1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dưa gang: Dưỡng huyết, an thai docx

5 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,17 KB

Nội dung

Dưa gang: Dưỡng huyết, an thai Dưa gang được trồng phổ biến ở Việt Nam tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Quả dưa gang có hình trụ với nhiều sọc dọc, màu xanh lục hoặc màu vàng, thịt trái khi còn sống thì cứng giòn, khi chín thì mềm bở có vị nhạt. Quả dưa non làm rau ăn sống, làm gỏi, nấu canh, muối, ngâm giấm, ép lấy nước; dưa chín ăn với đường đá rất mát. Theo Đông y, dưa gang còn gọi là hoàng qua, sinh qua, bạch qua, việt qua, tiêu qua… Dưa gang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, thông khí, lợi tiểu. Trong những ngày hè, ăn dưa có thể phòng ngừa được cảm nắng, lợi tiểu. Mùa hè nóng bức, người dân thường ăn dưa gang với đường cát, đường bát để thanh nhiệt. Dưa gang còn có tác dụng giải độc rượu: Dưa gang xay lấy nước uống; trị cảm nắng: Uống nước dưa gang hòa với bột sắn dây… Sau đây là một số tác dụng của dưa gang: -Giúp phụ nữ dưỡng huyết, an thai: 10 cuống dưa gang, 300g bột gạo, đặt cuống dưa gang lên miếng ngói nung cháy thành than, nghiền với bột gạo sao thơm, hai thứ trộn đều với nhau, uống mỗi ngày 30g với nước ấm. -Lợi tiểu: Dưa gang ăn sống, làm gỏi, sinh tố hoặc nấu canh. -Rộp miệng: Dưa gang đốt thành tro nghiền bột, dùng để rắc đắp ngoài. -Nóng bức, khó chịu, miệng khát: Dưa gang (1 quả), nấu chín làm canh, ăn bã, uống nước. Ở nông thôn, các bà mẹ quê thường chọn dưa gang làm gỏi ăn trong mùa hè rất hiền và mát, được chế biến như sau: Chọn những trái dưa thật tươi, không tì vết, vỏ còn xanh, cắt đôi theo chiều dọc bỏ hạt, thái mỏng đem ngâm với muối chừng năm phút cho lát dưa mềm, đem xả sơ qua với nước lạnh rồi vắt dưa ráo nước. Sau đó, phi dầu ăn với tỏi cho thật thơm sau đó cho tôm lột hoặc tép khô (đã làm sạch) vào xào sơ với gia vị cho thấm như nước mắm, tiêu, bột ngọt, ít đường cát… Sau đó nhắc xuống để hơi nguội rồi cho dưa đã vắt nước vào trộn đều với đậu phộng ( lạc) rang giã dập, rau thơm như ngò, rau răm, hổ điếc. Món gỏi này ăn với bánh tráng nướng vàng ruộm rất thơm ngon, mát lành. Người dân thành phố thường chọn mua những quả dưa già, to tròn, cầm nặng tay (cơm dầy), vỏ quả dưa nứt nhiều (dưa sáp, thịt dẻo ngon) có mùi thơm thoang thoảng. Về nhà, gọt vỏ, bỏ hạt, xắt dưa thành từng viên cỡ con cờ, cho vào dĩa. Cho đường cát, sữa đặc và đá bào vào sẽ có món dưa đá thơm ngon, có lợi cho sức khỏe trong mùa hè hoặc có thể làm món “sinh tố dưa gang” bằng cách gọt vỏ dưa gang, bỏ hạt, xắt từng miếng phù hợp rồi cho vào máy ép sinh tố để ép lấy dung dịch. Thêm đường hoặc sữa đặc hay mật ong vào ly. Cuối cùng cho đá bào vào và thưởng thức sẽ “nghe” cái nắng nóng, mệt mỏi trong những trưa hè tan biến theo những hớp “nước dưa” mát lạnh thấm dần vào thực quản Tuy nhiên ăn nhiều dưa gang sống dễ sinh đau bụng, người mới khỏi bệnh và tì vị hư hàn nên kiêng ăn. . Sau đây là một số tác dụng của dưa gang: -Giúp phụ nữ dưỡng huyết, an thai: 10 cuống dưa gang, 300g bột gạo, đặt cuống dưa gang lên miếng ngói nung cháy thành than, nghiền với bột gạo sao thơm,. Dưa gang: Dưỡng huyết, an thai Dưa gang được trồng phổ biến ở Việt Nam tên khoa học là Cucumis melo L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Quả dưa gang có hình trụ với. người dân thường ăn dưa gang với đường cát, đường bát để thanh nhiệt. Dưa gang còn có tác dụng giải độc rượu: Dưa gang xay lấy nước uống; trị cảm nắng: Uống nước dưa gang hòa với bột sắn dây…

Ngày đăng: 02/04/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w