ĐÌNHCHÙACỔỞMỸLỘC- NAM ĐỊNH
Nam Định xưa thuộc trấn Sơn Nam là một vùng có nhiều kiến trúc đìnhchùa cổ, mang
nhiều dấu tích lịch sử văn hóa mỹ thuật từ thời Lý Trần. Trải qua hàng ngàn năm, nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược của phương Bắc, nội chiến Bắc triều, Nam triều, chiến tranh
xâm lược thời Pháp, nhiều đìnhchùa đã bị đập phá, bom đạn tan hoang, cảnh sắc tiêu
điều. Huyện MỹLộc còn là quê hương của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, nơi đây có
nhiều chùacổ từ thời Lý Trần, Lê Trịnh như: Chùa Phú Vinh tên nôm là chùa Sổ từ thế
kỷ XII, chùa Hương Cát (Nhang Cát) dựng năm niên hiệu Hoằng Định 12 (1601), chùa
Âm hồn (sát gia tô giáo), chùa Linh Quang, chùa Huyền Quang, đền Nhất, chùa Cơm
(Hơm) là chùa hàng tổng… Ngày nay sau thời kỳ đổi mới, người con của quê hương
Mỹ Lộc là tín chủ Cát Thành đã phát tâm công sức tiền của trùng tu, phục dựng 4 chùa
đền khang trang, to đẹp. Đoàn nghiên cứu làm sách chùacổ Việt Nam do ông giám đốc
Nguyễn Hoàng Điệp đã chụp được nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu cổ vật của các chùa làm
phong phú thêm kho tàng sách những ngôi chùacổ trong lịch sử Việt Nam.
Chùa Phú Vinh hiện nay còn đơn sơ tuy bước đầu đã được phục dựng nhưng còn rất
khiêm tốn so với lịch sử của chùa. Chùacó tên nôm là chùa Sổ từ thời Lý dựng bằng
tranh tre nứa lá của một thôn làng nghèo. Đến thời Trần đã được xây dựng lớn khang
trang to đẹp trở thành một danh thắng trong vùng. Trải qua chiến tranh xâm lược nhà
Minh đã bị đổ nát hoang tàn nhưng vẫn còn lưu lại những ghi chép cổ, truyền kỳ về
chùa từ thời Trần đầu thế kỷ XIV như sau: “Khi đoàn quân nhà Trần tuần du tiến về
phương nam đến đất Phú Vinh thì hội quân thủy, bộ tại thôn Thanh Lão khoảng năm
Hưng Long thứ 4 mùa hạ tháng 6 (1306). Đoàn quân hộ vệ hoàng hậu và công chúa
Huyền Trân đã nghỉ lại thôn Bông Đầu ở làng (hiện nay còn lại di tích miếu cô Ả đài
vàng). Từ đó làng Bông đổi thành làng Cầu Nhân. Đoàn quân tùy tùng cùng vị đạo
trưởng nghỉ tại làng Sổ (Phú Vinh). Vào một đêm trăng sáng vị đạo trưởng ngồi niệm
trên một mô đất xin âm dương, một lúc sau không gian ầm ầm sấm chớp một bầy nhạn
từ phương nam bay về nối nhau, cùng lúc đó gò đất nổi cao lên dân làng sau này gọi là
gò Cánh nhạn. Vị đạo trưởng quay về hướng tây niệm cầu mưa gió thuận hòa, thái
bình hạnh phúc ấm no, không gây lũ lụt cho dân. Lời nguyện cầu vừa dứt lời, trời sáng
quang mây, một gò đất nổi cao vô cùng rộng lớn được nhân dân gọi là gò Đầu hùm,
thuận lợi cho nông nghiệp nơi đây. Sau đó đoàn quân tiếp tục đi về phương nam, đi
theo còn có các nhà sư và nhiều thanh niên trai tráng trong làng. Ngày đoàn quân trở
về có nhiều người lập chiến công, trong đó có Trần Đình Luân được phong Thủy lý hầu
cùng nhiều người khác. Dân làng Sổ từ đó ngày càng phát triển ấm no hạnh phúc
Ngai thờ trong chùa Phú Vinh
Cảnh chùa Phú Vinh
Đến thế kỷ XVII thời chúa Trịnh Tùng 1601, chùa được xây dựng to lớn gồm 3 gian hậu
cung, 10 gian tiền tế, có sân rồng, ao bán nguyệt, nhiều cây cổ thụ tỏa bóng một vùng.
Cảnh chùa đẹp tựa chốn bồng lai, có ruộng hương hỏa do nhiều dân trong vùng tiến
cúng cho chùa”. Trải qua thời gian, chiến tranh xâm lược Pháp, vị trí chùa gần đường
21 đã bị bom đạn tàn phá nặng nề, không còn cảnh đẹp, chùa xưa hoang phế. Ngày
hòa bình, chùa đã dần được phục hồi nhưng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được lòng
mong đợi của dân trong vùng muốn phục dựng lại cảnh đẹp khi xưa. Ngày nay đã được
Nhà nước quan tâm, sư trụ trì chùa Thích Đàm Hào đã du học thiền môn tại Đê Li Ấn
Độ từ năm 2002 trở về cùng với tín chủ Cát Thành phát tâm công đức, tiền của để
mong muốn xây dưng lại chùa xưa. Với diện tích 32.000 mét cùng nhiều cây cổ thụ vài
trăm năm, hoa trái xum xuê, sẽ là một thắng cảnh di tích từ nhiều thế kỷ được phục hồi
trong một hiện thực không xa. Chùa Phú Vinh, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định có vị trí giao thông thuận tiện, cạnh đường quốc lộ 21 nổi lên trên “biển lúa” mênh
mông như một điểm sáng lung linh trong nghệ thuật truyền thống kiến trúc cổchùa Việt
Nam. Nơi đây sẽ là điểm du lịch tâm linh với truyền thống quê hương đất nước hào
hùng ngàn năm văn hiến.
. ĐÌNH CHÙA CỔ Ở MỸ LỘC - NAM ĐỊNH Nam Định xưa thuộc trấn Sơn Nam là một vùng có nhiều kiến trúc đình chùa cổ, mang nhiều dấu tích lịch sử văn hóa mỹ thuật từ thời Lý Trần nhiều chùa cổ từ thời Lý Trần, Lê Trịnh như: Chùa Phú Vinh tên nôm là chùa Sổ từ thế kỷ XII, chùa Hương Cát (Nhang Cát) dựng năm niên hiệu Hoằng Định 12 (1601), chùa Âm hồn (sát gia tô giáo), chùa. sách những ngôi chùa cổ trong lịch sử Việt Nam. Chùa Phú Vinh hiện nay còn đơn sơ tuy bước đầu đã được phục dựng nhưng còn rất khiêm tốn so với lịch sử của chùa. Chùa có tên nôm là chùa Sổ từ thời