Vẽ đẹp gốm Cây Mai Trong dòng gốm Sài Gòn xưa, gốm Cây Mai nổi lên như một hiện tượng của Sài Gòn – Chợ Lớn xứ Nam kỳ những năm cuối thế kỷ 19.. Tên gọi gốm Cây Mai trong xóm Lò Gốm bắt
Trang 1Vẽ đẹp gốm Cây Mai
Trong dòng gốm Sài Gòn xưa, gốm Cây Mai nổi lên như một hiện tượng của Sài Gòn – Chợ Lớn xứ Nam kỳ những năm cuối thế kỷ 19 Đây là một dòng gốm mỹ thuật do các nghệ nhân người Hoa của Chợ Lớn chế tạo
Tên gọi gốm Cây Mai trong xóm Lò Gốm bắt nguồn từ địa danh Đồn Cây Mai (nay
là góc đường Hùng Vương – Nguyễn Thị Nhỏ), một trong nhiều khu lò của gốm Sài Gòn xưa chuyên sản xuất từ các vật dụng sinh hoạt đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trang trí
Những hiệu lò nổi tiếng
Trang 2Gốm mỹ thuật Cây Mai, xưa đến nay luôn
là mục tiêu săn lùng của giới đam mê cổ
ngoạn – những người yêu thích vẻ đẹp
gốm mỹ thuật tráng men Đề ngạn/ Mai
khư của Sài Gòn xưa
Nói về gốm Cây Mai, xin tạm chia thành hai dòng phổ biến: một dòng chuyên sản xuất các đồ gia dụng gồm muỗng, chén, ấm trà, bình rượu, thố, siêu, nồi có tay cầm, chậu (việm hay còn gọi là vịm), hũ, ống nhổ, thạp, lu… Những tên lò thuộc dòng này có thể kể đến như Cây Keo, Hưng Lợi (qua các hiện vật khai thác được)
Đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện thêm nhu cầu sản phẩm vừa mang tính hiện đại (Âu – Tây) vừa đáp ứng chất lượng và mỹ thuật của người tiêu dùng Dòng gốm Cây Mai tiến thêm một bậc là cho ra đời sản phẩm dùng trang trí đình chùa, đền miếu, nhà ở… Những vật phẩm cao cấp này giúp định danh gốm Cây Mai trong dòng gốm Sài Gòn xưa như một tuyệt đỉnh về kỹ thuật làm gốm mỹ thuật do những nghệ nhân người Hoa ở Chợ Lớn tác tạo
Trang 3Những tên lò thuộc dòng gốm mỹ thuật Cây Mai được biết đến qua những hiện vật hiếm hoi (chủ yếu là tượng trang trí, tượng thờ) cho thấy rõ tên tuổi và được lưu giữ tại các đình chùa trong khu vực Chợ Lớn và rải rác trong các đình chùa, nhà dân ở khắp vùng Nam kỳ Có thể kể đến những tên quen thuộc như lò Đồng Hoà, Bửu Nguyên, Mai Sơn… Các sản phẩm gốm phủ men độc đáo, thoạt nhìn rất thô mộc, đơn giản, nhưng ẩn chứa nét công phu trong chế tác, chuẩn mực trong tạo hình, kỹ lưỡng trong chấm men, hài hoà trong bố cục tổng thể Mỗi sản phẩm như thế là một tuyệt tác mỹ thuật, đại diện cho một dòng gốm đặc trưng của Sài Gòn xưa trong bản đồ gốm Việt
Vẻ đẹp gốm Cây Mai
Mỹ thuật trong gốm Cây Mai được lột tả bằng kỹ thuật phủ men Theo giới kỹ thuật gốm sứ, bảng màu men của gốm Cây Mai không phong phú, thậm chí nghèo nàn, gồm những màu như xanh cobalt, xanh lục đậu, xanh ve chai, nâu, đen, trắng, vàng, đỏ Thế nhưng, khi kết hợp cùng các sản phẩm được tạo ra từ chất liệu đất có màu vàng, rất mềm
và mịn ở vùng Đồn Cây Mai, các màu men đã góp phần tạo nên “chiếc áo” mỹ thuật hoàn hảo và bền mãi với thời gian
Theo tài liệu nghiên cứu của Huỳnh Ngọc
Trảng, lò Cây Mai sản xuất đồ sành mỗi
năm ra lò 1.000 lu lớn đựng nước, 250.000
Trang 4sản phẩm đủ loại khác và 150.000 bình đựng
thuốc phiện Lò Cây Mai được khen thưởng
một huy chương bạc tại cuộc triển lãm 1880
tại Nam kỳ
Những sản phẩm tiêu biểu của dòng gốm Cây Mai phủ men nay vẫn còn khá nhiều, như các loại đôn, chậu cảnh, với kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay và trang trí trên thân chậu bằng các hoạ tiết được in khuôn, cắt dán, đắp theo lối phù điêu Đặc biệt là kỹ thuật chạm lộng, khắc chìm tô men ở các loại đôn kê chậu kiểng ngoài sân vườn Lối chạm lủng, đắp nổi, phủ men ở các thể loại đôn tròn, đôn lục giác, bát giác được xem là một tiền đề sau này của dòng gốm Biên Hoà Bà hiệu trưởng Balick (người Pháp), người sáng lập ra trường Mỹ nghệ Biên Hoà – đã tạo nên dòng gốm Biên Hoà xưa (cũng với kỹ thuật khắc chìm tô men) bằng cách pha trộn hài hoà giữa gốm Sài Gòn (mà đại diện tiêu biểu là gốm
Cây Mai) và dòng gốm Limoges của Pháp
Ở các đình chùa của người Hoa trong Chợ Lớn, rất dễ thấy những hiện vật của gốm Cây Mai, các loại tượng, tiếu tượng, linh vật… ngự trên nóc đình chùa, tượng trong gian thờ Một sản phẩm đặc biệt và độc bản của gốm Cây Mai nay còn nguyên vẹn là tấm Chiếu Bích Cửu Long nằm chính diện Chùa Bà (đường Nguyễn Trãi) Tác phẩm gồm 25 miếng ghép thể hiện 9 con rồng ẩn hiện trong mây rất sinh động và ấn tượng
Trang 5Những hiện vật gốm Cây Mai còn khá nhiều trong dân gian ở Nam kỳ gồm muỗng, bình, bát, chén, lu, hũ, bình rượu với các ký tự chữ Hán thường gặp như: Hưng Lợi diêu, Việt Lợi, Kim Ngọc, Chấn Hoa xuất phẩm, Nhất phiến băng tâm, Khách lai đương tửu, Vạn ứng dược tửu, Song hỷ… Chính sự biến đổi quá sớm của thị trường đã khiến gốm Cây Mai thất truyền từ những năm đầu thế kỷ 20 Các thợ gốm Cây Mai tản mác về Lái Thiêu, Biên Hoà, lập lò gốm, tạo ra những dòng gốm tráng men Lái Thiêu đặc trưng với các lò của người Tiều, người Quảng, hay dòng gốm Biên Hoà đặc trưng với màu men xanh đồng trổ bông, cũng đã khẳng định được tên tuổi và vẻ đẹp trong bản đồ gốm sứ Việt Nam
Gốm mỹ thuật Cây Mai, từ xưa đến nay, luôn là mục tiêu săn lùng của giới đam mê
cổ ngoạn – những người yêu thích vẻ đẹp gốm mỹ thuật tráng men Đề ngạn/Mai khư của Sài Gòn xưa
Trang 6Những sản phẩm tiêu biểu của dòng gốm Cây Mai phủ men nay vẫn còn lại khá nhiều như các loại đôn, chậu cảnh, với kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay và trang trí bên thân chậu bằng các hoạ tiết được in khuôn, cắt dán, đắp theo lối phù điêu
Hiệu lò Đồng Hoà diêu tạo
Trang 7Hiệu lò Chợ Rẫy Mai Sơn
Trang 8Những hoạ tiết đắp chạm công phu
Lam Phong
07 miếng gốm Cây Mai của nhà sưu tập Bạch Liên (Phú Nhuận – Tp Hồ chí Minh) Theo nhà sưu tập thuật lại thì cách đây 04 năm, chị đã may mắn mua được bộ gốm
07 miếng ( mô đun lắp ghép trang trí bằng gốm ) này của một chùa Hoa cổ trên đường Trần Văn Kiều quận 5 Chùa bị giải tỏa để làm đường, nên chùa bán bộ gốm ngoài trời này để lấy tiền xây chùa mới (tiền đền bù đủ xây lại một chùa cũ nhưng họ muốn làm lớn hơn nên thiếu tiền) Dự án Đông -Tây vô tình đã đưa 7 mảnh gốm Cây Mai tuyệt mỹ này hữu duyên cùng chị
Những bức hình dưới đây được chụp hơi nghiệp dư nên không phản ánh đúng sắc
độ của men như thực tế tôi đã quan sát là còn đẹp hơn rất nhiều