Cải cách tài chínhvàpháttriểnkinh tế
Fulbright Economics Teaching Program Case Study Financial Reform and Economic Development
Xuân Thành
1
MiniCase
Cải cách tài chínhvàpháttriểnkinh tế
Cộng hòa HappyReform
Cộng hòa HappyReform là một quốc gia đang pháttriển với mức thu nhập bình quân
đầu người 400 USD.
Từ khi dành được độc lập, HappyReform đã lựa chọn con đường pháttriểnkinh
tế theo hướng thị trường. Tuy nhiên, với nền tảng công nghiệp yếu kém, khu vực kinh
tế tư nhân trong nước nhỏ bé và khu vực nước ngoài kiểm soát nhiều hoạt động sản
xuất công nghiệp chế biến và khai thác quy mô lớn, nên ngay từ đầu nhà nước luôn
đóng một vai trò quan trọng và can thiệp mạnh mẽ vào hoạt hoạt động kinhtế. Đường
lối pháttriểnkinh tế được dựa vào chiến lược hướng nội với sự thành lập nhiều doanh
nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan và
hạn ngạch. Hầu như toàn bộ hệ thống tàichính là do chính phủ kiểm soát và đóng vài
trò là nơi huy động vốn và định hướng hoạt động đầu tư của nhà nước. Nhưng người
dân HappyReform thấy rõ rằng nền kinh tế của mình ngày càng trì trệ và tụt hậu so
với các nước láng giềng.
Chính phủ mới được thành lập và bắt tay triển khai một chương trình cảicách
kinh tế sâu rộng. Trách nhiệm này được đặt lên vai của Bộ trưởng Bộ PháttriểnKinh
tế. Trong vòng hơn một năm qua, các nhóm cố vấn kinh tế của Bộ trưởng đã thiết kế
một loạt các chương trình cảicách từ ổn định kinh tế vĩ mô, tự do hóa thương mại, đa
dạng hóa cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước, pháttriểnkinh tế tư nhân, cải
cách hệ thống tài chính, cùng với nhiều cảicách khác về xã hội, xóa đói giảm
nghèo,… Mọi việc gần như được hoàn tất với tỷ lệ nhất trí cao, ngoại trừ vấn đề cải
cách hệ thống tài chính. Hai nhóm cố vấn đưa ra hai đề xuất khác nhau.
Nhóm cố vấn 1
Nhóm cố vấn này lập luận rằng các công trình nghiên cứu kinh tế vàkinh nghiệm của
nhiều nước đều cho thấy pháttriểntàichính thúc đẩy pháttriểnkinhtế. Một hệ thống
tài chính yếu kém làm cản trở tăng trưởng kinhtế.Chính sách kiểm soát lãi suất và
việc các ngân hàng chịu sự chỉ đạo của chính phủ trong việc ra các quyết định đầu tư
dẫn tới một hệ thống tàichính “nông” trong đó tỷ lệ tài sản tàichính so với GDP ở
vào mức rất thấp. Không những hệ thống hiện hữu không huy động được nhiều vốn
nhàn rỗi trong dân chúng, mà lượng vốn huy động được còn không được phân bổ một
cách hiệu quả cho các dự án đầu tư.
Fulbright Economics Teaching Program Case Study Financial Reform and Economic Development
Xuân Thành
2
Do vậy, nhóm cố vấn 1 kết luận rằng cần phải tự do hóa hệ thống tài chính, đặc
biệt là tự do hóa lãi suất để gia tăng tiết kiệm và do vậy gia tăng vốn đầu tư để thúc
đẩy tăng trưởng. Với chính sách tự do hóa, nhà nước sẽ không còn can thiệp trực tiếp
vào việc phân bổ vốn. Các thị trường và định chế tàichính sẽ là các đối tượng ở vào
vị trí tốt nhất để phân bổ vốn đầu tư cho các dự án hiệu quả nhất. Hiệu quả đầu tư do
vậy sẽ tăng lên và do vậy ngay cả với lượng đầu tư như trước thì tăng trưởng cũng
được đẩy mạnh.
Hệ thống tàichính càng nhanh được cảicách thì triển vọng thoát khỏi trì trệ kinh
tế càng nhiều. Càng trì hoãn cảicách thì hệ thống tàichính sẽ càng yếu kém, nợ xấu
sẽ càng tăng, và dù gì thì cũng phải cảicáchvà đến khi đó thì gánh nặng chi phí có
thể lên tới mức quá lớn và có thể làm mất ổn định cả nền kinhtế.
Nhóm cố vấn 2
Nhóm cố vấn này lập luận rằng mặc dù trên lý thuyết ta luôn có thể nói rằng một hệ
thống tàichínhpháttriển sẽ đóng góp vào pháttriểnkinh tế, nhưng nhiều công trình
nghiên cứu thực tiễn lại chỉ ra rằng quan hệ nhân quả lại có chiều ngược lại. Tức là,
phát triểntàichính diễn ra sau pháttriểnkinh tế, chứ không phải là thúc đẩy phát
triển kinhtế.Chính vì tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tài chínhpháttriểnvà chỉ khi nền
kinh tế pháttriển đến một mức độ nào đó thì mới xuất hiện nhu cầu cần một hệ thống
tài chính phức tạp, nên không nên cảicáchtàichính một cách mạnh mẽ và ngay lập
tức.
Tự do hóa tàichính trong lúc nền kinh tế còn nhiều yếu kém và giảm sự can thiệp
của nhà nước vào hệ thống tàichính trong khi khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ bé sẽ
không có tác dụng. Các thị trường và tổ chức tàichính không đủ vững mạnh để có thể
tự mình huy động và phân bổ vốn một cách hiệu quả. Hơn thế nữa, dứt khoát phải có
sự chỉ đạo về đầu tư của nhà nước do trong rất nhiều dự án đầu tư lợi nhuận tư nhân
không đồng nghĩa với lợi nhuận xã hội và ngoại tác xuất hiện. Cảicáchtàichính trong
điều kiện này còn có thể làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tàichính khi các ngân
hàng tăng lãi suất và cho các dự án rủi ro cao vay vốn.
Do vậy, nhóm cố vấn 2 đề xuất rằng chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ
mô bằng cáchchính ngân sách và tiền tệ thận trọng, đẩy mạnh cảicáchchính sách
thương mại, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và không nên cảicách hệ thống tài
chính ngay trong lúc này. Khi các cảicách khác phát huy tác dụng và nền kinh tế tăng
trưởng nhanh và vững chắc hơn thì mới là lúc cảicách hệ thống tài chính.
Bộ trưởng Bộ PháttriểnKinh tế của HappyReform nên chọn đề xuất của nhóm cố vấn
nào?
Fulbright Economics Teaching Program Case Study Financial Reform and Economic Development
Xuân Thành
3
Số liệu kinh tế/tài chính cơ bản của HappyReform trong vòng 6 năm qua
Tỷ lệ % Y-5 Y-4 Y-3 Y-2 Y-1 Y0 Năm hiện tại
Tăng trưởng GDP
4,7 5,1 5,8 8,7 8,1 8,8
Tăng trưởng dân số
2,4 1,9 1,9 1,8 1,7 1,7
Lạm phát
36,0 67,1 67,6 17,5 5,2 14,4
Tiết kiệm nội địa/GDP
… 7,4 13,1 16,3 11,2 15,0
Tổng đầu tư/GDP
14,6 14,4 15,0 17,6 24,3 25,5
Tăng trưởng xuất khẩu (%/năm theo USD danh nghĩa)
87,4 23,5 -13,2 23,7 15,7 35,8
Tăng trưởng nhập khẩu (%/năm theo USD danh nghĩa)
-6,9 7,3 -15,1 8,7 54,4 48,5
Độ mở (XK+NK)/GDP
74,4 66,0 56,3 48,7 55,7 58,9
Thâm hụt thương mại (XK-NK)/GDP
-10,2 -4,5 -3,2 0,4 -7,6 -10,6
Thâm hụt ngân sách/GDP
-7,5 -5,9 -1,5 -1,7 -4,7 -2,4
M1/GDP
12,1 12,1 11,5 13,4 13,6 13,3
M3/GDP
26,4 27,1 26,5 24,6 23,0 24,1
Fulbright Economics Teaching Program Case Study Financial Reform and Economic Development
Xuân Thành
4
Biến động lãi suất (%/năm)
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Y(-6)-12
Y(-5)-4
Y(-5)-8
Y(-5)-12
Y(-4)-4
Y(-4)-8
Y(-4)-12
Y(-3)-4
Y(-3)-8
Y(-3)-12
Y(-2)-4
Y(-2)-8
Y(-2)-12
Y(-1)-4
Y(-1)-8
Y(-1)-12
Y(0)-4
Y(0)-8
Y(0)-12
Lãi suất tiền gửi (3 tháng)
Trần lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay ngắn hạn
. chính diễn ra sau phát triển kinh tế, chứ không phải là thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính vì tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tài chính phát triển và chỉ khi nền kinh tế phát triển đến một mức. Cải cách tài chính và phát triển kinh tế Fulbright Economics Teaching Program Case Study Financial Reform and Economic Development Xuân Thành 1 MiniCase Cải cách tài chính và phát triển. thấy phát triển tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế. Một hệ thống tài chính yếu kém làm cản trở tăng trưởng kinh tế. Chính sách kiểm soát lãi suất và việc các ngân hàng chịu sự chỉ đạo của chính