Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
1,67 MB
Nội dung
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
168
Mô phỏnglantruyềndầutrongsựcốtràndầu
trên vịnhBắcBộbằngmôhìnhsốtrị
Nguyễn Quốc Trinh
1
, Nguyễn Minh Huấn
2,
*, Phùng Đăng Hiếu
3
, Dư Văn Toán
3
1
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, 4 Đặng Thái Thân, Hà Nội, Việt Nam
2
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
3
Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, 125 Trung Kính, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 01 tháng 4 năm 2013
Chấp nhận xuất bản ngày 29 tháng 4 năm 2013
Tóm tắt. Tràndầu là một trong những sựcố gây tác động môi trường nghiêm trọng nhất, dầutràn
có thể gây ô nhiễm tại những khu vực rộng lớn, gây thiệt hại cả về kinh tế và môi trường. Vì vậy,
vấn đề nghiên cứu tính toán môphỏng quá trình lantruyềndầu sau khi xảy ra các sựcốtràndầu
trên biển để đề ra các phương án ứng cứu thích hợp là rất cần thiết. Một môhìnhtràndầu được
chúng tôi nghiên cứu và phát triển, trongmôhình này, dầu được phân chia làm hai lớp: lớp dầu
trên mặt và lớp dầu dưới mặt. Quá trình trao đổi dầu giữa lớp mặt và lớp dưới mặt cũng như quá
trình trao đổi dầu giữa lớp dưới mặt và đáy biển được môphỏng chi tiết. Môhìnhtràndầu đã được
áp dụng thử nghiệm để môphỏng một số kịch bản lantruyềndầutrênvịnhBắc Bộ.
Từ khóa: tràn dầu, môhìnhtràndầu hai lớp, vịnhBắc Bộ.
1. Mở đầu
Tràn dầu luôn là một trong những sựcố gây
tác động môi trường nghiêm trọng nhất, dầu
tràn có thể gây ô nhiễm tại những khu vực rộng
lớn, gây thiệt hại cả về kinh tế và môi trường.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu tính toán môphỏng
quá trình lantruyềndầu sau khi xảy ra các sự
cố tràndầutrên biển để đề ra các phương án
ứng cứu thích hợp là rất cần thiết.
Lớp các bài toán môphỏng quá trình tràn
dầu trên biển hiện nay có thể phân biệt làm hai
_______
Tác giả liên hệ. ĐT: 84-913571080
E-mail: nmhuan61@gmail.com
loại. Loại thứ nhất là môphỏng hai chiều theo
phương ngang với ưu điểm là thời gian tính
toán ngắn và không yêu cầu năng lực tính toán
lớn, tuy nhiên, môhình dạng này không tính
toán được quá trình nhũ tương hoá dầu với độ
chính xác cao, quá trình hoà tan dầu vào trong
nước và quá trình nổi của dầu đã hoà tan lên
mặt nước, tức là quá trình trao đổi dầu giữa các
lớp nước mặt và các lớp nước dưới mặt. Loại
thứ hai là môphỏng ba chiều có thể môphỏng
tất cả các quá trình lantruyền dầu, đặc biệt là
quá trình hoà tan, lắng đọng và trao đổi dầu
giữa các lớp nước, các môhình loại này yêu
cầu cần phải có phân bố vận tốc dòng chảy 3
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
169
chiều do đó yêu cầu kỹ thuật lập trình phức tạp,
bộ nhớ máy tính lớn và thời gian tính toán dài.
Để khắc phục một phần các yếu điểm của
hai loại môhình nêu trên, chúng tôi nghiên cứu
và phát triển một môhìnhmôphỏng quá trình
tràn dầu, trongmôhình này dầu được phân chia
làm hai lớp: lớp dầutrên mặt và lớp dầu dưới
mặt. Lớp dầu dưới mặt được xem là có độ dày
10m. Quá trình trao đổi dầu giữa lớp mặt và lớp
dưới mặt cũng như quá trình trao đổi dầu giữa
lớp dưới mặt và đáy biển được môphỏng chi
tiết. Ngoài ra, các quá trình khác ảnh hưởng tới
quá trình lantruyềndầu như gió, nhiệt độ và
dòng chảy cũng được tính đến thông qua kết
quả của các hệ thống môhình khác.
Mô hìnhtràndầu đã được áp dụng để mô
phỏng một số kịch bản lantruyềndầutrênvịnh
Bắc Bộ do vịnhBắcBộ là khu vực có nhiều hệ
thống cảng biển của Việt Nam và Trung Quốc,
tuyến hàng hải chính ở giữa vịnh với các nhánh
rẽ về phía các cảng. Bên cạnh đó, thời tiết ở
vịnh bị ảnh hưởng gió mùa mạnh, hiện tượng
sương mù thời kỳ giao mùa lớn và dày đặc làm
giảm tầm nhìn đáng kể, hiện tượng áp thấp
nhiệt đới và bãocó tần suất cao [1]. Do vậy,
khả năng nguy cơ tai nạn tàu biển và sựcốtràn
dầu là rất lớn. Hơn nữa, ở vịnhBắcBộcó nhiều
khu vực bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học,
có nhiều khu du lịch, nghỉ mát và các bãi biển
đẹp, môi trường và các hoạt động sẽ bị ảnh
hưởng nếu xảy ra sựcốtràn dầu.
2. Cơsở lý thuyết của môhình
2.1. Môhìnhlantruyềndầu
2.1.1. Các phương trình bình lưu và
khuyếch tán dầu
Sự cốtràndầu ở các vùng cửa sông và ven
bờ chủ yếu do tai nạn tàu thuyền. Thông
thường, sau một khoảng thời gian nhất định,
dầu tràn trở thành một lớp mỏng trên bề mặt
biển, có độ dày khoảng một vài chục milimét
hay nhỏ hơn. Quá trình lantruyền và biến đổi
của dầutràntrên mặt nước bao gồm quá trình
lan truyền do trọng lực, quá trình bốc hơi của
dầu, quá trình pha trộn của dầu vào nước, quá
trình phân tán, quá trình nhũ tương hóa và quá
trình dầu bám đọng tại bờ và bãi biển.
Để phân biệt lớp dầutràntrên bề mặt và lớp
dầu hòa tan trong nước, trongmôhình này dầu
tràn được phân chia thành hai lớp, lớp dầutrên
mặt và lớp dầu hòa tan. Thông thường, lớp dầu
hòa tan có nồng độ cao nhất gần mặt và giảm
dần theo độ sâu.
Với giả thiết là độ dày lớp dầu không đáng
kể so với độ sâu cột nước, phương trình tổng
quát cho chuyển động và loang của dầutràn
trên mặt nước được viết dưới dạng phương
trình bình lưu - khuyếch tán như sau:
y,xDSCSCCCv
y
C
K
yx
C
K
x
Cv
y
Cu
xt
C
s
dsessvb
s
y
s
x
ssss
s
(1)
ở đây: x, y và t là biến không gian và thời
gian; C
s
là mật độ dầutrên một đơn vị bề mặt
nước; C
v
là mật độ thể tích dầu dạng lơ lửng
trong lớp nước códầu hòa tan; u
s
và v
s
là thành
phần vận tốc theo trục x và y; K
x
và K
y
là hệ số
khuếch tán dầu theo các trục x và y; là hệ số
thể hiện xác suất để dầu hòa tan trong nước nổi
lên mặt nước; v
b
là tốc độ nổi của dầutrong lớp
nước lơ lửng; là hệ sốmô tả tốc độ dầu tại bề
mặt được phân tán hoà tan trong cột nước; S
d
và
S
e
là tốc độ phân huỷ và bốc hơi trên một đơn vị
diện tích của bề mặt dầu loang; D
s
là tốc độ
lắng đọng và tái khuếch tán của dầu tại đường
bờ.
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
170
Phương trình mô tả quá trình vận chuyển và
biến đổi của dầu lơ lửng trong lớp nước dưới
mặt có thể được viết như sau:
vvbs
v
y
v
x
vvv
CCvC
y
C
HK
yx
C
HK
x
y
HvC
x
HuC
t
HC
(2)
ở đây: C
v
là mật độ thể tích dầutrong lớp lơ
lửng ngay dưới mặt nước; u và v là các thành
phần dòng chảy trung bình theo độ sâu tương
ứng theo các trục x và y; β
là hệ số xác định tốc
độ lắng đọng của dầu xuống đáy biển. Giá trị độ
sâu nước H được lấy bằng 10m khi độ sâu nước
thực tại vị trí xem xét lớn hơn 10m.
2.1.2. Các quá trình vận chuyển dầu, vết
dầu loang và phân huỷ dầu
Ngoài trực tiếp hòa tan vào trong khối
nước, quá trình lan toả dầu dưới dạng vết dầu
loang bao phủ một diện tích lớn của bề mặt
nước và dầucó thể được di chuyển bởi gió,
sóng bề mặt và dòng chảy. Các quá trình vật lý
và hoá học khá phức tạp xảy ra khi vết dầu di
chuyển được mô tả chi tiết dưới đây.
a. Quá trình bình lưu
Bình lưu là quá trình cơ học xảy ra do tổng
hợp các ảnh hưởng của dòng chảy bề mặt và lực
kéo của gió. Vận tốc trôi của dầu tại bề mặt
được xem là tổng tác động của vận tốc gió và
dòng chảy trung bình như sau
ccwwss
VVvuV
,
(3)
ở đây: V
w
là vận tốc gió tại độ cao 10m trên
mặt nước; V
c
là vận tốc dòng chảy trung bình;
w
là hệ số trôi của gió, thường được chọn bằng
0,3;
c
là hệ số trôi của dòng chảy, thường được
chọn bằng 1,1 (Stolzenbach và cs, 1977) [2].
b. Khuếch tán ngang
Hệ số khuếch tán rối ngang phụ thuộc vào
điều kiện sóng, gió, dòng chảy và độ sâu nước.
Trong biển, hệ số khuếch tán rối ngang có thể
lấy trong khoảng từ 0,15m
2
/s (gần bờ) tới
0,6m
2
/s (trong cửa sông hẹp với vận tốc dòng
chảy khá đáng kể) (Fischer et al, 1979) [3].
c. Sự loang dầucơ học
Sự loang dầucơ học là một trong các quá
trình quan trọngtrong di chuyển ban đầu của
dầu loang. Sự loang dầucơ học được xác định
từ cân bằng giữa lực trọng trường, lực nhớt và
sức căng mặt ngoài và có thể được chia thành 4
pha (Yapa, 1994) [4]. Trong pha ban đầu, lực
trọng trường và lực quán tính đóng vai trò chủ
đạo. Trong pha thứ 2, lực trọng trường và lực
nhớt đóng vai trò làm loang dầu. Trong pha thứ
3, sức căng mặt ngoài và lực nhớt đóng vai trò
chủ đạo. Cuối cùng, vết dầu loang đạt tới trạng
thái cân bằng. Phương trình mô tả chi tiết các
pha như sau.
Pha thứ nhất: trọng lực và lực quán tính
đóng vai trò chủ đạo, bán kính [m] khu vực dầu
loang
R
được tính như sau:
25.0
2
14.1 gVtR
(4)
Pha thứ hai: trọng lực và lực nhớt giữ vai
trò chủ đạo
167.0
5.05.12
/98.0
tgVR
(5)
Pha thứ ba: sức căng mặt ngoài và lực nhớt
giữ vai trò chủ đạo
25.0
232
/6.1
w
tR
(6)
Pha cuối, cân bằng
5.0
75.05
14159.3/10 VR
(7)
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
171
với = (ρ
w
– ρ
o
)/ρ
w
là tỷ số mật độ tương đối;
ρ
w
là mật độ của nước; ρ
o
là mật độ của dầu; V
là thể tích dầu tràn, ν là hệ số nhớt động học
của nước; σ là sức căng mặt ngoài.
d. Sự đọng dầutrên bãi biển và bờ
Khi dầu loang tới bãi biển và bờ, nó sẽ đọng
lại trên bãi. Sau khi đã lắng đọng trên bãi, dầu
sẽ được sóng, gió và dòng chảy đưa trở lại biển.
Trên cơsở công thức chu kỳ bán phân rã, thể
tích dầu còn lại trên bãi biển có thể được xác
định theo công thức sau:
V
2
=V
1
e
-k(t2-t1)
(8)
trong đó: V
1
và V
2
là thể tích của dầutrên
bãi biển trong thời gian t1 và t2 (tính bằng
ngày); k = (-ln(1/2))/ là hệ số suy giảm; với
là chu kỳ bán phân rã. Giá trị của hệ số suy
giảm k thay đổi từ 0.001 - 0.01 đối với đầm lầy
tới 0.99 đối với bờ biển đá trong điều kiện sóng
nhẹ.
e. Quá trình bốc hơi
Quá trình bốc hơi dầu là quá trình làm mất
dầu nhiều nhất. Phần thể tích dầu bị bốc hơi
được xác định theo Mackey và cs (1980) [5]
như sau :
(9)
1
lnln
1
o
eo
P
tCKP
C
F
với: E = K
e
t là số hạng lộ bay hơi, phụ thuộc
vào thời gian và các điều kiện môi trường;
ome
RTVAvKK /
(10)
K
m
= 0.0025V
w
0.78
là hệ số trao đổi vật chất,
m/s; A là diện tích vết dầu m
2
; ν là thể tích phân
tử, m3/mol; R = 82.06 x 10
-6
là hằng số khí, atm
m3/(mol K); T là nhiệt độ tuyệt đối của dầu, có
thể lấy bằng nhiệt độ nước biển; V
o
là thể tích
dầu tràn ban đầu, m
3
;
Áp suất hơi ban đầu P
o
tính bằng atm tại
nhiệt độ T
e
được tính như sau
ln P
o
= 10.6 (1 – T
o
/T
e
) (11)
trong đó T
o
là nhiệt độ sôi ban đầu của dầu, tính
bằng độ Kelvin ;
Đối với dầu thô
1435.1
9.1158
APIC
(12)
43
2
00026040034390
5651275306542
API.API.
API.API T
o
(13)
với API là chỉ số dầu, được tính theo khối
lượng riêng của dầu theo công thức
ρ
o
= 141.5 / (API + 131.5)
(14)
Thể tích phân tử của dầu được tính từ trọng
lượng phân tử của dầu, giá trị biến đổi trong
khoảng từ 150.10
-6
tới 600.10
-6
, tuỳ thuộc vào
thành phần dầu. Với dầu đốt, giá trị này nằm
trong khoảng 200.10
-6
m
3
/mol.
f. Các quá trình hòa tan và lắng đọng
Các quá trình hòa tan, bao gồm hòa tan của
dầu trong nước do quá trình nhũ tương hóa và
quá trình lắng đọng dầu được xác định theo các
công thức thực nghiệm (Cohen và cs (1980))
[6].
g. Ảnh hưởng của sóng tới quá trình hoà
tan dầu
Sóng có ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình
lan truyền dầu. Sóng tạo ra dòng chảy ven, cùng
các dòng chảy có nguồn gốc khác vận chuyển
dầu dưới dạng bình lưu. Sóng vỡ, nhất là sóng
bạc đầu ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình nhũ
tương hoá và hoà tan của dầutrong nước. Sóng
vỡ ven bờ chỉ giới hạn trong một khoảng hẹp
nên có thể bỏ qua ảnh hưởng của nó tới quá
trình lantruyền dầu. Việc môphỏng sóng bạc
đầu trên toàn miền tính khá phức tạp nên trong
nghiên cứu này tạm thời chưa tính đến ảnh
hưởng của sóng vỡ tới quá trình lantruyền dầu.
2.2. Môhình dòng chảy hai chiều
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
172
Mô hìnhmôphỏng dòng chảy hai chiều
được xây dựng dựa trên việc giải hệ phương
trình chuyển động 2 chiều lấy tích phân theo độ
sâu của dòng chảy (phương trình Sain -
Vernant). Trongmôhình này, có tính đến ảnh
hưởng của gió và thủy triều tới dòng chảy.
Trong trường hợp này, hệ phương trình vi phân
cho cho dòng chảy như sau:
Phương trình liên tục:
0
ty
q
x
q
y
x
(15)
Hệ phương trình chuyển động:
trong đó q
x
, q
y
tương ứng là lưu lượng dòng
chảy trên 1 đơn vị chiều rộng, tính từ đáy lên
đến mặt và vuông góc với x, y; η - dao động
mặt nước so với mực chuẩn (mực “0”); t - thời
gian; d - độ sâu; g - là gia tốc trọng trường; f –
tham số Coriolis; ν
th
– hệ số nhớt rối ngang; n -
độ nhám thuỷ lực; U
w
, V
w
- thành phần vận tốc
gió theo trục x và y; và C
z
- hệ số ma sát gió.
Theo số liệu thực nghiệm, hệ số ma sát gió
có thay đổi trong khoảng lớn từ 3.10
4
đến 5.10
-3
và là hàm phụ thuộc vào tốc độ gió. Garrat
(1977) [7] đã tổng hợp rất nhiều kết quả nghiên
cứu về hệ số ma sát gió trên các đại dương và
cho rằng đối với vận tốc gió nằm trong khoảng
từ 4m/s đến 21 m/s thì C
10
có thể được xấp xỉ
bằng hàm mũ như sau:
46.03
10
1051.0
w
VC
(18)
hoặc theo dạng tuyến tính:
3
10
10
w
bVaC
(19)
trong đó a = 0,75, b = 0,067 và V
w
là vận tốc
gió tại độ cao 10m so với mặt nước biển. Theo
các báocáo của nhiều nhà khoa học khác thì giá
trị của a và b nằm trong khoảng 0 < a < 1,18 và
0,016 < b < 0.100 (Krylov và nnk, 1986) []. Wu
(1982) [8] cũng chỉ ra rằng công thức (19) với
a = 0,8 và b = 0,065 phù hợp với tất cả các số
trong toàn bộ phạm vi vận tốc gió, thậm chí còn
sử dụng được cho cả gió trong bão.
Trong thực tế, hệ số ma sát gió không chỉ
phụ thuộc vào tốc độ gió mà còn phụ thuộc
những điều kiện ổn định khí quyển gần bề mặt,
độ sâu nước v.v. Tuy nhiên, trong những điều
kiện nghiên cứu ở đây có thể cho rằng những
ảnh hưởng này là không đáng kể và do vậy giá
trị của hệ số ma sát gió tính theo biểu thức (19)
với các hệ số do Wu (1982) [8] đề nghị đã được
lựa chọn.
Trên thực tế, hệ số nhớt rối ngang ν
th
có thể
được xác định theo độ sâu nước và vận tốc
dòng chảy. Tuy nhiên, sẽ bị mất thêm nhiều
thời gian tính mà kết quả thay đổi không đáng
kể, nên trong khi thực hiện tính toán chúng tôi
lấy giá trị ν
th
= 0,1 m
2
/s. Giá trị này nói chung
nhỏ hơn giá trị hệ số nhớt rối ngang ở vùng gần
bờ, nhưng thích hợp cho việc sử dụng môhình
tích phân dòng chảy theo độ sâu.
2.3. Môhình khí tượng – HRM
Mô hình dự báo thời tiết HRM được phát
triển tại Cục Khí tượng Đức DWD. HRM là mô
hình dự báo thời tiết khu vực, thủy tĩnh, mô
phỏng được những quá trình diễn biến động lực
và vật lý khí quyển nằm trên thang quy mô vừa
α và β. Hiện tại trên thế giới có khoảng hai
(16)
(17)
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
173
mươi nước đang sử dụng môhình này trong
nghiệp vụ. Trong hợp tác khoa học giữa Đức và
Việt Nam, HRM được đưa vào chạy đầu tiên tại
Đại học Quốc gia Hà Nội (Kiều Thị Xin 2002)
và được chuyển giao chạy nghiệp vụ tại Trung
tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
NCHMF từ năm 2002.
Hệ phương trình HRM sử dụng được viết
trên hệ tọa độ kinh vĩ địa lý theo phương ngang
và hệ tọa độ lai theo phương đứng (λ,φ,η).
Các bộsố liệu gồm những phần sau:
- Bộ dữ liệu địa lý cho bất kì vùng nào trên
thế giới với kích thước có thể từ 30km đến 5km
- Bộ chương trình gme2hrm để nội suy số
liệu dự báo của môhình toàn cầu GME của
DWD về lưới của HRM.
- Bộ chương trình đọc mã GRIB1 các
trường dự báo của HRM và cung cấp giao diện
đồ họa GRADS và VIS5D
Môhình HRM chạy dự báo cho ra kết quả
của áp suất bề mặt p
s
, nhiệt độ T, hơi nước q
v
,
lượng nước mây q
c
, lượng băng mây q
i
, các
thành phần gió ngang u,v và một vài thông số
bề mặt đất. Ngoài ra môhình còn cho ra các kết
quả chẩn đoán với các biến tốc độ thẳng đứng
ω, địa thế vị Φ, độ phủ mây clc, độ khuyếch tán
tkvm/h. Các biến này cótrong hệ phương trình
của mô hình.
3. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu
Tại các điểm trên biên ngoài khơi, giá trị
mực nước được dựa trên hằng số điều hòa trên
biên của 08 sóng chính O1, K1,M2, S2, P1, Q1,
K2 và N2. Tại các biên trên mặt là trường gió
sản phẩm gió từ môhình HRM. Gradient của
nồng độ dầu được cho bằng 0 tại các biên hở
ngoài khơi. Điều kiện biên trượt được áp dụng
cho tất cả biên cứng. Điều kiện ban đầu là độ
dày của lớp dầu tại điểm tràndầu được tính
theo số lượng dầu thoát ra khỏi tàu ngay sau khi
có sự cố.
4. Sơ đồ sai phân và lời giải sốtrị
Hệ phương trình được rời rạc hoá bằng một
sơ đồ sai phân hữu hạn tiến theo hướng từ ngoài
khơi vào bờ và ẩn theo hướng song song với bờ
trên một lưới hình chữ nhật với mực nước, nồng
độ dầu được tính tại trung tâm ô, các véc tơ
thành phần của vận tốc dòng chảy được tính tại
các biên của ô lưới. Với sơ đồ sai phân này,
bước thời gian được chọn theo điều kiện ổn
định Crank - Frich – Lewy.
5. Một số thông tin về đầu vào và kết quả mô
phỏng
Phạm vi miền tính của môhình
Phạm vi vùng tính của môhìnhlantruyền
dầu bao gồm các vùng nước của vịnhBắcBộ
giới hạn trong khoảng từ 105,5-110,0 độ kinh
Đông và trong khoảng từ 17,0 – 22,0 độ vĩ Bắc.
Miền tính có kích thước khoảng 500 km
theo chiều tây - đông và 560 km theo chiều
nam- bắc, với diện tích mặt nước bao phủ toàn
bộ vùng biển vịnhBắcBộ được chia thành
271x301 ô lưới, kích thước khoảng 1852m
x1852m.
Thời gian tính toán
Mô hình thủy động lực khu vực vịnhBắc
Bộ được thiết lập và tính toán với các kịch bản
khác nhau trong các tháng 1 và 2, tháng 4 và 5,
tháng 7 và 8, và tháng 10 trong năm 2010 tương
ứng với các mùa đặc trưng đông, xuân, hạ và thu.
Số liệu đầu vào
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
174
Số liệu khí tượng làm đầu vào là kết quả dự
báo của môhình khi tượng HRM với trường gió
bao phủ toàn bộvịnhBắcbộ với thời gian giữa
các trường số liệu là 3 giờ.
Số liệu hải văn làm đầu vào là bộ hằng số
điều hòa của 08 sóng chính O1, K1,M2, S2, P1,
Q1, K2 và N2.
Số liệu dầutràn
Vị trí xảy ra sựcố giả định được xác định
cho khu vực với các vị trí nằm trên tuyến hàng
hải quốc tế. Hàm lượng dầutràn ra khi cósựcố
được xác định dựa trên những cơsở và dữ liệu
đã cóbằng 0,7% tải trọngdầu của con tàu. Khu
vực này có mật độ tàu hoạt động và neo đậu
khá phức tạp cho nên nhóm tác giả đã lựa chọn
lượng dầutràn ra trên 10 điểm là 500 tấn với
thời gian tràn liên tục trong 10 giờ.
Hình 1. Bản đồ vị trísựcốtràndầu giả định trên khu
vực vịnhBắc Bộ.
a1 Trường gió dự báo sau 12 giờ.
a2 Trường dòng chảy- mực nước dự
báo sau 12 giờ.
a3 Trường dầu dự báo sau 12 giờ.
Hình 2. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 01/10/2010.
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
175
b1. Trường gió dự báo sau 24 giờ.
b2. Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 24 giờ.
b3. Trường dầu dự báo sau 24 giờ.
Hình 3. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 02/10/2010.
c1. Trường gió dự báo sau 72 giờ
c2. Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 72 giờ
c3. Trường dầu dự báo sau 72 giờ
Hình 4. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 04/10/2010.
c1. Trường gió dự báo sau 72 giờ
c2.Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 72 giờ
c3. Trường dầu dự báo sau 72 giờ
Hình 5. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 05/10/2010.
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
176
b1. Trường gió dự báo sau 24 giờ.
b2. Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 24 giờ.
b3. Trường dầu dự báo sau 24 giờ
Hình 6. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 07/10/2010.
b1. Trường gió dự báo sau 24 giờ
b2. Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 24 giờ
b3. Trường dầu dự báo sau 24 giờ
Hình 7. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 08/10/2010.
c1. Trường gió dự báo sau 72 giờ
c2. Trường dòng chảy - mực nước
dự báo sau 72 giờ
c3. Trường dầu dự báo sau 72 giờ
Hình 8. Bản đồ các trường gió, dòng chảy mực nước và dầu dự báo từ 0 giờ ngày 10/10/2010.
N.Q. Trinh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178
177
a. Tháng 1 b. Tháng 2
a. tháng 4
b. tháng 5
c. Tháng 8
d. Tháng 10
Hình 9. Các bản đồ về lượng dầutràn cực đại đồng thời tại tất các kịch bản theo từng tháng
[...]... nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178 (tháng 1, 2, 4, 5, 8 và 10) trong năm 2010 trênvịnhBắcBộ Nhìn chung, khi sựcốtràndầu xảy ra sẽ gây ô nhiễm cho vùng biển, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào tổng lượng, thời gian và thời điểm tràndầu Theo các kịch bản môphỏng đã được thực hiện vào thời điểm gió mùa đông bắc (tháng 12, tháng 1 và tháng 2) thì nguy cơ ảnh hưởng của dầutràn đến vùng biển... tây bắc nên nguy cơ ảnh hưởng đến vùng ven biển vịnhBắcBộ của nước ta là thấp Để có thể áp dụng tính toán phục vụ thực tế, mô hình này cần phải được kiểm chứng với các số liệu đo đạc hiện trường của các sựcố đã xảy ra trong quá khứ Tuy nhiên, các số liệu dạng này ở Việt Nam rất khan hiếm nên việc kiểm chứng mô hình hiện tại chưa thực hiện được Trong tương lai, dự kiến sẽ tiến hành thu thập các số. .. tháng 1 và tháng 2) thì nguy cơ ảnh hưởng của dầutràn đến vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Trị là khá cao với nồng độ dầu vượt xa mức tiêu chuẩn hàng chục lần Thời kỳ đổi mùa (tháng 4 và tháng 5) dầutràncó nguy cơ ảnh hưởng đến vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh Thời kỳ chính mùa mưa bão (tháng 7 và tháng 8) dầutràncó nguy cơ ảnh hưởng đến vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa Còn thời kỳ đổi mùa... nhiên, các số liệu dạng này ở Việt Nam rất khan hiếm nên việc kiểm chứng mô hình hiện tại chưa thực hiện được Trong tương lai, dự kiến sẽ tiến hành thu thập các số liệu trong nước và nước ngoài để kiểm chứng đánh giá và hiệu chỉnh mô hình Tài liệu tham khảo [1] Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển Sổ tra cứu các đặc trưng khí tượng thuỷ văn vùng thềm lục địa Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,... Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178 194 Nguyen Quoc Trinh1, Nguyen Minh Huan2, Phung Dang Hieu3, Du Van Toan3 1 National Centre for Hydro-Meteorological Forecasting, No 4 Dang Thai Than Str., Hanoi, Vietnam 2 Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science, No 334 Nguyen Trai Str., Hanoi, Vietnam 3 Institute for Marine and Island Research and Management, No... predicting the behaviour of surface oil slicks Rep Massachusetts Inst Technol., Dep Civil Engng N° 222, 315 pp [unpubl Manuscript] [3] Fischer, H.B., E.J List, R.C.Y Koh, J Imberger, and N.H Brooks Mixing in inland and coastal water, Academic Press, 1979 [4] Yapa, P.D., Oil Spill Processes and Model Development Journal of Advanced Marine Technology , 1994, 11, 1-22 [5] Mackay, D., I.A Buist, R Mascarenhas and... Oil spill can contaminate large areas, cause great damage in terms of both economy and environment So the simulation of the oil spread after the incident occurs on the sea to set out appropriate rescue plans is necessary An oil spill modeling has been researched and developed, in this model the oil is divided into two layers: surface layer and below surface layer Exchange processes between the surface . được mô phỏng chi tiết. Mô hình tràn dầu đã được áp dụng thử nghiệm để mô phỏng một số kịch bản lan truyền dầu trên vịnh Bắc Bộ. Từ khóa: tràn dầu, mô hình tràn dầu hai lớp, vịnh Bắc Bộ. 1 ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29, Số 1S (2013) 168-178 168 Mô phỏng lan truyền dầu trong sự cố tràn dầu trên vịnh Bắc Bộ bằng mô hình số trị Nguyễn Quốc Trinh 1 , Nguyễn Minh Huấn 2, *,. thông qua kết quả của các hệ thống mô hình khác. Mô hình tràn dầu đã được áp dụng để mô phỏng một số kịch bản lan truyền dầu trên vịnh Bắc Bộ do vịnh Bắc Bộ là khu vực có nhiều hệ thống cảng