mới nhất
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế chao đảo, cho đến nay chưa kịp khôi phục hoàn toàn. Những năm tiếp theo, nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm.Nó đã đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và suy nghĩ chin chắn về tình trạng nợ công của quốc gia mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “ khủng hoảng nợ công hy lạp và sự tác động của nó đến nền kinh tế” là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách không chỉ ở VN mà còn trên toàn thế giới. Bài tiểu luận chia làm 3 phần: Phần 1: Lý thuyết chung về nợ công và khủng hoảng nợ công Phần 2: Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động của nó Phần 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam I.Nợ công và khủng hoảng nợ công 1.1 Nợ công: 1.1.1.Khái niệm: Theo luật quản lý nợ công của Việt Nam nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. 1.1.2. Phân loại nợ công: -Căn cứ vào kì hạn bao gồm: + Nợ ngắn hạn: những khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm +Nợ trung và dài hạn: những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm -Căn cứ vào vị trí địa lý được chia thành: +Nợ trong nước: bao gồm các khoản vay từ chủ thể trong nước, chủ yếu chính phủ phát hành công cụ nợ để vay từ các chủ thể trong nước. +Nợ nước ngoài:bao gồm các khoản vay từ chủ thể ngoài nước như: khoản vay thương mại từ chủ thể nước ngoài, hiệp định vay nợ với chính phủ hay tổ chức tài chính tiền tệ nước ngoài. -Căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ được chia thành: +Nợ trực tiếp: là các khoản nợ trực tiếp mà chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có trách nhiệm trả nợ. +Nợ dự phòng: là các khoản nợ phát sinh khi một hoặc vài điều kiện xác định trước đó thay đổi, đó là khoản nợ được chính phủ bảo lãnh, khi khoản nợ này không được con nợ trả, chính phủ sẽ phải trả nợ thay. -Căn cứ vào lãi suất vay bao gồm: +Nợ có lãi suất cố định: là những khoản nợ có lãi suất cố định từ khi cho vay đến khi đáo hạn, không bị phụ thuộc vào biến động thị trường. +Nợ có lãi suất thả nổi: là những khoản nợ có lãi suất được điều chỉnh khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường. -Căn cứ vào loại tiền vay bao gồm: +Nợ bằng đồng nội tệ: là những khoản nợ được vay bằng chính đồng tiền của quốc gia đó. +Nợ bằng ngoại tệ: là những khoản nợ được vay bằng các đồng ngoại tệ, có thể vay từ các chủ thể trong nước hoặc nước ngoài. 1.1.3.Các yếu tố tác động đến nợ công Thâm hụt ngân sách: Nguồn gốc của nợ công chính là thâm hụt ngân sách.Khi ngân sách bị thâm hụt, ngoài việc tăng thuế, tiết kiệm chi tiêu chính phủ thường sử dụng biện pháp đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Lãi suất thực tế: Khi có biến động trong lãi suất thực tế trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến qui mô và chi phí dịch vụ nợ công. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực sẽ làm giảm nợ công do nguồn thu ngân sách nhà nước gia tăng trong khi áp lực tài trợ cho các khoản chi bất thường giảm xuống và ngược lại. Tỷ giá thực tế: Ảnh hưởng trực tiếp đối với khoản vay nợ nước ngoài hay vay nợ trong nước bằng ngoại tệ, sự biến động về tỷ giá sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến quy mô nợ và các chi phí dịch vụ nợ như trả lãi cũng tăng theo và ngược lại. Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nợ công theo các mức độ khác nhau như: Cán cân xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài, cơ cấu đồng tiền, nhân tố khách quan… 1.1.4. Vai trò của nợ công Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội. Các khoản vay của chính phủ đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế đồng thời thực hiện các chương trình phúc lợi lớn của quốc gia như đầu tư xây dựng thêm bệnh viện, trường học, trạm xá… phục vụ dân sinh. Góp phần tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước.Có nhiều cách để tài trợ thâm hụt ngân sách nhưng đi vay nợ là cách được nhiều quốc gia lựa chọn nhất vì nó đáp ứng kịp thời thiếu hụt ngân sách trong khi các phương pháp khác như tăng thuế hay giảm chi chính phủ đòi hỏi thời gian dài và ảnh hưởng nhiều tới các thành phần kinh tế. Góp phần tạo ra công cụ để điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương thông qua nghiệp vụ thị trường mở csc thể tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ cũng nhơ hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại sử dụng việc bán trái phiếu chính phủ để giải quyết tình trạng thiếu/thừa vốn trong thanh toán cũng tạo thêm tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ. Góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Đối với các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia vay nợ tiếp cận được nguồn vốn bên ngoài mà không làm giảm đầu tư hay tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, các nước vay nợ có điều kiện tiếp cận với máy móc, trang thiết bị, chuyển giao công nghệ và các kĩ năng quản lý mới góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 1.1.5.Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công: Nợ công quá mức có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia và thậm chí có thể tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu.Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn nợ công là vấn đề cần thiết. -Chỉ tiêu về an toàn nợ công: +Nợ công so với GDP; +Nợ nước ngoài của quốc gia với GDP; +Trả nợ chính phủ so với tổng thu NSNN; +Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu. -Bên cạnh chỉ tiêu về an toàn nợ công, để đảm bảo an toàn nợ công bền vững, cơ quan quyền lực quốc gia còn xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ công bao gồm: +Hạn mức nợ công; +Nợ chính phủ so với GDP; +Nghĩa vụ nợ chính phủ so với thu NSNN; +Tỷ lệ lãi vay so với thu NSNN; +Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu NSNN; +Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của chính phủ. Việc xác định ngưỡng của các quốc gia này phụ thuộc vào mỗi quốc gia tuy nhiên WB và IMF qua quá trình nghiên cứu thực tế đã đưa ra những khuyến cáo về ngưỡng an toàn nợ như sau: Chỉ tiêu (%) Ước tính của WB Ước tính của IMF NPV nợ / GDP 21-49 26-58 NPV nợ / XK 79-300 83-276 NPV nợ / thu NS 143-235 138-264 1.2.Khủng hoảng nợ công 1.2.1. Khủng hoảng nợ công là gì? Khủng hoảng nợ công xảy ra khi một quốc gia vay nợ quá nhiều và không có khả năng chi trả, đành phải nhờ đến sự cứu trợ của các quốc gia hay tổ chức khác. 1.2.2. Đặc điểm của khủng hoảng nợ công: Mang bản chất là khủng hoảng kinh tế, làm suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái kinh tế theo chu kỳ. Không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển. Thường kéo dài và mang theo nhiều hệ lụy không chỉ tên lĩnh vực kinh tế mà còn trong chính trị- văn hóa-xã hội. Gắn liền với mức độ tín nhiệm của chính phủ của quốc gia xảy ra sự kiện khủng hoảng. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần, ở mỗi nước và tùy từng thời kì đều có những nguyên nhân khác nhau song tình trạng khủng hoảng nợ công hiện nay đều có một số nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước. Lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ngày càng phình to các chương trình xã hội, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng gia tăng. Thứ hai, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công đồng nghĩa với việc quốc gia khó có thể bù đặp ngân sách bằng các nguồn vốn nội địa và phải đi vay nước ngoài. Thứ ba, sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển cũng trở thành nguyên nhân không kém phần quan trọng. Thứ tư, do bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính bổ sung thâm hụt là nguyên nhân khiến tình hình nợ công ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Thứ năm, Chính phủ liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để lấy tiền trang trải chi phí an sinh xã hội và để bù đắp thâm hụt ngân sách. II.Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động của nó 2.1.Một số nét khái quát về Hy Lạp: Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiền chung (eurozone hay EU-16). Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2,8% GDP của EU. Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16. 2.2.Nguyên nhân khủng hoảng nợ công của Hy Lạp: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. Nhưng có thể phân định rõ 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu EU (năm 1981) và làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng cho thấy Hy Lạp đã để vuột khỏi tay một kênh huy động vốn sẵn có buộc chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công. Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách. Tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% (2001 – 2007) so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế đạt mức 130% GDP. Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của WB, kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trong EU. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP. Tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Mức lương cao không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách mà còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp yếu đi. Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng TƯ châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài đã khiến cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Trong thời đại hội nhập, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều. 2.3.Tác động của khủng hoảng nợ công đến nền kinh tế Hy Lạp 2.3.1.Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng: Từ năm 1998 đến năm 2011 trái phiếu chính phủ Hy Lạp có lãi trung bình 5,21% . Lãi suất trái phiếu Hy Lạp tăng cao trong thời gian gần đây vì khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách nặng nề, do đó chính phủ cần huy động vốn lớn để tái thiết nền kinh tế. Việc phát hành thêm trái phiếu làm giá trái phiếu giảm, lãi suất tăng. Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1/2010, lên 9,73% thời điểm tháng 7/2010 và nhảy vọt lên 26,65% một năm vào tháng 7/2011. Lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Ảnh: ECB 2.3.2. Đầu tư trực tiếp FDI Chính phủ Hy Lạp hiện đang thực hiện cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và hạ lương theo cam kết của chính phủ để nhận được sự trợ giúp từ EU và IMF. Do đó, tình hình đầu tư FDI và Hy Lạp có giảm. Trong thời gian 2006-2008 FDI vào Hy Lạp đã liên tục duy trì mức độ cao hơn giai đoạn 2003-2005. Có nhiều yếu tố chẳng hạn như cải thiện cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng FDI. Năm 2009 luồng vốn vào Hy Lạp đạt 3,8 tỷ euro thấp hơn nhiều so với con số 6 tỷ euro năm 2008 do hậu quả của khủng hoảng nợ công. Giai đoạn 2010-2012 lượng vốn FDI có tăng do Hy Lạp đang dần dần thoát khỏi suy thoái. Inflows of FDI in Greece during the period 2003-2012 (in million Euro) 2010, 2011: Revised Data, 2012: Provisional Data Source: Bank of Greece 2013 2.3.3. Xếp hạng tín dụng Ngày 20/10/2009, tân thủ tướng George Papandreou khẳng định thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2009 phải ở mức 12,5%, gấp hơn 4 lần giới hạn cho phép của một quốc gia sử dụng đồng euro. Nhiều dự báo ngay lập tức được đưa ra cho thấy nợ công của Hy Lạp có thể tăng từ mức 113,4% GDP năm 2009 lên 121-125% GDP trong năm 2010. Hàng loạt tổ chức quốc tế tuyên bố hạ định mức tín nhiệm của Hy Lạp trên thị trường tài chính. Ngày 7/12/2009, S&P cho Hy Lạp điểm tín nhiệm A- với triển vọng kém lạc quan. Một ngày sau đó, Fitch đánh tụt điểm số của nền kinh tế này từ A- xuống còn BBB+. 2.3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng hàng năm từ 2004-2007 khoảng 4% do một phần là chi tiêu cho thế vận hội Athens 2004 và phần còn lại là sự gia tăng của tín dụng mà đóng góp đáng kể là sự gia tăng của tín dụng tiêu dùng. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng của quốc gia này chỉ còn là 0.7%. Năm 2009, GDP tăng trưởng âm, đạt mức -2.5% là kết quả tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các biện pháp thắt chặt điều kiện tín dụng, và thất bại của Athens để giải quyết thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, gây ra do các nguồn thu của nhà nước không tăng kịp với nhu cầu chi tiêu chính phủ, thậm chí, một số loại thuế còn phải chịu áp lực cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. 2.3.5. Thất nghiệp gia tăng Khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi qua kết quả các gói kích thích kinh tế, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. [...]... tháng 3/2013 do giá cả giảm và nền kinh tế tiếp tục trì trệ 2.4 Tác động đến eurozone Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một hiệu ứng khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu Sau Hy Lạp, các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%, thâm hụt ngân sách trên 10% GDP; Bồ... trả nợ Kết luận Sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp là bài học kinh nghiệm với tất cả các nước bất kể giàu nghèo Mối đe dọa về khủng hoảng nợ công vẫn đang tiếp diễn và lan rộng ra các quốc gia khác ở châu Âu Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm thực hiện muốn giới thiệu một cái nhìn tổng quan về Nợ công của Hy Lạp, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ. .. thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, nợ công của Ý chiếm 106,1% GDP (năm 2008) Thực tế đã cho thấy, sau Hy Lạp, Ai-len đã phải cầu cứu sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để giải quyết khủng hoảng nợ của nước này Nợ công của Tây Ban Nha : Nợ công của Ailen : ( Nguồn: CIA Factbook ) Khủng hoảng lan rộng ở khắp các quốc gia thành viên Eurozone đã khiến...Thất nghiệp ở Hy Lạp đặc biệt cao và gia tăng trong những năm gần đây do sự tác động của khủng hoảng tài chính 2.3.6 Lạm phát Lạm phát cao trong bối cảnh khủng hoảng nợ của Hy Lạp trong năm nay có liên quan tới việc tăng các loại thuế nhằm mục đích nâng cao doanh thu nhà nước Trong giai đoạn nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng ,Hy Lạp lại rơi vào tình trạng giảm phát với tỷ... 90, Ailen phủ quyết “Hiệp ước Nice” vào đầu thế kỷ XXI, khủng hoảng hiến pháp kéo dài 5 năm do Pháp và Hà Lan liên tiếp phủ quyết “Hiến pháp châu Âu” vào năm 2005… Tuy nhiên, sau khi khắc phục những cuộc khủng hoảng này, EU đều có thể tiếp tục phát triển Đương nhiên, cuộc khủng hoảng nợ lần này nghiêm trọng hơn các khủng hoảng trên Nhưng khủng hoảng lớn lại ần chứa thời cơ lớn, tiến trình liên kết châu... nợ công, thâm hụt ngân sách và chính sách công khố Thứ tư, Chính phủ cũng cần đưa ra một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và giao trách nhiệm cho một cơ quan chuyên trách Cơ quan này thường là Bộ Tài chính, với vai trò lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ. .. tiêu công và thâm hụt ngân sách: Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ Latinh cũng như các quốc gia châu Âu (điển hình là Hy Lạp) là thâm hụt ngân sách Do vậy, việc cần làm là Việt Nam nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài Thứ ba, công. .. tiếp do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và sau đó là Ailen, có thể lan sang các nước khác ở châu Âu - nơi cũng có thâm hụt ngân sách lớn Sự mất cân bằng của nền kinh tế đã dẫn đến sự mất cân bằng xã hội: hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ đã diễn ra rộng khắp ở những nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt chi tiêu công như Hy Lạp, Ai-len, Tây Ban Nha,... phát triển mới III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá khả năng là những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế, đó là những minh chứng thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có Việt Nam Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá nợ công trên các góc độ sau: Thứ nhất, mô hình phát triển... cho thấy tiến trình này có một con đường phát triển rõ rệt, đó là khủng hoảng và chống khủng hoảng Trong lịch trình phát triển liên kết châu Âu suốt 60 năm qua, EU đã trải qua quá nhiều cuộc khủng hoảng như: Pháp phủ quyết “Dự án phòng thủ chung châu Âu” vào thập niên 50 của thế kỷ XX, Pháp chống lại Cộng đồng châu Âu gây ra khủng hoảng do bỏ ghế trống” vào thập niên 60, Đan Mạch phủ quyết “Hiệp ước . thuyết chung về nợ công và khủng hoảng nợ công Phần 2: Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và tác động của nó Phần 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam I .Nợ công và khủng hoảng nợ công 1.1 Nợ công: 1.1.1.Khái. nước trong EU-16. 2.2.Nguyên nhân khủng hoảng nợ công của Hy Lạp: Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản. toàn nợ như sau: Chỉ tiêu (%) Ước tính của WB Ước tính của IMF NPV nợ / GDP 21-49 26-58 NPV nợ / XK 79-300 83-276 NPV nợ / thu NS 143-235 138-264 1.2 .Khủng hoảng nợ công 1.2.1. Khủng hoảng nợ công