Khái niệm và đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Để hiểu đúng, đầy đủ và chính xác về người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) của doanh nghiệp, trước hết phải tìm hiểu định nghĩa về đại diện, đại diện theo pháp luật trong Bộ Luật Dân sự (BLDS) Bởi BLDS là luật gốc điều chỉnh các quan hệ về dân sự mà một trong số đó là quan hệ về đại diện Vấn đề đại diện trong BLDS được xem là vấn đề gốc, hình thành nên đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật, chi phối các quy định trong Luật Doanh nghiệp (LDN) về đại diện Do đó, tác giả phân tích vấn đề đại diện trong BLDS trước khi tìm hiểu về NĐDTPL của doanh nghiệp theo quy định của LDN hiện hành. Để thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống hằng ngày, con người phải tham gia vào rất nhiều giao dịch khác nhau Khi tham gia vào một mối quan hệ nào đó như dân sự, thương mại, kinh tế, , ngoại trừ các trường hợp pháp luật bắt buộc người xác lập giao dịch phải tự mình bày tỏ ý chí một cách tự nguyện, thì chủ thể có thể bày tỏ ý chí thông qua vai trò của một người khác trong trường hợp họ không thể tự mình hoặc không muốn tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự Trong những trường hợp đó, để đảm bảo hiệu lực của các giao dịch dân sự thì việc xác lập, thực hiện các giao dịch của các chủ thể phải được thực hiện thông qua người đại diện Quan hệ đại diện cũng được hình thành từ đó Đại diện như là một phương thức thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự thông qua vai trò của người khác Thông qua chế định đại diện, quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện được đảm bảo 1 Đại diện là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự nên BLDS năm 2015 đã dành một chương riêng để quy định về đại diện Tại khoản 1 Điều 134 BLDS quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” Mục đích của việc xác lập quan hệ đại diện là nhằm giúp người được đại diện giao dịch với bên thứ ba thông qua
1 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 239. người đại diện Theo đó, người đại diện sẽ nhân danh người được đại diện xác lập các quyền và nghĩa vụ với người thứ ba, từ đó làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện Với quy định này, người đại diện sẽ là người trực tiếp xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện, chứ không phải nhân danh và vì lợi ích của chính người đại diện Khác với người đại diện, người được đại diện không tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đáp ứng thông qua hành vi của người đại diện Do vậy, trong phạm vi và thời hạn đại diện, mọi giao dịch dân sự được xác lập giữa người đại diện với người thứ ba đều làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện Với điều kiện là giao dịch dân sự đó phải ghi chủ thể là người được đại diện, vì một người dù được chỉ định đại diện và đã giao kết hợp đồng trong phạm vi thẩm quyền của mình, nhưng nếu không hành động bằng tên của người được đại diện thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện Khái niệm này đã nhấn mạnh trách nhiệm trung thành của người đại diện khi đề cập đến vấn đề “vì lợi ích của người được đại diện”, từ đó tạo ra một cơ sở pháp lý để giải quyết những trường hợp người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự không vì lợi ích của người được đại diện Trong quan hệ này, các bên chủ thể có thể là bất kì chủ thể nào mà không hạn chế là cá nhân hay pháp nhân, tổ chức 2 Đối với cá nhân, nếu là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ các trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch 3 , thì cá nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện nếu họ không muốn trực tiếp tham gia, xác lập hoặc nếu việc họ trực tiếp tham gia, xác lập các giao dịch dân sự có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định Đối với những cá nhân có những hạn chế về thể lực và trí lực, để tránh những hậu quả bất lợi cho các chủ thể này cũng như giúp họ được hưởng mọi quyền và lợi ích hợp pháp, việc tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch sẽ do NĐDTPL thực hiện vì lợi ích của họ. Đối với pháp nhân, việc tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thông qua người đại diện vì lợi ích của pháp nhân bắt buộc phải được thực hiện thông qua các hành vi của cá nhân Sở dĩ như vậy là vì pháp nhân là một tổ chức người được cơ cấu theo một hình thức nhất định, được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động vì mục
2 Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 149.
3 Xem Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. đích của pháp nhân 4 và bản thân pháp nhân không phải là con người cụ thể mà là thực thể pháp lý nhân tạo, tự bản thân nó không có cơ thể sinh học để có thể tự mình hành động 5 Vì vậy, pháp nhân cần người đại diện thường xuyên cho mình trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba nói riêng và nhân danh mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ nói chung Khi đó, tùy từng trường hợp mà pháp nhân cần cá nhân đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
BLDS đã có sự phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Trong đó, đại diện theo pháp luật là một bộ phận quan trọng của chế định đại diện cũng như đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều quan hệ pháp luật dân sự Đại diện theo pháp luật là đại diện được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Ngoại trừ cá nhân, các chủ thể khác chỉ có thể tham gia quan hệ pháp luật thông qua NĐDTPL, hoặc người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp NĐDTPL ủy quyền lại cho người đại diện theo ủy quyền BLDS không đưa ra định nghĩa về NĐDTPL mà chỉ liệt kê các trường hợp đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân, làm căn cứ xem xét các trường hợp cụ thể trên thực tế.
Khái niệm NĐDTPL, nhất là khái niệm NĐDTPL của pháp nhân, là cơ sở quan trọng để tìm hiểu về khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại khoản 1 Điều 137 BLDS: NĐDTPL của pháp nhân bao gồm: Một là, người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Hai là, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Ba là, người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án NĐDTPL của pháp nhân là người đại diện pháp nhân trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh pháp nhân với người thứ ba. Pháp luật cũng cho phép một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định.
Như vậy, chế định về đại diện giúp các chủ thể có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như thuận tiện hơn trong các giao kết hợp đồng Trên thực tế, đại diện được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không chỉ nhằm mục đích duy nhất là “xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”, mà khi nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan, có thể thấy, người đại diện có thể
4 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr 250.
5Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh (2020), Nhập môn Luật Dân sự, Nhà xuất bản Lao động, tr.
292. thực hiện rất nhiều hoạt động khác vì lợi ích của người được đại diện, điển hình đó là vai trò và chức năng của NĐDTPL của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty sẽ phát sinh các mối quan hệ với nhiều chủ thể khác nhau Nhưng “công ty với tư cách là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập, (a separate legal entity), tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người cụ thể - những người quản lý công ty Cũng vì thế, công ty luôn cần có người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình” 6 Xuất phát từ nhu cầu và sự thừa nhận các dạng quan hệ này trong thực tế, pháp luật đã ghi nhận quan hệ đại diện của doanh nghiệp Đại diện của doanh nghiệp có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Trong đó, đại diện theo pháp luật là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp “Đại diện theo pháp luật còn được gọi là đại diện đương nhiên, tức là được pháp luật công nhận quyền đương nhiên nhân danh doanh nghiệp trong các hoạt động của doanh nghiệp” 7 Hình thức đại diện theo pháp luật là một giải pháp an toàn giúp doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như đạt được các lợi ích hợp pháp thông qua các giao dịch do NĐDTPL xác lập và thực hiện vì lợi ích của doanh nghiệp Trong mối quan hệ này, NĐDTPL sẽ mang ý tưởng, suy nghĩ của doanh nghiệp đến với người thứ ba nhằm xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba.
NĐDTPL là một trong những chế định quan trọng của pháp luật doanh nghiệp. Với tầm quan trọng này, LDN năm 2020 đã kế thừa sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của LDN năm 2014 khi vẫn dành riêng một điều khoản để quy định về NĐDTPL, mà không quy định rải rác ở các điều luật về cơ cấu tổ chức, quản lý của các loại hình doanh nghiệp như trong LDN năm 2005 8 , tuy nhiên quy định hiện hành đã có sự thay đổi bổ sung Cụ thể: Trước đây, trong LDN năm 2005, các nhà lập pháp Việt Nam không đưa ra khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp, mà chỉ quy định chức danh quản lý là NĐDTPL của từng loại hình doanh nghiệp 9 Đến LDN năm 2014, khoản 1 Điều
13 đã định nghĩa NĐDTPL của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
6 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2007, tr 21.
7 Vũ Thị Lan Anh (2016), “Quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, số 4/2016, tr 4.
8 Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr 4.
9 Ngô Gia Hoàng, Nguyễn Thị Thương (2016), “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theoLuật Doanh nghiệp năm 2014 dưới gốc độ quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số7/2016, tr.48. thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật So với LDN năm 2014, khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020 quy định “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” Như vậy, LDN năm 2020 đã chính thức ghi nhận quyền “đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự” của NĐDTPL.
Đặc điểm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Thứ nhất, NĐDTPL của doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015, người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Nhưng theo khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020, NĐDTPL của doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân mà thôi Vì doanh nghiệp như đã đề cập, bản thân nó là một tổ chức kinh tế, một thực thể pháp lý mà không phải là con người cụ thể, và nó vô hình nên không thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật Do đó, doanh nghiệp cần có con người cụ thể để nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp Lý do pháp luật muốn con người cụ thể đó là cá nhân và quy trách nhiệm trực tiếp cho cá nhân mà không phải là một doanh nghiệp nào khác bởi khi đó, việc quy trách nhiệm sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn Đối với pháp nhân, chủ thể này chỉ có thể là đại diện theo ủy quyền, chứ không thể là đại diện theo pháp luật của cá nhân hay pháp nhân khác 10
Pháp luật chỉ yêu cầu năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện trong trường hợp pháp luật quy định 11 Điều đó cũng có nghĩa là nếu thuộc trường hợp pháp luật quy định thì vấn đề năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự sẽ được đặt ra (và ngược lại) Đồng thời cũng không phải trong mọi trường hợp đều đòi hỏi người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực
10 Trương Thanh Đức (2016), Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014 (36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tr 178.
11 Khoản 3 Điều 134 về “Đại diện”, Bộ luật Dân sự năm 2015. hiện việc đại diện Đối với NĐDTPL của doanh nghiệp, trong cả BLDS năm 2015 và LDN năm 2020 đều không quy định về năng lực hành vi dân sự của NĐDTPL trong một điều khoản cụ thể Nhưng tại khoản 5 Điều 12 LDN năm 2020 có quy định: nếu NĐDTPL bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, HĐQT cử người khác làm NĐDTPL của công ty Quy định này cho thấy năng lực hành vi dân sự là điều kiện bắt buộc của NĐDTPL của doanh nghiệp Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện về năng lực chủ thể mà BLDS đặt ra trong vấn đề đại diện tại khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động kinh doanh, để NĐDTPL có thể thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân trước các hành vi quản lý của mình thì họ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Về nguyên tắc chung, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ bằng hành vi của chính mình, tự mình xác lập, thực hiện và chịu trách nhiệm trong các quan hệ pháp luật dân sự mà mình tham gia Và người này phải là người thành niên, đồng thời không thuộc vào các trường hợp riêng biệt: mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự Do đó, một căn cứ khác trong LDN cho thấy chỉ người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới có quyền quản lý doanh nghiệp, và từ đó mới có thể làm NĐDTPL của doanh nghiệp là quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020: cá nhân là người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, điều kiện này còn được thể hiện rõ trong trường hợp doanh nghiệp chỉ còn một NĐDTPL và người này bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, HĐQT cử người khác làm NĐDTPL của công ty 12 Điều kiện này sẽ hạn chế được nhiều bất lợi cho doanh nghiệp và cho chính bản thân NĐDTPL nếu người này tự mình xác lập các giao dịch dân sự, đồng thời cho thấy LDN đã chính thức ghi nhận “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” - chủ thể đã được ghi nhận kể từ BLDS năm 2015.
12 Khoản 5 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Qua các quy định trên của LDN năm 2020, ta thấy rằng năng lực hành vi dân sự là yêu cầu bắt buộc để một cá nhân trở thành NĐDTPL của doanh nghiệp Thực tế, NĐDTPL của doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp trong trường hợp họ vi phạm trách nhiệm 13 nên quy định về năng lực hành vi dân sự đầy đủ của NĐDTPL là cần thiết.
Thứ hai, NĐDTPL của doanh nghiệp phải nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp.
NĐDTPL của doanh nghiệp là người nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật) Bởi về mặt lý thuyết, việc ai là NĐDTPL sẽ do doanh nghiệp quyết định (mà cụ thể là các cổ đông, thành viên công ty) Cổ đông, thành viên công ty là người dùng ý chí của mình chi phối công ty ra quyết định lựa chọn NĐDTPL Do đó, người đại diện phải phục vụ lợi ích của cổ đông, thành viên công ty bằng trách nhiệm trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, của mình.
Vì nhân danh doanh nghiệp nên NĐDTPL của doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vấn đề phát sinh từ các hoạt động nhân danh doanh nghiệp nếu NĐDTPL thực hiện công việc phù hợp với phạm vi đại diện của mình Ngược lại, họ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp nếu vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 13 LDN năm 2020 Cũng vì là NĐDTPL của doanh nghiệp nên họ chính là người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, về số lượng NĐDTPL của doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều 137 BLDS năm 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiều NĐDTPL Cùng với đó, khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020 cũng quy định công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH) và công ty cổ phần (CTCP) (sau đây gọi chung là công ty) có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL Quy định này đã góp phần tạo hành lang pháp lý
13 Khoản 2 Điều 13 về “Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020. để doanh nghiệp có thể quyết định số lượng NĐDTPL phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, mỗi ngày đều có vô số các giao dịch cần giải quyết, nếu chỉ có duy nhất một NĐDTPL đảm nhận mọi giao dịch thì với số lượng giao dịch quá lớn như vậy sẽ gây ra sự quá tải cho NĐDTPL Mặc dù pháp luật cũng đã cho phép NĐDTPL ủy quyền cho một cá nhân khác, nhưng NĐDTPL về nguyên tắc vẫn phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp, trước pháp luật về những nội dung thuộc thẩm quyền của mình Vì vậy, khi cho phép một doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một NĐDTPL sẽ tạo nên cơ chế linh hoạt, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phân công quản lý, thúc đẩy tối đa sự phát triển trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có NĐDTPL trong các tình huống bất khả kháng phát sinh,
Ngoài ra, nếu quy định mỗi pháp nhân nói chung và công ty nói riêng chỉ có một NĐDTPL có thể gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc khác cho hoạt động của pháp nhân và công ty Chẳng hạn, tất cả những người khác muốn thực hiện các giao dịch nhân danh pháp nhân, công ty thì đều phải có ủy quyền của NĐDTPL, điều này làm phát sinh các thủ tục hành chính khi phải thực hiện thủ tục ủy quyền Hoặc trong trường hợp NĐDTPL duy nhất của doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện đúng yêu cầu của cổ đông, thành viên công ty trong quá trình quản lý điều hành nội bộ doanh nghiệp cũng như giao dịch với bên ngoài, thì doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, quy định cho phép mỗi doanh nghiệp là CT TNHH, CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL cũng dẫn đến nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật Trường hợp hai hay nhiều NĐDTPL cùng có thẩm quyền xác lập, thực hiện đối với một giao dịch có thể dẫn đến tình trạng xung đột thẩm quyền 14 Trong trường hợp này, các bên sẽ khó xác định được quyết định của người nào mới thực sự có giá trị pháp lý Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, việc có nhiều NĐDTPL có cùng thẩm quyền còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp lợi dụng những người này nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba, thông qua việc một NĐDTPL khác sẽ đưa ra một quyết định khác có lợi hơn cho doanh nghiệp để phủ định quyết định ban đầu Tuy nhiên, khi hai hay nhiều NĐDTPL cùng có thẩm quyền đối với một giao dịch có thể giúp những NĐDTPL linh hoạt hơn trong phân công phụ trách công việc, đồng thời giúp bên thứ
14 Nguyễn Hợp Toàn (2017), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần có nhiều người đại diện theo pháp luật”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2017, tr 32. ba hạn chế rủi ro giao dịch với người không có thẩm quyền Điển hình cho trường hợp này là khi CT TNHH và CTCP có nhiều hơn một NĐDTPL nhưng Điều lệ công ty chưa quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL thì mỗi NĐDTPL của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba 15
Vấn đề lựa chọn số lượng NĐDTPL của doanh nghiệp không đặt ra đối vớiDNTN và công ty hợp danh (CTHD) bởi LDN đã quy định cụ thể đối với hai loại hình doanh nghiệp này Cụ thể, chủ DNTN chính là NĐDTPL duy nhất của DNTN và tất cả các thành viên hợp danh là NĐDTPL của CTHD.
Vai trò của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Pháp luật dân sự thừa nhận rằng pháp nhân không thể tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phải thông qua người đại diện của pháp nhân Bản chất pháp nhân vốn là thực thể pháp lý nhân tạo, tự bản thân nó không có cơ thể sinh học để có thể tự mình hành động Mọi hoạt động của pháp nhân phải được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động 16 Như vậy, công ty với tư cách là một pháp nhân - một thực thể pháp lý độc lập, (a separate legal entity), tự bản thân nó không thể hành động cho chính mình mà chỉ có thể hành động thông qua con người cụ thể - những người quản lý công ty Cũng vì thế, công ty luôn cần có người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình 17 NĐDTPL là người có quyền nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện, đóng vai trò quan trọng trong cả quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của doanh nghiệp 18 Cụ thể:
Thứ nhất, NĐDTPL của doanh nghiệp là chủ thể không thể thiếu trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.
NĐDTPL của doanh nghiệp là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn hoạt
15 Khoản 2 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
16 Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh, tlđd (5), tr 292.
17 Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr 21.
18 Nguyễn Tuấn Vũ (2019), “Một số góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2019, tr 56. động bình thường thì không thể không có sự tồn tại của NĐDTPL dù chỉ trong thời gian ngắn, vì như đã phân tích, bản thân doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, không thể trực tiếp tham gia các quan hệ cụ thể mà phải thông qua NĐDTPL Vì vậy, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được thành lập và hoạt động bình thường đó là phải có NĐDTPL Doanh nghiệp phải luôn có ít nhất một NĐDTPL điều hành, nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ, nếu không có NĐDTPL, mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể bị đình trệ, lâu dần sẽ dẫn đến chấm dứt hoạt động.
Có thể nói, NĐDTPL của doanh nghiệp là một trong các điều kiện pháp lý để doanh nghiệp hoạt động bình thường 19 NĐDTPL gắn liền với doanh nghiệp từ khi ra đời cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại Chính vì NĐDTPL có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp mà pháp luật quy định khi đăng ký doanh nghiệp, vấn đề họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với NĐDTPL của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ công ty 20 Ngoài ra, pháp luật còn yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam, và khi chỉ còn lại một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam thì người này phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL nếu xuất cảnh khỏi Việt Nam 21
Thứ hai, vai trò của NĐDTPL trong quan hệ đối nội của doanh nghiệp.
NĐDTPL của doanh nghiệp là cá nhân thay mặt doanh nghiệp duy trì các mối quan hệ với các chủ thể bên trong doanh nghiệp (chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, các thành viên, bộ phận có liên quan khác, ) Trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp với các chủ thể này luôn có sự kết nối và có mối quan hệ mật thiết với nhau Do đó việc duy trì và giữ các mối quan hệ này thông suốt trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng và cần một bộ máy tổ chức chặt chẽ cũng như cần có đại diện để quản lý.
19 Lê Việt Phương (2013), Người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 37.
20 Khoản 3 Điều 28 về “Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp
21 Khoản 3 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trong doanh nghiệp, chủ sở hữu là người thành lập, điều hành doanh nghiệp và có đủ các quyền của một chủ sở hữu nói chung đối với doanh nghiệp của mình đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt hay nói cách khác là quyền thành lập, hoạt động, giải thể doanh nghiệp Còn người đại diện (với vai trò là người thụ ủy) sẽ thực hiện việc quản lý công ty cho các cổ đông (với vai trò là những người chủ) mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty 22
Không chỉ gắn liền với chủ sở hữu doanh nghiệp, NĐDTPL còn có mối quan hệ mật thiết với các chức danh quản lý khác và người lao động trong doanh nghiệp Việc quản lý, giám sát, kiểm soát hành vi của các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp là một trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp của NĐDTPL NĐDTPL cũng là chủ thể có mối quan hệ mật thiết với người lao động trong doanh nghiệp 23 Nhiều trường hợp, người lao động cần được biết NĐDTPL của doanh nghiệp là ai để họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nếu có tranh chấp xảy ra Chẳng hạn khi phát sinh tranh chấp về lao động và người lao động khởi kiện doanh nghiệp vì cho rằng doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động hay các cam kết đã thoả thuận với người lao động, thì NĐDTPL sẽ là người đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tài, Tòa án với tư cách là bị đơn.
Thứ ba, vai trò của NĐDTPL trong quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng giống như con người, trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp sẽ phát sinh trách nhiệm với Nhà nước, với đối tác, khách hàng, chủ nợ, Tuy nhiên, như đã phân tích, dù là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 24 , nhưng doanh nghiệp không phải là con người sinh học mà là một thực thể pháp lý vô hình, không thể nhìn thấy được Vì vậy, doanh nghiệp cần có NĐDTPL nhân danh doanh nghiệp trong các quan hệ với bên ngoài, như thay mặt doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch kinh tế, dân sự, hay đại diện doanh nghiệp tham gia tố tụng trước Trọng tài, Tòa án với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
22 Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr 22.
23 Lê Nguyên Huyền Trang (2020), Chế định người đại diện theo pháp luật trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 14.
24 Khoản 10 Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Doanh nghiệp có quyền tham gia quan hệ pháp luật, nên cũng có nghĩa vụ trước pháp luật và NĐDTPL của doanh nghiệp là người được pháp luật giao phó những trách nhiệm cá nhân từ loại nhỏ nhất cho đến lớn nhất của doanh nghiệp NĐDTPL sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật Trong đó, có thể kể đến các công việc liên quan đến thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp,
Nội dung của chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 17
Điều kiện và tiêu chuẩn làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Như đã phân tích, NĐDTPL của doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cả quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của doanh nghiệp Do đó, để chủ sở hữu đạt được mục đích khi thành lập doanh nghiệp thông qua hành vi nhân danh của người đại diện, không thể chấp nhận việc bất cứ ai cũng có thể trở thành NĐDTPL của doanh nghiệp bởi điều này sẽ rất nguy hiểm, hàm chứa khả năng phát sinh trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của doanh nghiệp rất cao khi NĐDTPL hành động một cách thiếu cẩn trọng hay vô trách nhiệm, Nếu một cá nhân không có những kỹ năng cơ bản trong việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp, không đủ năng lực quản lý kinh doanh, hoàn toàn có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Chính vì thế, NĐDTPL không chỉ phải đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định pháp luật mà còn phải thỏa mãn những tiêu chuẩn được đặt ra theo ý chí của chủ sở hữu. Đối với các điều kiện chung mà NĐDTPL cần đáp ứng để có thể đảm nhận vai trò đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp, sự can thiệp của pháp luật là rất cần thiết.Nếu pháp luật không đưa ra các điều kiện cụ thể có thể khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi tiết hóa các điều kiện vào trong quy định nội bộ công ty,dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp trao quyền không đúng đối tượng và phải gánh chịu những hậu quả phát sinh từ việc quản lý kém của NĐDTPL Đối với các tiêu chuẩn làmNĐDTPL, do tiêu chuẩn vốn là điều được quy định để làm căn cứ đánh giá, phân loại,nên pháp luật cần thiết trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của NĐDTPL Như vậy sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự do lựa chọn NĐDTPL phù hợp với nhu cầu và tính chất hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng pháp luật áp đặt quá nhiều điều kiện dẫn đến khó khăn trong việc bổ nhiệm một người làm NĐDTPL.
Phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Phạm vi đại diện là phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà người đại diện được quyền xác lập, thực hiện nhân danh người được đại diện trong mối quan hệ với bên thứ ba 25
Về nguyên tắc, những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện các hành vi nhân danh của người đại diện sẽ xác lập cho người được đại diện khi hành vi được thực hiện phù hợp với phạm vi đại diện.
Phạm vi đại diện của NĐDTPL của doanh nghiệp là giới hạn các quyền và nghĩa vụ mà theo đó NĐDTPL được phép nhân danh và thay mặt doanh nghiệp xác lập, thực hiện các hành vi pháp lý nhất định đối với bên thứ ba Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; trong thủ tục tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Phạm vi đại diện của NĐDTPL còn là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng NĐDTPL lạm quyền trong khi thực hiện công việc đại diện dẫn đến hậu quả xấu cho doanh nghiệp Nói cách khác, phạm vi đại diện của NĐDTPL là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dịch do NĐDTPL xác lập, thực hiện với bên thứ ba Nếu các giao dịch được thực hiện nhưng không tuân thủ phạm vi đại diện sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp, trừ một trong các trường hợp được pháp luật quy định.
Tùy vào từng hình thức đại diện khác nhau mà việc xác định phạm vi đại diện cũng khác nhau 26 Đối với phạm vi đại diện của NĐDTPL của doanh nghiệp, nhìn chung được xác định theo ý chí của nhà nước hoặc theo ý chí của doanh nghiệp Đối với DNTN, nhà nước dùng ý chí của mình và chỉ định chủ DNTN là NĐDTPL duy nhất của doanh nghiệp, có phạm vi đại diện bao quát mọi vấn đề, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Bởi DNTN là loại hình doanh nghiệp một chủ, do một chủ thể đứng ra thành lập và dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên Chủ DNTN là người duy nhất đầu tư vốn thành lập nên DNTN và cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Đối với CTHD, nhà nước
25 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr 256.
26 Phùng Trung Tập, Kiều Thị Thùy Linh, tlđd (5), tr 303. cũng dùng ý chí của mình để xác định phạm vi đại diện của thành viên hợp danh như trường hợp chủ DNTN, bởi thành viên hợp danh là chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Các thành viên này có quyền tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty và chỉ có thể thỏa thuận phân chia công việc nội bộ, phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty, còn các hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Nhưng đối với CTCP và CT TNHH, nhà nước không dùng ý chí của mình để quy định phạm vi đại diện của NĐDTPL mà cho phép xác định theo ý chí của doanh nghiệp (cụ thể là ý chí của cổ đông/thành viên công ty) Nhà nước tạo điều kiện cho cổ đông, thành viên công ty được quyền xác định phạm vi đại diện của NĐDTPL và ghi nhận vào Điều lệ công ty Có nghĩa Điều lệ có thể giới hạn phạm vi đại diện cho từng chức danh quản lý là NĐDTPL Trường hợp Điều lệ không quy định thì nhà nước mới dùng ýchí của mình để xác định mỗi NĐDTPL của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba Việc cho phép doanh nghiệp tự xác định phạm vi đại diện của NĐDTPL trong Điều lệ tạo cho doanh nghiệp quyền tự quyết trong cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ doanh nghiệp Tùy vào năng lực và vị trí quản lý của mỗi người đại diện, doanh nghiệp có thể phân công thẩm quyền cũng như giới hạn phạm vi đại diện một cách phù hợp Khi đó, NĐDTPL sẽ được phép xác lập, thực hiện các hành vi pháp lý trong giới hạn nhất định Vì vậy, để hành vi nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp của NĐDTPL được công nhận là hành vi của doanh nghiệp và xác lập các quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp, hành vi này phải phù hợp với phạm vi đại diện.
NĐDTPL là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp; trong thủ tục tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 27 Đây chính là phạm vi đại diện của NĐDTPL Trong đó, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp chiếm đa số, trong các giao dịch này người đại diện sẽ thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc các giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, với các tổ chức, cá nhân khác.
27 Khoản 1 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình Là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của mình, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và phải chịu phần hậu quả (nếu có) Dưới khía cạnh pháp lý, tùy vào tính chất của sự việc mà trách nhiệm sẽ được hiểu theo nghĩa khác khau: trách nhiệm được hiểu theo nghĩa tích cực đó là bổn phận; hoặc theo nghĩa tiêu cực đó là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện qua việc chủ thể này phải gánh chịu những thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định 28 Ở góc độ thứ hai này, trách nhiệm là một loại nghĩa vụ pháp lý đặc biệt, phát sinh khi có vi phạm pháp luật, chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải thực hiện những xử sự nhất định trước một chủ thể khác, có thể là nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm hại.
Trong quan hệ đại diện giữa NĐDTPL và doanh nghiệp luôn tồn tại xung đột lợi ích Nhiều người đại diện có xu hướng tối đa lợi ích của mình thay vì lợi ích của doanh nghiệp Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ sẵn sàng xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp để đạt được lợi ích tối đa cho mình Khi NĐDTPL đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ với bên thứ ba, rất có thể họ sẽ thiếu sự trung thành, tận tâm, dẫn đến các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không được thực hiện hoặc được thực hiện không đúng, không đầy đủ Hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị thiệt hại, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba vì vi phạm nghĩa vụ Và thực tế có không ít trường hợp người đại diện có hành vi sai trái trong khi thực hiện nhiệm vụ được doanh nghiệp giao Vì lẽ đó, cần thiết có những quy định nhằm khuyến khích sự trung thành và nhiệt huyết của NĐDTPL, đồng thời ngăn chặn những hành vi sai trái của họ Công cụ đó chính là những trách nhiệm mà NĐDTPL phải tuân thủ, trường hợp không tuân thủ thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do hành vi của mình gây ra. Việc đặt ra vấn đề về trách nhiệm sẽ đảm bảo NĐDTPL có trách nhiệm hơn đối với công việc của mình và thực hiện nhiệm vụ đúng với mục đích khi thành lập doanh nghiệp của chủ sở hữu, đồng thời tạo nên một hành lang pháp lý để doanh nghiệp hạn
28 Phạm Quang Thanh, “Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác”, https://iluatsu.com/kien-thuc-chung/so-sanh-phan-biet-trach-nhiem-phap-ly-voi-cac-trach-nhiem-xa- hoi-khac/, truy cập ngày 23/6/2021. chế mọi sự lạm quyền và tư lợi cá nhân có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1.3.4.1 Xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật
Tư cách đại diện của NĐDTPL gắn liền với hiệu lực của giao dịch được người đại diện nhân danh doanh nghiệp ký kết với bên thứ ba Bởi kể từ thời điểm phát sinh tư cách đại diện cho NĐDTPL, thì người này có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một người đại diện theo quy định tại Điều lệ công ty Tuy nhiên, để một cá nhân trở thành NĐDTPL của doanh nghiệp một cách chính thức và hợp pháp, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong giai đoạn đăng ký doanh nghiệp và trước thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn chưa được thành lập hợp pháp, nên tư cách pháp lý của NĐDTPL vì thế cũng chưa được xác lập Khi doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người có tên trên Giấy chứng nhận mới chính thức phát sinh tư cách đại diện cho doanh nghiệp.
1.3.4.2 Chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật
Quan hệ đại diện cũng như các quan hệ khác trong tố tụng dân sự không tồn tại vĩnh viễn và có thể chấm dứt khi phát sinh những sự kiện pháp lý nhất định Chấm dứt đại diện là kết thúc quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện trong việc xác lập, thực diện giao dịch dân sự Việc chấm dứt đại diện sẽ làm chấm dứt tư cách người đại diện Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện, người được đại diện mà căn cứ chấm dứt mỗi loại đại diện là khác nhau Đối với đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tư cách đại diện của NĐDTPL có thể chấm dứt trong cả trường hợp doanh nghiệp chấm dứt tồn tại (khi hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể doanh nghiệp) và trường hợp doanh nghiệp không chấm dứt tồn tại (khi doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi NĐDTPL trong chính doanh nghiệp của mình) Về nguyên tắc,đại diện theo pháp luật chấm dứt sẽ làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ đại diện đó Và một người khi không còn là NĐDTPL của doanh nghiệp thì không còn quyền và nghĩa vụ của một NĐDTPL Khi đó, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch do người này xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chứng minh được NĐDTPL vi phạm trách nhiệm trong quá trình làm đại diện và dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp thì người này phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại họ đã gây ra.
Trong chương 1, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận chung liên quan đến
“Chế định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” trong LDN năm 2020:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày sơ lược về khái niệm đại diện trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm NĐDTPL của doanh nghiệp và thấy được chế định NĐDTPL là một trong những chế định quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp.
Thứ hai, trên cơ sở khái niệm, tác giả phân tích các đặc điểm cơ bản sau của
NĐDTPL của doanh nghiệp: NĐDTPL của doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân và phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; NĐDTPL của doanh nghiệp phải nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp; số lượng NĐDTPL trong doanh nghiệp.
Thứ ba, tác giả phân tích vai trò quan trọng của NĐDTPL trong cả quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của doanh nghiệp để hiểu rõ lý do vì sao doanh nghiệp không thể tồn tại mà không có người đại diện theo pháp luật.
Thứ tư, tác giả trình bày lý luận các nội dung quan trọng của chế định NĐDTPL của doanh nghiệp, bao gồm điều kiện và tiêu chuẩn làm NĐDTPL; phạm vi đại diện của NĐDTPL; trách nhiệm của NĐDTPL; xác lập và chấm dứt tư cách NĐDTPL để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn ở chương 2.
Thông qua việc tìm hiểu các vấn đề lý luận chung về NĐDTPL của doanh nghiệp, ta sẽ hình dung được một bức tranh tổng thể về NĐDTPL của doanh nghiệp Từ đó làm tiền đề, cơ sở cho việc phân tích chuyên sâu cũng như đánh giá các quy định trongLDN năm 2020 về NĐDTPL của doanh nghiệp, và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định trong LDN nhằm hoàn thiện hơn các vấn đề liên quan đến chế địnhNĐDTPL.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Về điều kiện và tiêu chuẩn trở thành người đại diện theo pháp luật của
2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện và tiêu chuẩn trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt, điều kiện là điều được nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó và tiêu chuẩn là điều được quy định làm căn cứ để đánh giá, phân loại Để một người có thể trở thành NĐDTPL thì phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định Các điều kiện này được đòi hỏi tùy theo đặc điểm của việc đại diện, bởi vậy, thường không giống nhau tùy theo loại hình đại diện 29 Đối với loại hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì NĐDTPL phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
Thứ nhất, NĐDTPL không thuộc các đối tượng bị pháp luật cấm quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020.
Hiện nay LDN trực tiếp khẳng định NĐDTPL là người quản lý doanh nghiệp, điều này được suy ra từ các quy định khác có liên quan Chẳng hạn, xét trong từng loại hình doanh nghiệp, NĐDTPL của CTHD là tất cả thành viên hợp danh, các thành viên này sẽ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty 30 ; chủ DNTN là NĐDTPL, người thực hiện việc quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 190 LDN; NĐDTPL của CT TNHH và CTCP là người được Điều lệ công ty quy định cụ thể chức danh quản lý 31 Mà khoản
24 Điều 4 LDN có quy định “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
29 Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật Dân sự, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, tr 141.
30 Khoản 2 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
31 Khoản 2 Điều 12 về “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty” Do đó, NĐDTPL được xem là người quản lý doanh nghiệp.
LDN năm 2020 cũng như các LDN trước đây đều không quy định các trường hợp bị cấm làm NĐDTPL của doanh nghiệp trong một điều khoản cụ thể, thay vào đó là quy định các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp Nhưng vì NĐDTPL của doanh nghiệp là người tham gia quản lý doanh nghiệp nên việc pháp luật cấm những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN thực hiện quyền quản lý doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc họ không đủ điều kiện làm NĐDTPL của doanh nghiệp Quan điểm lập pháp này phù hợp với yêu cầu của quản trị công ty và mục tiêu kinh doanh của chủ sở hữu, bởi:
Một là, đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp của nhà nước, phòng ngừa tình trạng lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm trốn tránh trách nhiệm với nhà nước, tư lợi cho bản thân hoặc cho doanh nghiệp mà mình làm đại diện, ngăn ngừa mọi hành vi trục lợi từ doanh nghiệp nhà nước cho doanh nghiệp mình.
Hai là, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế: Mặc dù pháp luật đề cao quyền tự do kinh doanh của công dân, nhưng tự do kinh doanh không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nói cách khác tự do nhưng phải “trong khuôn khổ pháp luật” 32 Trường hợp NĐDTPL là cá nhân giữ các chức vụ trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, khả năng người đại diện lạm quyền để trục lợi cho doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức khác là rất cao Mà đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho chủ thể này thì phải đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ giao dịch Nếu không có cơ chế đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh không bị lạm dụng thì có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây phương hại đến quyền lợi của các chủ thể khác Vì vậy, pháp luật đã lường trước những rủi ro có thể xảy ra và đưa ra quy định cấm một số đối tượng tham gia quản lý doanh nghiệp, đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
Ba là, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp Trong quan hệ đại diện, NĐDTPL nhân danh doanh nghiệp trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba Việc đặt ra quy định về các đối tượng bị pháp luật cấm quản lý doanh nghiệp đảm bảo không xảy ra hậu quả xấu cho doanh nghiệp do hành vi của người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người không còn đủ tư cách thay
32 Ngô Gia Hoàng, Nguyễn Thị Thương, tlđd (9), tr 49. mặt chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ, gây ra Nói cách khác, điều kiện này đã tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Mặc dù pháp luật đã có những quy định cần thiết nhằm phòng ngừa những bất lợi có thể xảy ra khi các đối tượng trên làm NĐDTPL của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc quy định khác nhau giữa hai đối tượng bị cấm quản lý và cấm góp vốn vào doanh nghiệp lại có thể khiến cho mục đích điều chỉnh của luật không đạt được 33 Cụ thể: sự khác nhau giữa đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp và đối tượng bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng người bị cấm quản lý doanh nghiệp tham gia góp vốn vào doanh nghiệp và họ trở thành cổ đông/thành viên công ty Khi đó, mặc dù những người này không giữ các chức danh quản lý trong doanh nghiệp khi góp vốn vào doanh nghiệp, nhưng lại có thể tác động đến các quyết định của doanh nghiệp bằng cách dùng quyền hạn của một cổ đông để chi phối hành vi của người quản lý doanh nghiệp Minh chứng cho vấn đề này là quy định cán bộ, công chức, viên chức không có quyền quản lý doanh nghiệp, nhưng cán bộ, công chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp và chỉ có những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước mới không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước 34 Trừ trường hợp này, LDN cho phép cán bộ, công chức được góp vốn vào doanh nghiệp Đây thực sự là một kẻ hở lớn của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, điều kiện về nơi cư trú.
Nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có ít nhất một người đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) ở Việt Nam để giải quyết các công việc một cách kịp thời, nhanh chống và tốt nhất, khoản 3 Điều 12 LDN hiện hành quy định doanh nghiệp phải luôn có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam Khi chỉ còn lại một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL Trường hợp này, NĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền Quy định này của LDN năm 2020 là sự kế thừa điểm tiến bộ trong LDN năm
2014 nhưng có cải tiến và hoàn thiện Bởi:
33 Mai Thị Ngân Hà (2020), Pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty, Luận văn Thạc sĩ
Luật, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 32.
34 Khoản 4 Điều 20 về “Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn”, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.
Một là, nó thống nhất với quy định của Luật Cư trú năm 2020 khi không yêu cầu NĐDTPL của công ty phải thường trú ở Việt Nam như LDN năm 2005 35 “Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú” 36 , nếu quy định như LDN năm
2005 thì sẽ rất hạn chế chủ thể có thể làm NĐDTPL của doanh nghiệp và cũng chưa phù hợp với thực tiễn Ngược lại, quy định hiện hành đã mở rộng phạm vi chủ thể được làm NĐDTPL của doanh nghiệp, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn và thể hiện sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật;
Hai là, trước đây LDN năm 2014 quy định doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam và quy định đối với trường hợp doanh nghiệp chỉ có một NĐDTPL thì khi xuất cảnh mới thực hiện việc ủy quyền 37 là chưa đầy đủ. Bởi như vậy, bắt buộc doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDTPL thì nhất thiết phải có một người cư trú tại Việt Nam Nhưng trường hợp vì lý do nào đó mà tất cả NĐDTPL đều xuất cảnh thì doanh nghiệp có thể bị rơi vào tình trạng bế tắc, vì không được phép ủy quyền và cho dù có ủy quyền mà khi thời hạn ủy quyền đã hết thì cũng không được phép kéo dài như trường hợp chỉ có một NĐDTPL 38 Trong khi vấn đề cần xử lý là tương tự nhau Do đó, LDN năm 2020 đã không còn dành riêng cơ chế ủy quyền cho trường hợp doanh nghiệp chỉ có một NĐDTPL và người này xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Cụ thể, LDN năm 2020 khắc phục được tính không thống nhất và tính bất bình đẳng này bằng quy định “Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt
Phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2.2.1 Thực trạng quy định pháp luật về phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
NĐDTPL là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, trong thủ tục tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Đây chính là phạm vi đại diện của NĐDTPL Theo đó, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ phát sinh trên cơ sở hành vi đại diện phù hợp với phạm vi đại diện của NĐDTPL Vì vậy, phạm vi đại diện của NĐDTPL là một nội dung quan trọng trong chế định NĐDTPL của doanh nghiệp.
Từ các quy định liên quan trong LDN, ta thấy NĐDTPL của doanh nghiệp có phạm vi đại diện bao gồm các nhóm sau:
2.2.1.1 Thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp
NĐDTPL của pháp nhân là người đại diện thường xuyên của pháp nhân trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh pháp nhân với người thứ ba 54 Chức năng, thẩm quyền này của NĐDTPL được thể hiện rõ trong BLDS năm 2015 ngay từ khái niệm đại diện, cụ thể tại khoản 1 Điều 134 đã khẳng định “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” Đến LDN, phạm vi thẩm quyền này cũng được các nhà lập pháp đề cập ngay từ khái niệm NĐDTPL tại khoản 1 Điều 12 thông qua việc chỉ định họ là người thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, trên thực tế, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phần lớn phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp, và NĐDTPL thường thực hiện vai trò nhân danh doanh nghiệp xác lập các giao dịch, còn quá trình thực hiện giao dịch có thể còn được đảm nhiệm bởi nhiều chủ thể khác 55 Chính vì vậy, có thể nói quyền xác lập giao dịch dân sự là một trong những quyền cơ bản của NĐDTPL và đóng vai
54 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tlđd (1), tr 251.
55 Ngô Gia Hoàng, Nguyễn Thị Thương, tlđd (9), tr 49. trò không thể thiếu trong việc xác định ai là NĐDTPL của doanh nghiệp 56 Tuy nhiên, LDN năm 2014 không đưa chức năng đại diện doanh nghiệp xác lập giao dịch vào định nghĩa NĐDTPL, mà chỉ nhắc đến việc thực hiện giao dịch nhân danh doanh nghiệp. Đến LDN năm 2020 dù đã sửa đổi bổ sung định nghĩa về NĐDTPL của doanh nghiệp nhưng cũng chỉ bổ sung thêm cụm từ “người yêu cầu giải quyết việc dân sự” (tức chỉ bổ sung thêm chức năng đại diện cho doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc dân sự của NĐDTPL) mà vẫn chưa đề cập đến thẩm quyền đại diện doanh nghiệp xác lập giao dịch trong định nghĩa Trong khi đây lại là thẩm quyền quan trọng hàng đầu thuộc phạm vi đại diện của NĐDTPL Cũng có quan điểm cho rằng việc “thực hiện” có thể hiểu theo nghĩa rộng (bao hàm cả nghĩa “xác lập”) là việc đưa ra quyết định, hay trực tiếp đứng ra thỏa thuận, ký kết các giao dịch 57 Tuy nhiên, theo tác giả, việc xác lập và thực hiện là các hành động khác nhau, riêng biệt nên cách hiểu này chưa thật sự hợp lý. Đối với CT TNHH và CTCP, LDN cho phép công ty có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL và ghi nhận quyền tự quyết định quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL tại Điều lệ công ty Có nghĩa Điều lệ có thể giới hạn thẩm quyền cho từng chức danh quản lý là NĐDTPL và khi đó mỗi người sẽ có quyền ký kết các hợp đồng khác nhau Trong CT TNHH, một vấn đề đặt ra đối với thẩm quyền ký kết hợp đồng của GĐ/TGĐ đó là liệu thẩm quyền này có đương nhiên không? Mặc dù điểm e khoản 2 Điều 63 và điểm e khoản 2 Điều 82 LDN năm 2020 quy định GĐ hoặc TGĐ có quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc GĐ/TGĐ không là NĐDTPL hoặc đại diện theo ủy quyền của công ty thì sẽ không có quyền ký kết hợp đồng nhân danh công ty Bởi BLDS cũng như LDN đều thừa nhận quyền xác lập giao dịch của doanh nghiệp thuộc về người đại diện. Khi đó, nếu người này thực hiện việc ký kết hợp đồng thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, trừ những trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định 58 Tương tự như CT TNHH, nếu Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ hoặc TGĐ của CTCP không phải là NĐDTPL của công ty, thì cũng không có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch nhân danh công ty.
56 Phan Thành Nhân (2018), “Thực trạng quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2018, tr 34.
57 Ngô Thị Huệ My, tlđd (48), tr 35.
58 Khoản 1 Điều 142 về “Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện”, Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với DNTN, chủ DNTN là NĐDTPL Đây là đối tượng khác biệt so với cổ đông trong CTCP và thành viên trong CT TNHH nên phạm vi đại diện cũng có sự khác biệt to lớn Chủ DNTN là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, được toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi nghĩa vụ phát sinh Trong các giao dịch của doanh nghiệp, chủ DNTN là người tiến hành ký kết các hợp đồng làm ăn, cho thuê hay bán doanh nghiệp. Đối với CTHD, tất cả thành viên hợp danh là NĐDTPL của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Phạm vi đại diện của thành viên hợp danh trong các giao dịch của công ty thể hiện ở việc nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty 59 Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty, pháp luật quy định nếu thành viên hợp danh thực hiện giao dịch ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty với bên thứ ba thì không làm phát sinh trách nhiệm đối với công ty, trừ trường hợp giao dịch đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận Ngoài ra, thành viên hợp danh cũng không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện các giao dịch kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Tuy quyền đại diện do luật thiết lập và quy định, nhưng chỉ quy định một phần nội dung, còn lại được xác định theo ý chí của các bên có liên quan 60 Thực tế tuy pháp luật thừa nhận quyền hành động nhân danh doanh nghiệp của NĐDTPL của doanh nghiệp và quy định các giao dịch do người đại diện xác lập trong phạm vi thẩm quyền sẽ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp Nhưng đối với một số giao dịch quan trọng, phải có sự chấp thuận của các cơ quan trong doanh nghiệp trước khi được xác lập thông qua vai trò của người đại diện thì giao dịch đó mới có giá trị pháp lý Cụ thể, khi xác lập hợp đồng, giao dịch giữa CT TNHH hai thành viên trở lên với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 LDN năm 2020 thì phải được Hội đồng thành viên chấp thuận; hợp đồng, giao dịch giữa CT TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người quy định tại khoản 1 Điều 86 LDN năm 2020 phải được Hội đồng
59 Điểm b khoản 1 Điều 181 về “Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm
60 Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh, tlđd (29), tr 142. thành viên hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và Kiểm soát viên chấp thuận; hay khi xác lập hợp đồng, giao dịch giữa CTCP với người có liên quan quy định tại khoản
1 Điều 167 LDN năm 2020 thì phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT chấp thuận Nếu thực hiện không đúng các quy định này, hợp đồng, giao dịch sẽ bị vô hiệu. Ngoài ra, NĐDTPL còn có thể chịu sự ràng buộc bởi một số điều kiện được ghi nhận trong Điều lệ công ty khi nhân danh doanh nghiệp xác lập các giao dịch quan trọng. Như vậy, NĐDTPL của doanh nghiệp không phải là chủ thể nhân danh doanh nghiệp trong mọi giao dịch, việc quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức hoạt động, điều hành còn liên quan đến thẩm quyền của các cấp quản lý khác trong doanh nghiệp 61 Trong các giao dịch đó, NĐDTPL của doanh nghiệp không được quyền tự quyết mà phải được cấp quản lý thông qua trước khi nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch.
Thực tế cũng xảy ra không ít tranh chấp liên quan đến giao dịch do người không có quyền đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện hoặc có quyền nhưng lại vượt quá phạm vi đại diện Đối với giao dịch do người không có quyền đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện hoặc có quyền nhưng lại vượt quá phạm vi đại diện thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp hoặc không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp: doanh nghiệp đã công nhận giao dịch hoặc đồng ý; doanh nghiệp biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; doanh nghiệp có lỗi dẫn đến việc bên thứ ba không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện 62 Hướng giải quyết như vậy sẽ tạo ra sự an toàn pháp lý cho các doanh nghiệp, đồng thời loại trừ những ứng xử mâu thuẫn của bên được đại diện: nếu giao dịch có lợi cho mình thì chấp nhận còn nếu giao dịch bất lợi cho mình thì lại phủ nhận 63
Pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ cũng quy định tương tự pháp luật Việt Nam nhưng có phần dứt khoát hơn đối với trường hợp hành vi của người đại diện không thuộc phạm vi được ủy quyền Theo đó, doanh nghiệp sẽ không có nghĩa vụ đối với
61 Mai Thị Ngân Hà, tlđd (33), tr 41.
62 Khoản 1 Điều 142 về “Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện” và khoản 1 Điều 143 về “Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện”, Bộ luật Dân sự năm 2015.
63 Hà Thư - Nguyễn Thượng, “Giao dịch vượt quá thẩm quyền của người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp có bị vô hiệu?”, https://ipiclaw.vn/giao-dich-vuot-qua-tham-quyen-cua-nguoi-dai-dien- phap-luat-cho-doanh-nghiep-co-bi-vo-hieu, truy cập ngày 10/5/2021. hợp đồng nếu một người không có thẩm quyền đại diện nhưng đã ký kết hợp đồng nhân danh doanh nghiệp hoặc hành vi của người đại diện vượt ra khỏi phạm vi được ủy quyền (trong khi pháp luật Việt Nam tồn tại ba trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều
142 và 143 BLDS năm 2015 để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp) Trong trường hợp này, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hợp đồng thuộc về người đại diện, trừ trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, người thứ ba biết rằng người đại diện có nhầm lẫn về phạm vi thẩm quyền đại diện, hoặc người đại diện đã biểu lộ cho người thứ ba biết về tính không chắc chắn của phạm vi thẩm quyền đại diện, thì người đại diện sẽ không chịu trách nhiệm cá nhân về phạm vi thẩm quyền 64 Thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên học tập tư duy lập pháp của Hoa kỳ và bổ sung trường hợp miễn trách nhiệm này cho người đại diện nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người đại diện, bởi khi đó họ hoàn toàn không có ý định trở thành một bên của hợp đồng.
Liên quan đến giao dịch do NĐDTPL xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, có thể kể đến vụ Trương Vui và đồng phạm lừa bán tòa nhà rộng hơn 600 m 2 số 4-6 Hồ
Tùng Mậu TP HCM 65 : Năm 2010 Uỷ ban nhân dân TP HCM chỉ định bán nhà đất số 4-6
Hồ Tùng Mậu cho công ty Upexim Do không có khả năng tài chính, ông Trương Vui (chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty Upexim) bàn với các thành viên HĐQT để công ty Tradeco tham gia góp vốn và đã nhận 60 tỷ đồng vốn góp từ Tradeco Tuy nhiên, ông Vui sau đó đã tự ý thỏa thuận bán nhà đất cho công ty Kim Cương Xanh với giá 280 tỷ đồng, nhận trước
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2.3.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Với vị trí của mình, NĐDTPL luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán và lợi dụng vị trí của mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ đông và công ty 81 NĐDTPL luôn có nhiều cơ hội để tư lợi cho mình hay cho người mà mình muốn dù họ có là hay không phải là cổ đông, thành viên công ty Chẳng hạn tiết lộ thông tin cần bảo mật của công ty cho người khác, thu lợi từ việc giao kết các hợp đồng mà họ biết chắc chắn rằng công ty của mình sẽ gặp bất lợi, Tất cả các cổ đông, thành viên nói chung đều có thể đối mặt với một vấn đề lớn của quản trị công ty là có
80 Quách Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Vân Anh, “Lại chuyện hợp đồng vô hiệu do vi phạm thẩm quyền”, https://www.thesaigontimes.vn/148793/Lai-chuyen-hop-dong-vo-hieu-do-vi-pham-tham- quyen.html, truy cập ngày 27/5/2021.
81 Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr 21. thể bị “bóc lột” bởi những người quản lý, điều hành công ty 82 Do đó, pháp luật đặt ra vấn đề trách nhiệm của NĐDTPL nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể này.
Như đã đề cập trong nội dung phần 1.3.3, trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của mình, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và phải chịu phần hậu quả (nếu có) Tùy vào tính chất của sự việc mà trách nhiệm sẽ được hiểu theo hai nghĩa sau:
2.3.1.1 Trách nhiệm theo nghĩa tích cực
NĐDTPL có ba nhóm trách nhiệm (bổn phận) cơ bản đối với doanh nghiệp, đó là:
Thứ nhất, thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp 83 Để tránh đầu tư thua lỗ, các chủ sở hữu công ty đều phải lựa chọn và bổ nhiệm người đáng tin cậy, trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để giao tài sản của mình cho họ quản lý và khai thác nhằm mục đích sinh lợi LDN năm 2020 đã tiếp tục kế thừa quan điểm lập pháp trên của LDN năm 2014 mà không có sửa đổi, bổ sung nào thêm mặc dù trách nhiệm này được định nghĩa chưa thật sự cụ thể, rõ ràng, vẫn còn rất chung chung và khó có thể được hiểu để áp dụng đúng đắn trong thực tiễn Song, theo tác giả Bùi Xuân Hải, cho dù có cố gắng nữa thì LDN cũng sẽ chẳng thể nào giải thích được một cách chi tiết và thỏa đáng trong các điều luật với những câu chữ có tính mơ hồ và định tính đầy đủ ý niệm của các nghĩa vụ này 84 Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào khác giải thích chi tiết và cụ thể như thế nào là trung thực, cẩn trọng và tốt nhất (kể cả Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của LDN năm 2020) Các văn bản pháp luật liên quan như Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng chỉ quy định thành viên HĐQT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích cao nhất của cổ đông và của công ty 85 ; hay Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng chỉ quy định thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, GĐ
82 Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp – Bảo vệ cổ đông, pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr 147, 148.
83 Điểm a khoản 1 Điều 13 về “Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
84 Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr 25.
85 Khoản 2 Điều 14 về “Quyền và trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị”, Nghị 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng định
(TGĐ) và người điều hành khác có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình, kể cả những nhiệm vụ với tư cách thành viên các tiểu ban của HĐQT, một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích của công ty 86
Về bản chất, người đại diện nhân danh người được đại diện thực hiện các công việc vì lợi ích của người được đại diện, nên với tư cách là NĐDTPL của doanh nghiệp, người này phải luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp ở vị trí ưu tiên so với các lợi ích khác. Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu lợi ích mà NĐDTPL mang lại cho doanh nghiệp phải là lợi ích hợp pháp Lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp được hiểu là lợi ích tốt nhất và không làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội như cơ quan nhà nước, nhà cung cấp, người lao động Hành vi xâm phạm các lợi ích này là hành vi trái pháp luật Trường hợp NĐDTPL thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách không trung thực, cẩn trọng, hoặc có nhưng lại mang đến lợi ích bất hợp pháp cho doanh nghiệp thì người này phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật đó.
Trong một vụ việc liên quan đến trách nhiệm cẩn trọng của NĐDTPL, Tòa án đưa ra nhận định: “quyết định bãi nhiệm chức danh Phó TGĐ Thường trực của bà Th, do ông V với tư cách Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn TN ký ban hành, nhưng không thông qua HĐQT được coi là trái với quy định tại điểm h khoản 2 Điều 108 LDN năm
2005 và khoản 23.2 Điều 23 của Điều lệ công ty”, và đi đến kết luận hủy bỏ quyết định bãi nhiệm này; khôi phục lại chức danh Phó TGĐ Thường trực của bà Th 87 Tuy nhiên, ông V đang giữ cả hai chức danh Chủ tịch HĐQT và TGĐ Theo điểm đ khoản 3 Điều
116 LDN năm 2005 thì TGĐ cũng có quyền miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT Mặc khác, “có thể bà Th đóng một vai trò nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp, nhưng không có nghĩa vì thế mà các bên có quyền suy diễn bà này là một người quản lý quan trọng” 88 và buộc quyết định bãi nhiệm phải được HĐQT thông qua theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 108 LDN năm 2005 Cho nên, việc Tòa án cho rằng quyết định bãi nhiệm trên không có giá trị pháp lý là hợp lý, nhưng không phải vì quyết định này thuộc thẩm
86 Điều 39 về “Trách nhiệm cẩn trọng”, Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 71/2017/NĐ-CP.
87 Bản án số 43/2018/KDTM-PT ngày 20/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố H về việc tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty.
88 Phạm Hoài Huấn, Lê Nhật Bảo (2021), Bình luận án các tranh chấp điển hình trong quản trị công ty, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tr 355. quyền của HĐQT như cách Tòa án đang nhìn nhận mà vì thẩm quyền bãi nhiệm là thuộc về TGĐ 89 Vì vậy, theo tác giả cái sai của ông V là thiếu cẩn trọng dẫn đến việc miễn nhiệm chức danh Phó TGĐ mà lại ký tên là Chủ tịch HĐQT.
Thứ hai, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác 90 a) Trách nhiệm trung thành với lợi ích của doanh nghiệp:
Tương tự với trách nhiệm trung thực, cẩn trọng và tốt nhất, LDN năm 2020 cũng không nêu định nghĩa hay các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá mức độ trung thành của NĐDTPL Nhìn chung, trách nhiệm trung thành yêu cầu khi xảy ra xung đột lợi ích thì lợi ích của doanh nghiệp được ưu tiên NĐDTPL phải hành động vì lợi ích của doanh nghiệp mà không phải vì lợi ích của chính mình hay của người thứ ba, cũng không được có những lợi ích tài chính cá nhân mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn đại diện (thậm chí là cả sau khi thời hạn đại diện đã hết). Đây cũng là quan điểm đã được ghi nhận trước đó trong án lệ Bristol & West Building Society v Mothew (1998): “Người quản lý công ty phải hành động dựa trên sự trung thực, lòng trung thành đối với công ty và cổ đông; dứt khoát không được tìm kiếm lợi ích cá nhân (tư lợi) từ vị trí được ủy thác; không thể tự đặt mình vào vị trí mà có thể dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích cá nhân của mình với của công ty” 91
Nói tóm lại, trách nhiệm trung thành với lợi ích của doanh nghiệp đòi hỏi NĐDTPL không được tiến hành các giao dịch tư lợi, không được có những lợi ích bí mật từ quan hệ đại diện, trường hợp có lợi ích xung đột thì NĐDTPL phải thông báo đầy đủ và phải được sự đồng ý của doanh nghiệp chứ không được giữ bí mật Điều này có nghĩa là trong giao dịch mà doanh nghiệp có lợi ích thì người đại diện không được có các lợi ích cá nhân không công khai đầy đủ và không được chấp thuận.
Xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2.4.1 Thực trạng quy định pháp luật về xác lập và chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
2.4.1.1 Xác lập tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
LDN năm 2020 không quy định thời điểm xác lập, phát sinh tư cách NĐDTPL của doanh nghiệp, nhưng LDN yêu cầu các nội dung họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với NĐDTPL của CT TNHH,
CTCP phải được ghi nhận trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 105 Như vậy, NĐDTPL của doanh nghiệp được đăng ký cùng lúc với thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là thời điểm xác lập, phát sinh tư cách NĐDTPL Kể từ thời điểm này, một cá nhân sẽ chính thức trở thành NĐDTPL hợp pháp của doanh nghiệp và đương nhiên có các quyền và nghĩa vụ của một NĐDTPL Còn trước thời điểm doanh nghiệp được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn chưa được thành lập hợp pháp, chưa phát sinh tư cách chủ thể kinh doanh độc lập, nên tư cách đại diện của NĐDTPL cũng vì thế mà chưa được công nhận.
104 Khoản 3 Điều 72 về “Khởi kiện người quản lý” và khoản 2 Điều 166 về “Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
105 Khoản 9 Điều 23 về “Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo quy định tại Điều 135 BLDS năm 2015 và các quy định liên quan trong LDN năm 2020, tư cách đại diện của NĐDTPL được xác lập dựa vào các căn cứ sau: a) Theo Điều lệ doanh nghiệp
Với mục đích phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, pháp luật không điều chỉnh hết tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động và không điều chỉnh sâu đối với một số vấn đề. Các vấn đề thuộc quan hệ nội bộ bên trong doanh nghiệp như quản lý nội bộ, lựa chọn và quy định quyền hạn của NĐDTPL, sẽ được quyết định bởi chính doanh nghiệp, phù hợp với pháp luật mà không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước Các vấn đề này pháp luật để cho doanh nghiệp tự quyết định trong Điều lệ công ty của mình Như vậy, có thể nói, Điều lệ công ty là sản phẩm do các thành viên/cổ đông công ty tạo ra 106 , là văn bản ghi nhận các quy định mang tính nội bộ của doanh nghiệp (bao gồm những chuẩn mực ứng xử giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình hoạt động và chấm dứt tồn tại của công ty) có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bởi chức năng ghi nhận nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động mà pháp luật không thể điều chỉnh được hết hoặc không nên điều chỉnh quá sâu 107 Điều lệ công ty chỉ đặt ra đối với CTHD, CT TNHH và CTCP mà không đặt ra đối với DNTN 108 vì pháp luật không có quy định việc thành lập DNTN phải có điều lệ hoạt động nên DNTN không bắt buộc phải có điều lệ 109 Dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu doanh nghiệp, pháp luật cho phép mỗi doanh nghiệp là CT TNHH và CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL với điều kiện Điều lệ CT TNHH và CTCP phải có nội dung về NĐDTPL của công ty Cụ thể, Điều lệ công ty phải quy định “số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật” 110 Về nguyên tắc, chủ sở hữu phải được quyền chọn lựa người đại diện doanh nghiệp, họ có quyền chọn mà không phải là
106 Phạm Hoài Huấn, Lê Nhật Bảo, tlđd (88), tr 53.
107 Phạm Hoài Huấn, Lê Nhật Bảo, tlđd (88), tr 37.
108 Ngô Thị Huệ My, tlđd (48), tr 16.
109 Điều 19 về “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 21 về
“ Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân”, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
110 Điểm g khoản 2 Điều 24 về “Điều lệ công ty”, Luật Doanh nghiệp năm 2020. nhà làm luật chọn cho họ - đó là một biểu hiện của quyền tự do kinh doanh 111 Vì thế, cũng xuất phát từ nguyên tắc này, pháp luật không can thiệp vào việc quyết định cụ thể ai là NĐDTPL của CT THNN và CTCP, mà chỉ trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định cụ thể thì pháp luật mới can thiệp để chỉ định NĐDTPL của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có NĐDTPL để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 112
Việc pháp luật trao cho doanh nghiệp quyền tự định đoạt một số vấn đề về NĐDTPL của doanh nghiệp trong Điều lệ công ty cho thấy Điều lệ công ty chính là một trong các căn cứ xác lập quyền đại diện của NĐDTPL Tuy nhiên, những nội dung được đưa ra trong Điều lệ phải được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật và không được phép trái luật. b) Theo quy định của pháp luật Đối với từng loại hình doanh nghiệp đặc thù, pháp luật sẽ quy định khác nhau, hoặc cho phép chủ sở hữu công ty tự quyết định và ghi nhận trong Điều lệ công ty NĐDTPL của doanh nghiệp mình, hoặc đưa ra những quy định cụ thể để hạn chế quyền lựa chọn và quyết định NĐDTPL của doanh nghiệp, nhằm mục đích “tránh tình trạng lạm dụng quyền lực hoặc trốn tránh trách nhiệm khi nảy sinh các vấn đề tranh chấp liên quan đến NĐDTPL” 113 Đối với CTHD, LDN năm 2020 quy định rõ tất cả các thành viên hợp danh đều là NĐDTPL của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty 114 Nếu có thành viên hợp danh không muốn làm NĐDTPL thì cũng không thể thực hiện, vì pháp luật không cho phép họ từ bỏ quyền đại diện của mình Tương tự đối với DNTN, LDN năm 2020 cũng đã quy định cụ thể chủ DNTN là NĐDTPL của doanh nghiệp 115 Cho nên mặc dù chủ DNTN có thể thuê GĐ điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty nhưng không thể chỉ định GĐ làm NĐDTPL Câu hỏi đặt ra đối với loại hình DNTN là tại sao LDN chỉ định chủ DNTN là NĐDTPL của doanh nghiệp trong khi DNTN không phải là pháp nhân, điều này có phù hợp với khái niệm về đại diện tại khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 hay không? Như tác giả đã đề
111 Bùi Xuân Hải, tlđd (6), tr 27.
112 Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr 7.
113 Lê Nguyên Huyền Trang, tlđd (23), tr 11.
114 Khoản 1 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
115 Khoản 3 Điều 190 về “Quản lý doanh nghiệp tư nhân”, Luật Doanh nghiệp năm 2020. cập trong phần 2.2.1.2, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Chủ DNTN dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là người duy nhất đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp nên tài sản trong DNTN thuộc sở hữu của chủ DNTN mà không thuộc sở hữu của DNTN Do đó, về mặt pháp lý, trong quan hệ tố tụng (quan hệ có khả năng quyết định số phận pháp lý tài sản), chủ DNTN sẽ lấy tư cách cá nhân của mình tham gia Còn trong các quan hệ thương mại thì DNTN vẫn lấy tư cách DNTN để tham gia nên vẫn cần có NĐDTPL cho mình.
Như vậy đối với hai loại hình doanh nghiệp CTHD và DNTN, pháp luật đã có sự can thiệp để chỉ định ai là NĐDTPL và “chủ sở hữu doanh nghiệp không có quyền quyết định NĐDTPL khác với quy định của pháp luật” 116 Nói cách khác, tư cách NĐDTPL của hai loại hình doanh nghiệp này được xác lập theo ý chí của nhà nước. Tuy nhiên, đối với CTHD, chủ sở hữu công ty có thể can thiệp hay quyết định khác so với quy định pháp luật về NĐDTPL nếu thuộc trường hợp pháp luật quy định Chẳng hạn, các hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty vẫn có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó 117 Đối với CTCP và CT TNHH, pháp luật không chỉ định NĐDTPL mà cho phép các doanh nghiệp được quyền lựa chọn và quyết định ai là NĐDTPL, cho phép Điều lệ được quy định về NĐDTPL nhưng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật Theo đó, trường hợp công ty chỉ có một NĐDTPL thì người đó phải là người giữ một trong các chức danh được pháp luật quy định chứ không được chỉ định người nào khác Trường hợp Điều lệ không quy định thì NĐDTPL mới được xác định theo quy định pháp luật 118 c) Theo quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có quyền chỉ định NĐDTPL trong quá trình tố tụng tại Tòa án Cụ thể, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BL TTDS) năm 2015 quy
116 Vũ Thị Lan Anh, tlđd (7), tr 7.
117 Khoản 1 Điều 184 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh”, Luật Doanh nghiệp năm 2020.
118 Khoản 3 Điều 79 về “Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chức làm chủ sở hữu”, khoản 3 Điều 54 về “Cơ cấu tổ chức quản lý công ty”, và khoản 2 Điều 137 về tổ
“Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần”, Luật Doanh nghiệp năm 2020. định, trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn không có người đại diện hoặc NĐDTPL của họ thuộc một trong hai trường hợp: là đương sự trong cùng một vụ việc với doanh nghiệp mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; đang là NĐDTPL trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong cùng một vụ việc, thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng 119 LDN năm 2020 cũng có quy định cho phép Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định NĐDTPL tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật 120 Quy định này của pháp luật nhằm “tránh xung đột lợi ích của cá nhân người đại diện và doanh nghiệp mà họ đại diện” 121 cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình tố tụng Trong các trường hợp này, Tòa án có quyền chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp dựa trên những cơ sở khách quan mà không phụ thuộc vào Điều lệ công ty hay ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp.
2.4.1.2 Chấm dứt tư cách người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
LDN hiện hành không quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt tư cách NĐDTPL của doanh nghiệp Tuy nhiên, từ các quy định pháp luật liên quan, có thể thấy tư cách NĐDTPL của doanh nghiệp chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt tồn tại: Đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt do không còn chủ thể để người đại diện nhân danh Cụ thể, khi hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể doanh nghiệp theo quy định tại các điều 88,
89, 90, 92 và 93 của BLDS năm 2015; bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản 122 , thì doanh nghiệp chấm dứt tồn tại và việc đại diện của NĐDTPL cũng chấm dứt kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp Đây là những trường hợp làm chấm dứt tư cách đại diện của NĐDTPL cũ nhưng không xác lập tư cách đại diện của NĐDTPL mới.