Cácmẹ“tẩychay”rauxanhvìsợngộđộc
Trong thời gian gần đây, những cảnh báo liên tiếp về thực phẩm không an toàn, về
rau xanh phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật khiến nhiều bà mẹ đã
“tẩy chay” nó hoàn toàn trong thực đơn hàng ngày của con mình.
Chị Trần Thanh Trà (ở Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội) than phiền: “Cả
tháng nay, trong bữa ăn của gia đình tôi, ngày nào cũng điệp khúc củ, quả… Ai
cũng ngán nhưng đành chịu, vìrauxanh nhiều thuốc bảo vệ thực vật quá, ăn vào
hay bị đau bụng”.
Các loại củ, quả chắc chắn không thể thay thế được rauxanh trong bữa ăn của gia
đình và bé.
Chị Trà cho biết: “Tại cơ quan tôi, nhiều phụ nữ phải thay đổi khẩu phần ăn vìsợ
rau xanh. Tôi mập, bình thường trong bữa ăn, chủ yếu ăn rau xanh. Bây giờ chuyển
sang ăn củ, quả… thấy khó chịu nhưng chắc cũng phải tự làm quen thôi. Khổ nhất
là bọn trẻ, nó kêu hoài, thậm chí còn bỏ cơm vì không có rau”.
Chị Nguyễn Hoàng An (ở Nguyễn Thái Học, Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Con tôi
mới được 11 tháng. Khi con bắt đầu ăn dặm, tôi thường mua nhiều loại rau, xay ra
nước, lấy nước đó nấu bột, nấu cháo cho con ăn. Con ăn ngày 4 bữa, tôi mua 4 loại
rau khác nhau để con đỡ nhàm cảm giác, đỡ chán ăn.
Bây giờ thì không dám mua rau nấu cháo nữa mà toàn nghiền củ, quả thay vào. Từ
ngày nghiền củ, quả thay rau, qua theo dõi, con ăn ít hơn, có biểu hiện ngán, chán
ăn… Tôi chẳng biết phải làm thế nào. Nhiều chị trong cơ quan, hàng xóm cũng
“tẩy chay”rauxanhvìsợ ảnh hưởng tới sức khỏe”.
Thực tế, tâm sự của chị An, chị Trà đều có lý nhưng đã cần phải kiêng đến mức
“tẩy chay”rauxanh chưa và củ, quả có thể thay thế được rauxanh trong dinh
dưỡng không?
Trao đổi với PV, bác sỹ Hoàng Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm truyền thông
(Viện Dinh dưỡng) cho biết: Suy nghĩ, đã là rau thì củ quả hay rau lá đều tốt như
nhau, đều cung cấp chất xơ, các hàm lượng vitamin và khoáng chất của các bà mẹ
là sai. Các vitamin, khoáng chất, chất xơ ở rau, củ, quả hoàn toàn khác nhau. Hàm
lượng sinh tố C và sinh tố nhóm B trong củ, quả rất thấp. Hàm lượng vitamin và
các chất khoáng trong rauxanh cao hơn trái cây, ví dụ là lượng beta- caroten, các
loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2- 6 lần trong cam, chanh.
Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau nhất là rau
gia vị còn có tác dụng chữa nhiều bệnh và hành, cà rốt, tía tô, tỏi… là nguồn kháng
sinh thực vật quý giá.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia, phân tích:
Vì nhu cầu của cơ thể, trẻ hoàn toàn có thể (và nên) ăn khoảng 3 lạng rau/ngày.
Rau xanh nhiều vi chất cần thiết cho sự phát triển và tiêu hao năng lượng trong cơ
thể con người.
Trẻ em thường hiếu động, thế nên, cần phải bổ sung thường xuyên vitamin và
khoáng chất cho trẻ bằng các ăn các loại rau xanh. Các loại củ, quả chắc chắn
không thể thay thế được rauxanh trong bữa ăn của gia đình và bé. Ở thời điểm
nhất định, củ, quả thay rauxanh chỉ là giải pháp nhất thời.
Nếu cácmẹ kéo dài xu hướng “tẩychay”rauxanh trong bữa ăn, sẽ rất thiệt thòi
cho sự phát triển bền vững, cân đối về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
. Các mẹ “tẩy chay” rau xanh vì sợ ngộ độc Trong thời gian gần đây, những cảnh báo liên tiếp về thực phẩm không an toàn, về rau xanh phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc. “tẩy chay” rau xanh vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe”. Thực tế, tâm sự của chị An, chị Trà đều có lý nhưng đã cần phải kiêng đến mức “tẩy chay” rau xanh chưa và củ, quả có thể thay thế được rau. chất cho trẻ bằng các ăn các loại rau xanh. Các loại củ, quả chắc chắn không thể thay thế được rau xanh trong bữa ăn của gia đình và bé. Ở thời điểm nhất định, củ, quả thay rau xanh chỉ là giải