Lễ hộiLồngTồngở
huyện NaRì
Trên những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Lam Sơn, huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, cứ vào ngày mồng 8 tết âm lịch hàng
năm, lại diễn ra một lễhội của đồng bào Tày, Nùng mang tên
"Lễ hộiLồng Tồng". Những người dân sở tại sẽ dâng lên
những mâm cỗ do chính tay mình tự làm, bao gồm tám mâm,
tám chén, tám đôi đũa cùng tám chai rượu. Nắng mưa cũng
mặc, lễhội vẫn cứ diễn ra, mâm cỗ vẫn cứ dâng lên vì trên
mỗi mâm đã có những chiếc ô che sẵn. Chủ hội sẽ đích thân
làm lễ cúng Thần nông-vị thần cai quản ruộng đồng, làng bản
để cầu ấm no, sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân
trong bản.
Xã Lam Sơn, nơi diễn ra lễ phục dựng hộiLồngTồng còn
vui hơn cả Tết bởi sự nhộn nhịp của đêm trước lễ hội. 10
thôn, bản náo nức chuẩn bị cỗ. Đã ít nhiều biết đến ẩm thực
của các dân tộc miền núi phía Bắc qua sách báo và những
ngày hội nhưng vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi sự khéo léo
và tinh tế trong chế biến món ăn và nâng sự bình dị của từng
món ăn lên hàng nghệ thuật khi gắn vào đó những ý niệm,
những so sánh trong sự tương quan giữa âm và dương, trời và
đất của người dân Na Rì. Lễ rước cỗ mở đầu cho LễhộiLồng
Tồng diễn ra tại khu đất trống ở bản Pioo xã Lam Sơn khiến
người ta nghĩ đến lễ dâng bánh chưng bánh dày của Lang
Liêu thủa trước. Trang trọng và đầy ắp hương xuân, mỗi
mâm cỗ là một tác phẩm nghệ thuật của nấu nướng và sắp
đặt. Chỉ với một loại nếp nương, người dân NaRì đã chế biến
được 8-10 món bánh trên mâm cỗ, từ bánh dày, bánh chưng,
xôi mật, xôi ngũ sắc đến các loại bánh phỏng nhào mật đủ
cả vuông, tròn, sao năm cánh. v.v. Rồi chuối, dứa, và các loại
hoa rừng, mùa nào thức đấy, mâm cỗ đầu xuân của ngày hội
xuống đồng cũng là mâm cỗ đủ cả sản vật của 12 tháng với
ước mong về một sự no đủ.
Giờ khai hội, cây cột tung còn được trang trí bằng những tua
rua vải sặc sỡ với những quả còn được chuẩn bị sẵn sẽ trở
thành trung tâm của lễhội sau khi ông chủ hội tung quả còn
đầu tiên lên. Nam nữ xúm lại bên ném, bên bắt còn. Đó cũng
là một kiểu trao gửi tình cảm của thanh niên vùng núi hiếm
hoi còn sót lại đến ngày nay. Sau đó là chương trình hát sli
lượn giao duyên, múa sư tử, biếu diễn đao thuật, hội cờ tướng
(bàn cờ được ghép bằng những mảnh cây vầu), đám kéo co
(đội nào thắng thì coi như năm đó được mùa) khiến lễhội
trở thành một dịp cho người dân bản trổ tài góp vui
Gắn bó với lao động sản xuất, Tết đến cũng là ngày các dụng
cụ lao động được hưởng niềm vui đón Tết như con người.
Người ta dán giấy đỏ, giấy hồng lên các dụng cụ lao động,
như thể khoác cho nó một tấm áo mới, hay truyền sang nó
một nụ cười xuân. Bốn con trâu được chọn xuống đồng trong
ngày khai hội cũng được tết nơ hồng, nơ đỏ vào đuôi, vào
sừng, những chiếc cày, chiếc bừa gắn tua rua, cắm cờ đỏ
khiến mảnh ruộng cạnh khu lễhội cũng rực lên một sắc mới.
Ngay sau những đường cày khai hội, những quả còn với
những chiếc đuôi dài như những lọn tóc con gái vùng cao, đủ
màu sắc vun vút tung lên cao. Cột còn khá cao, vòng tròn khá
nhỏ nhưng quả còn của một chàng trai Lam Sơn đã tung
trúng tâm tròn, khép lại hội tung còn mở màn cho những câu
sli, lượn giao duyên tình tứ. Mùa hoa mận trắng xóa, tiếng
róc rách của suối nước, sự ồn ã của gió rừng tất cả như tụ
hội về Lam Sơn cùng những câu sli, lượn. Người xem không
muốn dứt khỏi những Lượn nàng ới, nhưng cũng không bỏ lỡ
cơ hội để hòa vào sự nhộn nhịp , náo nức của những trò chơi
dân gian như: kéo cóc, đẩy gậy, đánh yến, đánh sảng.v.v.
IMAGE
NOT FOUND!
Một ngày náo nức, một ngày trái tim người dân NaRì đập
rộn rã bởi những ánh mắt trìu mến trao nhau, LễhộiLồng
Tổng ởNaRì có sự trang nghiêm của phần lễ, có cái náo nức
của hội hè nhưng tuyệt nhiên không yếu tố thương mại và mê
tín dị đoan. Đã bị mai một và mới được tổ chức lại từ năm
1999, LễhộiLồngTổngởNaRì năm nay nằm trong kế
hoạch phục dựng các lễhội truyền thống cổ mà Bộ VH-TT
chỉ đạo Vụ Văn hóa dân tộc miền núi phục dựng sau lễhội
Tâm nghết ( lễhội Dâng trâu mừng được mùa và cầu cho
mùa mới bội thu) của đồng bào Mnông ở Đaklak. Đồng thời,
thông qua việc phục dựng, giữ lại cái hồn của lễ hội, những
yếu tố mang bản sắc riêng, lược bỏ những chi tiết rườm rà,
lạc hậu, bổ sung những yếu tố mới phù hợp để xây dựng mô
hình mẫu Lễhội đầu xuân cầu mùa của người Tày, Nùng. Từ
hình mẫu, người Tày, Nùng ở các địa phương khác sẽ thổi
vào hình mẫu những sắc màu của địa phương mình và
"chuyển dịch" hình mẫu đó về địa bàn nơi mình sinh sống
theo phương thức nhân rộng.
Theo ông Vi Hồng Nhân, Vụ trưởng Vụ VHDTMN, để Lễ
hội LồngTồng Na Rì ấn tượng hơn nữa và thực sự là một
hình mẫu, công tác tổ chức cần phải chuẩn bị kỹ hơn, bài bản
hơn. Ví dụ, cột còn phải liền cây, không được chắp vá, và
không quá cao để phụ nữ có thể tham gia. Trước khi tung còn
tự do, nên để cho mỗi thôn tham gia tung từ 10-20 quả còn.
Kịch bản lễhội phải lưu ý tính kết nối hạn chế tối đa "giờ
chết". Muốn vậy cần tăng cường đội múa lân biểu diễn trong
những đoạn chuyển giao giữa các phần lễ hội. Người đọc văn
lễ phải mặc trang phục dân tộc theo đúng nghi thức, phải
quay mặt vào các mâm cỗ để đọc văn lễ chứ không phải quay
lưng về cỗ, quay mặt về đám đông. Bổ sung thêm các trò
chơi dân gian , cố gắng khai thác các nghệ nhân hát trong
phần thi hát đối đáp giao duyên. Bởi theo ông, tại lễhội lần
này "đã phát hiện một vài cụ già có cả kho bài hát trong
túi".
Na Rì đang đổi mới, NaRì đang vươn mình để trở thành thị
xã, thành phố trong nay mai. Nếu như con đường từ Bắc Kạn
vào NaRì vài năm trước phải đi mất cả ngày đường mới tới
nơi thì bây giờ chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ ô tô chạy.
Tương lai không xa, NaRì sẽ là một trong những tuyến
đường thông thương, giao lưu thương mại và văn hoá với
nước bạn láng giềng. NaRì cũng sẽ có một khu du lịch sinh
thái hứa hẹn sự hấp dẫn với động Nàng Tiên và thảm thực vật
đa dạng. Kinh tế phát triển thì văn hóa cũng phải được quan
tâm phát triển tương xứng với kế hoạch tăng trưởng kinh tế
nơi đây và việc phục dựng , xây dựng hình mẫu Lễ hộiLồng
Tồng được xem là bước khởi đầu của chặng đường phát triển
mới văn hóa ởNa Rì.
Việc gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa của lễ hộiLồng
Tồng không chỉ là nguyện vọng của người dân Lam Sơn, Na
Rì - quê hương của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, mà cũng là
mong muốn của những người làm công tác văn hóa. Với
người dân miền núi như ở Bắc Cạn, việc có một lễhội thực
sự vui, bổ ích và lành mạnh như lễ hộiLồngTồng rất hiếm
hoi. Chính vì lẽ đó, lễ hộiLồngTồng đầu xuân năm 2003 đã
không còn là "chuyện riêng" của người dân địa phương. Hội
Văn học nghê thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đã coi đây
là một cơ hội quý để thâm nhập một vùng văn hóa còn nhiều
nét sơ khai và bí ẩn, dành nhiều những quan tâm đặc biệt cho
lễ hội ngay từ khi tiếng trống khai hội chưa kịp gióng lên
(PN)
. Lễ hội Lồng Tồng ở huyện Na Rì Trên những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, cứ vào ngày mồng 8 tết âm lịch hàng năm, lại diễn ra một lễ hội của đồng. 1999, Lễ hội Lồng Tổng ở Na Rì năm nay nằm trong kế hoạch phục dựng các lễ hội truyền thống cổ mà Bộ VH-TT chỉ đạo Vụ Văn hóa dân tộc miền núi phục dựng sau lễ hội Tâm nghết ( lễ hội Dâng. núi như ở Bắc Cạn, việc có một lễ hội thực sự vui, bổ ích và lành mạnh như lễ hội Lồng Tồng rất hiếm hoi. Chính vì lẽ đó, lễ hội Lồng Tồng đầu xuân năm 2003 đã không còn là "chuyện riêng"