75
75
CHƯƠNG 5. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
5.1 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất
là mối liên hệ dưới hình thức toán học, mô tả quá trình biến
đổi nhập lượng thành xuất lượng một cách hiệu quả.
Một hàm sản xuất đơn giản mô tả quá trình biến đổi một tập hợp nhập lượng
K, L, v.v thành một số lượng Q xuất lượng (hàng hóa hay dòch vụ).
5.2 Quyết đònh sản xuất trong ngắn hạn
Ngắn hạn được đònh nghóa là khung thời gian trong đó có những yếu
tố sản xuất là cố đònh.
Các yếu tố sản xuất biến đổi và cố đònh - Yếu tố sản xuất biến đổi là những
nhập lượng mà người quản lý có thể điều chỉnh để thay đổi sản xuất. Yếu tố
sản xuất cố đònh là những nhập lượng mà người quản lý không thể điều
chỉnh trong một khoảng thời gian
.
5.3 Tổng sản phẩm, năng suất biên và năng suất trung bình
5.3.1 Tổng sản phẩm (TP): là toàn bộ xuất lượng của quá trình sản xuất,
thường được biểu thò bằng Q, hay số xuất lượng.
5.3.2 Năng suất biên (MP): của một yếu tố sản xuất cụ thể, ví dụ lao động,
được đònh nghóa là thay đổi trong xuất lượng (Q) bắt nguồn từ sự thay đổi
một đơn vò nhập lượng.
76
76
X
Q
MP
X
Δ
=
Δ
= với X là một nhập lượng cụ thể, như lao động, và Q là xuất
lượng của hàng hóa hay dòch vụ cuối cùng được sản xuất. Năng suất biên là
độ dốc của tổng sản phẩm.
Nếu ta có một đường tổng sản phẩm liên tục, đẹp đẽ, thì năng suất biên tại
một điểm cụ thể trên đường tổng sản phẩm chính là độ dốc của đường tiếp
tuyến với đường tổng sản phẩm tại điểm đó.
Dùng đạo hàm
X
Q
MP
X
∂
=
∂
Bảng 4.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất lúa
Đất đai (ha) Lao động
(người)
q MPL APL
(1) (2) (3) (4) (5)
1 1 3 3 3,0
1 2 7 4 3,5
1 3 12 5 4,0
1 4 16 4 4,0
1 5 19 3 3,8
1 6 21 2 3,5
1 7 22 1 3,1
1 8 22 0 2,8
1 9 21 -1 2,1
1 10
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo
hàm của tổng sản lượng theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Như vậy, về mặt
hình học, năng suất biên là độ dốc của đường tiếp tuyến của đồ thị hàm sản
xuất tại từng điểm cụ thể
.
77
77
5.3.3 Năng suất trung bình (AP): là số xuất lượng trung bình được sản xuất
tính trên mỗi đơn vò nhập lượng.
X
Q
AP
X
=
Khi ta có một đường tổng sản phẩm liên tục, đẹp đẽ, thì năng suất trung
bình tại một điểm cụ thể trên đường tổng sản phẩm là độ dốc của một tia
xuất phát từ gốc tọa độ của đồ thò và đi qua điểm đang xét trên đường tổng
sản phẩm.
5.3.4 Hiệu suất biên giảm dần – Ta có thể biểu diễn những giai đoạn
khác nhau
Giai đoạn 1 : Hiệu suất biên tăng dần
Giai đoạn 2: Hiệu suất biên giảm dần
Giai đoạn 3: Hiệu suất biên âm
Mối liên hệ giữa Tổng sản phẩm, năng suất trung bình và năng suất biên
của nhập lượng biến đổi (trường hợp tổng quát)
1. Khi TP đạt giá trò lớn nhất, MP
X
= 0.
2. Khi AP
X
đang tăng, MP
X
> AP
X
.
3. Khi AP
X
đạt giá trò lớn nhất, MP
X
= AP
X
.
4. Khi AP
X
đang giảm, MP
X
< AP
X
.
Từ bảng 4.1, chúng ta có thể xây dựng hình dạng của các đường tổng sản
lượng, đường năng suất biên và năng suất trung bình của lao động như hình
4.1.
Đường tổng sản lượng, đường năng suất biên và đường năng suất trung
78
78
bình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì năng suất biên là đạo hàm của tổng
sản lượng nên về mặt hình học, nó là độ dốc của đường tổng sản lượng. Ở
những mức lao động đầu tiên, tổng sản lượng tăng rất nhanh nên độ dốc của
đường này tăng và như vậy năng suất biên tăng, đường năng suất biên dốc lên.
Khi số lao động lớn hơn 3, tổng sản lượng tăng chậm dần, độ dốc của đường
sản lượng giảm nên năng suất biên giảm. Đường năng suất biên dốc xuống. Sau
đó, đường sản lượng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số
lao động không làm tăng thêm sản lượng. Vì vậy, lúc này, năng suất biên sẽ
bằng không. Đường năng suất biên cắt trục hoành. Sau đó, sản lượng giảm
xuống, đường tổng sản lượng có độ dốc âm nên năng suất biên âm.
Đối với đường năng suất lao động trung bình: Trên đồ thị 4.1, ta thấy
đường năng suất lao động trung bình cắt đường năng suất lao động biên tại
điểm có hoành độ là L
2
. Tại điểm này, năng suất lao động trung bình đạt cực
đại.
79
79
Trên đường tổng sản lượng q, ta có thể chọn một điểm bất kỳ và kẻ một
đường thẳng bất kỳ từ gốc tọa độ đến điểm này. Ta có thể chứng minh được
một cách dễ dàng là năng suất lao động trung bình của số lao động ứng với
điểm này sẽ chính là độ dốc của đường thẳng này. Tại điể
m ứng với số lượng
lao động là L
2
, đường kẻ từ gốc tọa độ sẽ tiếp xúc với đường tổng sản lượng.
Như thế, tại đây năng suất lao động trung bình sẽ bằng với năng suất lao động
biên. Với số lao động thấp hơn mức L
2
, độ dốc của đường thẳng kẻ từ gốc tọa
độ sẽ nhỏ hơn độ dốc của đường q nên AP < MP. Khi đó, năng suất trung bình
sẽ tăng lên nếu ta gia tăng số lượng lao động. Thí dụ, giả sử một lao động duy
nhất của một nông trang có thể cắt được 1 công lúa một ngày, năng suất trung
bình của người này cũng là 1 công/ngày/người. Khi thuê thêm một lao động
nữa, cả hai người cắt được 3 công lúa một ngày nên năng suất biên của người
thứ hai là hai, cao hơn năng suất trung bình của người thứ nhất nên sẽ làm năng
suất trung bình của cả hai người tăng lên, đó là, 1,5 công/ngày/người.
Cũng giống như thế, đối với các điểm phía phải của điểm L
2
, thì AP >
MP, và do vậy năng suất trung bình giảm dần khi ta sử dụng thêm lao động.
Thí dụ, giả sử người chủ nông trại thuê thêm người thứ 3, người này có năng
suất biên là 1 công, thấp hơn năng suất trung bình của hai người ban đầu. Do
đó, năng suất trung bình của ba người giảm xuống còn 1,33.
Như vậy, tại điểm năng suất lao động trung bình bằng với năng suất lao
độ
ng biên thì năng suất lao động trung bình là cực đại. Chúng ta có thể chứng
minh nhận xét này qua hàm sản xuất sau.
Thí dụ: Giả sử ta có hàm sản xuất có dạng như sau:
.
Để xây dựng hàm số năng suất lao động trung bình, hàm số năng suất
lao động biên, ta cố định giá trị K bằng cách cho K = K
0
= 10 chẳng hạn.
Khi đó, hàm số sản xuất trở thành:
80
80
(1) Năng suất lao động biên:
.
Kết quả này cho chúng ta thấy đường năng suất lao động biên có dạng hình
chữ U lật úp như đã vẽ ở trước.
(2) Năng suất lao động trung bình:
.
Đường năng suất lao động trung bình cũng có dạng hình chữ U lật úp
như đã vẽ ở trước.
(3) Năng suất lao động trung bình đạt cực đại tại điểm năng suất lao
động trung bình bằng với năng suất lao động biên:
Năng suất lao động trung bình đạt tối đa khi:
đơn vị lao động.
Tại điểm này, năng suất lao động trung bình là: APL = 900.000 đơn vị
sản phNm. Tại đó, năng suất lao động biên: MPL = 900.000 đơn vị sản phNm.
Vậy, tại điểm năng suất trung bình bằng với năng suất biên của lao động, năng
suất trung bình đạt cực đại.
81
81
Bài tập chương 5:
Bài 5.1: Giả sử ta có hàm sản xuất có dạng như sau:
.
Tính hàm số năng suất lao động trung bình, hàm số năng suất lao động
biên, với K = K
0
= 12.
Bài 5.2: Giả sử ta có hàm sản xuất có dạng như sau:
.
Với q tăng lên 20%. Tính hàm số năng suất lao động trung bình, hàm số
năng suất lao động biên, với K = 15.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Như Ý, “Kinh tếvi mô”, Nhà xuất bản thống kê, 2007.
2. TS. Trần Xuân Kiêm, TS. Hồ Ngọc Minh, “Kinh tế học vi mô”, Nhà
xuất bản thống kê, 2005.
3. David Begg, “Kinh tế học vi mô”, Nhà xuất bản thống kê, 2007.
4.
Damian Ward, “Bài tập kinh tế học vi mô”, Nhà xuất bản thống kê,
2007.
. = 15. Tài liệu tham khảo: 1. TS. Nguyễn Như Ý, Kinh tế vi mô , Nhà xuất bản thống kê, 2007. 2. TS. Trần Xuân Kiêm, TS. Hồ Ngọc Minh, Kinh tế học vi mô , Nhà xuất bản thống kê, 20 05. 3 75 75 CHƯƠNG 5. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 5. 1 Hàm sản xuất Hàm sản xuất là mối liên hệ dưới hình thức toán học, mô tả quá trình biến đổi nhập lượng thành xuất. mô , Nhà xuất bản thống kê, 20 05. 3. David Begg, Kinh tế học vi mô , Nhà xuất bản thống kê, 2007. 4. Damian Ward, “Bài tập kinh tế học vi mô , Nhà xuất bản thống kê, 2007.