Sự sinhsảncủa
thực vậtbậccao
(nẩy mầm)
Sự nẩy mầm của hạt phấn
+ Sự nẩy mầm của hạt phấn Hạt kín
- Ống phấn đi vào nuốm nhụy và đi vào
khoảng không gian giữa các tế bào của
nuốm nhụy chứa đầy không khí (các đầu
nhụy khô của cây bông /họ Malvaceae)
hay tiết ra các chất lỏng (chất lỏng có dầu
ở cà chua họ Cà). Sự tiến triển của ống
phấn tiếp tục đi theo kênh vòi nhụy
thường chứa dịch tiết hay choán đầy các
sợi phát ra bởi vỏ noãn trong của noãn.
Nếu như vòi nhụy đặc, ống phấn mở rộng
ra các khoảng không gian giữa các tế bào
của chúng hay kéo dài trong mô dẫn
được cấu tạo bởi các tế bào nhỏ, không
có kẻ ngách, với các vách tương đối mềm
và thường hoá nhầy. Một mô như thế ít
cứng, nhiều chất nhầy, hướng dẫn ống
phấn và cung cấp chất dinh dưỡng cho nó
(đường). Đi vào khoang bầu, ống phấn
này tiếp tục đi đến noãn, thông thường
nhất đi theo dãy các tế bào lấm tấm nhú
kéo dài theo kênh ống nhụy hay mô dẫn.
Trong thực tế, nhiều hạt nảy mầm cùng
một lúc trên mỗi nuốm nhụy, đó là một
khối ống phấn mà nó đi qua giữa nhụy.
Khoảng cách đường đi của ống phấn dĩ
nhiên là rất khác nhau từ loài này đến
loài khác, nhưng tốc độ tăng trưởng của
ống phấn luôn luôn tương đối lớn. Trung
bình từ 2,5 - 7,5mm/ giờ, khác nhau tuỳ
theo nhiệt độ. Ở loài Datura stramonium
( họ Cà), chẳng hạn, tốc độ 1,3mm/ giờ
với 110C ; 5,9mm/giờ với 330C. Cũng
như đối với Thông, có lúc sự kéo dài của
ống phấn tạm ngừng đến nỗi sự phát triển
của thể giao tử đực lâu kết thúc. Do đó,
đôi khi kéo dài thời gian tương đối dài
giữa sự thụ phấn và thụ tinh, từ 12 - 14
tháng một số cây Sồi / họ Sồi rừng.
Giao tử
+ Giao tử đực
Giao tử đực của thựcvật Hạt trần, thực
vật Dây gắm đặc biệt là Hạt kín hoàn
toàn không có bộ máy vận động, chúng
thuộc dạng neoteni, và thường nằm trong
ống phấn bao xung quanh chúng cho đến
khi thụ tinh. Vì vậy, chúng bảo lưu tính
độc lập đối với môi trường ngoài. Đặc
tính tiến hoá này, cũng được biết trong
nhóm Nấm. Trong thực tế, các giao tử
đực của lớp Nấm tảo không bao giờ giải
phóng giao tử ra môi trường ngoài,
nhưng phát ra ống giao hợp, dẫn các
nhân sinh sản, xuyên qua vách phòng
giao tử cái, đi đến các noãn cầu.
Ngoài ra, sự tồn tạicủa các ống phấn
(hay ống giao hợp) thể hiện sự tiến bộ
nào đó cho tính hiệu quả của các giao tử,
mà chúng không có nguy cơ bị mất mát.
Ngược lại, sự phát tán các giao tử bơi ra
môi trường ngoài đưa đến sự hoang phí
lớn vật chất sống, bởi vì rất ít trong
chúng đi đến các túi noãn và bảo đảm thụ
tinh mặc dù có tính hướng hoá của
chúng. Ống phấn bao gồm ba vùng:
- vùng ngọn chứa tế bào chất đậm đặc và
các bào quan của tế bào với hai nhân
giao tử. Nếu hạt phấn có hai giao tử đực
tức là tế bào sinh tinh đã phân bào
nguyên nhiễm khi hạt phấn nẩy mầm.
Ngoài ra có nhân sinh dưỡng nhiều thuỳ,
mạng lưới nội chất, các ty thể,
dictyosom. Đó là vùng hoạt động tổng
hợp xenluloza, caloza, các hợp chất
pectin cần cho hình thành vách ống phấn.
- vùng giữa không bào hoá mạnh.
- vùng gốc tiếp xúc với hạt phấn mà tế
bào chất bị thoái hóa (H.46).
+ Giao tử cái
- Các noãn cầu luôn luôn ở trạng thái tế
bào nằm trong túi phôi. So với các giao
tử đực tương ứng, các noãn cầu luôn luôn
chứa nhiều chất dự trữ hơn (do vậy mà
kích thước của chúng lớn hơn) và nhân
của chúng to hơn.
- Phức hệ giao tử của túi phôi thựcvật
Hạt kín. Người ta không thể tách noãn
cầu từ các trợ bào mà chúng nằm sít vào
noãn cầu và mặc khác, chúng cũng có vai
trò trong sự thụ tinh. Các trợ bào được
đặc trưng bởi sự phân cực rõ ràng, nhân
của chúng thường nằm ở cực lỗ noãn hay
trung tâm của các tế bào, không bào nằm
ở phần gốc. Mật độ tế bào chất, các bào
quan khác nhau (mạng lưới nội chất,
dictyosom, ty thể v.v ) màng ngoại chất
của chúng lộn vào trong tế bào chất
nhiều, làm cho người ta suy nghĩ rằng,
các tế bào này cấu tạo một con đường đi
qua của các vậtliệu phôi tâm về phía túi
phôi.
Vách của chúng biểu thị tính độc đáo
kép. Bộ máy hình sợi chỉ, đôi khi chẽ ra
rất nhiều ngón và nằm đối diện với lỗ
noãn, được cấu tạo các u bên, chủ yếu là
polysaccharit (hemixenluloza và pectin).
Ngoài ra, có lúc, vách của các trợ bào là
không đầy đủ dưới một phần ba của các
tế bào này (cây bông/họ Bông) (Hình
47).
Các trợ bào có lẽ có vai trò tiết. Ống
phấn cũng được dẫn đi bởi hoá ứng động
dương về phía túi phôi trong toàn bộ
phần cuối cùng của con đường đi của nó.
Tính đối cực của noãn cầu là ngược với
đối cực của trợ bào (nhân ở vị trí đáy và
không bào ở phía lỗ noãn). Vách của nó
mỏng thường không đủ, màng ngoại chất
của nó bắt đầu tiếp xúc với màng ngoại
chất của các trợ bào.
. Sự sinh sản của
thực vật bậc cao
(nẩy mầm)
Sự nẩy mầm của hạt phấn
+ Sự nẩy mầm của hạt phấn Hạt kín
- Ống phấn. lúc sự kéo dài của
ống phấn tạm ngừng đến nỗi sự phát triển
của thể giao tử đực lâu kết thúc. Do đó,
đôi khi kéo dài thời gian tương đối dài
giữa sự