1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TIÊU CHẢY CHIA RA LÀM MẤY LOẠI docx

3 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 105,07 KB

Nội dung

TIÊU CHẢY CHIA RA LÀM MẤY LOẠI Trẻ tiêu chảy – Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tiêu chảy có thể chia ra làm 2 loại: nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Tiêu chảy nhiễm trùng còn gọi là viêm ruột trẻ em. Viêm trong ruột thường thấy viêm đường ruột do trực khuẩn đại tràng, ly trực trùng, viêm ruột do virus, viêm ruột dạng nấm. Nhiễm trùng ngoài ruột như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phồi, nhiễm trùng da và các loại bệnh truyền nhiễm khác đều có thể kèm theo tiêu chảy. Tiêu chảy không nhiễm trùng còn gọi là tiêu hóa kém hay là tiêu chảy đơn thuần, thường gặp ở những trường hợp nuôi dưỡng không đúng, dị ứng sữa bò, không hợp với đường sữa, thời tiết thay đổi đột ngột và bụng bị lạnh. Căn cứ vào tình hình bệnh có thể chia tiêu chảy dạng nhẹ, dạng vừa, dạng nặng. Tiêu chảy nhẹ thì mỗi ngày đại tiện dưới 10 lần, số lượng phân đi mỗi lần dưới 10ml/kg trọng lượng cơ thể, không có tình trạng mất nước, ngộ độc. Tiêu chảy mức độ vừa mỗi ngày 10-20 lần, lượng phân đi mỗi lần từ 10-20ml/kg trọng lượng cơ thể kèm theo mất nước nhẹ và vừa, hoặc ngộ độc nhẹ. Tiêu chảy nặng mỗi ngày đại tiện trên 20 lần, số phân mỗi lần 20ml/kg trọng lượng cơ thể, kèm theo mất nước nặng hoặc có triệu chứng ngộ độc rõ. Tiêu chảy xảy ra là chuyện bình thường ở trẻ em, muốn phòng và điều trị tốt cần tìm hiểu rõ về bệnh. Sự hấp thụ và vận chuyển nước cùng chất điện giải gặp trở ngại hoặc tiết ra khác thường. Tổn thương tế bào niêm mạc ruột do các nguyên nhân gây ra khiến sự hấp thu và vận chuyển nước cùng chất điện giải gặp trục trặc, hoặc tiết dịch ruột quá nhiều, dẫn đến tiêu chảy. Yếu tố dị ứng gây nên tiêu chảy: ăn phải thức ăn dị ứng như sữa bò, hải sản có thể làm tổn thương thành ruột, khiến ruột nhu động tăng, gây tiêu chảy. Bảo vệ người lành: theo dõi 7 ngày đối với người tiếp xúc với bệnh nhân (cùng ăn ở một nhà). Nếu có điều kiện, cấy phân 1 hoặc 2 lần, cách nhau 3 ngày để kiểm tra. Kiểm tra đường tiêu hóa, 3 tháng 1 lần, những người làm công việc nấu ăn, bán thực phẩm, giữ trẻ … đồng thời, cấy phân phát hiện người mang khuẩn. Đối với những người cùng làm việc và cùng ở chung nhà, không nên dùng Sulfamide hoặc kháng sinh hàng loạt để dự phòng, vì vừa tốn kém, vừa tăng sức kháng của vi khuẩn. Cắt khâu trung gian truyền bệnh: Thực phẩm tươi sống nên cất vào tủ, buồng có lưới chống ruồi nhặng. Không nên ăn rau sống chưa sát khuẩn. Giữ vệ sinh nguồn nước, không để bị ô nhiễm, không để hệ thống nước thải, cống rãnh bị tắc. Xử lý nguồn phân và rác cho hợp vệ sinh. Không dùng phân tươi để bón ruộng. Diệt ruồi, nhặng, côn trùng bằng mọi cách. Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân. Uống nước đun sôi, thức ăn phải nấu chín. Bù dịch và điện giải: Ngày nay, bù dịch và điện giải uống (thể vừa), truyền dịch (thể nặng) được coi là những biện pháp hàng đầu trong điều trị ỉa chảy do virus, vi khuẩn … (trong đó có lỵ) và làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, phương pháp này được Tổ chức y tế thế giới khuyến khích, giúp đỡ phổ biến gói bột điện giải Oresol. Pha trong 1 lít nước ấm, uống dần theo nhu cầu cho cả trẻ em và người lớn. Chế độ ăn: Chỉ hạn chế trong một vài ngày đầu, không được để bệnh nhân nhịn ăn dù chỉ 1 ngày, trở lại chế độ ăn bình thường từ ngày thứ ba, thứ tư trở đi. Đối với trẻ còn bú, vẫn cho bú như thường lệ, không giảm số lần, số lượng sữa mẹ ngay từ ngày đầu. Với trẻ đang bú sữa bằng chai, phải làm vệ sinh tốt các dụng cụ như bình đựng, vú sữa; đảm bảo chất lượng sữa pha chế, ngay từ ngày đầu, không hạn chế số lần uống, số lượng sữa. Với trẻ lớn, người lớn, trong vài ngày đầu dùng cháo ninh nhừ, đặc hoặc loãng, nấu với bột thịt, cá. Từ ngày thứ ba, thứ tư ăn cháo đặc với thịt, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, chuối quả, sau đó ăn cơm nát, thịt nạc luộc, nước hoa quả. Tránh thức ăn nhiều bã, thảo mộc khô. . TIÊU CHẢY CHIA RA LÀM MẤY LOẠI Trẻ tiêu chảy – Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tiêu chảy có thể chia ra làm 2 loại: nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Tiêu chảy nhiễm trùng. viêm phồi, nhiễm trùng da và các loại bệnh truyền nhiễm khác đều có thể kèm theo tiêu chảy. Tiêu chảy không nhiễm trùng còn gọi là tiêu hóa kém hay là tiêu chảy đơn thuần, thường gặp ở những. thay đổi đột ngột và bụng bị lạnh. Căn cứ vào tình hình bệnh có thể chia tiêu chảy dạng nhẹ, dạng vừa, dạng nặng. Tiêu chảy nhẹ thì mỗi ngày đại tiện dưới 10 lần, số lượng phân đi mỗi lần

Ngày đăng: 01/04/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w