Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh các nước ASEAN Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới WB và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, “mục tiêu thứ nhất của luật cạnh tranh là nâng
Trang 1TS NguyÔn Thanh T©m * một số nước ASEAN đã có văn bản
pháp luật quy định riêng về cạnh tranh
Đó là các nước: Indonesia, Lào, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam Những nước ASEAN
khác cũng đang trong quá trình xây dựng hệ
thống pháp luật về cạnh tranh
1 Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh
các nước ASEAN
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới
(WB) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD), “mục tiêu thứ nhất của luật cạnh
tranh là nâng cao hi ệu quả kinh tế, theo đó
ng ười tiêu dùng sẽ được hưởng thụ giá cả
th ấp, nhiều sự lựa chọn và hàng hoá chất
l ượng cao… Mục tiêu cụ thể hơn của luật
c ạnh tranh là ngăn cản các tác nhân kinh tế
bóp méo quá trình c ạnh tranh bằng việc kí
k ết các thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa
các công ti ho ặc bằng các hành động đơn
ph ương nhằm loại bỏ cạnh tranh…”.(1) Hai
mục tiêu của pháp luật cạnh tranh - nâng cao
hiệu quả kinh tế và phúc lợi cho người tiêu
dùng được thừa nhận rộng rãi trong chính
sách cạnh tranh của nhiều nước, trong đó có
các nước ASEAN
Tương tự, Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vạch ra 4 mục tiêu của pháp luật
cạnh tranh:
- Thúc đẩy hiệu quả kinh tế;
- Thúc đẩy phúc lợi cho người tiêu dùng;
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế;
- Các mục tiêu khác (tạo ra sự công bằng; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hội nhập thị trường quốc tế; khuyến khích phát triển công nghệ, sản xuất trong nước và tăng cơ hội việc làm; bảo vệ chủ nghĩa đa phương về kinh tế và chính trị)
Luật mẫu của Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc - UNCTAD (UNCTAD Model Law) theo đuổi mục tiêu
“ki ểm soát hoặc loại bỏ các thoả thuận hạn
ch ế cạnh tranh hoặc các thoả thuận giữa các
doanh nghi ệp, hoặc chiếm lĩnh và/hoặc lạm
d ụng vị trí thống lĩnh trên thị trường…”.(2)
Ngoài việc chấp nhận các mục tiêu nói trên, pháp luật cạnh tranh của một số nước ASEAN thể hiện đặc trưng là tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhiều nước ASEAN đã thực hiện việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh nói chung và bảo vệ người tiêu dùng trong cùng một văn bản pháp luật (trừ trường hợp của Việt Nam có văn bản pháp luật riêng về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng)
2 Các văn bản pháp luật quy định riêng về cạnh tranh của một số nước ASEAN
Trong thời kì diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á năm 1997, Thái Lan, Indonesia là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng
Ở
* Giảng viên Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2đã bắt đầu soạn thảo văn bản pháp luật
riêng về cạnh tranh và đều được thông qua
vào đầu năm 1999
2.1 Đạo luật cạnh tranh thương mại năm
1999 c ủa Thái Lan
Cho tới thời điểm những năm 1990, cũng
như các nước ASEAN khác, ở Thái Lan,
pháp luật cạnh tranh không được đánh giá là
quan trọng trong chính sách kinh tế Tuy
nhiên, từ năm 1968 các bản hiến pháp Thái
Lan đã có một số quy định điều chỉnh hoặc
ngăn cản tình trạng độc quyền tư nhân.(3)
Đáng chú ý là Điều 48 Hiến pháp năm 1991
đã quy định quyền cạnh tranh là bộ phận của
quyền cơ bản của công dân
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm
1997 đã tạo động lực giúp Thái Lan thay đổi
mạnh mẽ hệ thống kinh tế của mình Hiến
pháp năm 1997 - thành quả quý giá sau cuộc
khủng hoảng đã ghi nhận: “Nhà nước
khuy ến khích hệ thống kinh tế tự do thông
và ki ểm soát cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ
ng ười tiêu dùng, ngăn chặn tình trạng độc
quy ền trực tiếp và gián tiếp, huỷ bỏ và kiềm
ch ế ban hành các quy định pháp luật về kiểm
soát doanh nghi ệp, nếu các quy định pháp
lu ật này không đáp ứng nhu cầu kinh tế Nhà
n ước không tham gia các hoạt động cạnh
tranh v ới khu vực tư nhân, trừ trường hợp
c ần thiết phải bảo vệ an ninh quốc gia, lợi
ích chung ho ặc liên quan đến các doanh
nghi ệp công ích” (Điều 87)
Luật cạnh tranh mới nhất của Thái Lan
là Đạo luật cạnh tranh thương mại (Trade
Competition Act) ban hành ngày 22/03/1999,
có hiệu lực từ ngày 30/04/1999.(4) Đạo luật
về giá hàng hoá và dịch vụ (Price of Goods and Service Act) cũng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/04/1999 nhằm bảo vệ người tiêu dùng không phải trả các khoản phí dịch vụ không công bằng và giám sát việc cung cấp hàng hoá đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước”.(5)
Đạo luật cạnh tranh thương mại năm
1999 của Thái Lan có 57 mục (sections), bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: Uỷ ban cạnh tranh thương mại; Văn phòng Uỷ ban cạnh tranh thương mại; chống độc quyền; chế tài; các điều khoản chuyển tiếp
2.2 Lu ật về cấm độc quyền và cạnh tranh
không lành m ạnh năm 1999 của Indonesia(6)
Sau cuộc khủng hoảng tại châu Á năm
1997, việc xây dựng luật cạnh tranh đã trở thành vấn đề chính sách quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế Indonesia theo yêu cầu của qũy tiền tệ quốc tế (IMF)
Luật về cấm độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh (Law concerning Prohibition
of Monopolistic Practiced and Unfair Business Competition) được Quốc hội Indonesia thông qua tháng 03/1999, có hiệu lực tháng 04/2000 Luật này có 53 điều, 11 chương, bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: Các nguyên tắc và mục tiêu của Luật; các thoả thuận bị cấm (độc quyền nhóm người bán,
ấn định giá, phân chia thị trường theo lãnh thổ, tẩy chay, cartel, tờ-rớt, độc quyền nhóm người mua, thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, các thoả thuận kín; thoả thuận với các bên nước ngoài), các hoạt động bị cấm (độc quyền, độc quyền nhóm người mua, kiểm soát thị trường, thông đồng), vị trí thống lĩnh (sáp nhập, hợp nhất,
Trang 3mua lại doanh nghiệp), Uỷ ban giám sát
cạnh tranh, thủ tục giải quyết tranh chấp,
Chế tài (các biện pháp hành chính, các chế
tài hình sự cơ bản; các chế tài hình sự bổ
sung; các điều khoản chuyển tiếp)
Luật này được xây dựng trên cơ sở tham
khảo pháp luật nước ngoài, trong đó pháp
luật Đức có ảnh hưởng nhiều nhất, được coi
là luật mẫu Trong năm 1999 tại Indonesia,
việc chuẩn bị thực thi luật cạnh tranh, thành
lập Ủy ban giám sát cạnh tranh và đào tạo
nguồn nhân lực thực thi luật cạnh tranh đã
được tiến hành với sự hỗ trợ kĩ thuật của
Ngân hàng thế giới (WB)
2.3 Đạo luật cạnh tranh năm 2004 của
Singapore(7)
Luật mới nhất của Singapore về cạnh tranh
là Đạo luật cạnh tranh năm 2004 (Competition
Act 2004)
Đạo luật này nhằm mục đích ngăn cản
các chủ thể của luật cạnh tranh thực hiện
các hành vi hạn chế cạnh tranh và/hoặc lạm
dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường Đạo
luật quy định việc thành lập Uỷ ban cạnh
tranh Singapore (Competition Commission
of Singapore - CCS) để thực hiện và thực thi
Đạo luật Đạo luật được hướng dẫn thực thi
bằng các văn bản dưới luật và các văn bản
hướng dẫn không ràng buộc
Đạo luật quy định nhiều vấn đề, trong đó
có các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Mục 34 cấm các thoả thuận, quyết định
và các thủ đoạn có phối hợp nhằm mục đích
hoặc gây tác động ngăn cản, hạn chế hoặc
bóp méo cạnh tranh Nói cách khác, Mục 34
cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
- Mục 47 cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh của chủ thể tham gia thị trường
- Mục 54 cấm hành vi sáp nhập gây kết quả hoặc có thể gây kết quả làm giảm đáng
kể cạnh tranh ở bất kì thị trường hàng hoá và dịch vụ nào của Singapore
Về hiệu lực của Đạo luật, không giống như các đạo luật cạnh tranh ở các nước khác, hiệu lực của Đạo luật cạnh tranh năm 2004 của Singapore được phân chia theo lộ trình
để các doanh nghiệp và các chủ thể khác của luật cạnh tranh có đủ thời gian để hiểu và thích nghi với luật cạnh tranh mới
- Từ ngày 01/01/2005: Đạo luật bắt đầu có hiệu lực Thành lập Uỷ ban cạnh tranh Singapore
- Từ ngày 31/07/2005: Bắt đầu áp dụng Mục 34
- Từ ngày 01/01/2006: Bắt đầu áp dụng Mục 47 và thủ tục khiếu kiện
- Từ ngày 30/06/2006: Các thoả thuận đã được kí kết trong khoảng thời hạn 5 năm trước ngày 31/07/2005 bắt đầu phải tuân thủ Mục 34
- Từ ngày 01/07/2006: Hạn cuối cùng để tất cả các bên trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh phải tuân thủ Mục 34
- Từ năm 2007: Bắt đầu áp dụng Mục 54
2.4 Ngh ị định về cạnh tranh thương mại
n ăm 2004 do Chính phủ Lào ban hành(8)
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ban hành một văn bản dưới luật quy định riêng
về cạnh tranh Đó là Nghị định của Chính phủ về cạnh tranh thương mại ban hành năm
2004 Tuy nhiên, Lào dường như chưa có cố gắng nào trong việc thực thi Nghị định này
Cơ quan quản lí cạnh tranh chưa được thành
Trang 4lập Dường như hiện nay Lào đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề chính sách kinh tế khác
quan trọng hơn và cấp bách hơn so với việc
thực thi pháp luật cạnh tranh
2.5 Lu ật cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam
Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh mới nhất
được thông qua tháng 12/2004, có hiệu lực
ngày 01/07/2005 Luật này quy định cấm 5
loại hành vi, đó là: các thoả thuận hạn chế
cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập
trung kinh tế gây hậu quả hạn chế cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những
quyết định gây hạn chế cạnh tranh của các
công chức hoặc các cơ quan nhà nước
Cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh ở
Việt Nam là Hội đồng cạnh tranh và cục
quản lí cạnh tranh (Bộ công thương) Các cơ
quan này hiện đang phải đối mặt với nhiều
thách thức trong việc thực thi Luật cạnh
tranh Rất nhiều vụ việc liên quan đến việc
áp dụng Luật cạnh tranh như lạm dụng vị trí
thống lĩnh, ấn định giá, gian lận trong các
hoạt động đấu giá, đấu thầu; các hoạt động
thương mại không lành mạnh gây thiệt hại
cho người tiêu dùng như: quảng cáo sai,
thông đồng để thực hiện độc quyền, bán
hàng có điều kiện ràng buộc Yêu cầu đặt ra
hiện nay là cần phải đào tạo các công chức
để họ có đủ năng lực thực thi Luật cạnh
tranh và nâng cao nhận thức của công chúng
về pháp luật cạnh tranh
Đối với một số nước ASEAN như Việt
Nam, Lào, mặc dù đã có văn bản pháp luật
quy định riêng về cạnh tranh nhưng tính khả
thi của các văn bản này còn khá hạn chế
Một trong những lí do quan trọng của thực
trạng này là các doanh nghiệp và các công chức của các cơ quan có thẩm quyền chưa sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực thi pháp luật cạnh tranh
3 Việc xây dựng hệ thống pháp luật cạnh tranh ở một số nước khác của ASEAN
Ngoài 5 nước ASEAN nêu trên, những nước ASEAN khác chưa ban hành văn bản pháp luật quy định riêng về cạnh tranh Điều
đó không có nghĩa là các nước đó không có
hệ thống pháp luật cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh ở các nước này được thể hiện rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, như luật bảo
vệ người tiêu dùng, luật chống bán phá giá…
Ở một số nước, các quy định pháp luật cạnh tranh được thực thi khá hiệu quả, như Malaysia, Philippines, Brunei Cả ba nước này đều đang trong quá trình xây dựng luật cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu trong các cam kết gia nhập WTO.(9)
Trong khi đó, ở Campuchia và Myanmar, chính sách và pháp luật cạnh tranh vẫn còn khá xa vời Campuchia hiện đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và phải tập trung vào nhiệm vụ tái thiết đất nước Đối với Campuchia, nhu cầu xây dựng hệ thống pháp luật cạnh tranh hoàn thiện quả thực chưa phải là nhu cầu cấp thiết Đối với người Campuchia, bản thân luật cạnh tranh không thể tạo ra thị trường, không thể tạo ra hệ thống tư pháp độc lập, cũng không thể khiến cho các cơ quan công quyền hành động vì lợi ích công cộng Đây
có thể cũng là thái độ chung của các nước kém phát triển và đang phát triển đối với luật cạnh tranh.(10)
Tính hiệu quả của pháp luật cạnh tranh
Trang 5phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự
phát triển của nền kinh tế và văn hoá thị
trường Ở những nước phát triển có nền
kinh tế thị trường lâu đời, rõ ràng luật cạnh
tranh phát triển hơn và tính thực thi cũng
cao hơn so với các nước đang phát triển có
nền kinh tế chuyển đổi Đối với các nước
ASEAN, những nước đi sau về pháp luật
cạnh tranh, yếu tố văn hoá thị trường cần
được đặc biệt chú ý
4 Liệu có cần chính sách và pháp luật
cạnh tranh chung của ASEAN trong bối
cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
năm 2015?
Hiện nay, ASEAN đang ở thời điểm rất
quan trọng của tiến trình hội nhập kinh tế
khu vực Thoả ước Bali II (2003) và Hiến
chương ASEAN (2007) đã vạch ra mục
tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN
(ASEAN Economic Community - AEC) vào
năm 2015 nhằm “tạo lập một khu vực kinh tế
tranh cao, trong đó có sự tự do dịch chuyển
hàng hoá, d ịch vụ, đầu tư và dịch chuyển
v ốn tự do hơn nữa, phát triển kinh tế công
b ằng, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách
kinh t ế-xã hội” Do đó, tiêu điểm của
ASEAN hiện nay không chỉ là tự do hoá các
lĩnh vực kinh tế như thương mại, dịch vụ và
đầu tư, mà ASEAN còn phải quan tâm đến
vấn đề hội tụ các nền kinh tế của các nước
ASEAN Một chính sách và pháp luật cạnh
tranh chung của ASEAN sẽ đóng vai trò
quan trọng đối với sự hình thành thị trường
nội khối Bởi vì trong thị trường nội khối,
các doanh nghiệp phải được cạnh tranh bình
đẳng ở tất cả các nước thành viên Điều đó
làm chúng ta có thể suy nghĩ về sự hình thành chính sách và pháp luật cạnh tranh chung của ASEAN trong tương lai
4.1 T ại sao các nước ASEAN cần có
chính sách và pháp lu ật cạnh tranh chung?
Th ứ nhất, mục đích chính của luật cạnh tranh chung ASEAN sẽ là tạo thuận lợi cho
sự phát triển của thị trường nội khối ASEAN đang được hình thành và củng cố, đồng thời duy trì nguyên tắc khu vực mở trong ASEAN
Để hội nhập kinh tế khu vực, các nước thành viên ASEAN phải loại bỏ các hàng rào thương mại trong nội bộ khu vực, tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự do hàng hoá giữa các nước thành viên Do đó, không có lí do
gì cho sự tồn tại các thoả thuận hạn chế cạnh tranh cũng như lạm dụng vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp vì hệ quả của nó là chia cắt thị trường
Luật cạnh tranh chung tầm khu vực có thể sẽ tạo thuận lợi cho sự tự do hoá thương mại và đầu tư trong ASEAN, tăng cường cạnh tranh tự do và lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ASEAN thông qua việc giám sát hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực và đảm bảo sự cân bằng cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ASEAN Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với “chủ nghĩa khu vực mở” (Open Regionalism) của ASEAN Trước hết, nó bảo đảm rằng ASEAN sẽ duy trì việc mở cửa thị trường khu vực cho cả các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực lẫn ngoài khu vực Tiếp theo, nó đảm bảo sự cân bằng cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp trong ASEAN và ngoài ASEAN
Trang 6Th ứ hai, chính sách và pháp luật cạnh
tranh chung là công cụ điều chỉnh hoạt động
cạnh tranh công bằng trong ASEAN
Do mục tiêu của ASEAN là tăng cường
hội nhập kinh tế khu vực nên cần thiết phải
có pháp luật và thiết chế hỗ trợ quá trình tạo
lập và thực hiện tiến trình tự do hoá thương
mại và đầu tư trong thị trường ASEAN Mối
quan hệ tương tác giữa Nhà nước, người tiêu
dùng và doanh nghiệp cần phải được điều
chỉnh bằng pháp luật Hiện nay, quá trình
cạnh tranh diễn ra như thế nào và Nhà nước
cần điều chỉnh mối quan hệ giữa người tiêu
dùng và doanh nghiệp đến mức nào? Đây là
những vấn đề quan trọng Trong bối cảnh đó,
chính sách và pháp luật cạnh tranh chung là
công cụ điều chỉnh hoạt động cạnh tranh
công bằng, bởi vì nó phù hợp với tự do hoá
thương mại trên nền tảng không phân biệt
đối xử Trong nền kinh tế thị trường tự do
ASEAN mới nổi, sự độc quyền là điều
không mong muốn, bởi vì nó có thể bóp méo
giá cả và ảnh hưởng xấu đến sự phân phối
các nguồn lực
Th ứ ba, chính sách và pháp luật cạnh
tranh chung không chỉ bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng mà còn giúp các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh bình đẳng với
các doanh nghiệp lớn trong khu vực, bảo vệ
các doanh nghiệp nội địa chống lại các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của các
doanh nghiệp nước ngoài
Tự do hoá thương mại và đầu tư dựa trên
cạnh tranh lành mạnh sẽ đảm bảo cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát
triển về quy mô, tiếp thu các công nghệ tiên
tiến, hệ thống quản lí hiện đại và khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của tất cả các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh kiểm soát
và ngăn chặn các hoạt động tập trung kinh tế như hoạt động sáp nhập của các công ti xuyên quốc gia (TNCs) nhằm thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thị trường ASEAN Hiện nay, tất cả các nước thành viên ASEAN đều theo đuổi chính sách “mở cửa”,
tự do hoá đầu tư, do đó luật cạnh tranh chung của khu vực - phù hợp với tiến trình tự do hoá, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các doanh nghiệp nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài Luật cạnh tranh chung của khu vực sẽ cho phép các nước thành viên ASEAN bảo hộ các ngành kinh tế quốc gia, gìn giữ các giá trị truyền thống và duy trì danh tiếng của quốc gia trong hoạt động cạnh tranh ở tầm toàn cầu
Th ứ tư, hệ thống kinh tế của các nước thành viên ASEAN và pháp luật cạnh tranh
ở một số nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung, do đó tạo thuận lợi cho sự ra đời luật
cạnh tranh chung của khu vực
Hệ thống kinh tế của các nước thành viên ASEAN không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng có nhiều đặc điểm chung Đó
là mở cửa chào đón hoạt động thương mại quốc tế; ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu; điều chỉnh chính sách và pháp luật đầu tư nhằm cạnh tranh trong việc thu hút FDI; đóng cửa một số lĩnh vực kinh
Trang 7tế chiến lược, không cho phép sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp nước ngoài; cắt giảm
hàng rào thuế quan theo các cam kết trong
AFTA và WTO Hầu hết các nước thành
viên ASEAN đã thực hiện chiến lược cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước và xây
dựng các thiết chế nhằm duy trì lâu dài nền
kinh tế thị trường
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật cạnh
tranh ở một số nước thành viên ASEAN
được xây dựng trên cơ sở không phân biệt
đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài và giữa các doanh nghiệp trong
nước với nhau trong việc kiểm soát các hành
vi hạn chế cạnh tranh Bằng cách này, luật
cạnh tranh giám sát hành vi cạnh tranh của
các TNCs, nếu chúng gây tác động đối với
các nước chủ nhà ASEAN Điều đó đảm bảo
rằng tất cả các doanh nghiệp sẽ không thể
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đồng
thời ngăn cản các doanh nghiệp thoả thuận
phân chia thị trường mà điều này làm giảm
sự phát triển của thương mại và đầu tư
Để cắt giảm các rào cản đối với FDI
trong ASEAN và thiết lập các tiêu chuẩn
khách quan cho hành vi ứng xử của các
TNCs, cần có các biện pháp nhằm bảo đảm
sự vận hành tốt của thị trường và các biện
pháp kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh
tranh của doanh nghiệp Việc thực thi pháp
luật cạnh tranh ở các nước thành viên
ASEAN sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà
đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận thị
trường, thành lập doanh nghiệp và kinh
doanh, bởi vì pháp luật cạnh tranh điều chỉnh
và kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế
và lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường
Chức năng này của pháp luật cạnh tranh cũng có thể được sử dụng để đối phó với các TNCs mạnh, thay thế cho các biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài mà các nước ASEAN đang áp dụng hiện nay như: hạn chế về vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp được thành lập ở các nước ASEAN Lí do của quy định hạn chế nêu trên là nhằm ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài có vị trí thống lĩnh trên thị trường và lạm dụng vị trí thống lĩnh đó Một công ti nước ngoài không thể sáp nhập, hợp nhất với các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên thị trường nước sở tại nếu nó vi phạm những quy định về hạn chế vốn góp Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế này luôn được nhìn nhận như những hành vi phân biệt đối xử và thực sự là rào cản đối với đầu tư nước ngoài Thực tế này đã gây tác động tiêu cực không nhỏ đến các nền kinh
tế của các nước ASEAN
Việc xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh của khu vực ASEAN sẽ góp phần củng cố nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và thúc đẩy tự do hoá đầu tư, phù hợp với các mục tiêu của Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
và tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN
4.2 Các ý t ưởng về chính sách và pháp
lu ật cạnh tranh chung ở tầm toàn cầu
Ý tưởng về chính sách cạnh tranh chung không phải là vấn đề mới trong hệ thống thương mại thế giới Trong nền kinh tế thị trường tự do cần có một chính sách cạnh tranh để điều chỉnh cái gọi là “bàn tay vô hình” của Adam Smith đồng thời thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội.(11)
Trang 8Hiến chương Havana năm 1948 về thành
lập Tổ chức thương mại thế giới (International
Trade Organization - ITO) đã có ý đồ nhấn
mạnh nhu cầu ngăn cản các hành vi kinh
doanh hạn chế cạnh tranh Chương V Hiến
chương Havana năm 1948 có một số điều
khoản quy định về ngăn cản các hành vi kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại tư
nhân hoặc nhà nước gây ảnh hưởng đến
quan hệ thương mại quốc tế, nếu các hành vi
này hạn chế cạnh tranh, hạn chế việc tiếp cận
thị trường, hoặc thúc đẩy sự độc quyền Bên
cạnh đó, các tổ chức quốc tế đã có nhiều cố
gắng trong việc ban hành các quy định về
cạnh tranh như các bộ luật về ứng xử của
Liên hợp quốc (UN Codes of Conduct), các
quyết định và hướng dẫn của OECD (OECD
Decisions and Guidelines)… Tuy nhiên, đây
chỉ là “pháp luật mềm” (soft law), không
phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc
về mặt pháp lí đối với các nước thành viên
Năm 1996, nhóm công tác của WTO về
“các vấn đề Singapore” đã kết luận về sự cần
thiết phải có chính sách cạnh tranh chung ở
tầm toàn cầu như sau: “Khi mà các rào cản
của nhà nước đối với thương mại và đầu tư
đã giảm, lúc đó cần phải quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề theo đó các hành vi hạn chế cạnh
tranh của các tư nhân có thể ngăn cản tiến
trình tự do hoá Chúng ta cũng nhận thức
ngày càng rõ rằng các chính sách cạnh tranh
và thương mại có tính hỗ trợ lẫn nhau, điều
đó có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế
và các chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ bảo
đảm rằng tất cả các công dân đều sẽ được
hưởng thụ các lợi ích phát sinh từ tự do hoá
và các cải cách về thị trường”.(12)
Nhóm công tác của WTO đã xem xét mối quan hệ tương tác giữa thương mại quốc tế và chính sách cạnh tranh, bao gồm
sự tác động của các hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đối với thương mại quốc tế, sự tác động của vấn đề độc quyền nhà nước, mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và chính sách cạnh tranh, mối quan hệ giữa đầu tư và chính sách cạnh tranh và sự tác động của chính sách thương mại đối với cạnh tranh Nhóm công tác cũng đề cập về sự đóng góp của chính sách cạnh tranh đối với việc thực hiện các mục tiêu của WTO, bao gồm mục tiêu khuyến khích thương mại quốc tế
Tuy nhiên, “các vấn đề Singapore” nêu trên đã không được giải quyết tại Hội nghị Singapore năm 1996 và cũng không đạt được kết quả gì tại Hội nghị Doha năm 2001
vì các nước bất đồng quan điểm Dựa trên cơ
sở nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, các nước phát triển lập luận rằng doanh nghiệp nước ngoài cần được hưởng cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước tại thị trường trong nước
và WTO có thể cấm các nước thành viên dành sự ưu đãi hoặc trợ giúp các doanh nghiệp trong nước Ngược lại, các nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ việc thiết lập một chính sách cạnh tranh chung của WTO,
bởi vì “Nhà nước cần hỗ trợ và khuyến
khích các công ti trong n ước để chúng có thể
t ồn tại và phát triển, cho dù hiện tại chúng
t ương đối yếu và để chúng có thể cạnh tranh
thành công v ới các công ti nước ngoài và
s ản phẩm của các công ti nước ngoài”.(13)
Trang 94.3 Lu ật cạnh tranh EU - kinh nghiệm
thành công ở tầm khu vực (14)
Ở châu Âu, những quy định của pháp
luật cộng đồng về cạnh tranh được ghi nhận
trong Hiệp ước Roma năm 1957 và các văn
bản sửa đổi (gọi chung là Hiệp ước EC)
Luật cạnh tranh EU điều chỉnh việc thực
hiện sức mạnh thị trường của các công ti lớn,
Chính phủ các nước thành viên và các thực
thể kinh tế khác Đây là công cụ quan trọng
đảm bảo việc hình thành thị trường nội khối,
nghĩa là tạo thuận lợi cho sự tự do dịch
chuyển hàng hoá, dịch vụ, người lao động và
tư bản trong nội bộ EU
Nội dung chủ yếu của luật cạnh tranh EU
bao gồm bốn vấn đề:
1) Kiểm soát hành vi thoả hiệp và các
hành vi hạn chế cạnh tranh khác gây tác
động đến quan hệ thương mại giữa các nước
thành viên EU Vấn đề này được quy định tại
Điều 81 Hiệp ước EC
2) Cấm doanh nghiệp lạm dụng vị trí
thống lĩnh thị trường Vấn đề này được quy
định tại Điều 82 Hiệp ước EC
3) Kiểm soát việc sáp nhập, mua lại, liên
doanh giữa các doanh nghiệp Vấn đề này
được quy định tại Quy chế số 139/2004/EC
(Council Regulation 139/2004 EC hay
Merger Regulation)
4) Kiểm soát sự trợ giúp trực tiếp hoặc
gián tiếp của các nước thành viên EU dành
cho các doanh nghiệp Vấn đề này được quy
định tại Điều 87 Hiệp ước EC
Chính sách cạnh tranh EU và việc thiết
lập thị trường EU thống nhất sẽ trở nên kém
hiệu quả nếu các nước thành viên EU tự do
hỗ trợ các công ti của nước mình Do đó, Luật cạnh tranh EU đã quy định Điều 87 trong Hiệp ước EC nêu trên để điều chỉnh hành vi trợ giúp doanh nghiệp của các nước thành viên
Bên cạnh sự thành công của Luật cạnh tranh EU ở tầm khu vực, năm 1999, các nhà lãnh đạo APEC nhất trí xây dựng những nguyên tắc không ràng buộc về cạnh tranh (Non-binding Principles on Competition)
tranh ASEAN?
Cho dù ý tưởng về luật cạnh tranh tầm toàn cầu chưa thành công nhưng nhiều nước đang phát triển hiện đã và đang xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh cho đất nước mình, trong đó có các nước ASEAN Các nước này nhận thức được rằng pháp luật cạnh tranh sẽ tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và thu hút FDI đồng thời hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Vào thời điểm hiện tại, ASEAN chưa xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh chung Kế hoạch hành động Hà Nội năm 1999 về khai thác các lợi ích của chính sách cạnh tranh chung vẫn còn nằm trong
“kế hoạch”.(15) Hiện nay, các nước ASEAN đang cố gắng tạo cơ hội cho sự đồng thuận giữa các nước về việc xây dựng khuôn khổ cạnh tranh tầm khu vực Tiến trình hội nhập khu vực ở Đông Nam Á đã và đang tiếp tục phát triển cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế ASEAN Liệu trong tương lai các nước ASEAN có thể xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh chung theo kiểu Luật
Trang 10cạnh tranh EU? Theo tác giả, ý tưởng nêu
trên có thể khó thực hiện trong tương lai gần
vì một số lí do sau đây: Thứ nhất, ASEAN
không phải là một tổ chức siêu quốc gia
giống như EU, chưa có thiết chế đảm bảo sự
thực thi pháp luật cộng đồng, do đó chưa thể
xây dựng luật cạnh tranh ASEAN theo
hướng luật siêu quốc gia; Thứ hai, hiện tại,
các quốc gia ASEAN có trình độ phát triển
kinh tế khá đa dạng, cơ cấu kinh tế còn nhiều
khác biệt, do đó thể chế cạnh tranh cũng
không thể tương đồng
Như vậy, cần phải xây dựng khuôn khổ
chính sách và pháp luật cạnh tranh chung
cho ASEAN theo hướng nào? Trong bối cảnh
“chủ nghĩa khu vực mở” (Open Regionalism)
và tính đặc thù của “con đường ASEAN”
(ASEAN Way), tiến trình hài hoà hoá pháp
luật cạnh tranh các nước ASEAN đi kèm với
việc xây dựng hệ thống thực thi có lẽ là mô
hình khá thích hợp Luật cạnh tranh ASEAN
cần ghi nhận các nguyên tắc cơ bản đồng
thời quy định cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa
các quốc gia ASEAN trong việc thực thi
pháp luật cạnh tranh Tuy nhiên, cần nhận
thức rằng đây chỉ là bước đi ban đầu của
pháp luật cạnh tranh ASEAN Sau năm 2015
khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
thì chính sách và pháp luật cạnh tranh chung
ASEAN đủ mạnh là điều không thể thiếu
cho sự phát triển thị trường nội khối./
(1).Xem: Yasuda Nobuyuki, GSID Nagoya University,
ASEAN Competition Laws: Current State and Future
Perspectives, ASEAN Workshop: Making Markets
Work, hosted by the Australian Competition and
Consumer Commission, Bangkok, 6 March 2000
(2).Xem: Yasuda Nobuyuki, sđd
(3).Xem: Điều 64 Hiến pháp năm 1968; Điều 85 Hiến pháp năm 1974; Điều 68 Hiến pháp năm 1978; Điều 48 Hiến pháp năm 1991; và Điều 87 Hiến pháp năm 1997
(4) Yasuda Nobuyuki, sđd
(5).Xem: G Sivalingam, Faculty of Business, University
of Malaya, Malaysia, Competition Policy in ASEAN (6).Xem: Dr Ningrum Natasya Sirait, Overview of the
Indonesia Competition Law - Law Number 5 of 1999 (7) Rodyk and Davidson - Advocates and Solicitors,
Competition Law Guide - Answers to your questions
on the Competition Act 2004
(8).Xem:http://www.pradeepsmehta.com,Competition
Policy and Law in CLV Countries
(9).Xem: http://www.jftc.gov.jp, Annudeepa Nair of
CUTS, Oct 2005, revised in Feb 2006, Background
Paper on Competition in Brunei Darussalam, Competition Regimes in the World - A Civil Society Report, CUTS International; G.Sivalingam, Faculty of Business,
University of Malaya, Malaysia, Competition Policy
in ASEAN; Cassey Lee, University of Malaya, Competition
Policy in Malaysia, June 2004, published by Centre
on Regulation and Competition, Working Paper Series, Paper No 68, UK
(10).Xem: Peter J Hammer, Competition Law in Cambodia;
Khin Ohn Thant, ASEAN Conference on Fair Competition
Law and Policy in the ASEAN Free Trade Area - Competition Policy and Economic Growth in ASEAN Countries, A Mianmar’s Perspectives, February 2003
(11).Xem: Adam Smith, An Inquiry into the Nature
and Causes of the Wealth of Nations, (London: Methuen), 1776
(12).Xem: World Trade Organization (WTO), Trade
And Competition Policy, (Geneva: WTO), 2004
(13).Xem: Choudhury, A., Another Corporate Steal?
The Proposed WTO Competition Policy, 2004, http://www boell.org/docs/Cancun-Aiz-Competition Policy.pdf (14).Xem: http://www.wikipedia
(15).Xem: Association of Southeast Asian Nations
(ASEAN), Hanoi Plan of Action, (Jakarta: ASEAN
Secretariat), 1999