1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đề phòng với bệnh u máu ở trẻ potx

6 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 227,85 KB

Nội dung

Đề phòng với bệnh u máu trẻ U máu thường xuất hiện trẻ nhỏ trong thời gian đầu sau sinh. Phần lớn u máu tự tiêu nhưng cũng có thể chúng liên tục phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe. U máu không phải là bệnh di truyền, không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay việc ăn uống của các bà mẹ trong lúc mang thai. Có 80% trường hợp u máu chỉ xuất hiện một điểm nhỏ trên cơ thể và 20% trường hợp xuất hiện nhiều mảng trên cơ thể. Trong số các trẻ nhi, tỷ lệ có u máu chiếm 4% – 10%. Đặc biệt, bé gái dễ bị u máu hơn bé trai (gấp 3 – 5 lần) và trẻ sinh non thường bị nhiều hơn trẻ sinh đủ tháng (25% trẻ sinh non bị u máu). U máu được phân ra làm 3 loại, u máu mao mạch, u máu dạng hang hay dạng tĩnh mạch và u máu dạng hỗn hợp. - U máu mao mạch: dạng này, u xuất hiện như một vết son hay mảng màu rượu chát trên cùng một mặt phẳng da, khi thăm khám, ấn vào da không thấy mất màu. Những mao mạch chằng chịt thành một màng lưới trong lớp bì hay dưới tầng da nhưng không làm thay đổi cấu trúc tầng da. - U máu dạng hang hay dạng tĩnh mạch (cavernous hemangioma): Khối u thường lớn, nhô khỏi mặt da. Hầu hết u lan rộng và lấn dưới mô da, cơ và có thể làm biến dạng các vùng lân cận. Loại u máu dạng hang còn có thể thấy các nội tạng hay trong não. - U máu hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết. U máu hỗn hợp thường gặp nhiều nhất tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da. Tổn thương dạng này có thể dẫn tới u ác. U máu thường xuất hiện các vị trí: Vùng mí mắt và hốc mắt: Bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bị sụp mí và chèn ép thần kinh thị giác; Tuyến mang tai: Biểu hiện là một khối lớn mang tai, gặp nhiều nhất trẻ gái. U vị trí này thường được phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặt không bị ảnh hưởng…; Hàm trên hay dưới: Ít gặp nhưng nếu chẩn đoán và điều trị không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (chảy máu niêm mạc số lượng lớn quanh một răng, răng liên quan bị sưng phù và đau). Nếu nhổ chiếc răng lung lay này, bệnh nhân có thể bị chảy máu dữ dội và tử vong; Dưới sụn nắp thanh quản: Ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng (xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh) gồm khò khè, khó thở thanh quản, 1/3 số trẻ này có u máu trên da kèm theo; cơ tứ đầu của đùi: Có một khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, vùng da trên u thay đổi; Nội tạng: gan, lách, dạ dày, ruột, não cũng có thể gặp. Ảnh minh họa Nốt ruồi son cũng là một dạng của u máu Theo Ths Phạm Quang Thái, Khoa xạ tổng hợp BV K, không nên quan niệm rằng tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị vì có một số u máu lớn, vị trí đặc biệt có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí cả tính mạng của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy có vai trò kích thích của estrogen trong sự tăng sinh của mạch máu hay thiếu oxy tổ chức cùng với tăng estrogen trong máu lúc sinh là yếu tố kích thích sinh u máu. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể; U máu hỗn hợp, thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da. Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son trở thành một mảng hồng đậm màu, có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Những u máu vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với mặt. Điều trị u máu trẻ U máu xuất hiện ngay sau sinh vài tuần, ban đầu chỉ giống như một nốt ruồi son rồi trở thành một mảng màu hồng đậm và sẽ phát triển lớn dần, thậm chí gồ lên thành mảng. U này thường lớn dần theo tuổi của trẻ, nhanh và chậm sẽ phụ thuộc vào vị trí của u (như u máu môi, mắt, vùng cổ, tuyến dưới hàm… sẽ phát triển nhanh hơn so với các khối u bề mặt da, chân tay, ngực, bụng). U máu phát triển nhất vào các tháng thứ 6-10 và sau một năm bắt đầu quá trình thoái triển. U có thể biến mất một phần hay hoàn toàn khi trẻ 5-8 tuổi. Việc thoái triển u máu diễn biến bằng sự thẫm màu, u có thể bị loét, nhiễm khuẩn tại chỗ, chảy máu. Theo dõi tiến triển của u, siêu âm, đánh giá và theo dõi định kỳ sự phát triển của u máu, kết hợp với sự hợp tác của các bậc cha mẹ sẽ khiến cho việc điều trị u máu bệnh nhi đạt kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, có thể dùng băng ép, xoa bóp nhẹ nhàng vùng có u, tiêm thuốc gây xơ và chiếu tia. Nếu can thiệp ngoại khoa trong điều trị u máu sẽ rất phức tạp và có nguy cơ tái phát cao, có thể gây tử vong do chảy máu, hơn nữa sẽ để lại những vết sẹo xấu trên cơ thể bệnh nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như u máu vùng niêm mạc, mắt, đường thở… thì cần phải can thiệp phẫu thuật để không bị ảnh hưởng tới chức năng hay biến dạng cơ thể. Tóm lại, tùy từng vị trí của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. . Đề phòng với bệnh u m u ở trẻ U m u thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong thời gian đ u sau sinh. Phần lớn u m u tự ti u nhưng cũng có. hơn so với ở mặt. Đi u trị u m u ở trẻ U m u xuất hiện ngay sau sinh vài tuần, ban đ u chỉ giống như một nốt ruồi son rồi trở thành một mảng m u hồng

Ngày đăng: 20/03/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN