỉ ra tinh thần

nhân đạo của Nguyễn Dữ khi viết về họ Tuy nhiên, những nhận xét của NguyễnPhạm Hùng còn khá sơ lược, chưa mang tính chất chuyên khảo Hơn nữa, một sốnhận định của ông thiên về ca ngợi mà không thấy hạn chế nhất định trong nhữnghình tượng này cũng như trong tư tưởng Nguyễn Dữ Chẳng hạn, ông đánh giá: “…

Một quan niệm mới về việc phản ánh con người đã xuất hiện Truyền kỳ mạn lục là

như vậy Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người, cả về vật chất và tinh thần Những hìnhảnh da thịt hồng hào, tươi tốt, hở hang rất dễ gặp trong tác phẩm này Những dục

Trang 8

vọng, ước muốn thoát ra ngoài sự tỏa chiết của tư tưởng Nho gia về “tu, tề, trị,bình” với người quân tử, “công, dung, ngôn, hạnh” đối với người phụ nữ phongkiến cũng rất dễ gặp ở đây Con người, đó không phải là những tấm gương chói lòa

về các anh hùng, liệt nữ lưu danh sử sách mà là những con người của đời sống thực

tế sôi động, cay nghiệt” [14.501] Nhận định này có phần cực đoan, bởi lẽ, tuyNguyễn Dữ đã có nhiều điểm nhân văn tiến bộ hơn so với nhà Nho đương thờinhưng những nhân vật của ông ở một chừng mực nhất định vẫn được khen, chê theotiêu chí Nho gia, những khát vọng mang hơi hướng vật chất trong truyện khôngđược Nguyễn Dữ công khai ca ngợi, thậm chí ít nhiều còn bị ông phê phán

Nguyễn Đăng Na cũng là một người dành nhiều tâm huyết với vấn đề người

phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục Ở bài viết Truyện ngắn trong sự phát triển của

văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, nhà nghiên cứu chia nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành ba kiểu là nhân vật nữ “có thể gọi là hạnh phúc” (Tuý Tiêu

trong Chuyện nàng Tuý Tiêu, Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung), nhân vật nữ “sống hiếu hạnh nết na, chuẩn mực mọi điều” (Lệ Nương trong Chuyện Lệ

Nương, Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương…) và nhân vật nữ “sống tự do phá phách” (Nhị

Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào

Thị, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây…) Để

đưa ra những phân tích và nhận định về người phụ nữ, nhà nghiên cứu đã tiếp cậnnhân vật từ hai góc độ chính là thi pháp học và xã hội học Ngoài ra, ông đã ít nhiềuđứng từ góc độ nữ giới để nhìn nhận số phận người phụ nữ, phê phán Trương Sinh

là “chồng ngu”, “chồng ghen tuông”, “chồng phũ phàng”, phê phán Trọng Quỳ là

“chồng chó lợn” Tuy nhiên, ở công trình này, nhà nghiên cứu cũng chưa đặt ravấn đề nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ từ góc độ giới một cách có chủ định

Tác giả Toàn Huệ Khanh trong công trình Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết

truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam cũng đề cập đến một số nhân vật nữ

trong Truyền kỳ mạn lục, phân loại họ vào nhân vật của hai kiểu truyện là truyện kỳ

quái và truyện diễm tình Công trình này đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn

Trang 9

về sự giao thoa giữa tác phẩm truyền kỳ của các quốc gia vùng văn hóa Hán Tuynhiên vì chỉ xác định mục tiêu là phân tích nhân vật theo mô-típ nên nhà nghiên cứunày chưa quan tâm đến phương diện giới tính nữ của các nhân vật nữ Những trithức về văn hóa giới ở Việt Nam thời trung đại cũng chưa được Toàn Huệ Khanhvận dụng để lý giải hình tượng người phụ nữ.

Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu đã có về Truyền kỳ mạn lục

chưa đặt vấn đề nghiên cứu hệ thống nhân vật nữ từ góc nhìn giới tính của họ.Trường quan sát của những nhà nghiên cứu này không hoặc ít bao hàm vấn đề giới

Điều này khiến cho nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục đôi khi bị nhìn nhận thiên

lệch về vấn đề giai cấp hoặc đạo đức mà mờ nhạt về đặc điểm giới Chính vì thế màluận văn hy vọng góp phần nhỏ xới lên hướng nghiên cứu giới của nhân vật nữ

trong Truyền kỳ mạn lục, góp phần giúp người đọc thấy thêm những phương diện

khác của nhân vật nữ trong tập truyền kỳ này

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là người phụ nữ trong Truyền kỳ

mạn lục của Nguyễn Dữ.

Để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn chúng tôi chọn nghiên cứu thêm ngườiphụ nữ trong một vài tác phẩm văn học Việt Nam trung đại và tư liệu lịch sử, tư liệu văn

hoá để so sánh khi cần thiết Một số tư liệu tiêu biểu là: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Cung

oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn, Gia huấn

ca - Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư, Lê triều hình luật, Đại Nam thực lục.

4 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục từ góc độ xem

xét việc tác giả miêu tả, đánh giá, lý giải các phương diện giới tính nữ của chúng.Qua đó làm nổi bật sự chi phối của quan điểm giới trong thời trung đại như một vấn

đề văn hóa quan trọng đến nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ, đến quanniệm nghệ thuật về người phụ nữ

Trang 10

Luận văn cũng quan tâm chỉ ra một số biểu hiện có thể có của tư tưởng nữ quyền,biểu hiện rõ rệt của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của nhà Nho Nguyễn Dữ khi viết về phụ

nữ, tất nhiên là tư tưởng nữ quyền ở mức độ ban đầu mà thế kỷ XVI cho phép, gợi ý

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: kháiniệm giới; quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại; nữ giới trongvăn học viết Việt Nam trước thế kỷ XVI; thân thế và thời đại Nguyễn Dữ

- Phân loại, phân tích, cắt nghĩa hai kiểu phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục từ

góc nhìn giới: Người phụ nữ chính diện lý tưởng và người phụ nữ phản diện Tìmhiểu sự chi phối của quan điểm giới thời trung đại đến nghệ thuật xây dựng hai kiểuphụ nữ này qua ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý, cách ứng xử hành động, số phận của

họ và cách bình giá của người trần thuật, của tác giả lời bình về họ

Như một số nghiên cứu đã chỉ rõ, Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của Tiễn đăng tân thoại Tuy nhiên trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ,

chúng tôi chưa có điều kiện so sánh hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩmnày Hy vọng đây sẽ là đề tài của một công trình nghiên cứu khác

6 Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục qua ngoại

hình, ngôn ngữ, tâm lý, cách ứng xử hành động và số phận của họ; đồng thời tìmhiểu và lý giải cách miêu tả, cách nhìn nhận, bình giá của tác giả về những yếu tố đó

ở hai kiểu người phụ nữ: người phụ nữ chính diện lý tưởng và người phụ nữ phảndiện

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứuchính là: Phương pháp tiếp cận văn hóa học, Phương pháp thống kê, Phương pháp

hệ thống và Phương pháp so sánh

7.1 Phương pháp tiếp cận văn hóa học

Chúng tôi vận dụng phương pháp tiếp cận văn hoá học để giải mã hình tượngngười phụ nữ, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng Bởi lẽ, xã hội Việt Nam truyền

Trang 11

thống (chúng tôi nói đến xã hội người Kinh chịu ảnh hưởng Nho giáo chứ không bàn đến xãhội của các tộc người ít hay không chịu ảnh hưởng Nho giáo) nếu xét từ quan điểm giới là xãhội nam quyền, một kiểu xã hội trong đó, các chuẩn mực đạo đức của người nữ do ngườinam áp đặt (ví dụ chỉ có người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết, chỉ được phép lấy một chồngcòn người nam lại không bị hạn chế, không bị ràng buộc bởi phạm trù này, người nam cóquyền chủ động hơn người nữ trong tình yêu, hôn nhân trong khi người nữ phải đóng vai trò

bị động) Quan điểm văn hoá này đã chi phối đến cách xây dựng người phụ nữ chính diện lý

tưởng và người phụ nữ phản diện trong Truyền kỳ mạn lục, đến cách tả, cách kể về họ

7.2 Phương pháp thống kê

Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát, thống kê nhân

vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, từ đó phân loại nhân vật, tìm hiểu tính cách, số phận

người phụ nữ cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm này.Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin trong các tư liệulịch sử, tư liệu văn học được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã đưa ra

7.3 Phương pháp hệ thống

Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm, nhân vật người phụ nữđược xem xét trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống nhân vật, với cốt truyện, giọngđiệu, kết cấu… Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống nhằm mục đích giúp cho việc

tìm hiểu người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục đạt cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn.

7.4 Phương pháp so sánh

Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét

riêng độc đáo của nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, luận văn sử dụng phương pháp so sánh Chúng tôi dự kiến sẽ so sánh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục

với người phụ nữ trong một số truyện Nôm và khúc ngâm tiêu biểu của Văn họcViệt Nam trung đại thế kỷ XVIII, người phụ nữ trong một vài tác phẩm văn họcđương đại và trong các tư liệu lịch sử đã chọn làm đối tượng nghiên cứu

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai

trong ba chương:

Trang 12

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu người phụ nữ trong

Truyền kỳ mạn lục từ quan điểm giới Chương 2: Người phụ nữ chính diện lý tưởng trong Truyền kỳ mạn lục Chương 3: Người phụ nữ phản diện trong Truyền kỳ mạn lục

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI

Để nghiên cứu nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục với tư cách là “người

nữ” trong bối cảnh văn hoá giới thời trung đại, luận văn triển khai một số vấn đề lýluận về giới, phần nào tái hiện những quan điểm văn hóa về nữ giới trong xã hộinam quyền ở Việt Nam, đồng thời phác thảo diện mạo văn học Việt Nam trước thế

kỷ XVI xét về phương diện giới Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp chúngtôi có nền tảng cơ bản để nghiên cứu đề tài

1.1 Khái niệm giới (gender)

Giới là một thuật ngữ khoa học được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Nhữnghướng tiếp cận không giống nhau với vấn đề giới đã cho ra đời số lượng định nghĩakhá phong phú về thuật ngữ này Tuy nhiên, chúng tôi không đi sâu phân tích từngđịnh nghĩa mà chỉ hướng tới đưa ra một quan niệm đáng tin cậy nhằm làm chỗ dựatrong tiến trình nghiên cứu

M.L Andersen - một giáo sư xã hội học định nghĩa giới như sau: “Giới liênquan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trông đợi được tạo nên với hai giớitính Trong khi con trai và con gái là những yếu tố sinh học thì việc trở thành mộtphụ nữ hay một nam giới là một quá trình văn hóa” [54.40]

Nếu như định nghĩa của M.L Andersen nhấn mạnh giới như một cấu trúc vănhóa - xã hội thì định nghĩa sau đây lại chú ý đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới:

“Giới là những khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong cùng hộ gia đình, trong và giữacác nền văn hóa, là cấu trúc xã hội - văn hóa có thể biến đổi theo thời gian Những khác

Trang 13

biệt này được phản ánh trong các vai trò, trách nhiệm, khả năng tiếp cận các nguồn lực,những sức ép, những ưu tiên, các nhu cầu, nhận thức và quan điểm… được thấy trong cảhai giới Do vậy, giới không đồng nhất với phụ nữ mà được xem là cả nữ giới và namgiới cùng những mối quan hệ tương tác của họ” [54.41].

Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam định nghĩa: “Giới là phạm trù chỉ quanniệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ Xã hội tạo ra gán chotrẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau Bởivậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được” [33]

Một số định nghĩa trên đây về giới cho phép ta hình dung cách tiếp cận đadạng về thuật ngữ này Tuy nhiên, chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng: “Kháiniệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ Trongmối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà

xã hội đã quy định cho mỗi giới Những quy định/mong đợi xã hội này phù hợp với cácđặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế nó luôn biến đổi theo cácgiai đoạn lịch sử và có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội” [54.42]

Giới do vậy là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội vànhững đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ Nó là sản phẩm của xã hội - văn hóa

Trong đời sống hằng ngày, thuật ngữ giới (gender) thường bị dùng lẫn lộnvới giới tính (sex) Thực chất đây là hai phạm trù tương hỗ nhưng không đồng nhất.Nếu giới tính chỉ nhấn mạnh đến tính (nam/nữ) (Trung văn dịch là tính biệt) thì giớinhấn mạnh đến sự phân biệt nam/nữ trên cả phương diện xã hội (dịch sang Trungvăn có nghĩa là xã hội tính biệt - giới tính nam/nữ xét trên phương diện xã hội) Sựkhác biệt này đã được Robert Stoller chỉ rõ: “Trong khi giống gắn liền với đặc điểmsinh lý, giới là yếu tố do văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi được điềukiện hoá đối với cái nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ” [43]

Như vậy, khái niệm giới mà chúng tôi sử dụng không những chỉ phươngdiện giới tính và giải thích người đàn ông và phụ nữ ở khía cạnh sinh lý mà cònquan tâm đến cả phương diện văn hóa - xã hội của họ như trong mối quan hệ giađình, quan hệ nam nữ

Trang 14

Nghiên cứu về giới không phải xu hướng mới trong lịch sử nhân loại học.

Nó có thể đã được nói đến từ thời cổ đại cả ở phương Đông lẫn phương Tây Paul

Rakita Goldin, tác giả cuốn Văn hóa giới ở Trung Hoa thời cổ đại khẳng định “Các

học giả Trung Hoa cổ đại đã bàn luận tới giới tính công khai và nghiêm túc như mộttrong những đề tài quan trọng nhất của sự nghiên cứu con người” [81.1] Quả thực,cho đến nay, khoa học về giới đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:Người ta nghiên cứu giới theo quan điểm sinh lý, chỉ ra sự khác biệt về cấu tạo cơthể, về sức khoẻ, về tính dục giữa nam và nữ để ứng dụng vào y học, sinh học…Người ta cũng có thể nghiên cứu giới theo quan điểm xã hội để ứng dụng trongphân công lao động xã hội giữa nam và nữ, giải quyết vấn đề ngành nghề cho nam

và nữ, so sánh và cân đối thu nhập giữa nam và nữ, đo lường độ tuổi nghỉ hưu phùhợp cho nam và nữ… Giới cũng có thể được nghiên cứu trong tâm lý học để chỉ rađược đặc trưng dị biệt trong tâm lý giữa phái nam và phái nữ… Giới cũng có thểđược nghiên cứu theo quan điểm văn hoá để chỉ ra cái nhìn về giới của nam và nữđối với nhau, chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của nam giới và nữ giới v.v

Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp nghiêncứu giới của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam/nữ Chẳng hạn,

nhân vật người anh hùng Võ Tòng trong bộ tiểu thuyết chương hồi Thủy hử nổi

tiếng khi được quan sát từ góc nhìn giới sẽ bộc lộ đặc điểm và cũng là hạn chế củaquan niệm anh hùng cổ trung đại: người anh hùng nghĩa hiệp, tài năng nhưng lạithiếu tình yêu người đẹp, thậm chí lạnh lùng đến tàn bạo đối với người phụ nữ có

tình yêu phóng túng Hay nghiên cứu nhân vật phụ nữ như nàng Kiều trong Truyện

Kiều từ quan điểm giới, người ta có thể thấy quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của

Nho giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình khôngcòn trong trắng, và từ chối sống tình vợ chồng với Kim Trọng sau mười lăm năm lybiệt, chờ đợi Qua đó, hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bấthạnh của Kiều, từ nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm giới.Nói khác đi, vấn đề giới giúp cho việc nhận thức nhân vật toàn diện hơn Trước đây,nhân vật nam/nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp

Trang 15

bức, theo quan điểm đạo đức, đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng

ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật

1.2 Quan điểm văn hoá về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại

1.2.1 Quan điểm đề cao “Tam tòng”, “Tứ đức”

Có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, tư tưởng

“Tam tòng” đã thực sự trở thành nghiêm lệnh gây ra nhiều bất lợi cho nữ giới Trong Gia

ngữ, tư tưởng này được giải thích như sau: “Người phụ nữ là những người nghe theo sự dạy

bảo của người đàn ông Bởi vậy, đối với họ, không có sự tự chủ vốn có mà chỉ có đạo “Tamtòng” Khi còn nhỏ theo cha và những người anh trai trong gia đình, khi đã kết hôn họ đitheo chồng và khi chồng chết họ đi theo con trai của mình mà không tái giá” [79.90] Trong

Lễ ký, “Tam tòng” được nói đến với nội dung tương tự: “Người phụ nữ là những người đi

theo người đàn ông suốt cuộc đời của mình: Khi còn nhỏ theo cha và những người anh tronggia đình, khi đã kết hôn họ theo chồng, và khi chồng chết họ theo con trai của mình Ngườichồng ở đây có nghĩa là người chu cấp Anh ta sử dụng sự hiểu biết của mình để chỉ đạo dẫndắt những người khác” [79.90] Như vậy, tư tưởng “Tam tòng” thực chất là luật lệ nhằm bóbuộc người phụ nữ, đòi hỏi sự phục tùng của người phụ nữ đối với đàn ông trong suốt bagiai đoạn của cuộc đời Nó là tư tưởng thể hiện đậm đặc địa vị thấp hèn và thân phận phụthuộc của người phụ nữ trong xã hội nam quyền

Ở Việt Nam thời trung đại, tư tưởng “Tam tòng” đã ăn sâu vào tiềm thứccủa toàn xã hội Ngoài phần tích cực là giúp người phụ nữ tự rèn mình theo tiêuchuẩn để hướng tới cái đẹp thì “Tam tòng” đã tạo ra áp lực buộc chặt người phụ nữvào những khuôn phép khắc nghiệt, khiến họ phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh

Trước lúc theo chồng, người phụ nữ phải phục tùng uy quyền tuyệt đối củangười cha, nghe theo lời giáo huấn của cha mà không có quyền nêu chính kiến haysống theo sở nguyện và khát vọng cá nhân Điều người cha yêu cầu chủ yếu ở ngườicon gái không phải là tài năng, sắc đẹp hay khát vọng riêng tư của cô ta mà là nhữngphẩm hạnh đã được tổng kết trong những cuốn sách huấn đạo giới nữ Người cha cũng

là người quyết định toàn bộ việc hôn nhân của con gái, người phụ nữ “không có quyền

tự do đối với việc hôn nhân của mình mà hoàn toàn do cha mẹ sắp đặt” [66]

Trang 16

Khi về nhà chồng, người phụ nữ bị bó buộc bởi quan niệm “xuất giá tòng phu”.Quan niệm này buộc người phụ nữ khi lấy chồng phải hoàn toàn phục tùng chồng, tuântheo mệnh lệnh của chồng mà không có yêu cầu ngược lại Luật pháp phong kiến chỉ cho

phép người vợ được bỏ chồng trong ba trường hợp hãn hữu quy định trong Lê triều hình

luật - Bộ luật tiến bộ nhất thời phong kiến và “ít nhiều đề cập đến một số quyền lợi của

người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình” [5] Ba trường hợp đó là: “Phàm chồng đã

bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng)thì mất vợ Nếu vợ đã có con thì hạn một năm Vì việc quan đi xa thì không theo luậtnày Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ của mình thì phải tội biếm (Điều308)”; “Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ” và

“con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị (Điều 322)” [5] Tuy nhiên, ngaytrong bộ luật được coi là có nhiều biểu hiện nhân đạo và bênh vực cho quyền lợi phụ nữnày, những quy định mang tính nam quyền, bất lợi cho người phụ nữ vẫn thể hiện rõ nét

Bộ luật qui định về “thất xuất” (bảy trường hợp người chồng được phép bỏ vợ), nhưng

đây lại là những điều mà người vợ dễ mắc phải Khắt khe hơn Lê triều hình luật là Luật

Gia Long Bộ luật này cho phép người chồng và gia đình nhà chồng tự tiện bỏ người vợ,

không cần ra trước công môn, chỉ cần giấy bỏ vợ, nếu người vợ có tội “thất xuất”: vô tự(không có con trai), dâm dật (lẳng lơ), bất sự công cô (không thờ phụng cha mẹ chồng),khẩu thiệt (lắm điều), đạo thiết (ăn trộm), đố kỵ (ghen tuông), ác tật (có bệnh đặc biệt)(Điều 108) Nhưng cũng chính trong bộ luật này, không hề có một điều lệ nào cho phépngười vợ được bỏ chồng Những quy định bất công này khiến cho người phụ nữ trong

xã hội phong kiến nam quyền dẫu lấy phải người chồng không ra gì vẫn phải nhẫnnhục chịu đựng, phải “cắn răng chịu khổ” mà không được lên tiếng kêu than, không

được ly hôn Gia huấn ca có những câu thể hiện rõ quan niệm một chiều này:

Chữ "tùy" là phận đàn bà, Nhu mì để dạ, chua ngoa gác ngoài

Dù lỗi phận gặp người tửu sắc, Hay gặp người cờ bạc lưu niên, Nhỏ to tiếng dịu lời êm,

Trang 17

Dần dà uốn mãi may mềm được chăng!

Phải chồng ngược, cắn răng chịu khổ, Chớ nghiêng đầu, ngảnh cổ thiệt thân

(Gia huấn ca)

Quan niệm “Tòng phu” là quan niệm một chiều, vì thế người phụ nữ nếu cóchút biểu hiện lẳng lơ thì bị kỳ thị, bị dè bỉu còn người đàn ông lại có quyền lấynăm thê bảy thiếp một cách ngang nhiên hợp pháp mà không bị chê trách, không bịđánh giá về đạo đức, thậm chí còn được khuyến khích:

Dây bìm cho tựa cành vàng, Trước chàng đẹp mặt, sau nàng đỡ tay

Câu "đường cái" xưa nay cũng vậy, Trai làm nên lấy bảy lấy ba, Lấy về hầu hạ nhà ta, Thêm hòe, nẩy quế có là con ai?

(Gia huấn ca)

Lợi dụng thuyết “Tòng phu”, giai cấp phong kiến thống trị ở một số triềuđại còn đề ra luật lệ bức người phụ nữ chết theo chồng để thỏa mãn lòng ích kỷ nam

giới Đại việt sử ký toàn thư có một số đoạn ghi chép lại hiện tượng này Ở triều Lý

Nhân Tông có hiện tượng Hoàng thái hậu họ Dương và bảy mươi sáu người thị nữ

bị bức tử chết theo vua Lý Thánh Tông: “Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng tháiphi làm Linh Nhân hoàng thái hậu Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ màkhông được dự chính sự, mới kêu với vua Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu

và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăngThánh Tông” [19.436] Hiện tượng tương tự là việc các cung nữ buộc phải lên giànhỏa thiêu để chết theo vua Lê Nhân Tông: “Ngày Ất Dậu (tháng 12 năm 1127), vuabắt đầu ngự điện Thiên An coi chầu, xuống chiếu cho các quan bỏ áo trở Ngày hôm

ấy vua ngự giá đi Na Ngạn xem các cung nữ lên dàn thiêu để chết theo Đại HànhHoàng Đế” [19.482] Và một trường hợp khác là việc các phi tần bị bắt tự tử theoThành Vương: “Đinh Sửu [1457] Tháng 2, ngày mồng 1, nhà Minh phế vua Cảnh

Trang 18

Thái là Thành Vương như cũ, cho về ở Tây cung Tháng ấy, ngày 19, Thành Vươngmất Ban lụa hồng cho các phi tần, bắt phải tự tử để chôn theo Thành Vương”[19.1425]… Một số sự việc trên đây chính là minh chứng tiêu biểu cho sự bất công,

vô nhân đạo của luật “Tòng phu” nếu nó bị lợi dụng đến mức cực đoan

Tư tưởng “Tam tòng” không chỉ yêu cầu người phụ nữ “tòng phụ”, “tòng phu”

mà còn đòi hỏi họ phải “tòng tử” khi người chồng qua đời Đây là luật lệ thể hiện thái độkhông tán đồng việc người phụ nữ tái giá Vì vậy, khi tái giá, người phụ nữ không chỉ bịphê phán về phẩm hạnh mà còn bị tước đi những quyền lợi chính đáng: “Một người đàn

bà chết chồng thì luật bắt phải ra tay không, giao gia tài cho bên chồng, dầu của ấy là của

vợ chồng đồng công mà tạo lập ra cũng mặc Chồng chết, có con trai mà đi lấy chồng đểkiếm phương kế nuôi con, sau lại về ở với con trong nhà chồng trước, luật cũng khôngnhìn người đàn bà ấy là vợ người chồng trước nữa, chết đi, không được thờ chung vớichồng vào từ đường” [24] Quan niệm yêu cầu người phụ nữ “tòng tử” chính là nguyênnhân dẫn đến hiện tượng sùng bái người đàn bà thủ tiết mà chúng tôi sẽ nói rõ hơn khiphân tích quan niệm của xã hội nam quyền về trinh tiết người phụ nữ

Bên cạnh quan niệm về “Tam tòng”, xã hội nam quyền còn áp đặt cho

người phụ nữ chuẩn mực về “Tứ đức”: công, dung, ngôn, hạnh Công được hiểu là sự

khéo léo của người phụ nữ trong những công việc gia đình như thêu thùa, khâu vá, nội trợ,

nuôi dạy và chăm sóc con cái; dung là vẻ đẹp hình thức đoan trang; ngôn tức là lời nói dịu dàng, khiêm nhường còn hạnh tức là những phẩm chất như yêu thương chồng con, giàu

lòng nhân ái, đức hy sinh, son sắt thuỷ chung… Trong xã hội nam quyền “Tứ đức” đã trởthành tiêu chí quan trọng không thể thiếu ở người phụ nữ đức hạnh:

Phận làm gái này lời giáo huấn, Lắng tai nghe cổ truyện mới nên, Hãy xem xưa những bậc dâu hiền, Kiêm tứ đức: dung, công, ngôn, hạnh.

Công là đủ mùi xôi, thức bánh, Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim

Trang 19

Dung là mặt ngọc trang nghiêm, Không tha thiết, không chiều lả tả.

Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ, Hạnh là đường ngay thảo kính tin

Xưa nay mấy kẻ dâu hiền, Dung, công, ngôn, hạnh là tiên phàm trần.

(Gia huấn ca) Tuân theo công, dung, ngôn, hạnh, người phụ nữ phải học hỏi, làm theo

mong muốn của nam giới từ cách nấu nướng, may vá sao cho khéo léo:

Đồ ăn thức nấu cho vừa, Thường thường giữ lấy muối dưa ngon lành

Nghề bánh trái chiều thanh vẻ lịch, Cũng học dần thói cách người ta,

Vá may giữ nếp đàn bà, Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công.

(Gia huấn ca)

Đến cách điểm trang dung mạo sao cho đoan trang, không được mỹ miều, chải chuốt:

Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt, Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông, Một vừa hai phải thì xong,

Giọt dài giọt ngắn cũng không ra gì?

(Gia huấn ca)

Rồi cách nói năng sao cho dịu dàng, hoà mục:

Nói đừng chau mặt, chau mày, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay hay nào!

Sách có chữ "nhập gia vấn húy", Khi nói năng phải kỹ kiêng khem, Dịu dàng tiếng thuận lời mềm,

Trang 20

Cứ lời chồng dạy mới yên cửa nhà

(Gia huấn ca)

Và cách ứng xử sao cho cung phụng, nhu thuận người chồng:

Phận con gái ở nhà thi lễ, Lắng mà nghe kể chuyện tam cương:

Dẫu ái ân cùng chiếu cùng giường, Đạo chồng sánh quân thân chi đạo

(Gia huấn ca)

Bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận, “Tứ đức” xét cho cùng vẫnmang tính chất “thiên vị” nam giới Nó không mang lại cho người phụ nữ quyền lợi

mà chỉ buộc thêm vào họ những nghĩa vụ nặng nề Tuân theo “Tứ đức”, người phụ

nữ bị kìm hãm trong không gian gia đình, không có điều kiện hoạt động trongkhông gian xã hội Họ chỉ được khen ngợi khi là người nội trợ khéo, là dâu thảo, vợhiền nhưng không được khuyến khích phát triển tài năng Li-Hsiang trong công

trình nghiên cứu Khổng giáo và người phụ nữ - một cách giải thích triết học đã

khẳng định: “Không giống như nam giới, người phụ nữ tài năng và có học thứckhông được chính thức ra ngoài xã hội để triều đình có thể sử dụng, để tài năng, vàhọc vấn của họ có thể được khẳng định Do không có cơ hội được chứng minh, trình

độ học thức cao của người phụ nữ thường bị coi là một sự dư thừa và vô dụngkhông mang tính xã hội, không phù hợp với tính chất giới hoặc những điều tốt đẹpđược mọi người chấp nhận” [79.113] Rõ ràng không phải người phụ nữ không có

đủ tài năng để hoạt động trên lĩnh vực giáo dục và chính trị mà chính thành kiếnphái tính đã tạo một rào cản vững chắc để kìm toả họ Những sử liệu thời phongkiến để lại cho đến nay về giáo dục ở Việt Nam hầu như không để lại tên tuổi ngườiphụ nữ nào Trong lĩnh vực chính trị, người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Việt Namtham gia vào công việc nhiếp chính là Chiêu Thánh công chúa - Lý Chiêu Hoàng.Song ngay trong cuộc đời của người phụ nữ này cũng chứa đựng những chi tiết thểhiện quan niệm coi thường nữ giới của người xưa Chiêu Hoàng được kế vị ngôi chathực ra chỉ là trường hợp bất đắc dĩ Sử gia Ngô Sĩ Liên đã nhấn mạnh chi tiết

Trang 21

“Bệnh của vua ngày càng tăng mà không có con trai để giữ nghiệp lớn” [19.598]dường như là một dụng ý để giải thích cho sự việc khác lẽ thường này.Trong tưtưởng của sử gia và toàn vương triều đương thời, việc một người con gái làm hoàng

đế là “không phải lẽ” cũng giống như việc Võ hậu và Lữ hậu ở Trung Quốc lên ngôi lànguyên nhân dẫn đến xã tắc loạn lạc Vì vậy, cùng với việc ghi chép sự kiện, Ngô SĩLiên có thêm lời bình: “Nếu không may mà không có con thì chọn con của người tôngthất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biếnvậy Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo,lại để đến sau lúc bệnh tật mới lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không?Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữhậu và Vũ hậu làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy làngười có tội với họ Lý” [19.599] Quan niệm coi thường nữ giới và mong muốn kìmtỏa người phụ nữ trong phạm vi gia đình thể hiện khá rõ qua lời bình này

Tóm lại, đề cao “Tam tòng”, “Tứ đức” ở người phụ nữ là một trong nhữngđặc điểm quan trọng trong hệ thống quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thờitrung đại Quan điểm này yêu cầu một chiều ở người phụ nữ sự phụ thuộc nam giớihoàn toàn và phải rèn mình theo tiêu chí nam giới yêu cầu mà không yêu cầu ngượclại ở người đàn ông Bên cạnh một vài nét tích cực có thể chấp nhận được, “Tamtòng” “Tứ đức” về cơ bản là hệ thống tư tưởng gây ra nhiều bất công, bất lợi chongười phụ nữ, đặc biệt khi nó bị nam giới lạm dụng, yêu cầu đến mức cực đoan.Theo tiêu chí của nhà Nho, những người phụ nữ chính diện lý tưởng thường lànhững người tuân theo công thức “Tam tòng”, “Tứ đức” như đã phân tích trên đây,ngược lại những người phụ nữ không tuân theo chuẩn mực nghiêm ngặt này bị Nho

gia coi là người phụ nữ phản diện Xây dựng hình tượng người phụ nữ trong Truyền

kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng này.

1.2.2 Quan điểm đề cao trinh tiết

Chữ “trinh” thực chất nói đến “cái nết” tốt đẹp của người phụ nữ Nó mang

ý nghĩa chủ quan và do bản thân người phụ nữ tự nguyện thực hành Tuy nhiên,trong xã hội nam quyền, “trinh” đã bị yêu cầu từ phía khách quan, bị nam giới uốn

Trang 22

nắn thành “cái tiết” Theo học giả Phan Khôi, “Trinh không phải là cái nết thuộc vềkhách quan, mà là cái nết thuộc về chủ quan Mình vì cái ý chí, cái phẩm giá củamình mà giữ trinh… Như vậy, trinh là một cái nết” [24], còn “Tiết khác với nết.Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mìnhthuộc về Một người đàn bà chết chồng, không lấy chồng khác, mà gọi là tiết phụ,cũng chẳng khác nào một bề tôi chết vì vua mà gọi là tử tiết hay là tận thần tiết” [24].Theo cách hiểu này, nếu “trinh” được đánh giá là cái nết thì việc một người phụ nữ cóquyền đi lấy chồng khác vẫn không bị gọi là “thất trinh”, miễn là chị ta vẫn giữ đượcđoan chính còn nếu “trinh” được hiểu là “cái tiết” thì người phụ nữ lấy chồng khác bịcoi là “thất tiết”, là xấu xa Trong xã hội nam quyền, “trinh” không được đánh giá như

“cái nết” mà lại bị xem xét nghiêm ngặt như “cái tiết” nên đã gây ra nhiều sức ép chongười phụ nữ, tước đi của họ những quyền lợi chân chính

Trình Di - một học giả Tống Nho đã tuyên bố quan điểm ấy trong câu chuyệnsau:

“Có kẻ hỏi: Theo lẽ, hình như không nên lấy đàn bà góa, thế nào?

Y Xuyên tiên sinh (tức Trình Di) đáp rằng: Phải! Phàm lấy vợ,

để sánh với mình; nếu lấy người đàn bà thất tiết để sánh với mình, thì mìnhcũng là thất tiết

Lại hỏi: Người đàn bà ở góa mà bần cùng không cậy nhờ aiđược thì có nên tái giá không?

Đáp rằng: Chỉ có người đời sau sợ chết đói mới có cái thuyết ấy.Song le, chết đói là sự rất nhỏ, còn thất tiết là sự rất lớn!” [25]

Theo lời Trình Di mà suy thì đàn bà góa dầu đói đến nỗi chết đi nữa cũng ởvậy mà chịu chết chứ không được lấy chồng khác, nếu lấy chồng khác thì thất tiết,

mà thất tiết là sự “cực đại”, là việc hệ trọng hơn cả sinh mệnh Câu chuyện này làminh chứng điển hình cho quan niệm khắt khe của Nho gia về trinh tiết, thể hiện cáinhìn “điển chế hóa” với người đàn bà quả phụ của các học giả Tống Nho

Dưới sức ép của quan điểm văn hóa này, người phụ nữ góa bụa đi lấy chồngkhác sẽ bị đánh giá về mặt đạo đức, bị xã hội, đặc biệt là nhà Nho xem thường

Trang 23

Ngược lại, những người phụ nữ cố gắng tuẫn tiết, thủ tiết sẽ được ngợi ca, nêugương Vì thế, những câu chuyện và chiếu dụ biểu dương tiết phụ xuất hiện ở hầuhết những cuốn sử chính thống cũng như các cuốn liệt truyện nước Việt thời trung

đại Đại Việt Sử ký toàn thư có những đoạn ghi chép mang tính chất như vậy, tiêu

biểu là đoạn ghi chép về liệt phụ Mỵ Ê: “Giáp Thân, [1044] Tháng 9, ngày mồng

1, đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự Khi đến hành điện LyNhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua Mỵ Êphẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sông chết Vua khen

là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹntrinh tiết của người đàn bà Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phunhân Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là

đáng lắm” [19.405] Việt sử thông giám cương mục cũng có những đoạn tương tự:

“Năm 1295 Chồng Lê Thị Ta là Phạm Mưu, sang sứ bên Nguyên bị bệnh mất Thị

Ta nghe tin, thương khóc ba ngày, không ăn uống gì, rồi chết Sự đó tâu về triều

Nhà vua ban cho bạc và lụa để biểu dương tiết nghĩa của Lê thị Năm 1437, biểu

dương tiết phụ họ Lê ở Quốc Oai vì thành tích: có nhan sắc, góa bụa sớm, không cócon, vẫn ở lại nhà chồng giữ việc thờ cúng đến trọn đời… Năm 1465, biểu dươngtiết phụ họ Nguyễn ở Nam Sách vì thành tích từ khi chồng chết, ở góa không có

điều tiếng gì” [58.135] Chính sách biểu dương người tiết phụ, liệt nữ có lẽ phát

triển nhất ở triều Nguyễn, khi triều đình phong kiến này áp dụng dường như nguyênbản những luật lệ hà khắc của triều Thanh - Trung Quốc vào Việt Nam Nếu nhưdưới triều Thanh, “việc giữ tiết hạnh của các góa phụ đã trở thành tín ngưỡng truyềnthống được tôn thờ và được ghi nhận bằng pháp luật chính thức” [79.136] thì tìnhhình tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam thời Nguyễn Đã có trên dưới 280 tiết phụ

được nêu khen trong Đại Nam thực lục - Cuốn quốc sử của triều đại này Trong số

đó có những tấm gương “tiết hạnh kỳ dị” đến mức nếu đặt trong bối cảnh văn hóahiện đại sẽ trở thành giả tạo và nực cười Họ, người thì “cắt tóc giả điên”, người thì

“bôi nhọ nồi vào mặt” để không phải lấy chồng khác, người thì “cắt ngón tay thề

Trang 24

giữ tiết”, người thì “thắt cổ chết theo chồng”, người thì “gieo mình xuống sông tựtử” tất cả đều nhằm chứng minh cho cái “tiết” mà xã hội nam quyền yêu cầu Mộtvài ví dụ điển hình: “Biểu dương người đàn bà trinh tiết là Phan Thị… Phan Thị là

vợ lẽ tiến sĩ Đinh Nho Hoàn Đinh Nho Hoàn vâng mệnh đi sứ Trung Quốc, chết ởdọc đường, khi đem về chôn cất rồi, vợ lẽ của Nho Hoàn là Phan Thị tự thắt cổ chết.Việc này lên đến triều đình, chúa Trịnh sai quan cấp cho ruộng thờ, tặng phongPhan Thị là Á Thận nhân, ra lệnh cho đề hai chữ tiết phụ vào biển vàng, treo ở cửanhà để biểu dương” [74.T2.268]; “Nêu thưởng cho người tiết phụ họ Nguyễn ở tỉnhHải Dương… Hồi 18 tuổi lấy người làng là Mạc Thế Viêm, được vài tháng thìViêm ốm rồi chết Nàng thề chết theo chồng, kêu gào đến thổ ra huyết; khi đã chônchồng, về nhà cha, thắt cổ chết Việc ấy đến tai vua, ban cho biển ngạch”[68.T24.387]; “Nêu thưởng cho các tiết phụ ở tỉnh Hưng Yên và tỉnh Vĩnh Long(Người tỉnh Hưng Yên là Đoàn Thị Quang, năm 17 tuổi đi lấy chồng, được mộtnăm chồng chết không có con Đoàn Thị Lưu tuổi 18 đi lấy chồng chưa được mộtnăm, chồng chết sinh được một con gái) Hai người đàn bà này, cha mẹ thương vìchưa có con, ép buộc đi lấy chồng khác thì một người cởi dây lưng thắt cổ chết; mộtngười lấy móng tay bấu mặt cho nát ra; đều là những người giữ lòng trinh bạchthưởng cho mỗi người 20 lạng bạc, sa màu đều hai tấm, biển ngạch đều một tấm ”[68.T27.104]; “Nêu thưởng tiết phụ các hạt (…) Ở Quảng Yên: Ngô Thị Cách 19tuổi, chồng chết, muốn chết theo, nhưng vì con trai còn bé, cố gượng sống để nuôicon Đến năm con 12 tuổi, thị ngầm vào trong khe trẫm mình Ban cho biển ngạchlàm nhà treo biển Lại theo hạng thứ thưởng thêm 20 lạng bạc)” [68.T29.178]…Những người phụ nữ trên đây đều là những người rất trẻ tuổi Họ có thể đã tựnguyện tuẫn tiết để thể hiện tình yêu của mình với người chồng Song, không íttrong số họ đã vì sức ép của thời đại mà hy sinh tuổi thanh xuân một cách uổng phí,

vô nghĩa Đó chính là sự bất công, thiếu nhân đạo của truyền thống văn hoá đề caongười đàn bà thủ tiết, tuẫn tiết

Có thể thấy, việc coi trọng trinh tiết người phụ nữ không chỉ xuất hiện ởViệt Nam mà thực chất có nguồn gốc từ trung Hoa, mở rộng ra tất cả các quốc gia

Trang 25

thuộc vùng văn hóa phương Đông và âm ỉ tồn tại trong trường kỳ lịch sử ở vùng

văn hóa này Tân Đường thư - Cuốn sách được viết vào khoảng thế kỷ XI ở Trung

Quốc có kể lại một câu chuyện chỉ gồm năm mươi tư ký tự Trung Hoa nhưng tiêubiểu cho tinh thần đề cao trinh tiết người phụ nữ một cách thái quá như sau:

“Lư thị - vợ của Phòng Huyền Linh, là con cái của một dòng họ khôngnổi tiếng Huyền Linh cũng chỉ là một người đàn ông vô danh khi ông ta lâm bệnh

và hấp hối Để miễn cho người vợ bổn phận tòng phu, Huyền Linh nói với Lỗ thịrằng: “Bệnh tình của ta đã trở nên rất xấu, nhưng nàng còn trẻ, nàng không nên ởvậy; tốt hơn là hãy đi lấy một người khác” Nghe chồng nói, Lư thị khóc lóc, sau

đó vào phòng và móc ra một con mắt trên mặt mình để chứng minh với HuyềnLinh rằng tại căn phòng của nàng sẽ không bao giờ có một người đàn ông thứ hai

Về sau, Huyền Linh bình phục và đối xử với Lư thị bằng sự ái mộ” [82.206] Trong câu chuyện này, Lư Thị đã vì mục đích chứng minh lòng tiết liệt mà

tự phá hoại thân thể của mình Hành động của nàng thể hiện tinh thần trọng danh dựhơn thân xác, thể hiện cái nhìn khắt khe về trinh tiết người phụ nữ

Thậm chí, có những phụ nữ còn mù quáng hy sinh cả sự sống bản thân đểchứng minh tiết trinh, thỏa mãn lòng ích kỷ “quái gở” của người đàn ông nhưnhững người tỳ thiếp trong câu chuyện sau:

“Hồi cuối đời Nguyên, Phan Nguyên Thiệu sắp đem binh rađánh với Minh Thái Tổ, kêu bảy nàng hầu của mình ra nói rằng: “Ta nếu cóđiều chi, chúng bay phải liệu mà tự xử lấy mình, đừng để người ta cườicho” Một nàng quỳ xuống thưa rằng: “Thiếp xin chết trước mặt phu quân,kẻo còn nghi ngại!” - rồi vào buồng tự tử Sáu nàng kia cũng chết nốt Thếrồi Nguyên Thiệu chẳng những không chết mà lại hàng nhà Minh!” [25]

Học giả Phan Khôi trong bài báo Tống Nho với phụ nữ cũng đưa ra một câu

chuyện thú vị về người đàn bà thủ tiết để chứng minh cho sự bất công, vô đạo của quanniệm về trinh tiết người phụ nữ thời trung đại Câu chuyện kể về một người đàn bà giữ tiếtgần 40 năm để chờ chồng trong khi chồng bà ta đi xa, lấy vợ khác, sinh con, 60 tuổi mới trở

về Phân tích câu chuyện này, Phan Khôi có lời bình: “… Hòa (tên người chồng) ở Rạch

Trang 26

Giá, lấy vợ, có một đống con; còn vợ anh ta ở nhà, cắn răng chịu đựng thống khổ già nửa đờingười, bỏ quá cái tuổi xuân xanh trôi theo giòng nước chảy, đến nay rụng răng bạc tóc rồimới thấy nhau thì đã muộn! Bởi đó tôi mới phải vì nhân đạo mà căm tức, tức cho sự bất bìnhđẳng giữa loài người!” [25] Sự bất bình đẳng mà Phan Khôi nói ở đây chính là sự bất bìnhđẳng giữa nam giới và nữ giới trong xã hội nam quyền phong kiến - cái xã hội “nhị trùngđạo đức”, “cùng là người ở trong một xã hội, dưới quyền thống trị một luân lý, mà có hai thứluật buộc cho hai bên (nam giới và nữ giới) khoan nghiêm khác nhau” [25] Quan niệm vềtrinh tiết người phụ nữ là một quan niệm khắt khe và bất công như thế

Ta cũng tìm thấy dấu ấn của những câu chuyện nói đến sự nghiệt ngã của quan

niệm này trong nền văn học Hàn Quốc Truyện ngắn Hoa cúc xanh mỏng manh của Su-gil

An là một ví dụ Được viết vào đầu thời kỳ hiện đại, câu chuyện dường như là một tiếngnói đối thoại và tranh đấu với quan niệm nghiệt ngã về trinh tiết người phụ nữ, từ đó cấtlên tiếng nói oán ai cho thân phận đàn bà trong xã hội nam quyền Chuyện kể rằng:

Bunyi là con gái của một gia đình nghèo, từ nhỏ đã được báncho một thái giám, lớn lên cô trở thành vợ của viên thái giám này Cô sốngtrong một ngôi nhà ở đó chỉ có những thái giám như là chồng cô và không hềbiết đến một cuộc sống nào khác Vì có khó khăn trong kinh tế, cô và mẹ chồng

về sống tại một trang trại ở nông thôn Tại đây, cô gặp Yi - một chàng trai nôngdân khỏe mạnh, và tình yêu đã đến với họ như một tất yếu Đúng lúc đó thì cótin chồng cô sẽ từ Seoul xuống Yi rủ cô bỏ trốn Bunyi rất thương bà mẹ chồng(bà cũng có cảnh ngộ giống như cô, cho đến tận lúc ấy, bà vẫn là một trinh nữ)

Cô thấy bỏ bà ở lại là nhẫn tâm Cô kể tất cả chuyện tình cảm của mình cho bànghe và bà khuyên cô nên chịu đựng số mệnh Số mệnh đã muốn cô trở thành

vợ của một thái giám và điều đó là không thể thay đổi Bunyi trở về quét dọnphòng sạch sẽ rồi treo cổ tự vẫn trong vườn [75.279]

Ở đây, mẹ chồng Bunyi và Bunyi đã tự giết chết cuộc đời mình do khôngvượt qua được sức ép của tư tưởng đề cao trinh tiết Số phận của họ cũng chính là

số phận của biết bao người phụ nữ phải chịu áp lực của quan niệm nghiệt ngã này

Trang 27

Tóm lại, xã hội phương Đông nam quyền đã đề ra chuẩn mực kép về trinh tiết, đòihỏi khắt khe người phụ nữ phải giữ gìn “cái tiết” nhưng không yêu cầu ngược lại ở đàn ông.Quan niệm bất công này đã cướp đi của người phụ nữ những quyền lợi thuộc về nhânquyền, khiến họ phải chịu nhiều oan khổ, bất hạnh Một số nhân vật nữ chính diện lý tưởng

trong Truyền kỳ mạn lục cũng được xây dựng mang đậm đặc dấu ấn của quan điểm văn hóa

này

1.2.3 Quan điểm kỳ thị nữ sắc

Nhìn nhận người phụ nữ từ điểm nhìn nam quyền, xã hội phong kiến phươngĐông cực kỳ nghiêm khắc khi đánh giá người phụ nữ Trong xã hội đó, người phụ nữhầu như chỉ được sống với vẻ đẹp đạo đức, được ngợi ca ở vẻ đẹp đạo đức còn nhữngyếu tố tự nhiên, bản năng (thiên tính nữ, vẻ đẹp hình thể, yếu tố tính dục) lại khôngđược trân trọng Vì thế, người phụ nữ đẹp thường không được coi như một giá trị màhay được hình dung như là sức mạnh của sự cám dỗ, ma quái, đáng sợ

Phật giáo chủ trương “tiết dục”, “diệt dục”, coi sắc là cái cần kiêng kỵ nên

nhan sắc phụ nữ bị xem thường trong mắt các tín đồ đạo Phật Tam tổ thực lục có kể

lại câu chuyện ca ngợi thiền sư Huyền Quang vượt qua sắc dục, giữ lòng chay bạchvới thái độ e sợ, cảnh giác với người phụ nữ nhan sắc Cốt truyện tóm tắt như sau:

Vua Minh Tông và các đại thần muốn thử lòng dục của HuyềnQuang bèn nén sắp đặt cơ mưu, chọn người cung nữ vô cùng xinh đẹp và khéo léo

là cung nhân Điểm Bích gọi vào nội điện, ban cho một thẻ bài và căn dặn: “Vịtăng ấy vốn không ưa sắc dục, tánh tình rất cương trực, giới hạnh lại cao nghiêm,ngươi có nhan sắc lại có tài ăn nói và thông hiểu sử kinh, vậy hãy đến thử thầy.Nếu thầy còn động lòng quyến luyến tình dục, ngươi hãy dụ lấy cho được kim tửlàm bằng chứng, bằng gian trá sẽ có tội, ngươi phải kính cẩn vâng lời” Điểm Bíchvâng lệnh lên đường, đến chùa Vân Yên xin nương náu cửa chùa Ở đây, nàng tìmmọi cách cám dỗ Huyền Quang nhưng thiền sư tuyệt nhiên không lay động Biếtkhó dùng sắc đẹp cám dỗ Huyền Quang, Điểm Bích nảy ra kế than vãn về giacảnh và được thiền sư cho một dật kim tử Nhận được dật kim tử, Điểm Bích vội

về nói dối Vua là đã cám dỗ được Huyền Quang Vua nghe xong buồn rầu, bèn

Trang 28

lệnh mở đàn tràng để kiểm tra hạnh pháp của sư Huyền Quang lên đàn tràngchứng minh được hạnh pháp của mình Vua biết sư bị oan lại càng kính nể Riêngnàng Điểm Bích bị phạt làm tỳ nữ quét tước một ngôi chùa trong nội điện.

Trong câu chuyện này, vẻ đẹp của Điểm Bích không được ca ngợi mà bị lấylàm nền để tô đậm quan niệm: Nữ sắc là thứ sức mạnh có hại cho lí tưởng Phật; lítưởng thánh nhân của nam giới, vì vậy nam giới cần biết cảnh giác và tránh xa nó

Một câu chuyện khác cũng thể hiện quan niệm tương tự về nữ sắc là truyện

Rắn báo oán - Câu chuyện huyền thoại hóa cuộc đời Nguyễn Thị Lộ được ghi lại trong Tang thương ngẫu lục với cốt truyện như sau:

Tục truyền rằng, thời Nguyễn Trãi còn dạy học ở làng Nhị Khê,khi dọn gò ngoài đồng làm chỗ dạy học, học trò của ông đã đánh một conrắn trắng cụt đuôi Đêm ấy, ông đọc sách dưới đèn, con rắn trắng leo lên xànhà nhỏ một giọt máu xuống giữa cuốn sách, thấm ướt chữ đại đến ba tranggiấy (ý sẽ báo oán đến ba đời dòng họ Nguyễn Trãi) Khi hiển đạt, một hôm

đi chầu về, lúc qua phố Hàng Chiếu, Nguyễn Trãi gặp một cô gái xinh đẹp,dùng thơ từ để xướng họa với ông Rồi ông yêu mến cưới về làm thiếp.Khoảng năm Thiệu Bình, cô gái ấy thường đi lại vào trong cấm, vua TháiTông yêu cho làm chức Nữ học sĩ Khi vua băng hà, triều đình đem nàng ratra hỏi, nàng khai là do Nguyễn Trãi xui nên ông mới phải tội Khi lâm hình,người con gái ấy hóa thành rắn, bơi xuống nước đi mất [38.102-103]

Việc liên hệ Thị Lộ xinh đẹp tài hoa với rắn báo oán không phải là ngẫunhiên Trong tâm thức của người Việt, rắn không bao giờ là con vật biểu trưng cho

sự tốt đẹp, an toàn mà thường ám chỉ sự nguy hiểm, đen tối Câu chuyện trên đâytuy phi lý nhưng ít nhất ở một thời nó đã được cộng đồng trung đại chấp nhận, thểhiện quan niệm của một bộ phận cộng đồng đó về sự nguy hiểm của nữ sắc

Quan điểm kỳ thị nữ sắc của các học giả Nho gia thời trung đại không chỉthể hiện qua những giai thoại, liệt truyện mà còn được chính thức hóa bằng nhiềuphát ngôn Sử gia Ngô Sĩ Liên khi ghi chép chuyện Nguyễn Thị Lộ đã bình luận:

“Nữ sắc làm hại người ta quá lắm Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông

Trang 29

yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà

được ư?” [19.1372-1373] Tác giả Khóa hư lục viết Giới sắc văn với những lời lẽ

đầy nghiêm khắc khi đánh giá về những yếu tố ngoại hình hấp dẫn của người phụnữ: “Tóc mượt lưng ong dễ khiến mịt mờ tâm tính; mặt hoa da phấn dễ xui rời rãtinh thần Mắt đưa lấp lánh như dao, ai không đứt ruột; lưỡi uốn ngọt ngào tựa sáo,hết thảy nghiêng tai Người đắm đuối, nghĩa tình xa bỏ; kẻ đam mê, đạo đức tiêutan Trên thì phong giáo đắm chìm; dưới thì cửa nhà táng loạn Không kể kẻ phàmngười học; đều say áo pháp điểm trang Cương kỷ quốc gia đổ vỡ chốn Tô đài…Độc giác gần nữ am mà trở về cõi tục; Chân Quân xa thán phụ mà được lên thiênđàng Kẻ lánh sắc được ngũ thần thông; kẻ phạm sắc mất toàn giới hạnh” [70.98]

Còn Nguyễn Trãi thì có thơ Giới sắc để răn dạy nam giới, khuyên người quân tử né

tránh nữ sắc, nên coi nữ sắc là kẻ thù:

Sắc là giặc, đam làm chi Thuở trọng còn phòng có thuở suy.

Trụ mất quốc gia vì Đát Kỉ, Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi.

Bại tan gia thất đời từng thấy, Tổn hại tinh thần sự ích chi!

(Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập - Bài 190)

Lê Thánh Tông khi vịnh về Dương Quý Phi thì coi người con gái đẹp này là yêu ma mêhoặc Đường Huyền Tông, gây nên viễn cảnh mù mịt đáng sợ của vương triều:

Yêu khí lăng cung khuyết, Cao đường mộ vũ biên, Châu trầm ngọc toái hậu, Tiễu tiễu dạ như niên.

(Yêu khí nghi ngút khắp trong cung khuyết,Cung điện đắm chìm trong cơn mưa chiều

Sau buổi châu ngọc đắm chìm, tan nát ấy,

Là đêm dài tịch mịch tựa cơn mưa chiều)

Trang 30

(Lê Thánh Tông - Cổ tam bách vịnh)

Quan niệm né tránh, e sợ nữ sắc như trên vốn chính là quan niệm của nhiềuhọc giả Trung Hoa thời cổ đại Tuân Tử từng tuyên bố: “Ham sắc đẹp của ngườicon gái là chuốc lấy cái ác nghiệt vậy” Vương Sung đời Hán viết: “Yêu khí sinh ra

sự xinh đẹp, nên những người xinh đẹp phần lớn là ác… Người có sắc đẹp có mangchâm độc” [52.290] Còn Vương Dật thì cho rằng: “Ngôn chúng nữ tật đố nga mi

mỹ hảo chi nhân, tiếm nhi hủy chi Vị chi mỹ nhân nhi dâm, bất khả tín dã Dochúng thần tật đố trung chính, ngô dĩ dâm tà bất khả nhậm dã” [79]… Những phátngôn này đều xuất phát từ điểm nhìn nam giới, đều thể hiện cái nhìn nghiêm khắcvới người con gái đẹp của Nho gia

Tóm lại, kỳ thị nữ sắc cũng là một quan niệm phổ biến trong hệ thốngnhững quan niệm về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại Trong mắt của những họcgiả theo quan niệm này, sắc đẹp người phụ nữ, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ, hấp dẫn

về phương diện giới không biểu trưng cho cái tốt mà thường gắn với sự đen tối, sự

cám dỗ sắc dục Xây dựng nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ chưa

thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm khắt khe này Dường như nhà văn vẫn có quanniệm một chiều về người phụ nữ lý tưởng Nhân vật của ông hoặc là đức hạnh, hoặc

là hấp dẫn về phương diện giới mà thiếu sự kết hợp hài hoà giữa hai vẻ đẹp này

1.2.4 Quan điểm coi thường đời sống bản năng của người phụ nữ

Sống phụ thuộc vào nam giới, người phụ nữ trong xã hội xưa cũng chính lànhững người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất về đời sống bản năng Họ bị coi nhưcông cụ phục vụ nhu cầu tính dục của đàn ông nhưng ngược lại lại không bao giờđược quyền đòi hỏi cho mình Đáng nói hơn nữa, với người đàn ông, nhu cầu tínhdục được công nhận như một nhu cầu bình thường thì ở người phụ nữ, nó lại có xuhướng sát nhập tiêu chuẩn kép về đạo đức: “Sự thừa nhận rằng việc giao hợp tínhdục là điều kiện tự nhiên và thậm chí đáng tán dương ở con trai, đàn ông nhưng lạiđáng xấu hổ, phá hoại trật tự xã hội ở con gái, đàn bà” [54.139] Chuẩn mực kép vềhành vi tính dục cho phép nam giới có thể quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nhưng

Trang 31

lại đòi hỏi phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết, trinh tiết ở người phụ nữ là cái mà được xãhội lượng giá “chữ trinh đáng giá ngàn vàng”

Vì vậy, có một hiện tượng bất công là trong quan niệm của những người có

tư tưởng nam quyền, nam giới có thể có từ một đến rất nhiều phụ nữ để phục vụ nhucầu tính dục Ngược lại, người phụ nữ nghĩ đến đời sống bản năng, hành động theobản năng lại bị xem thường, khinh bỉ Sử cũ chép: Ở thế kỷ X, Đinh Tiên Hoàngmới lên ngôi đã lập ngay một lúc 5 hoàng hậu Lê Đại Hành cũng lập 5 hoàng hậu

Lê Long Đĩnh lập 4 hoàng hậu Ở các thế kỷ XI, XII, các vua Lý, như Lý Thái Tổcũng lập 6 hoàng hậu, sau lại thêm 3 là 9; Lê Thái Tông lập 7 hoàng hậu thêm 1 là8; Lý Thánh Tông lập 8 hoàng hậu; Lý Nhân Tông lập 2; Lý Thần Tông lập 3[58.124]… Đó là chưa kể những bậc vua chúa này còn có hàng chục đến hàng trămphi tần, mỹ nữ để phục vụ nhu cầu tính dục Trong khi đó, người phụ nữ có quan hệngoài hôn nhân lại bị gọi là “dâm phụ”, bị xử bằng những nhục hình tàn nhẫn (cạogáy bôi vôi, thả bè trôi sông, voi giày…) Hoặc ít nhất, những người phụ nữ nàycũng bị đánh giá về nhân phẩm bằng con mắt khắt khe và nghiêm ngặt của các nhà

Nho bảo thủ Trường hợp nàng Xuý Vân trong vở chèo Kim Nham và nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là những ví dụ tiêu biểu.

Tóm lại, trong xã hội phương Đông nam quyền, người phụ nữ phải chịunhiều thiệt thòi, họ bị coi thường trong vị trí thứ yếu, thấp kém và thân phận phụthuộc Trong xã hội đó, những tiêu chuẩn để xã hội đánh giá người phụ nữ bị quychiếu vào điểm nhìn của người đàn ông Chúng là những tiêu chuẩn kép có lợi chođàn ông nhưng bất công, bất lợi cho phụ nữ, khắt khe nghiêm ngặt với phụ nữnhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới Quan điểm về “Tam tòng”, “Tứđức”, quan niệm về trinh tiết, về vẻ đẹp ngoại hình, về đời sống bản năng của ngườiphụ nữ là những quan điểm tiêu biểu mang đặc trưng này Dấu ấn của những quan

điểm đó cũng in đậm trong hình tượng những người phụ nữ của Truyền kỳ mạn lục.

Tìm hiểu hệ thống quan điểm trên, chúng tôi có cơ sở thực tiễn để truy nguyênnguồn gốc văn hoá của các chi tiết nghệ thuật xung quanh hình tượng người phụ nữ

trong Truyền kỳ mạn lục.

Trang 32

1.3 Nữ giới trong văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XVI

Cho đến thế kỷ XVI, văn học viết ở Việt Nam đã phát triển qua gần sáu thế kỷ.Tuy nhiên, trong suốt sáu thế kỷ này, những quan niệm về người phụ nữ hầu như không cónhiều thay đổi Điều đó đã chi phối đời sống văn học và tạo nên diện mạo khá riêng củavăn học giai đoạn này xét về phương diện giới Trước khi nhận xét, xin đưa ra một vài kếtquả khảo sát ban đầu:

Những khảo sát ban đầu về hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Namtrước thế kỷ XVI qua một số tập sách tiêu biểu:

Đối tượng khảo sát Tổng số tác

phẩm

Số tác phẩm có nhân vật nữ

Phần trăm tác phẩm

có nhân vật nữ

Thơ văn Lý - Trần 914 13 1.42%

Thiền uyển tập anh 87 0 0%

Việt điện u linh 27 4 14.8%

Lĩnh Nam chích quái 34 10 29.4%

Quốc âm thi tập 254 5 1.97%

Hồng Đức quốc âm thi tập 328 55 16.8%

Thánh Tông di thảo 19 11 57.9%

Bảng thống kê nhân vật nữ trong một số tập tác phẩm tiêu biểu trước Thế kỷ XVI

Chúng tôi nhận thấy, ở giai đoạn trước thế kỷ XVI, nền văn học Việt Nam rất vắng

nữ tác giả Ba gương mặt nữ tác giả được lưu danh của văn học giai đoạn này là nguyên phi

Ỷ Lan, cung phi Nguyễn Thị Điểm Bích và nguyên phi Nguyễn Bích Châu Song, mỗi nữvăn sĩ này lại chỉ để lại duy nhất một tác phẩm Những tác phẩm của họ cũng không viết về

đề tài người phụ nữ mà viết về triết lý đạo Phật, về vấn đề chính sự hoặc vịnh cảnh

Không chỉ thiếu vắng nữ tác giả, hình ảnh người phụ nữ cũng mới chỉ thấp

thoáng xuất hiện trong một số tác phẩm Toàn bộ tuyển tập Thơ văn Lý - Trần có tới 914

tác phẩm nhưng số tác phẩm có đề cập đến nhân vật nữ chỉ là 13, chiếm 1.42% - một con

số khiêm tốn Thậm chí, trong Thiền uyển tập anh, nhân vật nữ hoàn toàn không được

nhắc tới dù chỉ một lần Ở những tuyển tập khác như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích

quái, Quốc âm thi tập hay Hồng Đức quốc âm thi tập… hình tượng người phụ nữ xuất

hiện nhiều hơn song cũng chỉ chiếm một số lượng không đáng kể

Trang 33

Xuất hiện bên cạnh những thánh nhân, thiền sư, những nhân vật tài đức lỗi lạc, ngườiphụ nữ trong văn học giai đoạn này hầu như mới chỉ được miêu tả hoặc trong tư cách của những

tấm gương chung trinh tiết liệt (Phu thê tử tiết, Ni sư đức hạnh - Nam ông mộng lục, Truyện Mỵ

Ê - Việt điện u linh), hoặc những nhân thần chính diện (Truyện Nhị Trưng phu nhân, Truyện

Hậu thổ phu nhân - Việt điện u linh) hay trong hình ảnh những u hồn trệ phách, yêu ma quỷ quái

(Chuyện yêu nữ Châu Mai - Thánh Tông di thảo) để chứng minh thuyết giáo cho tư tưởng xã

hội

Mặc dù người phụ nữ đã dần xuất hiện nhiều hơn trong văn học giai đoạnnày, song toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời sống tâm hồn và thân thể của họluôn được nhìn bằng đôi mắt của nam giới Miêu tả người phụ nữ, các nhà văn thiên

về tô đậm đức hạnh siêu phàm, chí khí hơn người của người phụ nữ mà hầu nhưkhông chú ý đến yếu tố nữ tính, yếu tố giới của họ

Vị ni sư trong Ni sư đức hạnh được người trần thuật ngợi ca và trân trọng là bởi vì bà

đã tu giới theo đúng yêu cầu đạo Phật: “ra thân khổ hạnh, trì giới chuyên cần, mắt tuệ thôngsuốt, thường ngồi thiền định” và dám “tự nguyện đem tấm thân hư ảo để hổ lang được một

bữa no” [71.712] Người phụ nữ trong Phu thê tử tiết cũng được khen ngợi là tấm gương liệt

nữ vì bà ta đã dám “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”, dám hy sinh thân xác thịt để bảo vệ thândanh tiết, chứng minh lòng trinh liệt: “Than ôi… đến như Nguyễn Thị, một người đàn bà màlâm nguy vẫn nhận ra tiết lớn, biết chồng chết đáng chỗ không ân hận gì, lại còn coi trọng điềunghĩa xem nhẹ cái sống, nhìn chết như về, có thể gọi là bậc hiền phụ vậy” [71.702] Nàng Mỵ

Ê, Vũ Nương, Chiêu Quân… được các thi sĩ Hồng Đức khen ngợi cũng đều xuất phát từ tấmlòng: “Thờ chúa, thờ chồng hết tấc thương/ Một mình lọn đạo việc cương thường” [10.92] haytấm lòng thuỷ chung, trinh liệt của họ Phẩm hạnh của tất cả những người phụ nữ được khenngợi này đều là những phẩm hạnh mà Nho gia yêu cầu và mong muốn ở người phụ nữ

Tuy cũng có một số tác phẩm nói đến sắc đẹp người phụ nữ nhưng sắc đẹp đó hầunhư còn được miêu tả mang tính chất ước lệ, gắn liền với phẩm hạnh chứ không được miêu tả

ở những nét quyến rũ, hấp dẫn về phương diện giới (Vương Tường dung mạo - Hồng Đức

quốc âm thi tập) Thậm chí, một số tác phẩm khi nói đến những người phụ nữ đẹp còn tỏ thái

độ phê phán, e sợ (Vịnh nàng Điêu Thuyền - Hồng Đức quốc âm thi tập, Chuyện yêu nữ

Trang 34

Châu Mai - Thánh Tông di thảo, Giới sắc - Quốc âm thi tập)… Ngoài ra, do quan niệm về

thánh nhân quân tử nên những yếu tố về giới ở người phụ nữ như yếu tố tính dục, vẻ đẹpquyến rũ nếu được nói đến thường bị nhà Nho nhìn dưới cái nhìn khinh bỉ hoặc lảng tránhmiêu tả

Tóm lại, có thể nói, trước thế kỷ XVI, người phụ nữ vẫn còn xuất hiện mờnhạt trong văn học Việt Nam Sự xuất hiện của họ thường gắn với chức năng giáohuấn đạo đức Những vẻ đẹp hấp dẫn về phương diện giới, những khát vọng, quyềnlợi riêng tư của họ cũng chưa được các tác giả thời kỳ này trân trọng và chú ý miêu

tả, toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời sống tinh thần và thể chất của họ vẫnluôn được nhìn bằng đôi mắt của nam quyền Trong bối cảnh “văn hoá giới” đặc

biệt đó, Truyền kỳ mạn lục xuất hiện.

1.4 Thân thế và thời đại Nguyễn Dữ

Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Dữ là tác giả văn học đầu thế

kỷ XVI, tên tự, tên hiệu cũng như năm sinh năm mất của ông đều không rõ Bài tựa Cựu biên

Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 là tài liệu cổ nhất có ghi về Nguyễn Dữ

và tác phẩm của ông: “Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu.Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu Lúc nhỏ rất chăm lối học cửnghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà Sau khi đậuhương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng Tam trường, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền.Được một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu Mấy năm không đặt chân tới chốnthị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý…” [39.47] Một tài liệu khác có chép về

Nguyễn Dữ là Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn giới

thiệu về Nguyễn Dữ như sau: “Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc Cha làNguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khóa Bính Thìn đời Hồng Đức (1496), làm quan đến Thượngthư Bộ hộ Dữ từ nhỏ đã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều, có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà

Đỗ Hương tiến, nhiều lần thi hội trúng tam trường, được bổ chức Tri huyện Thanh Tuyền, mớiđược một năm lấy cớ nơi làm việc xa xôi, xin về phụng dưỡng cha mẹ Sau vì ngụy Mạc thoánđạt, thề không đi làm quan nữa; ở làng dạy học không đặt chân đến chốn thị thành, viết

Truyền kỳ mạn lục bốn quyển văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen” [39.48]

Trang 35

Những ghi chép trên đây cùng nhận định của các nhà nghiên cứu khác cho phépchúng ta đưa ra một số kết luận về thân thế Nguyễn Dữ: Ông là người huyện Gia Phúc,thuộc Hồng Châu, cha là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu, đậu tiến sĩ đời Hồng Đức năm

1496, làm quan đến chức Thượng thư Nguyễn Dữ vốn sinh ra trong dòng dõi khoa hoạn,

từ nhỏ đã ham học, nhớ nhiều và có thể từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là bạncủa Phùng Khắc Khoan, đã từng thi đỗ, làm quan Tư tưởng của Nguyễn Dữ về cơ bản là

tư tưởng của một nhà Nho chính thống Tư tưởng này đã để lại dấu ấn trong Truyền kỳ

mạn lục và thể hiện khá rõ nét trong nghệ thuật kể, tả người phụ nữ của tập tác phẩm này.

Nguyễn Dữ sống chủ yếu vào đầu thế kỷ XVI Đây là thời kỳ chế độ phong kiến tậpquyền sau một thời gian đạt đến cực thịnh ở triều Lê Thánh Tông bắt đầu bộc lộ những hạnchế nhất định Hình ảnh quân minh thần lương của triều đại Lê Thánh Tông không còn màthay vào đó là các ông vua bất tài ươn hèn, là bọn gian thần đua nhau tranh quyền đoạt vị.Song đây lại là điều kiện để nhiều tư tưởng dân chủ, tư tưởng đề cao người phụ nữ vốn tiềmtàng trong dân gian được sống dậy Ở một chừng mực nhất định, xã hội Việt Nam thời kỳ này

đã có dấu hiệu của xã hội thị dân, tư tưởng tự do phóng khoáng trong tình yêu đã xuất hiện

Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ ít nhiều đã ảnh hưởng từ hoàn cảnh lịch sử biến động

này

Tiểu kết: Ở chương 1, chúng tôi tìm hiểu khái niệm giới, phân tích khái

quát một số quan niệm về nữ giới ở phương Đông thời trung đại, phác thảo diện mạo củavăn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV xét về phương diện giới của tác giả,giới của nhân vật và trình bày đôi nét về thân thế, thời đại Nguyễn Dữ Theo chúng tôi,giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những đòi hỏi, yêucầu đối với nam và nữ Nó là sản phẩm của xã hội - văn hóa Trong xã hội phương Đôngnam quyền, những tiêu chuẩn để xã hội đánh giá nữ giới bị quy chiếu vào điểm nhìn củangười đàn ông Chúng là những tiêu chuẩn kép có lợi cho đàn ông nhưng bất công, bấtlợi cho phụ nữ, khắt khe nghiêm ngặt với phụ nữ nhưng lại khoan dung, độ lượng vớinam giới Vì thế, chỉ những người phụ nữ đáp ứng các chuẩn mực Nho gia yêu cầu thìđược đánh giá là chính diện lý tưởng còn người phụ nữ vượt ra ngoài khuôn phép sẽ bịcoi là phản diện Là một nhà Nho xuất thân trong gia đình khoa hoạn, khi viết về người

Trang 36

phụ nữ, Nguyễn Dữ chưa thể thoát khỏi sức ép của những quan niệm văn hoá này Tuynhiên, trong phạm vi mà thời đại cho phép, nhà văn cũng đã có điều kiện phá vỡ nhữngnguyên lý ấy ở mức độ nhất định để đến với cái nhìn nữ quyền, thể hiện tư tưởng mớicủa thời đại Những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi phân loại các

kiểu nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm

văn hóa để phân tích những hình tượng người phụ nữ này qua góc nhìn giới

CHƯƠNG 2

NGƯỜI PHỤ NỮ CHÍNH DIỆN LÝ TƯỞNG TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Như đã phân tích ở chương 1, xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội Nhogia nam quyền, người đàn ông và toàn xã hội đã lấy tiêu chí giá trị của nam giới, cólợi cho nam giới để áp đặt cho phụ nữ Vì vậy, chỉ những người phụ nữ đáp ứng tiêuchí nam giới đã đưa ra mới được khen ngợi, được coi là người phụ nữ chính diện lýtưởng, ngược lại người phụ nữ sẽ bị phê phán, bị coi là phản diện Căn cứ vào quan

điểm như vậy, chúng tôi chia nhân vật người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành

hai kiểu: Người phụ nữ chính diện lý tưởng và người phụ nữ phản diện Việc chia

nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục thành hai nhóm có ý nghĩa thuận tiện cho việc

nghiên cứu Các nhà nghiên cứu như Bùi Duy Tân, Nguyễn Đăng Na đã đề cập đếnhai kiểu nhân vật này Cũng có một số ít trường hợp mà nhân vật nữ không dễ phân

loại (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa), trường hợp ấy

chúng tôi sẽ có biện giải riêng

Chương 2 đi sâu phân tích và lý giải người phụ nữ chính diện lý tưởng trong

Truyền kỳ mạn lục từ góc nhìn giới bằng việc tìm hiểu ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lý,

cách ứng xử hành động, số phận của những người phụ nữ này và cách miêu tả, cáchđánh giá của người trần thuật, của tác giả lời bình về họ

2.1 Ngoại hình

Ngoại hình là một trong những đặc điểm quan trọng của con người nóichung và nữ giới nói riêng Mức độ và thái độ miêu tả vẻ đẹp ngoại hình người phụ

Trang 37

nữ là một nhân tố thể hiện quan niệm về cái đẹp nữ tính của mỗi người, mỗi thời kỳ.Nếu như trong các tác phẩm văn học hiện đại, vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ được

đề cao và trân trọng như cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn của nữ tính thì ở các truyện

về người phụ nữ chính diện lý tưởng trong Truyền kỳ mạn lục, vẻ đẹp ấy dường như

đã bị lấn át bởi những tiêu chuẩn về vẻ đẹp đạo đức Thái độ kỳ thị nữ sắc của Nhogia đã dẫn đến nguyên tắc miêu tả ít quan tâm vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ lýtưởng, đặc biệt né tránh cái đẹp thân xác của họ trong khi đức hạnh lại được khắcsâu với thái độ ngưỡng mộ, thậm chí tôn thờ Điều này khiến người đọc hình dunggiá trị của người phụ nữ không phải ở thân thể mà chủ yếu là ở đức hạnh theo chuẩnmực Nho giáo Tất nhiên, đức hạnh là đáng quý, nhưng nếu như người phụ nữ vừa

có đức hạnh, lại vừa có vẻ đẹp hấp dẫn về nữ tính thì là một kết hợp lý tưởng Songdường như đối với người xưa, có một lựa chọn mang tính chất loại trừ, hoặc là đứchạnh, hoặc là đẹp, hấp dẫn chứ không có sự kết hợp

Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu là một người phụ

nữ có nhan sắc, nhưng tác giả không miêu tả cụ thể và nhấn mạnh về sắc đẹp nữ tínhcủa nàng Sắc đẹp đó chỉ được nhắc đến trong hai câu văn giới thiệu ngắn gọn:

“Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắctrai tài, tuổi cũng suýt soát Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vìtài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần” [60.16] Đoạn văn giới thiệuNhị Khanh và Trọng Quỳ theo mô-típ lứa đôi tài tử giai nhân - trai tài gái sắc nhưnhiều truyện Nôm thế kỷ XVIII Tuy nhiên, cái đẹp của Nhị Khanh trong tác phẩmnày chỉ được điểm qua mờ nhạt Nàng được giới thiệu là “gái sắc” nhưng cái sắc ấynhư thế nào thì tác giả không tả, không hình tượng hóa và ngợi ca như ở nàng Kiều

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm

liễu hờn kém xanh), nàng Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái (Chiều

cá nhảy, vẻ nhạn sa/ Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây/ Má hồng môi thắm hây hây/ Khổ mê thược dược, thức say hải đường/ Chiều sánh ngọc, vẻ so vàng/ Ôi hoa

vì sắc, ủ hương vì màu) hay nàng Dao Tiên trong Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự

Trang 38

(Dờn dờn mây cựa quanh trăng/ Hoa tươi mỉm động ngọc lừng thơm bay /Thiên

nhiên sẵn đúc dày dày/ Mực hoen sá thấm phấn rơi thông giồi)…

Giống như Nhị Khanh, Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

cũng không được miêu tả cụ thể, hình tượng hóa và nhấn mạnh về ngoại hình dù nàng

có thể là một người phụ nữ đẹp Cả tác phẩm chỉ có một câu văn duy nhất nhắc đến vẻđẹp ngoại hình của người phụ nữ này Song trong câu văn duy nhất ấy, ngoại hình cũngchỉ được coi là một phần phụ, một yếu tố có tính chất bổ sung cho chân dung đạo đứccủa nàng: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương Người đã thùy mị, nết na,lại thêm có tư dung tốt đẹp Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xinvới mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [60.170] Trong tiếng Việt, hai chữ “lại thêm”không bao giờ hàm ý nội dung phía sau nó là quan trọng hay được trân trọng Trongcâu văn này, đương nhiên ý nghĩa cũng không thể khác: Tư dung của Vũ Nương chỉ làmột phần phụ bên cạnh phẩm hạnh thùy mị, nết na của nàng Ở đây, cả người trầnthuật, gia đình Trương Sinh lẫn Trương Sinh đều coi trọng vẻ đẹp đạo đức của VũNương hơn vẻ đẹp ngoại hình, chỉ coi vẻ đẹp ngoại hình là một yếu tố đi kèm của đứchạnh

Trong Chuyện đối tụng ở Long cung, Dương Thị cũng không được miêu tả

về vẻ đẹp ngoại hình dù cho chính vẻ đẹp đó đã hấp dẫn Thần thuồng luồng, khiến

Thần thuồng luồng mê đắm Vẻ đẹp của Dương Thị nếu có được nhắc đến thì cũng

chỉ là mơ hồ và nhạt nhòa qua hai câu thơ:

Giai nhân tiếu sáp bích dao trâm Lao ngã tình hoài thuộc vọng thâm.

(Người đẹp đầu cài trâm bích ngọcCho ta thương nhớ ngẩn ngơ lòng)

Ít quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình, né tránh cái đẹp hấp dẫn về phương diệngiới cũng là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật miêu tả hình tượng nàng Lệ Nương

trong Chuyện Lệ Nương và phu nhân Ngô Chi Lan trong Cuộc nói chuyện thơ ở Kim

Hoa Điều này khiến người đọc hình dung người trần thuật chỉ chú ý duy nhất ở người

phụ nữ lý tưởng là đức hạnh mà không cần quan tâm đến yếu tố thân thể, ngoại hình

Trang 39

của họ So sánh với một số tác phẩm văn học của các tác giả chủ tình thế kỷ XVIII cóthể thấy, khi miêu tả người phụ nữ chính diện lý tưởng, các tác giả thế kỷ XVIII khôngchỉ quan tâm đến vẻ đẹp một chiều về đạo đức mà còn quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình

hấp dẫn ở họ Vì thế, Thúy Kiều trong Truyện Kiều không chỉ được Nguyễn Du ngợi

ca về đạo đức “hiếu nghĩa đủ đường” mà còn được mến mộ với sắc đẹp nghiêng thành

và vẻ đẹp mê hồn của thân thể Nhà thơ miêu tả cảnh Kiều tắm như một cái cớ để ngợi

ca vẻ đẹp ngoại hình hấp dẫn của nàng:

Buồng the gặp buổi thong dong, Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa.

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

So sánh với một số tác phẩm văn học đương đại, sự khác biệt trong cách miêu

tả và thái độ với vẻ đẹp ngoại hình hấp dẫn về phương diện giới của người phụ nữ lạicàng rõ nét Trong các tác phẩm văn học đương đại, ta thấy thái độ trân trọng, ngưỡng

mộ cái đẹp thân thể phụ nữ qua trang văn của nhiều nhà văn nổi tiếng từ Võ Thị Hảo,Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban… đến Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Hồ

Anh Thái và nhiều nhà văn khác Xin lấy tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo làm

ví dụ để so sánh với Truyền kỳ mạn lục về phương diện này.

Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã thực sự có dụng ý dành nhiều câu văn đẹp

để ngợi ca ngoại hình các nhân vật nữ, đặc biệt là cung nhân Ngạn La và tiểu thư NhuệAnh Cung nhân Ngạn La trong tác phẩm này được nhà văn ngưỡng mộ, trân trọng bởingoại hình nữ tính đầy gợi cảm của nàng: “… đôi mắt mèo màu sám nâu mở to hoảnghốt dưới đôi mày mềm mại lượn cong vút như hai cánh én Đôi môi mọng màu hoàngthổ sẫm kinh ngạc mở rộng làm hé lộ hàm răng đen láy Mớ tóc dài nuôi nấng quamười hai năm tràn xuống nửa lưng ôm lấy một bờ vai mảnh mai màu nâu mịn mượtnhư lụa Đôi vú mới nhú như nửa vầng trăng với hai đầu vú nhỏ ương ngạnh và kiêuhãnh Xa xôi dưới kia cũng mượt mà và chảy tràn như lụa là cặp đùi và đôi chân thondài với năm ngón chân nhỏ nhắn hơi xòe ra, móng chân màu vàng” [13] Còn ngoại

Trang 40

hình quyến rũ của tiểu thư Nhuệ Anh được nhà văn khắc họa với “chiếc cằm có đườngviền cứng cỏi của nàng hòa hợp kỳ lạ với đôi mắt dài như hai nét bút bay bướm đượcphác qua bởi cơn thần hứng của một nhà thư họa biến thành đôi dòng sông thăm thẳmkhôn dò nửa buồn, nửa vui Khóe mắt như nước đong Ngự trị kiêu sa, làm sáng rựcđôi mắt là đường mày màu khói nhạt dường như hơi cau đa đoan đến não lòng Nhưng

đó lại là cái nét cau cau quyến rũ đến thiêu đốt lòng người” [13] Có thể thấy, trong tácphẩm của mình, Võ Thị Hảo đã thực sự chú ý đến những yếu tố rất riêng của ngườiphụ nữ từ đôi mắt, đôi môi, mớ tóc, chiếc cằm đến đôi vú, cặp đùi, đôi chân… và miêu

tả chúng bằng từng đường nét tỉ mỉ, chi tiết với giọng điệu ngưỡng mộ, trân trọng Ta

sẽ không thể tìm thấy cách miêu tả và thái độ tương tự về vẻ đẹp ngoại hình của những

người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục Điều này xuất phát từ điểm nhìn của người trần

thuật: Nếu như các nhà thơ thế kỷ XVIII và các văn sĩ đương đại đã đứng từ điểm nhìn

nữ giới để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ, chú ý đến vẻ đẹp thân thể ngườiphụ nữ và miêu tả chúng một cách hình tượng, cụ thể với giọng điệu trân trọng, ngợi ca

và ngưỡng mộ thì tác giả Truyền kỳ mạn lục dường như vẫn đứng từ điểm nhìn nam

giới, điểm nhìn của nhà Nho để miêu tả họ Vì thế, những yếu tố thuộc về ngoại hìnhhấp dẫn về phương diện giới của người phụ nữ lý tưởng hầu như không được tác giả

Truyền kỳ mạn lục chú ý miêu tả

Tóm lại, khi xây dựng hình tượng người phụ nữ chính diện lý tưởng, tác giả Truyền

kỳ mạn lục không nhấn mạnh vẻ đẹp ngoại hình, thường né tránh cái đẹp về thân thể và chỉ

nhấn mạnh đức hạnh của họ Vì thế, vẻ đẹp ngoại hình có chất nữ tính, hấp dẫn về phươngdiện giới của những người phụ nữ này hiện lên mờ nhạt trong giọng điệu kể chuyện trungtính và những câu văn giới thiệu không hình tượng hoá Điều này có nguồn gốc từ quanniệm coi thường và nghiêm khắc với nữ sắc của Nho gia, quan niệm cho rằng nữ sắc gắn với

sự cám dỗ nhục dục, với cái xấu xa, độc ác, gắn với người phụ nữ phản diện còn giá trị củangười phụ nữ lý tưởng không phải ở thân thể mà là đức hạnh So sánh các truyện về người

phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm văn học Việt Nam thế kỷ XVIII và đương

đại có thể thấy thái độ coi người đẹp như một giá trị còn mờ nhạt trong tập tác phẩm này

2.2 Ngôn ngữ

Ngày đăng: 03/04/2014, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
2. Phạm Văn Ánh (2009), Có hay không yếu tố nữ trong bài Từ điệu Nguyễn Lang Quy của Khuông Việt Đại Sư, http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/ , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có hay không yếu tố nữ trong bài Từ điệu Nguyễn LangQuy của Khuông Việt Đại Sư
Tác giả: Phạm Văn Ánh
Năm: 2009
3. Lại Nguyên Ân (2006), Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929-1930-1931, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929-1930-1931
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NxbHội Nhà văn
Năm: 2006
4. Ngô Bắc dịch (2007), “Phụ nữ phương Tây nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước”, Gabrielle M. Vassal, On & Off Duty in Annam, London: William Heinemann, 1910, các trang 132- 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ phương Tây nhìn phụ nữ Việt Nam 100 năm trước”, GabrielleM. Vassal, "On & Off Duty in Annam
Tác giả: Ngô Bắc dịch
Năm: 2007
5. Ngô Vũ Hải Bằng (2008), Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức,http://e-cadao.com/tieuluan/linhtinh/luathongduc.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức
Tác giả: Ngô Vũ Hải Bằng
Năm: 2008
6. Nguyễn Đình Chú (2010), Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương,http://www.viet-studies.info/NguyenDinhChu_ThieuPhuNamXuong.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2010
7. Mai Ngọc Chúc (2005), Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần nữ và liệt nữ Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
8. Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc (1994), Những khúc ngâm chọn lọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khúcngâm chọn lọc
Tác giả: Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
9. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=82&menu=107,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2006
10. Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1982), Hồng Đức Quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồng Đức Quốc âm thi tập
Tác giả: Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
11. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1977
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
13. Võ Thị Hảo (2004), Giàn thiêu, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giàn thiêu
Tác giả: Võ Thị Hảo
Nhà XB: Nxb. Phụ nữ
Năm: 2004
14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên tiến trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên tiến trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2001
15. Nguyễn Việt Hùng, Người phụ nữ và xã hội mẫu quyền trong sử thi Tây Nguyên (Trường hợp Otndrong của người Mơ nông), http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/ , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người phụ nữ và xã hội mẫu quyền trong sử thi Tây Nguyên(Trường hợp Otndrong của người Mơ nông)
16. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ Mới), Nxb. Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng Chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Thế Giới
Năm: 2004
17. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hượu
Nhà XB: Nxb Vănhóa thông tin
Năm: 1995
18. Nguyễn Thị Huyền (2009), Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, http://www.vanhoahoc.edu.vn/content/view/1125/70/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2009
19. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb.Khoa học xã hội, Bản điện tử, www.thuvien-ebook.net, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên
Nhà XB: Nxb.Khoa học xã hội
Năm: 1993
20. Toàn Huệ Khanh (2005), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc -Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại,Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Toàn Huệ Khanh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w