1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Cầu bê tông _ Lesson 2 doc

18 739 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 517,63 KB

Nội dung

• Khi đánh giá các phương án cầu phải xét đến ổn định dòng chảy, nước dềnh, phân bố dòng chảy, tốc độ chảy, khả năng xói lở, rủi ro do lũ, động lực triều.. • Các kết cấu tạm phục vụ giao

Trang 1

1.4 Nguyên lýï thiết kế cầu bê tông cốt thép

1.4.1 CÁC SỐ LIỆU THIẾT KẾ :

1- Mặt cắt dọc cầu :

Mặt cắt dọc cầu được thể hiện trên bản vẽ bố trí chung trắc dọc cầu

2- Mặt cắt địa chất :

Việc khảo sát tầng phủ, bao gồm công tác khoan và thí nghiệm đất, phải đảm bảo cung cấp các thông tin thích hợp và đầy đủ cho thiết kế kết cấu phần dưới

Loại hình và giá thành móng phải được xem xét trong nghiên cứu kinh tế và mỹ quan về định vị và chọn phương án cầu

3- Các số liệu thủy văn :

a) Tổng quát :

Trang 2

• Các nghiên cứu về thủy văn, thủy lực và những đánh giá về vị trí vượt sông phải được hoàn thành như một phần của thiết kế sơ bộ

• Khi đánh giá các phương án cầu phải xét đến ổn định dòng chảy, nước dềnh, phân bố dòng chảy, tốc độ chảy, khả năng xói lở, rủi ro do lũ, động lực triều

• Các kết cấu tạm phục vụ giao thông trong quá trình xây dựng phải được thiết kế có xét đến an toàn của người qua lại, phải giảm thiểu tác động lên tài nguyên thiên nhiên trong vùng ngập lũ

b) Số hiệu hiện trường :

Thu thập số liệu khảo sát không ảnh và mặt đất với cự ly thích hợp ở thượng lưu và hạ lưu cầu cho dòng chủ và bãi sông Những thay đổi về dòng chảy và địa mạo dòng sông ( nếu có )

• Tính các yếu tố về độ nhám của dòng chủ, bãi sông trong phạm vi bị ngập nước

Trang 3

• Lấy mẫu vật liệu dưới đáy sông ở độ sâu đủ để xác định chắc chắn các đặc trưng của vật liệu dùng cho tính toán về xói

• Khoan tầng phủ

• Các yếu tố ảnh hưởng đến các mức nước, bao gồm mức nước cao từ sông, hồ chứa, âu tàu, các kết cấu khống chế lũ và triều và các biện pháp khai thác

• Các nghiên cứu và báo cáo hiện có : Thông tin lịch sử sẵn có về đặc tính của sông và sự làm việc của kết cấu trong các đợt lũ trước kia, bao gồm xói lở đã quan sát được, xói lở bờ và hư hại về kết cấu do vật trôi.

c) Phân tích thủy văn :

Chủ đầu tư phải xác định quy mô các nghiên cứu thủy văn dựa trên việc phân loại đường bộ Các lũ sau đây cần được điều tra nghiên cứu thỏa đáng :

Trang 4

∀ ″ lũ thiết kế khẩu độ cầu″ ( xét lũ có chu kỳ 100 năm, trừ khi có chỉ định khác của chủ đầu tư )

∀ ″ lũ thiết kế xói cầu″ ( xét lũ có chu kỳ 100 năm, trừ khi có chỉ định khác )

∀ ″ lũ kiểm tra xói cầu″ ( chu kỳ 500 năm, trừ khi có chỉ định khác của chủ đầu tư )

• Để định chuẩn các mức nước và đánh giá tính năng các công trình hiện có, xét ″ lũ lịch sử

• Để đánh giá các điều kiện môi trường, cần xét các thông tin về lưu lượng dòng chảy cơ bản hoặc dòng chảy lưu lượng thấp và các công trình đi qua cửa sông, biên độ triều cường

• Đối với các công trình vượt qua các nguồn tài nguyên biển / cửa sông, phải điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của sự dâng cao mức nước biển đến biên độ triều

Trang 5

d) Phân tích thủy lực :

Tổng quát : Cần dùng các mô hình phân tích và các kỹ thuật đã được chủ đầu tư duyệt và phù hợp với mức độ yêu cầu của phân tích thủy lực cầu

Ổn định của dòng chảy :

Các vấn đề sau đây phải được xem xét :

- Khúc sông đang xói, đang bồi hay ở trạng thái cân bằng

- Đối với điểm vượt sông ở gần ngã ba sông cần xét : hiệu ứng của dòng chủ và dòng phụ đối với thiết kế thủy lực cầu

- Vị trí của điểm vượt sông có triều cần xét đến dòng sông có thẳng, uốn khúc, quanh co hoặc chuyển tiếp không, hoặc có thiết bị kiểm tra để bảo vệ cầu trong điều kiện hiện tại hoặc lường trước trong tương lai không

- Hiệu ứng của bất kỳ thay đổi dự kiến nào của dòng

- Hiệu ứng của việc khai thác cát đá và các hoạt động khác trên dòng sông

Trang 6

- Những thay đổi tiềm tàng về tốc độ, lưu lượng nước

do thay đổi về sử dụng đất

- Hiệu ứng thay đổi về phân bố dòng theo địa mạo tự nhiên lên kết cấu kiến nghị

- Hiệu ứng của những thay đổi địa mạo lên công trình hiện có ở vùng phụ cận và gây ra bởi kết cấu dự kiến

Với điều kiện sông hay dòng không ổn định, phải tiến hành nghiên cứu đặc biệt

Tính toán khẩu độ cầu :

- Đánh giá sự phân bổ của lũ ở dòng chủ và ở bãi sông cho điều kiện hiện tại

- Đánh giá các tổ hợp thử của mặt cắt đường, hướng tuyến và chiều dài cầu

Thiết kế kích thước cầu phù hợp với ″ lũ thiết kế khẩu độ cầu″ với chu kỳ lũ 100 năm, trừ khi được chỉ định khác Có thể chọn chu kỳ tái xuất hiện ít hơn 100 năm nếu có luận cứ kinh tế

Trang 7

e) Phân tích để thiết kế móng cầu :

Tổng quát : Những vấn đề về kết cấu, thủy lực và địa kỹ

thuật của thiết kế móng phải được phối hợp giải quyết trước khi duyệt thiết kế sơ bộ

Tính toán xói lở cầu :

Để biết nguy cơ xói ở móng cần nghiên cứu 2 hiện tượng :

• Lũ thiết kế xói : Các trạng thái giới hạn cường độ và

trạng thái giới hạn sử dụng phải áp dụng cho điều kiện này.

• Lũ kiểm tra xói : Phải áp dụng trạng thái giới hạn đặc

biệt cho điều kiện này.

Nếu điều kiện tại chỗ do tích rác và dềnh nước ở gần nơi hợp lưu đòi hỏi phải dùng lũ sự cố lớn hơn thay cho lũ thiết kế xói hoặc lũ kiểm tra xói thì có thể dùng lũ sự cố đó.

Móng nông đặt trên nền đất hoặc đá dễ xói thì đáy của nó cần đặt dưới độ sâu xói do lũ kiểm tra xói gây nên.

Trang 8

Bệ móng nên được thiết kế với đỉnh bệ thấp hơn mức xói chung tính toán để giảm thiểu trở ngại cho dòng lũ và dẫn đến xói cục bộ Ngay cả độ sâu thấp hơn cũng cần được xét cho bệ móng đặt trên cọc mà

ở đó các cọc có thể bị phá hoại do xói và gỉ vì phô

ra dòng chảy

Những nơi buộc phải bố trí đỉnh bệ cọc ở cao hơn đáy sông, cần chú ý đến xói tiềm tàng

Khi có dự kiến làm các trụ chống va hoặc hệ thống bảo vệ trụ khác thì trong thiết kế cần xét đến ảnh hưởng của các trụ này đến xói lở trụ chính của cầu và sự tích rác

Ổn định của mố trong vùng có dòng chảy xoáy cần được nghiên cứu kỹ và mái dốc nền đắp nhô ra phải được bảo vệ với các biện pháp chống xói phù hợp

Trang 9

f) Phân tích để thiết kế đường đầu cầu :

• Thiết kế cầu cần phối hợp với thiết kế đường hai đầu cầu ở bãi sông sao cho toàn bộ mô hình dòng chảy được phát triển và phân tích như một thực thể thống nhất và liên quan lẫn nhau Nơi nền đường trên bãi sông cản trở lũ vượt qua thì đoạn này cần được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro của lũ

• Ở nơi xảy ra sự chảy chệch sang một dòng khác do nước chảy ngược và chướng ngại trên dòng chảy gây ra, phải tiến hành đánh giá lại thiết kế để đảm bảo các yêu cầu pháp lý đối với rủi ro do lũ ở dòng nước khác này.

4- Khổ giới hạn thông tàu thuyền dưới gầm cầu :

Cục đường sông Việt Nam quyết định các kích thước khổ thông thuyền dưới gầm cầu tùy theo cấp sông trên mỗi đoạn sông thông thuyền Các quy định bằng tiêu chuẩn Việt Nam mang mã số TCVN

5664 -1992 ( bảng 1.1 )

Trang 10

Bảng 1.1 Khổ giới hạn thông thuyền

2,5 10

15

VI

3,5 20

26

V

6 ( thích hợp )

5 ( tối thiểu ) 25

40

IV

7 30

50

III

9 40

60

II

10 50

80

I

Cầu qua kênh Cầu qua sông

Kích thước thẳng đứng (trên toàn bề rộng khổ thông thuyền ) Kích thước nằm ngang

Khổ thông thuyền ứng với mức nước thông thuyền có chu kỳ tái xuất hiện 20 năm

(m) Cấp sông

Trang 11

Cầu Kinh Tẻ - thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Cao độ của các bộ phận kết cấu nhịp cầu còn phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn được trích dẫn dưới đây :

• Khổ giới hạn tối thiểu theo chiều thẳng đứng của kết cấu trên mực nước tương ứng với lũ thiết kế khẩu độ phải lấy như sau :

- Đo đến mặt dưới đáy của kết cấu phần trên :

+ Nếu dòng lũ mang theo số lượng lớn các vật trôi hay bùn đá : 1,0m

+ Các trường hợp khác : 0,5m

- Đo đến tấm kê gối : 0,25m

- Đo đến cao độ của bất kỳ công trình điều tiết dòng sông : 0,5m

• Chiều cao tối thiểu dùng cho các kết cấu phần trên có

chiều cao không đổi lấy theo bảng 1.2 ( bảng

2.5.2.6.3-1 - của 22 TCN 272-05 ).

Trang 13

Bảng 1.2

0,100 L 0,100 L

Dàn

0,027 L 0,033 L

Chiều cao của phần dầm I của dầm I liên hợp

0,032 L 0,040 L

Chiều cao toàn bộ của dầm I liên hợp

Thép

0,025 L 0,030 L

Dầm hộp liền kề

0,030 L 0,033 L

Dầm kết cấu cho người đi bộ

0,040 L 0,045 L

Dầm I đúc sẵn

0,040 L 0,045 L

Dầm hộp đúc sẵn

0,027 L ≥ 165mm 0,030 L ≥ 165mm

Bản

Bê tông

cốt thép

dự ứng lực

0,033 L 0,035 L

Dầm kết cấu cho người đi bộ

0,055 L 0,060 L

Dầm hộp

0,065 L 0,070 L

Dầm T

≥ 165mm

Bản có cốt thép chủ song song với phương xe chạy

Bê tông

cốt thép

Dầm liên tục Dầm giản đơn

Loại hình Vật liệu

Chiều cao tối thiểu ( gồm cả mặt cầu ) Kết cấu phần trên

1 2 S 3000

30

1 2 S 3000

30

Trang 14

5- Khổ giới hạn thông xe trên cầu :

a) Khổ giới hạn đứng của đường bộ :

• Khổ giới hạn đứng các kết cấu đường phải phù hợp với

tiêu chuẩn thiết kế đường Cần nghiên cứu khả năng giảm

khổ giới hạn đứng do lún của kết cấu cầu vượt

• Khổ giới hạn đứng của các giá đỡ biển báo và các cầu vượt cho người đi bộ phải > khổ giới hạn kết cấu của

đường 300mm, và khổ giới hạn đứng từ mặt đường đến

thanh giằng của kết cấu dàn vượt qua ở phía trên không

được < 5300mm.

b) Khổ giới hạn ngang của đường bộ :

• Chiều rộng cầu không được nhỏ hơn chiều rộng của đoạn đường đầu cầu bao gồm cả lề hoặc bó vỉa, rãnh nước và đường người đi

Trang 15

• Khổ giới hạn ngang dưới cầu cần thỏa mãn các yêu cầu ở Điều 2.3.2.2.1 TCTKĐ

• Không có vật thể nào ở trên hoặc ở dưới cầu, ngoài rào chắn, được định vị cách mép của làn xe dưới

1200mm Mặt trong của rào chắn không được đặt cách

mặt của vật thể đó hoặc mép của làn xe dưới

600mm.

1.4.2 YÊU CẦU THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN CẦU :

1- Yêu cầu thiết kế :

a) Chọn vị trí tuyến

b) Các điểm vượt sông và bãi sông

c) Bố trí chung cầu, chọn kiểu dáng, kích thước kết cấu

Trang 16

d) Xét các điều kiện về an toàn giao thông

e) Xét các điều kiện về môi trường

f) Xét khả năng kiểm tra kết cấu

g) Xét khả năng duy tu

h) Xét khả năng thông xe thuận tiện

i) Xét đến các tiện ích công cộng khác

j) Xét các yêu cầu về biến dạng đối với kết cấu k) Xét đến việc mở rộng cầu trong tương lai

l) Xét đến khả năng thi công

m) Xét đến tính kinh tế

n) Xét đến mỹ quan cầu

Trang 17

2- Trình tự thiết kế :

• Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án cầu, cần lập thiết kế cơ sở với việc xét nhiều phương án

• Trình tự thiết kế chung một phương án cầu như sau :

1- Căn cứ bình đồ khu vực cầu, mặt cắt ngang sông, các yêu cầu về thông thuyền, thủy văn, địa chất, yêu cầu hướng tuyến, chọn vị trí tuyến vượt sông và vị trí cầu 2- Tính toán khẩu độ cầu tối thiểu theo điều kiện thủy văn, thủy lực

3- Căn cứ mức nước kiệt, mức nước thông thuyền trên mặt cắt ngang sông, khổ thông thuyền để chọn vị trí nhịp thông thuyền và các kích thước chiều dài nhịp tối thiểu, cao độ tối thiểu của nhịp thông thuyền

4- Đề xuất các dạng kết cấu và sơ đồ cầu thích hợp yêu cầu tối thiểu về thông xe và thông thuyền, có xét đến các yếu tố về vật liệu, công nghệ, khả năng thi công nhanh, giá thành hợp lý

Trang 18

5- Đề xuất thêm các phương án khác, có thêm các yêu cầu về vẻ đẹp kiến trúc, tính hiện đại và các điều kiện khác thỏa mãn ở mức cao hơn mức tối thiểu với chi phí có thể sẽ cao hơn phương án tối thiểu ở mức độ chấp nhận được

6- Lập các bản vẽ bố trí chung ( trắc dọc, bình đồ, mặt cắt ngang nhịp điển hình ) Chọn cấu tạo và kích thước chủ yếu

7- Tính toán sơ bộ về các kiểu dạng móng của mố trụ cầu, kiểu mố trụ cầu và kết cấu nhịp, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chịu lực và khai thác thuận tiện

8- Lập bản vẽ chi tiết các phương án cầu, đề xuất phương án thi công chủ đạo

9- Lập dự toán và so sánh tính kinh tế-kỹ thuật để chọn phương án hợp lý nhất

Sau khi đã được chủ đầu tư phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, tiến hành lập thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu Sau khi đấu thầu, chọn nhà thầu, đến giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công chi tiết

Ngày đăng: 02/04/2014, 21:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Khổ giới hạn thông thuyền - Cầu bê tông _ Lesson 2 doc
Bảng 1.1 Khổ giới hạn thông thuyền (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w