Tài liệu Bầu khí quyển của Trái Đất chia làm mấy tầng? docx

10 1K 2
Tài liệu Bầu khí quyển của Trái Đất chia làm mấy tầng? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bầu khí quyển của Trái Đất chia làm mấy tầng? Chắc chắn bạn cũng cảm thấy khi leo núi thì việc hít thở trở nên khó khăn hơn ở dưới đồng bằng. Từ điều này, bạn có thể suy ra rằng càng lên cao thì khí quyển càng loãng. Rất hợp logic vì càng lên cao thì lực hút của Trái Đất càng giảm, do vậy không khí loãng hơn và làm bạn khó thở hơn. Chính bởi yếu tố này mà bầu khí quyển của Trái Đất được chia thành 5 tầng như sau : 1. Tầng đối lưu (Tropo-sphere): Tầng khí quyển sát với mặt đất có độ cao từ 8-17 km (5-11 dặm). Đây là tầng khí quyển quen thuộc nhất với chúng ta. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực tiếp tới chúng ta (gió, mưa, bão…) hầu như đều xảy ra trong tầng đối lưu. Do gần Trái Đất nhất, tầng đối lưu cũng có mật độ không khí dày đặc nhất (chiếm hơn 50% lượng khí quyển của toàn Trái Đất). Được phản chiếu nhiệt từ vỏ Trái Đất, đây cũng là tầng khí quyển “ấm áp” nhất. 2. Tầng bình lưu (Strato-sphere): Nằm ngay trên đầu tầng đối lưu với độ cao từ 17-50km (11-31 dặm), tầng bình lưu là nơi chứa lớp ozone bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím từ Mặt Trời. Trái ngược với tầng đối lưu là càng lên cao càng lạnh, chính nhờ việc ozone hấp thụ các tia cực tím mà ở tầng bình lưu thì nhiệt độ lại tăng lên theo độ cao. 3. Tầng giữa (Meso-sphere) : Tầng này nằm cách Trái Đất khoảng 85km (53 dặm), không chứa ozone và là tầng khí quyển lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển của Trái Đất. 4. Tầng nhiệt quyển (Thermo-sphere) : Ở trên cao 640km (400 dặm) so với Trái Đất, tầng nhiệt quyển chứa một lớp mỏng không khí và là tầng khí quyển nóng nhất vì tầng này không có ozone hấp thụ nhiệt nữa. Nhiệt độ ở đây có thể lên tới 1700 độ C. 5. Tầng ngoại quyển (Exo-sphere) : Đây là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất, nơi mà khí quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không gian vũ trụ bên ngoài. Một số nhà khoa học tin rằng tầng khí quyển này ở độ cao 9600km (6000 dặm) so với Trái Đất. Nằm ngủ hướng nào thì tốt? Phòng ngủ là một trong những không gian quan trọng nhất trong nhà của bạn vì đó là nơi bạn dành khá nhiều thời gian mỗi ngày (trung bình là 1/4 tới 1/3 thời gian một ngày). Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bất cứ ai có thể khôi phục lại sức khỏe, nhiệt huyết sau một quãng thời gian mệt mỏi. Thêm nữa, trong lúc ngủ mới là lúc não hoạt động mạnh nhất. Vì vậy, việc ngủ là một việc quan trọng mà bất cứ ai cũng không nên coi thường. Phong thủy cũng rất chú trọng tới việc đảm bảo giấc ngủ cho con người. Để tính được hướng nằm ngủ (hướng mà mặt của bạn sẽ nhìn thấy) thì việc đầu tiên bạn phải tính được số Kua của bản thân. Cách tính rất đơn giản như sau : • Lấy năm sinh dương lịch của bạn (ví dụ 1989), cộng hai chữ số cuối (8 và 9) lại cho tới khi bạn ra được một con số duy nhất (8+9 = 17, 1+7=8) • Nếu bạn là Nam, lấy 10 trừ đi con số này (10-8=2), nếu bạn là Nữ, lấy số này cộng thêm 5 và lại cộng tiếp với nhau cho tới khi ra được con số duy nhất (8+5=13,1+3=4) (nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tính toán thì có thể click vào đây để tra số Kua của bạn) Sau đó tra bảng dưới đây (click vào bảng để phóng to). Trong trường hợp trên, bạn Nam sẽ nằm mặt hướng vào hướng Tây Nam là tốt nhất (2), bạn Nữ sẽ nằm mặt hướng vào hướng Đông Nam là tốt nhất. Lúc nào thì não của bạn hoạt động mạnh nhất? Về mặt logic mà nói, bạn nghĩ rằng khi mà năm giác quan + tay chân hoạt động thì đương nhiên là lúc đó não phải hoạt động căng thẳng nhất rồi. Tuy vậy, sự thật lại ngược lại, não hoạt động mạnh nhất khi bạn đang ngủ. Cho tới giờ các nhà khoa học cũng chưa biết lý do tại sao, có thể là do buổi đêm não cần sắp xếp lại các thông tin mà sắp xếp lúc nào cũng tốn nhiều năng lượng (thử nhìn Google với việc sắp xếp cả mớ thông tin mà coi ). Một sự thật nữa mà các bạn trai có thể không biết là trong khi ngủ khả năng cương cứng của “thằng bé” tốt hơn hẳn, khoảng 1-1.5 h/lần vì đơn giản lúc đó não của bạn hoạt động nhiều hơn(!). 10 điểm nóng ô nhiễm nhất thế giới Theo WorstPolluted và MSN News, mỗi ngày có hơn 5 triệu người tại các nước đang phát triển bị đầu độc bởi rác thải công nghiệp. Mỗi ngày trên thế giới cũng có hơn 14.000 người chết vì sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường từ lâu đã trở thành môt vấn đề bức xúc đối với các nước phát triển nhưng bản thân các nước này lại không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, chỉ chăm chăm khai thác tài nguyên để làm giàu mà không tính tới tương lai. Hình dưới đây chỉ ra 10 điểm nóng ô nhiễm nhất thế giới (trong đó đáng buồn là lại có tới 4 điểm nóng tại Trung Quốc và Ấn Độ đang vây quanh Việt Nam). Những di tích, địa điểm nào ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới? Di sản thế giới là di chỉ hay di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố… do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Chương trình này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước di sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972. Tính đến năm 2004, có tất cả 788 di sản được liệt kê, trong đó có 611 di sản về văn hóa, 154 di sản về những khu thiên nhiên và 23 di sản thuộc cả hai loại. Các di sản đó hiện diện tại 134 quốc gia. Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó. Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các loài thú bị lâm nguy. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã. Tại Việt Nam hiện đã có 9 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới: • Di sản vật thể : o Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (III) (IV). o Vịnh Hạ Long, được công nhận hai lần, năm 1994, là di sản thiên nhiên thế giới, và năm 2000, là di sản địa chất thế giới theo tiêu chuẩn N (I) (III). o Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (V). o Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) (III). o Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N (I). • Di sản phi vật thể : o Nhã nhạc cung đình Huế,(tháng 11 năm 2003) là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên ở Việt Nam. o Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, (năm 2005) được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa thế giới phi vật thể. o Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể – ngày 30/9/2009 o Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể – ngày 01/10/2009 Ngoài ra, các hạng mục sau cũng đã được Việt Nam lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nhưng không thành công : • Chùa Hương (hỗn hợp) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991. • Vườn quốc gia Cúc Phương (thiên nhiên) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991. • Cố đô Hoa Lư (văn hoá) – đề cử ngày 15 tháng 7 năm 1991. • Hồ Ba Bể (thiên nhiên) – đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997. • Bãi đá cổ Sa Pa (văn hoá) – đề cử ngày 15 tháng 11 năm 1997. Mới đây, bia đá tiến sỹ ở Văn Miếu cũng đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Hai danh tướng nào của Việt Nam nằm trong danh sách 100 vị tướng tài ba của thế giới? Chúng ta có thể tự hào khi hai danh tướng đất Việt đã lập nên những chiến công hiển hách và nằm trong danh sách 100 tướng tài của thế giới. Điều tự hào ở đây một phần là vì các danh tướng đã giúp giữ vững giang sơn đất Việt mà một phần nữa là đã góp phần làm nên hòa bình của thế giới. Đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với chiến công 3 lần đánh chặn quân Nguyên Mông lúc đó đang giày xéo cả thế giới và đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” đã góp công lớn làm “sụp đổ hệ thống thuộc địa thực dân Pháp Nhẫn cưới bắt đầu được sử dụng trong đám cưới từ khi nào? Việc đeo nhẫn cưới trong và sau đám cưới như một dấu hiệu mình đã kết hôn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của con người. Nhẫn cưới bắt đầu thực sự được sử dụng ngay từ thời Ai Cập cổ đại. Theo những người này, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh cửu (bởi vì nó không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc), do vậy chiếc nhẫn hình tròn sẽ tượng trưng cho một đám cưới bất diệt. Những người theo đạo Thiên Chúa bắt đầu sử dụng nhẫn cưới vào khoảng năm 900 sau Công Nguyên. Nhẫn cưới thường được đeo vào ngón tay số 4 (ngón áp với ngón út) bởi người Hy Lạp cổ đại tin rằng mạch máu từ ngón tay này thông thẳng tới tim. Tuy nhiên trên thực tế theo các nghiên cứu khoa học thì sở dĩ chúng ta đeo nhẫn cưới vào ngón tay này bởi vì đây là chỗ tiện lợi nhất, ít gây phiền phức nhất cho chúng ta trong khi thực hiện các hoạt động bình thường. Tem thư bắt đầu được dùng từ khi nào? Vào khoảng thế kỷ XVI thì các dịch vụ bưu chính công bắt đầu xuất hiện tại châu Âu (đặc biệt tại Anh). Các dịch vụ này được mong chờ từ rất lâu bởi chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của công chúng và mang lại lợi nhuận cho chính phủ. Vào khoảng năm 1609 (thời của vua Henry VIII tại Anh), không ai có thể được phép đưa thư ngoài những người đưa thư của chính phủ. Năm 1804, hệ thống này đã được thay đổi. Con tem đã bắt đầu xuất hiện, cước phí đưa thư được đồng nhất tới mọi nơi (và phụ thuộc vào trọng lượng của thư). Sau đó, các nước khác cũng đã học tập Vương quốc Anh hệ thống đưa thư sử dụng tem và tem thư bắt đầu được phát hành trên toàn thế giới. Tem thông thường có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông, tuy vậy cũng có tem hình tam giác, hình tròn và hình thang. Con người bắt đầu mặc quần áo từ khi nào? Nếu các bạn đã biết rằng sex-toy có thể coi là được con người phát hiện ra cách đây khoảng 35.000 năm thì bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng con người cũng chỉ mới mặc quần áo cách đây có 100.000 năm. Để xác định chính xác khoảng thời gian con người bắt đầu mặc quần áo là một câu đố tương đối khó với các nhà khảo cổ học vì không có bằng chứng cụ thể gì, tuy nhiên một vài con vật bé nhỏ lại là đáp án cho câu hỏi này. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã đồng ý rằng chấy rận chi có thể tồn tại được trong quần áo của con người chứ không thể tồn tại được ở bên ngoài. Do vậy sau khi nghiên cứu genre của chấy rận hiện đại với thủy tổ của loài này, họ kết luận rằng cỡ khoảng 100.000 năm trước đây thì loài này đã có những bước phát triển mới và nhờ đó có thể kết luận thời điểm mà loài người bắt đầu mặc quần áo! Tất nhiên, có thể kết luận này chưa chính xác nhưng cho tới bây giờ chưa có một nghiên cứu nào có thể phản bác lại nghiên cứu này. Nếu cho rằng con người đã mặc quần áo sớm hơn thì cũng không có lý bởi thủy tổ của loài người là xuất phát từ châu Phi nóng nực, mà nóng như thế thì họ cần mặc quần áo để làm gì? Tại sao cô dâu lại mặc áo cưới màu trắng? Nhìn vào lịch sử váy cưới, cho tới tận thế kỷ XVIII thì áo cưới của cô dâu vẫn không “phải” là mầu trắng như hiện nay. Trong thời đó, cô dâu thường mặc bộ váy đi lễ đẹp nhất của mình, bất kể là mầu gì. Một số cô dâu thì chọn mầu áo theo ý nghĩa của mầu sắc : xanh lá cây tượng trưng cho tuổi thanh xuân còn xanh da trời tượng trưng cho sự thủy chung. Ngày nay, áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, tuy vậy mầu trắng lại được sử dụng cho tất cả các đám cưới, ngay cả khi cô dâu đã qua đò lần 2,3,4… Tại sao bầu trời lại có màu xanh? Hồi bé chắc chắn ai cũng có lúc nghĩ rằng nếu một ngày kia được làm phi hành gia bay lên vũ trụ, chắc chắn lúc đó sẽ rất đẹp vì bầu trời rộng và xanh. Tuy vậy, các phi hành gia trên trạm vũ trụ lại không được nhìn thấy bầu trời xanh ngắt như chúng ta được nhìn thấy hàng ngày. Thay vào đó là mặt trời màu trắng trên nền trời màu đen. Tại sao lại có sự khác nhau này? Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng. Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều oxy (O) và nytrogen (N). Các phân tử oxy và nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng (còn nếu đập vào các phân tử nước trong các đám mây thì có thể sẽ tán sắc và tạo ra cầu vồng). Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn còn ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh hoặc tím sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa rằng ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt bạn từ mọi hướng (chứ không phải thẳng từ mặt trời). Vậy tại sao lại là xanh mà không phải là tím khi màu tím có bước sóng còn nhỏ hơn màu xanh? Lời giải là do ánh sáng màu xanh từ mặt trời có nhiều hơn ánh sáng từ màu tím và mắt người nhạy màu với màu xanh hơn màu tím. Vào lúc hoàng hôn và bình minh thì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một đường xa hơn mới tới được mắt người. Lúc đó ánh sáng bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ đi và mắt người chỉ còn nhìn thấy ánh sáng có bước sóng dài, do vậy bình minh và hoàng hôn thì bầu trời mời có màu đỏ. Trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường thì bầu trời sẽ có màu xanh bởi sự biến đổi bước sóng khi va đập với khí quyển. Tại sao cầu vồng bảy sắc lại cong chứ không thẳng? Tôi đố bạn tìm được cầu vồng mà lại thẳng. Được ngắm cầu vồng sau khi mưa là một trong những điều mơ ước của mỗi con người, nhất là những đứa trẻ sống ở thành phố. Nếu đã học qua Vật lý, bạn cũng biết rằng cầu vồng được tạo ra bởi sự phản chiếu của ánh sáng lên những hạt nước. Nói cách khác, nước đã làm cong ánh sáng và mỗi một tần số (tương ứng với một mầu khác nhau) sẽ được phản chiếu dưới một góc khác nhau. Cầu vồng luôn có 7 màu cố định từ ngoài vào trong, trên xuống dưới : đỏ, cam, xanh lá cây, xanh da trời, chàm và tím. Cầu vồng cong bởi … giọt nước cong. Như ở trên đã nói, giọt nước làm cho ánh sáng bị phản chiếu đi bởi các hướng khác khau và do những hạt nước đóng vai trò lăng kính có bề mặt là cong, do vậy kết quả phản chiếu lên các đám mây cũng có hình dạng cong chứ không thẳng. Ở cùng một thời điểm, hai người quan sát đứng ở hai vị trí khác nhau chắc chắn sẽ nhìn thấy cầu vồng khác nhau. Tại sao lại gọi làng cổ Đường Lâm là làng hai vua? Làng cổ Đường Lâm là một trong những ngôi làng đặc sắc và có bề dày văn hóa nhất nhì ở miền Bắc. Đây là quê của hai ông vua là vua Ngô Quyền (người đã đánh đuổi quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc) và vua Phùng Hưng (người đã nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường). Nói tới Đường Lâm là không chỉ nói tới hai ông vua có nhiều công trạng với đất nước. Từ xưa người Đường Lâm đã có câu ca: “Nổi danh chùa Mía làng ta/Có pho Tống tử Phật bà Quan âm”. Nằm trong nơi thâm nghiêm, thanh tịnh, một làng quê vẫn còn nguyên vẹn nét xưa, chùa Mía còn có tên là Sùng Nghiêm tự, ở làng Đông Sàng (làng Mía), xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ngôi chùa được xây dựng vào năm Đức Long thứ tư (1632), do một người làng là bà Nguyễn Thị Giao (còn gọi là bà chúa Mía), vợ Chúa Trịnh Tráng (1623-1657) đứng ra hưng cống. Nằm trên một ngọn đồi đá ong, có quy mô lớn, chùa chia ra ba khu riêng biệt. Ngoài cùng là gác chuông, tiếp đến là sân, ở bên góc phải có một cây đa cổ thụ vài trăm năm tuổi. Qua một cổng gạch, du khách vào khu thứ hai là nhà tổ và trai phòng. Tiếp đến là chùa chính, gồm nhà bái đường có một bia đá dựng vào năm xây chùa, đặt trên một con rùa khá đồ sộ. Văn bia này ghi lại sự tích bà chúa Mía tổ chức xây chùa. Đây là một trong số rất ít tấm bia to và đẹp còn lại tới nay. Đường Lâm còn là nơi sinh ra thám hoa Giang Văn Minh, sinh ra bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng) cùng nhiều danh nhân khác như Phó Thủ Tướng Phan Kế Toại và họa sỹ Phan Kế An. Vị vua đầu tiên của Việt Nam lấy vợ Tây Ông là vị vua đầu tiên của Việt Nam có vợ là người Phương Tây. Ngoài ra, ông còn có một Hoàng phi người Xiêm La (Thái Lan), hai hoàng phi người Trung Quốc và một bà vợ người dân tộc Mường. Ngoài bà vợ người Hà Lan lai Triều Tiên tên là Orona, ông cũng có một đứa con nuôi người Hà Lan tên là Charles Hartsink. Đó chính là Lê Thần Tông (1607-1662). Lịch sử còn ghi lại một chi tiết thú vị khác về Lê Thần Tông. Ông là vị vua duy nhất ở Việt Nam lên ngôi hai lần. Năm 1619 khi mới 12 tuổi, do Thái Thượng Hoàng Lê Kính Tông bị ép thắt cổ chết, Lê Thần Tông lên ngôi. Năm 1643, ông cho con của mình là Lê Duy Hiệu lên ngôi. Tuy vậy, 6 năm sau Lê Duy Hiệu đã mất sớm và Lê Thần Tông quay trở lại làm vua lần thứ hai tới năm 1662 mất đi mới thôi. Có thể nói, vua Lê Thần Tông là vị vua vô cùng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam bởi hai chi tiết : có vợ người Phương Tây và làm vua hai lần. Thăng Long Tứ Trấn là những ngôi đền nào ở Hà Nội? 20/01/2010 · 0 comments <1,169 views> in Kỳ quan, Lịch sử, Việt Nam Thăng Long Hà Nội là mảnh đất thiêng ngàn năm văn vật, là nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Việc tôn thờ bốn vị thần linh trấn giữ bốn phương kinh thành là một nét tâm linh rất riêng của Thăng Long. Thăng Long tứ trấn gồm: phía Bắc: đền Quán Thánh; phía Nam: đền Kim Liên, phía Bắc: đền Bạch Mã; phía Tây: đền Voi Phục. Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh. Đền (hay đúng hơn là quán) nằm trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền nằm cạnh bên Hồ Tây và cửa Bắc thành Hà Nội. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc). Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một Đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ. (pix of 36pho.vn – Under Creative Commons Licenses) Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tài liệu lưu giữ tại đền, thì đền này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi vị hoàng đế này rời đô tới Thăng Long với mục đích để bảo vệ kinh thành mới ở hướng Nam. Năm 1509, quân đội của Lê Tương Dực từ Thanh Hóa tiến về Thăng Long để lật đổ Lê Uy Mục đã đi qua đây, thấy đền thờ Cao Sơn Đại Vương liền vào xin phù hộ. Sau đó một tuần, sự nghiệp của Lê Tương Dực thành công. Vị vua này liền cho xây lại đền Kim Liên với kiến trúc như hiện nay. Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiên trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Bác Hồ. Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620). (pix of Vietimes) Đền Bạch Mã (76 Hàng Buồm) được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long. Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào đời Lê Chính Hòa (1680- 1705), đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, qui mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng. Hiện tại ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ củng 3 phương” tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú. Đền Voi Phục được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Đền thờ Linh Lang Đại Vương. Tương truyền Linh Lang là hoàng tử Hoằng Châu con vua Lý Thái Tông. Lớn lên Linh Lang xin cầm quân, đánh thắng quân Tống. Vua cha muốn nhường ngôi nhưng chàng từ chối, về ở tại nơi đây nay là đền. Một hôm chàng hóa thành rồng đến cuốn quanh một phiến đá rồi xuống Hồ Tây biến mất. Vua lập đền thờ ngay tại nơi ở của hoàng tử. Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm. Cửa đền có đắp hai con voi quỳ vì vậy đền còn có tên là đền Voi Phục. . ánh sáng từ mặt trời đi vào Trái Đất, chúng đi qua khí quyển của Trái Đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa rất nhiều oxy (O). 1700 độ C. 5. Tầng ngoại quyển (Exo-sphere) : Đây là tầng ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất, nơi mà khí quyển của Trái Đất tiếp xúc với cả không

Ngày đăng: 25/01/2014, 07:20

Hình ảnh liên quan

có hình dáng một Đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa - Tài liệu Bầu khí quyển của Trái Đất chia làm mấy tầng? docx

c.

ó hình dáng một Đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lúc nào thì não của bạn hoạt động mạnh nhất?

  • 10 điểm nóng ô nhiễm nhất thế giới

  • Hai danh tướng nào của Việt Nam nằm trong danh sách 100 vị tướng tài ba của thế giới?

  • Nhẫn cưới bắt đầu được sử dụng trong đám cưới từ khi nào?

  • Tem thư bắt đầu được dùng từ khi nào?

  • Con người bắt đầu mặc quần áo từ khi nào?

  • Tại sao cô dâu lại mặc áo cưới màu trắng?

  • Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

  • Tại sao cầu vồng bảy sắc lại cong chứ không thẳng?

  • Tại sao lại gọi làng cổ Đường Lâm là làng hai vua?

  • Vị vua đầu tiên của Việt Nam lấy vợ Tây

  • Thăng Long Tứ Trấn là những ngôi đền nào ở Hà Nội?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan