Đúng, sai bệnh sổ mũi ở trẻ em pdf

3 362 0
Đúng, sai bệnh sổ mũi ở trẻ em pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đúng, sai bệnh sổ mũi trẻ em 1. Trẻ vài tuổi bị sổ mũi phải nằm giường Không đúng. Việc cấm trẻ ra khỏi nhà không cần thiết, nếu sổ mũi là triệu chứng duy nhất, khi đối tượng vẫn khỏe mạnh bình thường, không bị sốt và không ho. Chỉ cần lưu ý, để trẻ không quá mệt mỏi. Tốt nhất tạm thời không chạy nhảy, không đi xe đạp, bởi vận động thể chất sẽ hâm nóng cơ thể, sau đó rất dễ cảm lạnh. Khi bị sổ mũi trẻ dễ bị các bệnh lây nhiễm, bởi niêm mạc mũi bị chấn thương, suy yếu khó tự vệ trước đòn đánh của mầm bệnh. Vì thế để tránh khả năng có thể bị lây bệnh từ bạn cùng lứa - trẻ mẫu giáo nên nghỉ học. Trẻ lớn tuổi hơn có thể vẫn đi học bình thường (xin nghỉ giờ thể dục) - vì khả năng đề kháng của cơ thể tốt hơn. 2. Sổ mũi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với mắc bệnh lây nhiễm Chính xác. Có thể nghi ngờ, trẻ bị dị ứng phấn hoa hoặc bụi nhà - nếu trẻ bị chảy nước mũi kéo dài hơn 2 tuần. Ngoài chảy nước mũi, trẻ còn bị những cơn hắt xì hơi và chảy nước mắt, đỏ mắt, thường kêu nhức đầu. Trong tình huống như thế cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên về các bệnh dị ứng. 3. Viên canxi phát huy tác dụng tốt đối với sổ mũi Sai. Đã có thời bác sĩ chỉ định trẻ sổ mũi uống viên canxi sủi. Bây giờ ngược lại - bác sĩ khuyên, không dùng bất cứ loại thuốc nào có canxi. Sự thật, sử dụng viên sủi canxi phát huy tác dụng giảm thiểu nước mũi, bởi nó làm đông đặc nước mũi. Tuy nhiên khi ấy thay vì chảy ra ngoài - nước mũi tồn động bên trong lỗ mũi, trong xoang và họng, nhanh chóng biến thành thức ăn cho vi trùng gây bệnh. Hệ quả, thay vì giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, đối tượng sẽ bị viêm họng, viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Nhìn chung không dẫn đến biến chứng - nếu đối tượng vẫn bị sổ mũi kèm chảy nước mũi, cơ thể sẽ dần hồi phục sau thời gian từ 5 đến 7 ngày. 4. Không hiếm trường hợp sổ mũi có quan hệ với dị ứng thức ăn Chính xác. Với trẻ bị dị ứng thức ăn rất dễ phát triển dạng mẫn cảm thái quá khác, thí dụ với phấn hoa, mầm nấm độc hoặc bụi nhà. Đó là triệu chứng sổ mũi theo mùa, thường kéo dài trong thời gian vài ba tuần. Bởi nó có mối liên quan đến dị ứng xâu chuỗi (sổ mũi dị ứng kết hợp với dị ứng với món thức ăn cụ thể). 5. Trẻ em bị sổ mũi không được phép tiêm chủng Không đúng. Bản thân sổ mũi không phải một loại bệnh lý, tức không thuộc diện cấm chỉ định tiêm chủng. Vậy nên không bỏ qua đợt tiêm chủng - nếu ngoài sổ mũi, trẻ không bị ho, không bị sốt và những dấu hiệu đáng lo ngại khác như cơ thể suy nhược, viêm họng, đau đầu 6. Không khí quá khô và quá ấm trong mùa đông đều không có lợi cho mũi Chính xác. Trẻ đến tuổi mẫu giáo thường bị sổ mũi và rất khó chữa trị - khi mùa đông chạy lò sưởi hết công suất, làm cho không khí trong phòng quá ấm và thiếu độ ẩm cần thiết. Nhiệt độ trong phòng ngủ buổi tối chỉ nên duy trì mức 20 - 22 độ C. Độ ẩm không thể thấp hơn 60% (đặt chậu nước trong phòng có thể là giải pháp tăng cường độ ẩm tự nhiên). 7. Vitamin C phát huy tác dụng tích cực đối với sổ mũi Chính xác. Nhờ vitamin C, tốt nhất trong mối liên kết với rutine (thí dụ Rutinacea Junior, Ceruvit Junior, Rutinosscorrbin Junior, Novorutin C Junior), trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Lý do: cặp đôi này bịt kín mao mạch, tức phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng phù nề và chảy nước mũi. Vitamin C còn phát huy tác dụng củng cố khả năng đề kháng - yếu tố giúp cơ thể tự vệ tốt hơn trước nguy cơ di chứng sau sổ mũi dạng dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Chiết xuất từ bưởi (Citrosept Junior) cũng phát huy tác dụng tương tự. 8. Trẻ bị chảy nước mũi cần phải mặc ấm hơn Sai. Không cần mặc cho trẻ ấm hơn so với bình thường. Trái lại - thêm một chiếc áo len, bộ đồ lót dầy hơn không mang lại điều gì tốt đẹp. Thay vào đó, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Dễ gây nhiễm lạnh. Tuy nhiên, ngay trước khi trẻ ngủ cần làm ấm bàn chân của trẻ. Thoạt đầu dùng tay xoa bóp từng ngón chân và toàn bộ bàn chân trong thời gian năm mười phút. Sau đó đi tất bông ấm. Ngoài ra, nên quan tâm, để con không bị lạnh giá chân trong những ngày mùa đông. Hãy trang bị cho trẻ tất ấm và giầy có cổ, không thấm nước. . Đúng, sai bệnh sổ mũi ở trẻ em 1. Trẻ vài tuổi bị sổ mũi phải nằm giường Không đúng. Việc cấm trẻ ra khỏi nhà không cần thiết, nếu sổ mũi là triệu chứng duy nhất,. chứng sổ mũi theo mùa, thường kéo dài trong thời gian vài ba tuần. Bởi nó có mối liên quan đến dị ứng xâu chuỗi (sổ mũi dị ứng kết hợp với dị ứng với món thức ăn cụ thể). 5. Trẻ em bị sổ mũi. sau sổ mũi ở dạng dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Chiết xuất từ bưởi (Citrosept Junior) cũng phát huy tác dụng tương tự. 8. Trẻ bị chảy nước mũi cần phải mặc ấm hơn Sai. Không cần mặc cho trẻ

Ngày đăng: 01/04/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan