Mãthầychữavàngda,tiểu
tiện bất lợi
B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI -Thứ Sáu,
07/06/2013, 10:51 (GMT+7)
Mã thầy là loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, vỏ màu đen nâu, còn có tên là Mã đề, Vĩ lê, củ
năn, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô
Mầm của củ mãthầy gọi là “cổ thông thiên” có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng nên có thể trị phù thũng do
viêm thận, người mắc chứng tức ngực. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Là loại đặc sản của
Trung Quốc, mọc nhiều ở những vùng khí hậu ấm hoặc được trồng làm thực phẩm và làm thuốc.
Y học Trung Quốc đánh giá rất cao củ mãthầy và nói đến rất sớm trong các y thư cổ rằng, nó có tính hơi
hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giải khát thanh nhiệt, ôn trung ích khí, thanh nhiệt khai vị, tiêu thực,
tiêu đờm.
Ngay từ các y thư cổ như “Bản thảo cương mục” cũng cho rằng mãthầy được sử dụng như một vị thuốc
và cho rằng nó có công năng phá tích trệ, cầm máu, trị kiết lỵ, giải độc, phát đậu, tỉnh rượu. Hay như Biệt
lục, Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo cầu chân, Bản thảo tái tân, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản
thảo, Bản kinh phùng nguyên trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm.
Gần đây khoa học phát hiện trong mãthầy có một chất kháng khuẩn gọi là “tinh chất mã thầy” có tác
dụng ức chế đối với cầu khuẩn vàng, dạng que ở đại tràng. Trong mãthầy có thấychứa thành phần
chống ung thư và làm hạ áp huyết cao.
Đông y cho rằng mãthầy vị ngọt, tính mát, đi vào kinh phế và vị, có công dụng thanh nhiệt sinh tân,
lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích, lợi niệu tiêu thũng, minh mục chỉ huyết., trị tiêu khát , thường
được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh thương tân (sốt cao mất nước), hoàng đản (vàng
da), huyết nhiệt tiện huyết (tiểu ra máu do huyết nhiệt), trĩ sang hoặc lỵ tật tiện huyết (đại tiện ra máu do
trĩ hoặc lỵ), niệu lạc kết thạch (sỏi đường tiết niệu), mục xích (đau mắt đỏ), phế táo, đàm nhiệt khái thấu
(viêm phế quản, viêm họng do đàm nhiệt), ung thũng sang độc (mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt
độc ), mụn cóc
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ mã thầy
* Trị đại tiện ra máu: Lấy mãthầy gọt vỏ ép lấy nửa cốc nước cốt pha vào nửa cốc rượu ngon uống khi
đói. Uống trong 3 ngày liền.
* Phòng sởi, viêm khí quản nhánh, viêm phổi: Mãthầy 10 củ, lá hoa Tú cầu 7 lá, vắt lấy nước uống thay
trà. Lượng thuốc tùy theo tuổi: Dưới 1 tuổi lấy 3 – 5 lá Tú cầu, 3 – 5 củ mã thầy. Trên 4 tuổi lấy 11 lá tú
cầu và 11 củ mã thầy.
Tác dụng thanh nhiệt trừ độc mát máu (dự phòng bệnh sởi lấy mãthầy 10 củ thái lát, lá tre tươi 10g sắc
cùng lấy nước uống ngày 1 thang, trong 2 – 3 ngày nơi đang có dịch sởi).
* Hỗ trợ nhiễm trùng sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi: Dùng nước ép mã thầy, lê, rễ lau, mạch
môn và ngó sen uống trong ngày.
* Chữavàng da và tiểutiệnbất lợi: Dùng mãthầy rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay trà.
* Chữa viêm sung đau rát hầu họng: Dùng mãthầy tươi ép lấy nước cốt mỗi lần 120g uống lạnh (theo
Tuyển châu bản thảo).
* Chữa viêm loét miệng: Dùng bột mãthầy sao tồn tính bôi vào nơi tổn thương.
* Chữa ung thư thực quản: Mãthầy tươi 10 củ để cả vỏ nấu chín ăn.
* Trị sau phẫu thuật (ung thư), tỳ vị hư nhược: Mãthầy 60g, nấm hương 30g, đậu phụ 400g, hành hoa
9g, mắm muối gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, hành thái nhỏ, mãthầy gọt vỏ thái lát nhỏ, các thức nấu
thành canh ăn hằng ngày.
* Chữa đại tiện táo sau xạ trị (khiến tân dịch bị hao tổn do xạ trị dẫn đến táo bón): Mãthầy tươi 20 củ,
chần qua nước sôi ép lấy nước, thêm nửa cốc nước mía hòa vào ngày uống 1 – 2 lần.
Dự phòng viêm não: Mãthầy gọt vỏ 250g, Thạch cao sống 30g, sắc sôi sau hạ lửa để 30 phút lấy nước
uống và ăn củ mã thầy, ngày 1 – 2 thang, dùng trong 2 – 3 ngày trong vùng đang có dịch viêm não.
* Chữa cao huyết áp: Mãthầy 10 – 15 củ, rong biển 25g, râu ngô 25g, sắc lấy nước uống trong ngày.
* Chữa ho gà thể phế nhiệt: Mãthầy 500g, gọt vỏ giã nát, trộn với 500g mật ong, cho chút nước đun sôi,
để nguội cất vào tủ lạnh, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh hòa vào nước sôi để nguội. Hoặc dùng mã
thầy tươi gọt vỏ sáng tối ăn mỗi lần 30 – 50g trong 5 ngày.
* Chữa giời leo: Mãthầy tươi 5 củ gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào.
* Chữa mụn cóc: Mãthầy gọt vỏ rồi xát vào nơi có mụn cóc đến khi rỉ máu thì ngừng, ngày xát 3 – 4 lần,
trong 7 đến 10 ngày liền.
* Chữa sót rau: Lấy củ hoặc lá mãthầy giã nát vắt lấy nước cốt hòa vào nửa chén rượu trắng cao độ
hâm nóng cho uống.
. Mã thầy chữa vàng da, tiểu tiện bất lợi B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI -Thứ Sáu, 07/06/2013, 10:51 (GMT+7) Mã thầy là loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, vỏ màu đen nâu, còn có tên là Mã đề,. ép mã thầy, lê, rễ lau, mạch môn và ngó sen uống trong ngày. * Chữa vàng da và tiểu tiện bất lợi: Dùng mã thầy rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay trà. * Chữa viêm sung đau rát hầu họng: Dùng mã. Hoặc dùng mã thầy tươi gọt vỏ sáng tối ăn mỗi lần 30 – 50g trong 5 ngày. * Chữa giời leo: Mã thầy tươi 5 củ gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào. * Chữa mụn cóc: Mã thầy gọt