Cầncẩntrọngvới bệnh umáuởtrẻem
Mặc dù umáu không phải bệnh ác tính nhưng không điều trị đúng thì có thể gây
các tổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch
máu. Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn…
có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ.
Ngắn chân, khuỳnh tay vì umáu
U máu là nhóm bệnh lý mạch máu do sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch,
chủ yếu gặp ởtrẻem và có thể được phát hiện sau khi sinh. Tuy nhiên, biểu hiện
lâm sàng của bệnh này dễ nhầm lẫn vớibệnh khác như dị dạng mạch máu… nên dễ
dẫn đến chẩn đoán nhầm.
Đưa con gái 6 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng chân trái ngắn hơn chân phải gần
8cm, chị Minh Lý ở Thanh Hóa sụt sùi kể lại, sau khi sinh con được gần 1 tuần, chị
phát hiện ở bắp đùi bé có một vùng màu xanh xám.
Không được chủ quan với bệnh umáuởtrẻ em.
Người lớn trong nhà đều cho rằng đó là “cái dấu” bà mụ “đánh dấu” em bé nên bỏ
qua. Nhưng càng về sau, cái bớt này càng lan rộng ra rất nhanh và màu sắc cũng
đậm hơn.
Sau khi khám, bác sĩ kết luận cháu bé bị u máu, một trong những bệnh lý thường
gặp ởtrẻ em, đồng thời chỉ định xạ trị. Xạ trị xong thì cái umáu này cũng biến mất
vợ chồng chị rất vui. Tuy nhiên, đến khi cháu bé 4 tuổi chị Lý mới phát hiện hai
chân bị lệch nhau, chân thấp hơn còn bị teo tóp khiến cháu không thể đi đứng bình
thường như những đứa trẻ khác.
PGS-TS Trần Thiết Sơn Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Xanh Pôn,
cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khi còn nhỏ trẻ được điều trị u
máu bằng xạ trị. Một biến chứng thường gặp sau khi xạ trị là viêm hoại tử tái phát
ở vùng chiếu xạ gây ngắn chi ở cháu bé này.
Thông thường, những di chứng này không xảy ra ngay sau khi điều trị, mà thường
xuất hiện sau đó nhiều năm. Việc điều trị các di chứng này thường rất khó khăn và
tốn kém. Các bác sĩ phải tái tạo lại phần bị thiếu hụt, nhưng đôi khi không khắc
phục được hoàn toàn, hoặc chỉ giải quyết được chức năng thẩm mỹ.
Không nên chủ quan với u máu
U máu là bệnh lý thường gặp ởtrẻ em, với tỷ lệ 10- 12%, thường xuất hiện ở tuần
đầu tiên hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh và umáu này còn phát triển trong khoảng thời
gian từ 6 – 8 tháng. Qua giai đoạn này umáu sẽ ở trạng thái ổn định, không thay
đổi về thể tích cũng như màu sắc cho đến 18-20 tháng.
Bệnh umáuởtrẻem được thể hiện dưới 3 dạng lâm sàng: umáutrong da, dưới da
và hỗn hợp. Umáutrong da thể hiện dưới dạng một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên
da bình thường, ranh giới u không rõ ràng. Umáu dưới da chỉ là một vùng nổi gờ
có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường. Umáu thể hỗn hợp,
là loại u hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 75% các loại u máu, biểu hiện bởi một vùng
đỏ nổi trên một vùng da lành, dần phát triển rộng xung quanh vùng umáutrong da.
Tiến sĩ Sơn cho biết, có tới 80% umáu bẩm sinh sẽ biến mất hoặc không tiếp tục
phát triển cho đến khi trẻ lên 5 tuổi và hết hoàn toàn khi trẻ 7- 10 tuổi mà không
cần điều trị gì. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì trong
quá trình phát triển, umáu có thể gây các tổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm
thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng
như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về
chức năng cho trẻ.
Hơn nữa, do các biểu hiện lâm sàng của bệnhumáutrẻem dễ nhầm các dạng bệnh
lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu. Chính vì vậy, việc thoi dõi, chẩn đoán
chính xác bệnh sẽ giúp hạn chế di chứng cả về thẩm mỹ lẫn chức năng trong quá
trình điều trị.
Có nhiều phương pháp điều trị u máuởtrẻem nhưng theo Tiến sĩ Sơn khuyến cáo
thì không nên vội vàng điều trị ngay. Bởi việc điều trị umáu không đúng cách có
thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ như gây rối loạn sự phát triển của
các vùng mô phía dưới u, gây thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, thiểu dưỡng
xương hàm, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống… thậm
chí gây vô sinh.
Khi phát hiện phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và theo dõi diễn tiến của u. Nếu qua
5- 6 tuổi, u không hết thì mới nên điều trị. Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ
định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng như uở vùng niêm
mạc, mắt, ống tai, đường thở hay u có nguy cơ lan tỏa xâm lấn. Tuyệt đối không
nên tiêm xơ hoặc xạ trị cho trẻ.
. Cần cẩn trọng với bệnh u m u ở trẻ em
Mặc dù u m u không phải bệnh ác tính nhưng không đi u trị đúng thì có thể gây
các. chân, khuỳnh tay vì u m u
U m u là nhóm bệnh lý mạch m u do sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch,
chủ y u gặp ở trẻ em và có thể được phát hiện sau khi