1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trang phục Nam dân tộc M’nông pdf

5 797 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Trang phục Nam dân tộc M’nông Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, nên nhìn chung, trang phục của họ có nhiều điểm tương đồng với đồng bào Ê đê ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Trang phục nam dân tộc M' nông Phần lớn, trang phục đàn ông M’nông thường mặc là đóng khố và chiếc áo dài che quá mông. Đặc điểm chung trên những chiếc áo của nam giới M’nông là cổ tròn, thân bằng vai và mở xuống một đoạn của ngực áo nhưng được đính khuy và khuyết. Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút. Áo mặc hơi chùng, đôi ống tay vừa sát. Các dải hoa văn trang trí cũng nằm trên đường biên áo. Áo có nhiều loại, Áo nah kier là chiếc áo dài tay, trên ngực áo được kết những sợi chỉ đỏ thành mảng trang trí nhưng hình khối không được ổn định như trên áo của người Êđê. Áo này chỉ dùng những khi có sinh hoạt long trọng trong cộng đồng và chỉ những người khá giả, có địa vị mới có. Ngoài ra còn có những loại áo không đính mảng chỉ này. Trang ph ục nam, nữ của ng ư ời dân tộc M' Nông Áo biyang là những chiếc áo mặc hàng ngày ở nhà, ở trong bon hay khi đi làm nương rẫy. Áo pal tô là chiếc áo đẹp để mặc trong ngày hội của nhóm Prâng. Trong thời kì xảy ra các cuộc giao tranh giữa các tù trưởng với nhau, những người chiến sĩ M’nông còn khoác lên mình tấm mền gọi là su nhap. Áo ndrõng là chiếc áo có tay dài, mở bụng đồng thời cũng là một loại áo của người sang trọng trong xã hội. Áo liên toi là chiếc áo cộc tay mặc trong lao động. Áo kroh là chiếc áo mặc mát, chỉ có hai thân trước và sau. Áo dir là chiếc áo được kết bằng vỏ cây lanh, che được hai thân trước và sau. Áo này chỉ tồn tại đến khoảng giữa thế kỉ XX và là chiếc áo của người nghèo dùng khi trời trở lạnh. Trong khi đó, khố của đàn ông M’nông dài từ 5 -7 m (gọi là Ôi t’rônh). Trên khố được trang trí hoa văn chạy theo chiều dài với các màu sắc sỡ như màu đỏ, màu xanh, màu vàng… Vào mùa lạnh, đàn ông M’nông thường ở trần, họ có thể choàng thêm tấm mền chăn ở ngoài để giữ ấm cơ thể. Trong nghi lễ, người đàn ông M’nông chủ yếu mặc khố, được quấn gọn gàng ngang thắt lưng, phần tua dải trước và sau (dài từ 30-50 cm) vừa đủ che phần trước và phần sau của bụng, mông, phần ngực được quấn một cái khăn chéo từ lưng đến bụng (theo kiểu trang phục choàng quấn), phía trên đầu được quấn một dải vải đỏ có cắm một chiếc lông công, hai lỗ tai được đeo hai khúc ngà voi. Ngày nay, trang phục của nam giới M’nông đã có nhiều thay đổi, họ mặc gần giống với trang phục của người Kinh. Thay bằng đóng khố như trước kia, họ bây giờ mặc quần xà lỏn và áo ngắn tay. Khi đi ra ngoài, họ mặc quần dài và áo sơ mi. Những người đàn ông tuổi ngoài 50 khi mặc cho đủ bộ còn chít nhiều lớp quanh đầu bằng những chiếc khăn (kưn) nhiều dải rồi buông thõng hai dải khăn này ra sau lưng. Chiếc khăn có thêu dệt mấy đường hoa văn của những người có thế lực trong bon gọi là kưn ktêh, kưn tăn. Đàn ông M’nông rất thích đeo trang sức. Họ làm hoa tai trang sức bằng cục ngà voi, cục gỗ nhẹ… hay một đoạn nứa (kar). Theo quan niệm của đồng bào M’nông, dái tai ngày càng xệ xuống thì vẻ đẹp ngày càng tăng và đáng kính. Chính vì thế mà đồng bào M’nông có những câu nói vần về tục đeo trang sức khá hay như “Tai không xỏ không sà xuống được/ Răng không cà ló ra cửa mồm” hay “Nơi tay phải có vòng tẻ/ Nơi cổ phải đeo xâu hạt cườm/ Hai gò má phải đeo ngà voi/ Có như vậy mới là người sang trọng…” . Trang phục Nam dân tộc M’nông Dân tộc M’nông sinh sống chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, nên nhìn chung, trang phục của họ có nhiều điểm tương đồng. Nguyên. Trang phục nam dân tộc M' nông Phần lớn, trang phục đàn ông M’nông thường mặc là đóng khố và chiếc áo dài che quá mông. Đặc điểm chung trên những chiếc áo của nam giới M’nông là. bụng (theo kiểu trang phục choàng quấn), phía trên đầu được quấn một dải vải đỏ có cắm một chiếc lông công, hai lỗ tai được đeo hai khúc ngà voi. Ngày nay, trang phục của nam giới M’nông đã có

Ngày đăng: 02/04/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN