Khí hậu vùng cực pdf

57 312 2
Khí hậu vùng cực pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống kiến trúc và văn hóa bản địa ở từng vùng miền khác nhau. Do đó, ở mỗi miền khí hậu, ta lại thấy ở đó có các kiểu công trình xây dựng, công trình công cộng, thẩm mỹ của con người và thậm chí là bản tính con người cũng mang tính chất riêng biệt. Ở đây, chúng ta nghiên cứu về kiến trúc ở khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, sử dụng 2 công trình truyền thống và hiện đại để làm rõ vấn đề trên: Một là trường Đại học bách khoa Hà Nội và hai là Đình Chu Quyến ở Hà Tây (nay đã sát nhập vào Hà Nội). Từ xưa đến nay, con người vẫn vận dụng kiến thức về tự nhiên trong vũ trụ để chế ngự lại tự nhiên và tồn tại, phát triển. Những nguyên tắc dường như là luật bất thành văn được hình thành từ kinh nghiệm của những thế hệ ông cha vẫn đảm bảo giá trị cho đến ngày nay. Điều đó thể hiện qua những nét tương đồng về cách thức chọn hướng, xây dựng, lưu thông, Giữa công trình xưa và công trình hiện đại. Bởi thời tiết mấy trăm năm trước và bây giờ vẫn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm(Khí hậu cận nhiệt đới theo Koppen). Nhưng theo sự phát triển, trình độ của con người ngày càng được nâng cao, các vật liệu bền vững hơn, ứng dụng thuận tiện hơn đã được thay thế, khắc phục được nhiều nhược điểm hơn. Hình khối công trình cũng phải thay đổi phù hợp với sự thay đổi toàn cầu. Thế nhưng, trong những công trình hiện đại vẫn có những cái không còn được tốt, an toàn và thân thiện với môi trường như ngày xưa. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn thông qua việc phân tích 2 công trình này: 2 NỘI DUNG A-VỊ TRÍ ĐỊA LÍ- KHÍ HẬU I.PHÂN VÙNG KHÍ HẬU THEO KOPPEN. -Phân loại khí hậu Köppen: là một trong những hệ thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được Wladimir Köppen, một nhà khí hậu học người Đức phát triển vào khoảng năm 1900 (với vài sửa đổi sau này do chính ông thực hiện, đáng chú ý nhất là vào các năm 1918 và 1936). Nó dựa trên khái niệm cho rằng thảm thực vật bản địa là diễn giải tốt nhất cho khí hậu, vì thế ranh giới của các đới khí hậu phải được lựa chọn với sự phân bố thảm thực vật trong suy nghĩ và ý tưởng. Nó kết hợp các nhiệt độ trung bình hàng năm và hàng tháng cùng lượng giáng thủy, cũng như tính chất theo mùa của giáng thủy. -Sơ đồ phân loại khí hậu Köppen phân chia các đới khí hậu ra thành 5 nhóm chính và vài kiểu cùng vài phụ kiểu. Mỗi kiểu khí hậu cụ thể được ký hiệu bằng 2 tới 4 chữ cái. Nhóm A: Khí hậu nhiệt đới/đại nhiệt.  Khí hậu rừng mưa nhiệt đới (Af)  Khí hậu gió mùa nhiệt đới (Am):  Khí hậu ẩm và khô nhiệt đới hay khí hậu xavan (Aw) Nhóm B: Khí hậu khô (khô cằn và bán khô cằn) Nhóm C: Khí hậu ôn đới/trung nhiệt Nhóm D: Khí hậu lục địa/tiểu nhiệt 3 Nhóm E: Khí hậu vùng cực II. HAI KHU VỰC ĐIỄN HÌNH MANG KHÍ HẬU CẬN NHIỆT ĐỚI. 1.KHU VỰC HÀ NỘI(VIỆT NAM) 1.1.Phân loại theo koppen - Theo koppen, thì Hà nội thuôc nhóm C khí hậu ôn đới/trung nhiệt, nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới. Chú thích: Nhiệt đới, ẩm và khô Khô, bán khô cằn Khô, khô cằn Ôn hòa, Địa Trung Hải Ôn hòa, cận nhiệt đới ẩm Ôn hòa, hải dương bờ phía tây 4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHÍ HẬU CẬN NHIỆT ĐỚI: -Vùng cận nhiệt đới có giới hạn địa lý và khí hậu nằm giữa 2 đường Hạ chí tuyến (23° 26' 22" vĩ bắc) và Đông chí tuyến (23° 26' 22" vĩ nam) ở hai bán cầu. Khí hậu cận nhiệt đới có thể xuất hiện ở những vùng cao trong các khu vực nhiệt đới, chẳng hạn như trên cao nguyên Mexico và tại Bắc Việt Nam hay Đài Loan. Tám tháng trong năm của vùng cận nhiệt đới có nhiệt độ trung bình ngang bằng hoặc trên 10 ° C , với tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình từ 6 đến 13 ° C. -Phần lớn của các sa mạc trên thế giới nằm trong vùng cận nhiệt đới, do sự phát triển của áp cao ở vùng cận nhiệt đới.Ở các vùng thảo nguyên trong vùng cận nhiệt đới, mùa mưa hàng năm diễn ra trong mùa hè, đó là hầu hết lượng mưa của cả năm của cả khu vực. Ở vùng khí hậu Địa Trung Hải, mùa mưa xảy ra trong mùa đông. Khu vực được bao quanh bởi dòng biển ấm dễ dàng tạo ra những cơn mưa lớn và những cơn bão nhiệt đới, có thể đóng góp tỷ lệ đáng kể lượng vào mưa hàng năm. -Trong hệ thống phân loại khí hậu Köppen, một khu vực cận nhiệt đới có ít nhất tám tháng với nhiệt độ trung bình là 10 ° C hoặc cao hơn.Nhà khí hậu học Đức Carl Troll và Karlheinz Paffen xác định vùng ôn đới ấm như vùng đồng bằng và đồi núi có nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 2 ° C đến 13 ° C ở Bắc bán cầu và từ 6 ° C đến 13 ° C ở Nam bán cầu, không bao gồm khí hậu đại dương và lục địa. -Lượng nhiệt nhận được của trái đất ở gần đường xích đạo dẫn đến một lượng lớn chuyển động trở lên và đối lưu dọc theo máng gió mùa hoặc vùng hội tụ giữa hai chí tuyến. Sự chênh lệch áp suất làm cho không khí bốc lên cao và di chuyển ra khỏi đường xích đạo. Khi không khí di chuyển đến các vĩ độ cao hơn, nó lạnh đi và chìm dần ở vĩ tuyến 30 của cả hai bán cầu. Nhiều sa mạc của thế giới được tạo ra bởi những vùng áp suất cao nằm trong vùng cận nhiệt đới. Chế độ này được biết đến như là một khí hậu cận nhiệt đới khô cằn, mà thường xuất hiện tại các khu vực tiếp giáp với dòng hải lưu lạnh. 5 1.2.vị trí địa lý. -Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. - Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. -Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. - Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m) Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. 6 1.3.Khí hậu -Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. -Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC) Lượng mưa trung bình các tháng(mm) -Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. 7 -Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. 2.KHU VỰC HÀ TÂY( NAY THUỘC HÀ NỘI) 2.1.Vị trí địa lí Hà Tây là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp sông Hồng, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp các tỉnh Phú Thọvà Hoà Bình. Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên. 8 2.2.Địa hình. Tuy là tỉnh đồng bằng nhưng địa hình Hà Tây khá đa dạng, bao gồm cả đồng bằng và đồi núi. Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng núi đồi phía Tây, có độ cao tuyệt đối 300m trở lên, diện tích 704km2, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh, địa hình dốc trên 250. Cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m, núi Gia Dê thuộc Ba Vì có độ cao 707m, núi Thiên Trù (Mỹ Đức cao 378 m, núi Bộc (Chương Mỹ) cao 245m, núi Thầy (Quốc Oai) cao 105m. Các núi đá vôi tập trung ở phía Tây Nam tỉnh, địa hình bị chia cắt rất phức tạp, có nhiều hang động lớn. Vùng đồi gò có diện tích trên 530 km2, chủ yếu là đồi thấp (độ cao trung bình 100 m) xen lẫn các thung lũng. Vùng đồng bằng phía Đông có diện tích 1.444 km2 chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 5-7 m so với mặt biển. Địa hình vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, mang đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ với nhiều ô trũng đê viền. Đất đai màu mỡ, có điều kiện thâm canh cây lúa nước cho năng suất cao, phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. 2.3.Phân loại khí hậu theo koppen - Theo koppen, thì Hà tây ( Ba Vì)thuôc nhóm C khí hậu ôn đới/trung nhiệt, nằm trong vùngkhí hậu cận nhiệt đới. Hà Tây có khí hậu cận nhiêt đới, có mùa đông khô lạnh. Khí hậu phân hoá theo địa hình. Vùng đồng bằng có độ cao trung bình 5-7 m, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23,8- độ-C; lượng mưa trung bình 1700 - 1800 mm. Vùng đồi gò có độ cao trung bình từ 15 m - 50 m. Khí hậu lục địa có ảnh hưởng gió Lào, nhiệt độ trung bình 23,5- độ-C, lượng mưa trung bình 2.300 - 2.400 mm. Vùng núi Ba Vì có độ cao 700m trở lên, là vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18- độ-C. Lượng mưa trung bình trên 2300 mm. 9 KẾT LUẬN: Hà Nội và Hà Tây là hai khu vưc năm trong vùngkhí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, nên khí hậu có những đặc điểm gần giống nhau. 10 B. CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU I.CÔNG TRÌNH ĐÌNH CHU QUYẾN Nằm trong vùng đất có nền văn hoá lâu đời, đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong cộng đồng đồng thời cũng là di tích nghệ thuật khá độc đáo. Đình có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII. Phân loại theo chức năng đình thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng. Theo phân loại chung đình thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Đình đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. 1.các cơ chế thích ứng với khí hậu và người sử dụng của công trình 1.1VỊ TRÍ (hướng, chuyển động biểu kiến của mặt trời,…) Đình Chu Quyến ở xã Chu Minh, huyện Ba Vì, cách thành phố Sơn Tây 10km và cách Đường Lâm 6km về phía Tây Bắc, đi theo đường QL 32. Đây là ngôi đình được dựng vào khoảng thế kỷ XVII, vẫn được xem như ngôi đình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nằm ở vị trí Đình Chu Quyến có hướng chính là hướng Nam. [...]... nước trồng các loại rau muống, thả bèo trên ao Bên cạnh ao trồng các loại cây ăn quả, cau… Việc bố trí cây và ao là việc làm tạo vi khí hậu, lọc không khí , giảm tải năng lượng mặt trời truyền vào nhà Ngoài ra còn làm sinh động cảnh quan 4.2.Con người.- cảnh quan, khí hậu Mọi người sống trong môi trường này như thế nào? Họ di chuyển giữa các không gian nội thất dựa trên thời gian trong ngày hoặc theo... TRÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI( VIỆT NAM) 1.Địa điểm - Trường ĐH bách khoa tọa lạc tại số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam 2 Vùng khí hậu Vùng đông hoàng liêm sơn và dẫy núi thấp ( dưới 900) của phía đông bắc bộ, thanh hóa, nghệ tĩnh Vùng này có mùa lạnh rỏ rệt nhiệt độ trung bình tháng dưới 20O C , nhiệt độ trung bình thấp nhất là 28OC 21 Mùa nóng bức: nhiệt độ trung bình tháng... che nắng Thực tiễn xây dựng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và những yêu cầu về của chế độ vệ sinh cho các phòng trong đó người ta phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện khí hậu này chỉ rõ rằng các thiết bị che nắng không ngăn được toàn bộ các tia mặt trời chiếu vào phòng mà chỉ trừ sự gia tăng nhiệt độ các tia nắng chiếu trực tiếp 26 4.Mô tả các thành phần thiết kế thích ứng khí hậu nhiệt đới 4.1.Khu đất-... ứng với khí hậu như thế nào? Trang phục đặc trưng của làng Việt cổ Trong nhiều gia đình tại làng cổ Đường Lâm vẫn còn lưu giữ được các trang phục cổ từ xa xưa với phong cách ăn mặc kín đáo như áo cánh, áo tứ thân, quần lửng (hay còn gọi là quần què), khăn, yếm… Trước kia người làng Đường lâm tự tay dệt được hầu hết các loại trang phục này, tự tay đo cắt theo độ rộng phù hợp để đối phó với khí hậu nóng... phù hợp với khí hậu gió mùa của người Việt xưa 18 Dạng lối ra vào, cửa ra vào và cửa sổ : Hệ kết cấu cột,vì kèo cộng them không gian mở Đứng bên trong Đình Chu Quyến có thể nhìn thấy tất cả cảnh vật phía bên ngoài song lối đi hướng nam dẫn đến gian trung tâm Lối đi vào đình mở thoáng cả 4 hướng 4.Cảnh quan bao quanh và cay cối 4.1.Những yếu tố điển hình của cảnh quan trong điều kiện khí hậu tương ứng:... chỉ có 1,5 giờ nắng mỗi ngày), còn các tháng hè thu lại nhiều nắng nhất trong năm , nhưng cũng không quá 6- 7 giờ mỗi ngày -khu vực HN các thời gian có khí hậu tiên nghi và không tiện nghi trong ngày như sau:        Tháng 1,tháng 2, tháng 12 khí hậu lạnh hoàn toàn Tháng 3, có khoảng thời gian tiện nghi từ hơn 10h – 20h Tháng 4,tháng 10, tháng 11, hầu như suốt thời gian trong ngày có chế độ nhiêt... Hậu cung, nơi thờ thành hoàng làng là Nhã Lang, cũng không được làm tách riêng, mà nằm ngay trong gian giữa (chính điện), tại vị trí các cột cái và cột quân phía sau gian trung tâm tòa đại đình, và được quây kín cố định, tạo không khí thần bí và trang nghiêm (Đình Bảng: hậu cung tách riêng đại bái, thành kiến trúc chữ Đinh, 丁) 12 CÔNG TRÌNH ĐÌNH CHU QUYẾN 2.Mô tả các thành phần thiết kế thích ứng khí. .. 24 3.3.Cơ chế vận hành (nhiệt, gió, nước, năng lượng…) Tổng thể đại học Bách Khoa Hà Nội theo google Những đặc điểm khí hậu mùa hè đồi hỏi phải đảm bảo yêu cầu chống nóng cho các phòng học và để hở tối đa các công trình để đạt hiệu quả thông gió xuyên phòng và loại trừ sự ứ động không khí ẩm trong phòng, còn về mùa đông yêu cầu chiếu sáng cho các phòng học từ môi trường bên ngài và sử dụng đúng các... 9h – 20h Tháng 8 có khoảng thời gian nóng từ 12h- 18h Kết quả này cho ta thấy mùa hè ở điều kiện hà nội có thời gian giũa tháng 4 đến giữa tháng 9 và tháng nóng nhất là tháng 7 3.cơ chế thích ứng với khí hậu và người sử dụng của công trình 3.1.Vị trí (hướng, chuyển động biểu kiến của mặt trời,…) Xác định hướng nhà tối ưu: Cường độ bức xạ mặt trời chiếu trên các hướng khác nhau của nhà ở khu vực hà nội... biết là hướng tây bức xạ mặt trời cao lại trùng với nhiệt độ không khí cao nhất trông ngày (14 -15 giờ), nên thường hướng tây chiệu tác động nhiệt lớn nhất Ở Hà Nội hướng nhà tốt nhất là quay về hướng đông nam trong giới hạn 145 -180-độ- C Tiêu chuân che năng ở khu vực: Ở Hà Nội trong điều kiện trường học vào tháng 7 khi nhiệt độ không khí tk =28,4oC, cửa sổ phải được che nắng hoàn toàn 23 3.2.Hình khối . nhiệt.  Khí hậu rừng mưa nhiệt đới (Af)  Khí hậu gió mùa nhiệt đới (Am):  Khí hậu ẩm và khô nhiệt đới hay khí hậu xavan (Aw) Nhóm B: Khí hậu khô (khô cằn và bán khô cằn) Nhóm C: Khí hậu ôn. LÍ- KHÍ HẬU I.PHÂN VÙNG KHÍ HẬU THEO KOPPEN. -Phân loại khí hậu Köppen: là một trong những hệ thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được Wladimir Köppen, một nhà khí hậu học. 6 1.3 .Khí hậu -Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. -Nằm trong vùng nhiệt

Ngày đăng: 03/04/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan