Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
346,54 KB
Nội dung
Âm thanhhànộingày
xửa, ngàyxưa.
Hôm nay tôi mạo muội hoài niệm tí chút về những « âm
thanh » ngày xưa của thủ đô HàNội chúng ta.
Tôi không sanh ra ở HàNội nhưng sống và lớn lên ở đó từ
những năm 1958, 1959, lúc mới lên 5, lên 6 tuổi. Tôi may
mắn được sống gần khu phố cổ, nơi 36 phố phường. Căn nhà
tôi ở là số 19 Tràng Thi, cách Tháp Rùa khoảng độ 500m.
« ÂmThanhHàNội » bắt đầu từ Không giờ 0. Hàng ngày cứ
từ khoảng nửa đêm đến 3, 4 giờ sáng là có tiếng gọi cửa từng
nhà: « Đổi thùng ! ». Bây giờ chắc chắn nhiều người không
thể hiểu « đổi thùng » là gì. Xin giải thích, nhắc lại để người
đã quên thì hồi tưởng, người chưa biết thì hiểu rõ. Hồi đó ở
Hà Nội, phần lớn nhà vệ sinh ( nhà xí ) của các hộ dân phố
được trang bị 1 cái thùng bên dưới lỗ đại tiện, giống như
thùng gánh nước ; cứ sau 2, 3 ngày thì có người đến lấy
thùng đầy phân ra và đổi thùng khác vào. Cho nên những
người làm công việc đó chỉ làm vào ban đêm và gọi cửa từng
nhà « đổi thùng » là như vậy. Những người làm công việc «
đổi thùng » ấy là những người trông vô cùng cực khổ, lam lũ
( hay vì họ cố tình ăn mặc như vậy trong khi làm cái nghề
trên ?) và thường có nguồn gốc từ làng Cổ Nhuế. Cuối những
năm 60 đầu 70 các nhà xí kiểu đó dần dần biến mất nên âm
thanh « đổi thùng » cũng từ đó mà tuyệt chủng. Lẽ dĩ nhiên
âm thanh « đổi thùng » mất đi, buồn ít mà vui nhiều vì Hà
Nội của chúng ta văn minh, sạch sẽ lên.
Đến 4, 5 giờ sáng là lúc bắt đầu vang lên tiếng "leng keng"
của tàu điện. Ở đây tôi muốn bổ sung một chi tiết: Âmthanh
"leng keng" kia phát ra từ đâu trên tàu ? Tôi đã từng quan sát
và biết được: Sàn gỗ dưới chân ông lái tàu được khoét 1 lỗ
nhỏ, họ hàn 1 cây sắt giống như cái dùi trống vào 1 miếng sắt
tròn cong cong ở bên trên và được đỡ bằng 1 đoạn lò so cao
khoảng nửa gang tay. Khi cần báo hiệu, ông lái lấy chân đạp
liên tục xuống miếng sắt, lập tức cái dùi cũng gõ dồn dập vào
1 thanh sắt dưới gầm tàu và thế là tiếng "leng keng" cứ phát
ra liên hồi từ đó, báo hiệu tàu tới bến dừng lại hoặc bắt đầu
xuất phát. Hồi đấy Hànội có 4 tuyến đường tàu điện rất
thuận tiện cho việc di chuyển qua lại từ trung tâm thành phố
ra ngoại thành và không gây ô nhiễm môi trường. Đó là
những tuyến đường: Bờ Hồ - Hà Đông, Bờ Hồ - Cầu Giấy,
Bờ Hồ - Bưởi, Bờ Hồ - Chợ Mơ.
Cuối những năm 50 tới giữa những năm 60 vào lúc 7 giờ
sáng, 11 giờ trưa, 13 giờ và 17 giờ, khắp thành phố vang lên
tiếng « còi u » mà người dân Hànội lúc bấy giờ gọi là "còi
tầm". Có nghĩa là còi báo hiệu giờ làm việc và giờ tan tầm.
Còi tầm
Theo tôi được biết thì hệ thống còi được đặt trên nóc Nhà Hát
Lớn. Đến thời Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không
quân (1965), trong đó có Hà nội, Hải phòng , « còi tầm »
không còn nữa, nó đã « về hưu » sau khi đã hoàn thành xuất
sắc nhiện vụ trong thời bình, thay vào đó là tiếng còi « báo
động », « báo yên » của thời chiến. Tiếng còi « báo động »
luôn hú dồn dập, kéo dài, thúc giục người dân HàNội khẩn
trương trước nguy cơ tấn công oanh tạc của máy bay Mỹ. Nó
mang đầy tính chiến đấu và vang lên cùng lúc với tiếng loa
phóng thanh truyền đi : « Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý!
Máy bay địch cách Hànội 100 , 80 , 50 , 30 , km về phía
Tây Nam (hoặc phía Đông Nam) đồng bào khẩn trương
xuống hầm trú ẩn. Các lực lượng vũ trang chuẩn bị sẵn sàng
chiến đấu ! ». Sau đó là tiếng máy bay Mỹ gầm rú như
muốn xé nát bầu trời vốn hiền hòa và bình yên của Hà nội.
Tiếng những chiếc máy bay Mig của ta lao vút lên không
trung, nhập vào cuộc chiến đánh đuổi lũ "Quạ đen" hung ác
Đâu đó vang rền tiếng nổ của bom rơi mà máy bay địch đã
ném xuống, rồi xen lẫn tiếng súng cao xạ, tiếng tên lửa SAM
2 ( đất đối không) bắn trả kẻ thù Nếu vào ban đêm thì ngoài
tiếng nổ ra ta còn có thể quan sát thấy những vệt lửa sáng vụt
lên trời từ các vũ khí phòng không của Việt Nam nhằm bắn
máy bay địch, cũng như những đám cháy lớn trong khói lửa
mịt mù - hậu quả của các trận ném bom gây ra. Sau rồi tiếng
gầm rú của máy bay oanh tạc Mỹ xa dần, tiếng bắn trả chúng
cũng thưa thớt đi… Tiếp theo là tiếng còi « báo yên » nổi lên,
không dồn dập như còi « báo động », kéo dài, nhỏ dần, rồi tắt
hẳn. Đồng thời tiếng loa phóng thanh vang lên: « Đồng bào
chú ý! Máy bay địch đã ra khỏi vùng trời Hà Nội, hoặc máy
bay địch đã bay xa…Đồng bào nhanh chóng trở về tiếp tục
công việc, " Đôi khi phát thanh viên còn thông báo chiến
công của quân dân khu vực nào đó bắn rơi máy bay và bắt
sống giặc lái Mỹ.
Giữa năm 1971 tôi rời Hànội nên không biết sứ mệnh của
tiếng "còi" đó sau này ra sao.
Khoảng 8, 9 giờ sáng trở đi, đây đó trong khu phố cổ vang
lên tiếng rao"Tào Phớ !" - một món ăn dân dã. Không biết
các bạn có biết và có còn nhớ nó không? Hồi đó bán "Tào
Phớ" toàn là những người đàn ông, gánh thùng gỗ chứa "Tào
Phớ" đi bán. Giờ đây ở HàNội không biết còn có món này
không và bán ở đâu? Nhưng tiếng rao chắc chắn là không còn
nữa.
Tào phớ rong
Mùa nào thức ấy, khoảng tháng Năm Âm lịch (tháng giết sâu
bọ) là vang lên tiếng rao "Ai bánh trôi, bánh chay !" của các
bà từ ngoại thành gánh bánh vào HàNội bán. Đúng là « Nhất
quỉ, nhì ma, thứ ba học trò ». Chúng tôi- những đứa trẻ con,
học sinh HàNội đã chế lại lời rao bán hàng của các bà từ «
Ai bánh trôi, bánh chay !» thành « Ai lấy tôi, lấy ngay ! » còn
lời rao của ông bán « Tào Phớ » thành « Nào tớ ! », để trêu
chọc họ mỗi khi bắt gặp họ trên cùng một con đường.
Mùa cốm vào tháng Tám Âm lịch thì : « Cốm Vo…òng đây
!»
Mùa mưa Rươi thì: "Ai mua Rươi khô ô ông?".
Quanh năm lúc nào cũng có tiếng rao: "Ai đồng nát ba án
khô ô ông?" , hoặc : « Đồng nát đổi ke ẹo khô…ô …ông ?
»
Keng, keng, keng …! Ấy là xe rác đã tới. Cứ nghe thấy âm
thanh ấy là nhà nào, nhà nấy cầm rổ rác nhà mình chạy ra
đường đổ rác ."Xe đổ rác" tới các khu phố HàNội hồi ấy vào
khoảng 5, 6 giờ chiều.
Màn đêm bắt đầu buông xuống, phố xá yên ắng sau một ngày
"mỗi người làm việc bằng hai" vào khoảng 9, 10 giờ tối là có
ngay tiếng rao "Phá xa" của mấy chú « Ba Tàu » Hàng Buồm
lan tỏa khắp các phố phường Hà Nội. Từ "Phá xa" xưa kia
chắc ít người còn nhớ, nay đơn giản gọi là "Lạc rang".
Rồi còn nhiều tiếng rao khác nữa vào những buổi tối khuya
khoắt như « Bánh khúc no…óng đây!», « Tầm quất!», …
Với tôi âmthanh ấn tượng nhất, làm tôi nhớ nó đến quay quắt
là âmthanh của các « ca sĩ mùa Hè ». Đó là âmthanh râm
ran, một bản trường ca không dứt của những chú ve sầu, ca
[...]... hát Còn các bạn, cư dân Hà Nội hàng năm có còn được nghe bản « Giao hưởng mùa Hè » của lũ ve không? Hy vọng rằng, các bạn vẫn còn được thưởng thức những âmthanh tuyệt vời ấy Có những "âm thanh" bị tuyệt chủng ít làm chúng ta buồn Nhưng có những "âm thanh" thiếu nó, ta bùi ngùi nhung nhớ và cảm giác không gì bù đắp nổi, chẳng hạn như tiếng ve sầu kêu, đặc trưng của mùa Hè Hà Nội Xin đừng để xảy ra... nghỉ suốt cả mùa Hè rực rỡ Nó tạo cho Hà Nội một nét riêng, đặc biệt vô cùng Hè nào, cho dù ở nơi đâu tôi vẫn cứ ước ao có mặt ở Hàthành để thưởng thức dàn đồng ca có một không hai ấy Có lẽ người Hà Nội hôm nay chẳng mấy ai để ý đến âmthanh này, nhưng với tôi cứ mỗi dịp Hè tới là lại trỗi dậy nỗi nhớ da diết tiếng ve kêu và cứ man mát buồn vì thiếu đi cái âm thanh thân thuộc từ thời thơ ấu Tháng . Âm thanh hà nội ngày xửa, ngày xưa. Hôm nay tôi mạo muội hoài niệm tí chút về những « âm thanh » ngày xưa của thủ đô Hà Nội chúng ta. Tôi không sanh ra ở Hà Nội nhưng sống. Căn nhà tôi ở là số 19 Tràng Thi, cách Tháp Rùa khoảng độ 500m. « Âm Thanh Hà Nội » bắt đầu từ Không giờ 0. Hàng ngày cứ từ khoảng nửa đêm đến 3, 4 giờ sáng là có tiếng gọi cửa từng nhà:. năm 60 đầu 70 các nhà xí kiểu đó dần dần biến mất nên âm thanh « đổi thùng » cũng từ đó mà tuyệt chủng. Lẽ dĩ nhiên âm thanh « đổi thùng » mất đi, buồn ít mà vui nhiều vì Hà Nội của chúng ta