BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG TC LUẬT VỊ THANH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
Họ tên: Nguyễn Ngọc Phước Anh
Lớp: TCL K3-THPT
KIỂM TRA
Môn: LuậtDânSựViệt Nam
CÂU HỎI
Câu 1:
1./ Anh (chị) hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
" Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dânsự đồng nghĩa hoàn toàn với Hộ gia đình ghi
trong sổ Hộ Khẩu gia đình"
2./ Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trên thực tiễn khi Hộ gia đình là chủ thể của các giao
dịch dân sự?
Câu 2: Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không?
Câu 2: Anh (chị) hãy phân biệt:
Động sản và Bất động sản
Hoa lợi và Lợi tưc
Vật chính và Vật phụ
Vật chia được và Vật không chia được
Vật tiêu hao và Vật không tiêu hao
Vật cùng loại và Vật đặc định
BÀI LÀM
Câu 1:
1./ " Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dânsự đồng nghĩa hoàn toàn với Hộ gia đình ghi
trong sổ Hộ Khẩu gia đình".
Nhận định này là SAI. Bởi vì:
- Theo Điều 106 BLDS 2005 thì: " Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng
đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự
thuộc các lĩnh vực này". Căn cứ vào khái niệm trên ta nhận thấy rằng hộ gia đình tham gia giao
dịch dânsự phải thỏa 4 điều kiện: Phải có ít nhất 2 thành viên trở lên, có mối quan hệ hôn nhân,
quyết thống hoặc nuôi dưỡng; Phải có tài sản chung; Phải cùng chung tham gia vào sản xuất kinh
doanh phát triển kinh tế chung; Chỉ hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và một số lĩnh vực khác bị hạn chế bởi pháp luật.
- Còn Hộ gia đình ghi trong sổ hộ khẩu là để quản lý con người, chứ không phải dùng để
ràng buộc quyền lợi của các thành viên trong hộ đối với một khối tài sản nào đó. Theo quy định
tại Điều 8, Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 thì sổ hộ khẩu là “cơ sở để xác định việc cư trú
hợp pháp của công dân”. Các thành viên trong sổ hộ khẩu không bắt buộc phải có đất đai chung,
có tài sản chung.
Page 1 of 6
2./ Những bất cập trên thực tiễn khi Hộ gia đình là chủ thể của các giao dịch dân sự:
Điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luậtDânsựnăm 2005 quy định: "Hộ gia đình mà các
thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là
chủ thể khi tham gia quan hệ dânsự thuộc các lĩnh vực này"
Theo quy định trên, khi tham gia vào quan hệ dân sự, thì Hộ gia đình phải có phải có đủ 3
điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải là Hộ gia đình “mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công
sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định”, chứ mọi Hộ gia đình nói chung
không đương nhiên là chủ thể trong quan hệ dân sự;
Thứ hai, chỉ khi Hộ gia đình “tham gia quan hệ dânsự thuộc các lĩnh vực” để “hoạt
động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác do pháp luật quy định”. Như vậy, chỉ trong các quan hệ sản xuất, kinh
doanh như vay vốn, mua vật tư nguyên liệu sản xuất,… của gia đình, thì mới có sự tham
gia của chủ thể Hộ gia đình. Còn, nếu như tham gia vào các hoạt động khác, chẳng hạn
như mua bán xe ô hoặc mua bán nhà ở tô không vì mục đích kinh doanh, thì không xuất
hiện chủ thể Hộ gia đình trong quan hệ dân sự. Đây là một điều vô lý, vì khi cũng là tài
sản chung và giao dịch liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đình, nhưng lại không phải
là giao dịch của Hộ gia đình. Tất nhiên các điều khoản liên quan khác thì lại vẫn quy định
việc định đoạt ài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của Hộ gia đình thì
vẫn phải được các thành viên đồng ý;
Thứ ba, các thành viên Hộ gia đình “có tài sản chung”, nhưng không phải là bất cứ tài sản
nào, mà chỉ trong trường hợp có tài sản chung theo quy định tại Điều 108 về “Tài sản
chung của hộ gia đình”, Bộ luậtDânsựnăm 2005 như sau: “Tài sản chung của hộ gia
đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do
các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế
chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.” Tuy
nhiên, điều khó khăn là, ngoài tài sản chung là “quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng,
rừng trồng của hộ gia đình”, thì không biết căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để xác định
được những tài sản nào khác là “tài sản chung của Hộ gia đình”.
Như vậy, cùng một tài sản, nhưng chủ thể tham gia giao dịch, lúc này thì là là cá nhân,
nhưng lúc khác lại phải là Hộ gia đình, mặc dù không hề có bất cứ sự thay đổi nào về chủ sở hữu.
Ngoài ra, cũng khó có thể tách bạch giữa tài sản của Hộ gia đình sử dụng vào mục đích sản xuất,
kinh doanh với tài sản để sinh hoạt.
Và theo quy định của Bộ luậtDânsự thì chủ thể Hộ gia đình trong quan hệ dânsự chỉ áp
dụng trong một số giao dịch sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 106 nói trên. Tuy nhiên,
nhiều lĩnh vực khác đã mở rộng chủ thể Hộ gia đình vượt quá quy định nền tàng của Bộ luật Dân
sự, đưa chủ thể quan hệ dânsự này vào rất nhiều giao dịch khác, như: Vay vốn ngân hàng, mua
bán điện nước sinh hoạt,…
Điều 107 về “Đại diện của hộ gia đình”, Bộ luậtDânsự quy định:
"1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dânsự vì lợi ích chung của hộ. Cha,
mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Page 2 of 6
Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ
dân sự.
2. Giao dịch dânsự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. "
Theo quy định trên, thì chủ Hộ gia đình đương nhiên là người đại diện của hộ gia dình để
xác lập các giao dịch dânsự vì lợi ích chung của hộ. Người đại diện có thể là chủ Hộ gia đình
được ghi tên trên Sổ hộ khẩu hoặc là người được người chủ Hộ gia đình đó uỷ quyền. Tuy nhiên
theo Điều 109. Về "Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình" Thì chủ Hộ gia
đình không đương nhiên có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, mà còn phải đáp ứng được
một số điều kiện như sau:
" 1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương
thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải
được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải
được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý."
Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 146 về “Hợp đồng về quyền sử dụng đất” của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai thì lại quy định:
“Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản
tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành
vi dânsự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của
pháp luật về dân sự.”Như vậy, theo pháp luật đất đai, thì giao dịch của Hộ gia đình chỉ đòi hỏi các
thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, trong khi Bộ luậtDânsự thì yêu cầu các thành viên từ đủ 15 tuổi
trở lên. Điều khó hiểu là ở chỗ, mặc dù Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tới 6 lần, nhưng
vẫn giữ nguyên về điều kiện tham gia của thành viên Hộ gia đình đủ 18 tuổi rõ ràng mâu thuẫn
với Bộ luậtDân sự.
Điều 110 về “Trách nhiệm dânsự của hộ gia đình”, Bộ luậtDânsự như sau:
“1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dânsự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dânsự do người
đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dânsự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ
để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài
sản riêng của mình.”
Khoản 2, Điều 107 như đã đề cập ở trên cũng quy định “Giao dịch dânsự do người đại
diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
cả hộ gia đình.” Tuy nhiên, nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều
109 "Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải
được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải
được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.". Thì có thể dẫn đến giao dịch dân sự
vô hiệu và Hộ gia đình không phải chịu trách nhiệm dânsự theo quy định tại Điều 110: "1. Hộ
gia đình phải chịu trách nhiệm dânsự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dânsự do người đại
diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.
2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dânsự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để
thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản
riêng của mình."
Câu 2: Tổ hợp tác không phải là một pháp nhân bởi vì:
Các tổ hợp tác không thể vay vốn (đặc biệt là từ ngân hàng), không được tham gia đấu thầu, đăng
ký kinh doanh, mua sắm tài sản chung với tư cách là tổ hợp tác mà chỉ có thể tiến hành các hoạt
động này với tư cách từng thành viên
Page 3 of 6
Câu 3: Phân biệt giữa:
1./ Bất động sản và Động sản
Điều 174 BLDS hiện hành quy định:
"1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình
xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản."
Theo khoản 1 thì ta hiểu: “Bất động sản là các tài sản không di dời được.”. Ta có hiểu
được ngay một quy tắc tương ứng: “Động sản là các tài sản có thể di dời được”. Từ đây, ta xác
định được tiêu chí đầu tiên của việc phân biệt tài sản thành động sản và bất động sản là căn cứ
vào đặc điểm vật lý (đặc điểm cố định) của chính tài sản đó. Về hình thức thể hiện, tài sản có thể
được nhận biết khi nó là các vật cụ thể nhưng cũng có thể chỉ là các khái niệm mà trong khoa học
pháp lý gọi chung là các quyền chẳng hạn quyền. Nói đơn giản hơn là sự khác biệt về khái niệm
giữa "bất động sản" và "động sản" là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai,
con động sản thì không.
Ví Dụ:
Động sản gồm có: quần áo, đồ nội thất, xe gắn máy, xe ôtô, máy tính v.v
Bất động sản gồm có các loại như:
o Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai
và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình
thương mại - dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc,
v.v
o Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy
sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v
o Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật
thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v
Tuy nhiên, cần lưu ý có những tài sản ở trong hoàn cảnh này là bất động sản, nhưng trong hoàn
cảnh khác lại là động sản. Ví dụ: Khi hoa quả, trên cây gắn liền với đất nên coi là bất động sản.
Nhưng khi thu hoạch đem bán thì được coi là động sản; Đèn, quạt, điều hòa gắn trên tường có thể
coi là bất động sản, nhưng khi tháo ra bán riêng lẻ thì được coi là động sản
2./ Hoa lợi và Lợi tức:
Điều 175 BLDS hiện hành quy định:. Hoa lợi, lợi tức
"1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản."
Theo Khoản 1 thì : hoa lợi là các sản vật tự nhiên do tài sản mang lại, là thành quả thu
hoạch được từ sự tác động trực tiếp của con người lên tài sản đó nhằm thúc đẩy việc sản sinh lợi
ích vật chất của tài sản, phù hợp với các quy luật tự nhiên như mùa màng, thời tiết
Theo Khoản 2 thì: là một khái niệm dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận (lãi, lời)
thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm tai ngân
hàng.
Ví Dụ:
Page 4 of 6
Hoa lợi: Một vườn Cam khi có sự tác động chăm sóc lên nó thì sau một vụ mùa sẻ
cho ta thu hoạch 1 tấn quả cam. Đó là hoa lợi của vườn Cam
Lợi tức: Khi đem đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong
tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch này được gọi là lợi
tức.
3./ Vật chính và Vật phụ:
Theo Điều 176 BLDS hiện hành quy định:
"1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận
của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường
hợp có thoả thuận khác"
Từ nội dung điều luật, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Vật chính có thể nhận biết với đầy đủ đặc điểm về cấu tạo, tính năng mà không cần
vật phụ. Chẳng hạn như: bàn, ghế, quần, áo
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, mà thông
thường làm tăng giá trị cho vật chính nhưng không hẳn là yếu tố không thể thiếu được
của vật chính. Ví dụ: kính lọc của màn hình máy vi tính, lớïp hóa chất chống trầy,
chống tia cực tím của tròng mắt kính.
Vật phụ sẽ đảm nhận tư cách “phụ” khi được gắn với vật chính về mặt vật chất.
Vật phụ, khi tách khỏi vật chính, có thể trở thành một tài sản độc lập và có công dụng
đặc thù nhưng cũng có thể không hữu dụng cho chủ sở hữu.
Theo đoạn 2 của Điều 176 thì :"Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải
chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Vậy:
Khi vật chính được mua bán, tặng cho, trao đổi, di tặng, góp vốn vào công ty thì vật
phụ cũng mặc nhiên đi theo, nếu không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp một vật được gắn với một vật khác như là vật phụ của vật đó, thì
vật mới được tạo thành thuộc về chủ sở hữu của vật chính.
4./ Vật chia được và Vật không chia được
Theo Điều 177. Vật chia được và vật không chia được thì:
"1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng
sử dụng ban đầu.
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia"
Như vậy: vật chia được là vật khi phân chia vẫn giữ nguyên tính chất, tính năng sử dụng
như ban đầu và thường được xác định bằng các đơn vị đo lường như: kilogam, mét Ví dụ như:
thực phẩm, vãi sợi, dây điện ; Vật chia không chia được thì khi phân chia không giữ nguyên
tính chất, tính năng sử dụng như ban đầu. Nhưng cần lưu ý, việc phân loại này chỉ mang tính chất
tương đối vì có vật ở trường hợp này chia được nhưng trường hợp khác không chia được như
nhà, đất
5./ Vật tiêu hao và Vật không tiêu hao:
Theo Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Page 5 of 6
"1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình
dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình
dáng và tính năng sử dụng ban đầu"
Ta có thể hiểu như sau:
Vật tiêu hao có thể biến mất hoàn toàn về mặt vật chất sau lần sử dụng đầu tiên; cũng có
những vật tiêu hao không hoàn toàn biến mất nhưng không còn mang tính chất, hình dáng
và tính năng ban đầu sau một lần sử dụng mà lại mang tính chất, hình dáng, tính năng của
một vật khác.
Ví dụ như băng cassette, đĩa CD, Tiền là vật tiêu hao không phải do sử dụng mà do
được dùng để thanh toán trong lưu thông
Và có những vật, khi qua một lần sử dụng không mất đi về mặt vật chất và qua nhiều lần
sử dụng vẫn giữ được tính chất, hình dáng, tính năng ban đầu nhưng lại giảm giá trị rất
nhanh và sẽ được thay thế sau một thời gian ngắn. Ta gọi đó là vật tiêu dùng - loại vật
trung gian giữa vật tiêu hao và vật không tiêu hao.
Ví dụ như tập, vở, bút viết, quần áo, đồ gia dụng Danh sách sản phẩm tiêu dùng được
bổ sung theo sự phát triển của xã hội và sự rút ngắn của chu kỳ đổi mới công nghệ. Tất cả các tài
sản tiêu dùng đều là động sản.
Vật không tiêu hao tức là khi được sử dụng qua nhiều lần mà vẫn còn giữ nguyên được
hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng ban đầu
Ví dụ như Thức ăn, nguyên nhiên liệu là vật tiêu hao. Quần áo, xe máy, TV, bất động sản,
máy vi tính
6./ Vật cùng loại và Vật đặc định
Theo Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định
"1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác
định được bằng những đơn vị đo lường.
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký
hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Ta hiểu như sau: một vật nếu là vật đặc định, khi được chuyển giao thì phải giao đúng vật
đó, còn vật cùng loại chỉ cần chuyển giao đủ và đúng loại. Luậtviết quy định thêm rằng:” Vật
cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau”. Khái niệm vật cùng loại chỉ là một khái
niệm mang tính tương đối. Vật cùng loại có thể trở thành đặc định trong quá trình thực hiện một
giao dịch nhưng lại trở thành cùng loại khi là đối tượng của một giao giao dịch khác.
Ví dụ: Trong thực tế cuộc sống, việc mua bán những sản phẩm nông nghiệp là vật cùng
loại thường được tiến hành như sau: bên mua và bên bán thảo luận, ngã giá, đi đến sự thống nhất
ý chí về giá của món hàng; người mua sẽ tiến hành “đặc định hóa” bằng cách lựa chọn, cân,
đong, đo, đếm (có thể được sự chỉ dẫn và giám sát của người bán); cuối cùng hai bên tiến hành
thanh toán tiền và giao, nhận hàng. Cũng có khi người bán đã tiến hành “đặc định hóa có điều
kiện” mặt hàng của mình bằng cách cân, đong, đo, đếm và đóng gói sẵn (một chục trái, 100 gram,
nửa ký ). Khi đó, nếu đồng ý với giá cả mà người bán đưa ra, người mua hoàn toàn tự do lựa
chọn túi, bao, gói mà mình thích. Lúc này, tính chất đặc định của vật cùng loại được thể hiện rõ
ràng nhất.
Page 6 of 6
. thuẫn với Bộ luật Dân sự. Điều 110 về “Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự như sau: “1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại. PHÁP TRƯỜNG TC LUẬT VỊ THANH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***** Họ tên: Nguyễn Ngọc Phước Anh Lớp: TCL K3-THPT KIỂM TRA Môn: Luật Dân Sự Việt Nam CÂU HỎI Câu. của Bộ luật Dân sự, đưa chủ thể quan hệ dân sự này vào rất nhiều giao dịch khác, như: Vay vốn ngân hàng, mua bán điện nước sinh hoạt,… Điều 107 về “Đại diện của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự quy