LàngCửu–Ngôilàngcổvớikiến
trúc Tây
Cách Trung tâm Hà Nội chừng hơn 40km, làngCựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú
Xuyên (Hà Nội), được nhiều người gọi là “làng Tây”, bởi nơi đây còn lưu giữ dấu
tích hàng chục ngôi biệt thự được xây dựng theo phong cách kiếntrúcTây Âu.
Đặt chân đến làng Cựu, điểm thu hút đầu tiên với du khách là chiếc cổng làng bề thế,
được xây theo lối “quyển thư”, tựa như một cuốn sách khổng lồ đang mở ra đón khách.
Cổng làngcókiếntrúc cầu kì, bề thế, có tầng, có mái và có cả lối lên xuống. Vọng các
của cổng làngvới mái ngói, bờ đao cong vút, hai đôi nghê đắp nổi dù đã sứt mẻ theo thời
gian nhưng vẫn còn nguyên nét đẹp cổ kính, thể hiện sự bề thế của một ngôilàng trù phú.
Cổng mỗi nhà đều có họa tiết trang trí khá riêng biệt, có thể là hình đôi nậm rượu, con
tôm, con dơi hay có cổng thì là hai con nghê chầu hai bên án ngữ.
Ảnh hưởng một phần từ kiếntrúc Pháp, những ngôi nhà ở làngCựu mang vẻ đẹp hoa lệ
nhưng khác với các biệt thự Pháp còn lại ở Sa Pa, Ðà Lạt. LàngCựu là sự kết hợp hài hòa
giữa kiếntrúc kinh viện châu Âu và kiếntrúc bản địa. Tới đây, người làng sẽ chỉ cho du
khách thấy nhà cụ Phó Du được xây dựng năm 1929, thuộc loại sớm nhất làng tiêu biểu
cho kiếntrúc Ðông Dương. Ngôi nhà được nhấn mạnh khối trung tâm, hai bên cân xứng,
phía trước đan xen những vườn hoa nhỏ tạo điểm nhấn giúp ngôi nhà mang vẻ bề thế mà
vẫn thanh thoát. Nhà ông Xã Vình, một nhà buôn gỗ, là một trong những biệt thự cầu kì
nhất. Lối ngõ thênh thang lát đá tảng xanh, hai tòa nhà ở hai bên nối với nhau bằng cầu
bê tông uốn lượn, cổng được trang trí “sơn thủy hữu tình”. Nhà của cụ Hàn Thăng thì
mang dáng dấp đại quan, mái cổ, cửa bức bàn, cột gỗ lim to, nền nhà tôn cao, sân thấp mà
rộng, tòa ngang dãy dọc như ở chốn “tam cung lục viện”.
Có thể thấy, những căn nhà ba gian với khoảng sân rộng là kiếntrúc của cả làng. Nét tinh
tế thể hiện trên những mái nhà cong vút, những khung cửa tỉ mẩn trong từng chi tiết và
những hình hoa văn dù đã bị thời gian lấp đi bằng rêu mốc vẫn tỏa rạng vẻ đẹp của một
thời vàng son. Ngoài sự thể hiện về đời sống vật chất, lăng kính kiếntrúc còn thể hiện
góc độ văn hóa của ngôi làng. Trong làngcó nhà thờ họ, trường học, nơi giao lưu kết nối
cộng đồng, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với con người.
Nuối tiếc nghề truyền thống
Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ nhân của một ngôi nhà cókiếntrúccổ của làngCựu cho
biết, từ thời Pháp thuộc, người làngCựu đã nổi tiếng với nghề may âu phục. Nhờ nghề
này, nhà nhà trong làng giàu lên nhanh chóng.
Người làngCựu chuyên may com-lê cùng các bộ đầm tân thời phục vụ cho người Pháp
cũng như giới thượng lưu ở Hà thành và cả Sài Gòn. Ban đầu họ đi lên từ “cái mặc” để
khắc phục “cái ăn”, dần dần trở thành những thương hiệu “đệ nhất Hà thành” như: Phúc
Hưng, Phúc Mỹ, Đức Lợi… Ngày ấy, nghề buôn vải cũng được người làngCựu chiếm
lĩnh gần như toàn bộ thị trường may mặc ở Hà Nội rồi mở rộng thị trường vào tận Sài
Gòn – Chợ Lớn. Vào thế kỉ XX, ông Chu Văn Luận – một thương gia giàu nổi tiếng ở
làng Cựu– còn tài trợ xây dựng cho làng mình biến thành khu dân cư ăn chơi bậc nhất
nông thôn Việt Nam với mỗi ngõ ngách trong xóm được lát đá xanh, “cung tiến” một cái
cột đèn bê-tông, có mỏ neo sắt, treo một cái đèn bão Hoa Kỳ sáng bằng dầu hỏa suốt
đêm!
Ông Thắng cho biết thêm, sau Cách mạng Tháng Tám, nhiều người giàu có gốc làngCựu
đã quyên tiền cho Chính phủ. Hồi kháng chiến khó khăn, họ vẫn ở Hà Nội, coi biệt thự
còn lại ở làng như từ đường. Hiện ở làng chỉ có hơn 100 hộ, với hơn 600 nhân khẩu, sinh
sống bằng nghề nông nên không có tiền đầu tư chống lại sự xuống cấp của những ngôi
nhà là niềm tự hào của người dân. Hơn thế, 1/3 trong số gần 100 ngôi biệt thự cổ của làng
hiện bị bỏ không, thỉnh thoảng mới có người đến quét dọn, nhưng cũng có nhà mấy hộ
cùng sở hữu, bán đi bán lại nhiều lần, mạnh ai người ấy làm, cải tạo theo ý riêng khiến
cảnh quan, không gian kiếntrúccổ ít nhiều bị biến dạng hoặc mất đi.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Thắng buồn bã nói: “Những ngôi nhà đẹp ở làng tôi bây giờ
đều là những ngôi nhà hầu như quanh năm suốt tháng cửa đóng then cài kín mít. Chủ
nhân của những ngôi nhà ấy đã tỏa đi khắp nơi mà không hẹn ngày về…”.
Giờ đây, đến làng Cựu, đông nhất có lẽ là cánh sinh viên kiếntrúc hay những thành viên
của các CLB nhiếp ảnh. Cũng chưa thấy nhắc đến một phương án bảo tồn kiếntrúclàng
như ở Đường Lâm hay Cự Đà. Rời làng Cựu, theo mãi chúng tôi là hình ảnh những
khung cửa gỗ khóa trái hoen gỉ theo năm tháng, những khoảnh sân vườn đầy lá rụng ngập
bước chân, những bức tường rêu loang lổ vết thời gian… Tất cả đem đến một niềm tiếc
nuối và băn khoăn: Bao giờ làngCựu sẽ thành điểm du lịch hấp dẫn như người làngCựu
từng mong muốn?
. Làng Cửu – Ngôi làng cổ với kiến trúc Tây Cách Trung tâm Hà Nội chừng hơn 40km, làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), được nhiều người gọi là làng Tây , bởi nơi. từ kiến trúc Pháp, những ngôi nhà ở làng Cựu mang vẻ đẹp hoa lệ nhưng khác với các biệt thự Pháp còn lại ở Sa Pa, Ðà Lạt. Làng Cựu là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc kinh viện châu Âu và kiến. một ngôi nhà có kiến trúc cổ của làng Cựu cho biết, từ thời Pháp thuộc, người làng Cựu đã nổi tiếng với nghề may âu phục. Nhờ nghề này, nhà nhà trong làng giàu lên nhanh chóng. Người làng