Vẻ đẹptựnhiên của cáccổngvòm
Tạo hóa đã ban cho con người những cảnh quan mê hồn như thế. Vẻ đẹptựnhiên
của cáccổngvòm như cầu thần tiên
1. Cầu Bảy sắc, bang Utah, Mỹ
Nằm ở sườn tây bắc núi Navajo, phía nam bang Utah, do sự biệt lập về địa hình mà đến
đầu thế kỉ 20, Cầu bảy sắc được phát hiện khi người ta xây dựng hồ Powell và các đường
nước kế cận. Những thổ dân địa phương xem đây là một biểu tượng thiêng liêng cho sức
mạnh củatự nhiên. Lớn nhất, đối xứng nhất, màu hồng cam của đá sa thạch rực rỡ là
những điều mà địa danh này thu hút du khách đến tham quan.
2. Cửa Durdle, Anh
Cửa Durdle tọa lạc tại bờ biển Dorset thuộc miền nam nước Anh. Vốn tạo thành từ đá vôi
Phần Lan, một chất liệu khá cứng phối trộn giữa phù sa và đất sét, nhưng Durdle cũng
không “kháng cự” được sự bào mòn của muối và sóng biển. “Lỗ hổng” của Durdle vì thế
mà ngày càng mở rộng qua từng năm. Nhìn từ xa, Durdle trông như một con khủng long
cổ dài đang chúc đầu xuống biển để uống nước!
3. Cổngvòm Luân Đôn, Úc
Cũng giống như Cửa Durdle của Anh, Cổngvòm Luân Đôn cũng nhờ sự phong hóa của
đại dương mà hình thành. Địa danh này thuộc Công viên Quốc gia Port Campbell của
bang Victoria. Trước đây, nó từng là một “cây cầu” đúng nghĩa khi du khách có thể từ
bên trong ra đến mũi đá. Tuy nhiên, vào năm 1990, một phần của nó nối với đất liền đã bị
sụp xuống, khiến cho hai du khách bị mắc kẹt trên phần còn lại! Đơn giản bởi sự phong
hóa vẫn đang tiếp diễn!
4. Cửa sổ Màu trời, Malta
Còn có tên địa phương là Tieqa Zerqa, Cửa sổ Màu trời xuất hiện khi một mảng đá vôi
sụp xuống từ hàng triệu năm trước. Đây là cổngvòm lớn nhất ngoài biển. Trông sắc vàng
của Cửa sổ nổi bần bật giữa màu xanh biếc của vùng biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên,
không có gì là vĩnh cửu. Cửa sổ Màu trời cũng thế, những phần đá nhỏ vẫn rơi xuống
biển từng ngày. Vì vậy mà tuổi thọ của nó cũng chỉ được tính theo từng năm!
5. Cổngvòm Mảnh mai, bang Utah, Mỹ
Kì quan cao 16 mét này thuộc Công viên Quốc gia Cổngvòmcủa Mỹ, nơi có đến gần hai
nghìn “cổng trời” lớn nhỏ các loại. Cổngvòm Mảnh mai thường xuất hiện trên những
bức ảnh tương phản giữa màu đỏ rực của đá sa thạch và màu trắng xóa của tuyết. Nơi đây
từng gây ra tranh cãi khi một nhà leo núi tên Dean Potter tuyên bố là người đầu tiên chinh
phục được cổng vòm. Sự kiện ấy dẫn đến việc chính quyền ngăn cấm mọi người leo lên
bất kì cổngvòm nào trong công viên.
6. Cổngvòm Aloba, Chad
Mặc dù cao nguyên Colorado của Mỹ sở hữu nhiều “cổng trời” nhất thế giới, nhưng vùng
Ennedi củacộng hòa Chad tự hào khi sở hữu cổngvòmtựnhiên Aloba cao nhất thế giới,
“đánh bật” các đối thủ khác với độ cao đáng ngưỡng mộ 120 mét! Không những thế,
chiều dài ngang 76 mét cũng là một con số ấn tượng. Công trình từ đá sa thạch kì vĩ này
được thiên nhiên “gọt giũa” qua hàng triệu năm, hiện vẫn trơ ra với thời tiết giữa sa mạc
Sahara.
7. Cầu Thần tiên, Afghanistan
Chỉ mới được phát hiện vào đầu năm 2011 nhưng Cổngvòm Hazarchishma (tên gọi khác
là Cầu Thần tiên) được đánh giá là một phát hiện ngoạn mục của giới thám hiểm. Nằm ở
độ cao gần ba nghìn mét so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Afghanistan, đây được
xem là “cổng trời” cao nhất từng được biết đến. Đây là một tiền đề lớn để một nước chiến
tranh liên miên như Afghanistan khởi động chương trình xây dựng khu bảo tồn tài
nguyên thiên nhiêncủa đất nước.
8. Pont’d Arc, Pháp
Con sông Ardeche ở miền nam nước Pháp mộng mơ đã bào mòn vách đá vôi cổ để “tạc”
nên Pont’d Arc xinh đẹp, một lối đi tựnhiên để vào hẻm núi Ardeche. Chỉ cao 45 mét và
rộng 60 mét nhưng địa danh này khá thu hút du khách bởi phong cảnh hiền hòa và nên
thơ. Để tiếp cận nơi này, du khách thường chọn cách chèo thuyền kayak hay đi canô.
Vùng lân cận của nó có vòm hang Chauvet Pont’d Arc, nơi lưu giữ những bức tranh hang
động từ thời Đồ đá Cũ.
9. Arco Naturale, Ý
Sừng sững và trắng xóa ở bờ đông hòn đảo Capri của nước Ý, Arco Naturale đã xuất hiện
từ thời Đồ đá Cũ khi một phần của một hang đá vôi sụp xuống. Cao khoảng 18 mét và
rộng khoảng 12 mét, Arco vừa đủ cho những chiếc thuyền của du khách “chui qua” ngắm
cảnh. Tuy chỉ mới được đưa vào phát triển du lịch nhưng đây cũng là một thắng cảnh thu
hút du khách khi đến bờ biển Amalfi của Naples.
10. CổngvòmTựnhiên Sipapu, Mỹ
Cổng vòmTựnhiên Sipapu củaCông viên Quốc gia Cổngvòm cũng “góp mặt” trong
danh sách này với vị thế của một cây cầu khổng lồ hơn một cổngvòmtự nhiên. Với
chiều ngang lên đến 68,6 mét, đây là cổngvòm dài thứ hai của Mỹ, chỉ sau Cầu Bảy sắc.
Hoạt động thường nhật của du khách khi đến đây là leo núi hay đi bộ lên đỉnh vòm, mặc
dù điều này khác khó khăn và ít nhân rộng ra được.
. Vẻ đẹp tự nhiên của các cổng vòm Tạo hóa đã ban cho con người những cảnh quan mê hồn như thế. Vẻ đẹp tự nhiên của các cổng vòm như cầu thần tiên 1. Cầu Bảy. Amalfi của Naples. 10. Cổng vòm Tự nhiên Sipapu, Mỹ Cổng vòm Tự nhiên Sipapu của Công viên Quốc gia Cổng vòm cũng “góp mặt” trong danh sách này với vị thế của một cây cầu khổng lồ hơn một cổng. được cổng vòm. Sự kiện ấy dẫn đến việc chính quyền ngăn cấm mọi người leo lên bất kì cổng vòm nào trong công viên. 6. Cổng vòm Aloba, Chad Mặc dù cao nguyên Colorado của Mỹ sở hữu nhiều “cổng