Định nghĩa GIS? pptx

5 153 1
Định nghĩa GIS? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Định nghĩa GIS? - Là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt đại lý không gian nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra (quy hoạch, quản lí, sử dụng đất ). 2. Các thành phần cơ bản của GIS? - Phần cứng: phần cố định mà mắt thường ta có thể dễ dàng thấy được (máy tính, thiết bị ngoại vi). Gồm + Bàn số hóa:chuyển đổi thông tin dạng giấy thành dạng số. + Máy vẽ: dùng để biểu diễn những tính toán từ máy tính lên trên giấy. + Máy quét ảnh:chuyển thông tin từ bản giấy thành dạng dữ liệu dạng số. +Máy tính: dùng làm môi trường cho các phần mềm chuyên dụng. - Phần mềm: phần mềm GIS rất đa dạng, có chức năng giống nhau, khác nhau về tên gọi, hệ điều hành, môi trường hoạt động (mapinfo,arcview ).Gồm có 5 nhóm cơ bản +Nhập và kiểm chứng dữ liệu. +Lưu trữ và quản lý dữ liệu. +Xuất và thể hiện dữ liệu. +Biến đổi dữ liệu. +Tra xét với người sử dụng. - Vấn đê tổ chức gồm 3 yếu tố: +Cơ sở dư liệu. +Con người: đóng vai trò quan trọng. +Quy trình. Một hệ thống thông tin địa lý thực sự chỉ có thể phát huy hiệu quả khi: - Có sự lựa chọn về công nghệ (phần mềm, vật tư) - Có đủ cơ sở dữ liệu( dữ liệu địa lý). - Việc tổ chức khai thác phù hợp(nhận sự, tổ chức thực hiện). 3. Nguyên tắc hoạt động của GIS? - Nhập và kiểm tra dữ liệu. -Lưu trữ và xữ lý CSDL. - Biến đổi dữ liệu. - Xuất hiện dữ liệu. - Tương tác với người sử dụng. 4. Chức năng của GIS? - Nhập dữ liệu: dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành dạng số thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS. - Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy cập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. - Phân tích dữ liệu: những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức tổ chức công việc. - Hiển thị dữ liệu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau nhiều về chất lượng độ chính xác 5. Tại sao cần GIS? - Những khó khăn gặp phải khi sử dụng bản đồ giấy: + CSDL khong gian địa lý của bản đồ giấy gặp khó khăn trong việc giữ gìn và bảo quản. +Những bản đồ và số liệu thống kê khó khăn trong vấn đề cập nhật. + CSDL và thông tin không đúng. + Không thể phục hồi CSDL. + Khó khăn trong việc chia sẻ thông tin, CSDL. - Những thuận lợi trong khi sử dụng GIS. + CSDL không gian địa lý trong bản đồ số dễ dàng gìn giữ, bảo quản , các thông tin dễ dàng tìm kiếm, phân tích, chia sẽ ,trao đổi. + Dễ dàng trong việc chỉnh sửa và cập nhật. + Nhiều giá trị khác có thể được thêm vào. + Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian. + Những quyết định tốt hơn có thể ra đời trên cơ sở GIS. 6. GIS là khoa học liên ngành? - GIS là một nghành khoa học tổng hợp liên ngành gồm các ngành truyền thông sau: + Địa lý, nghiên cứu bản đồ, viễn thám , quan trắc. + Khảo sát, đo đạc, thống kê. + Khoa học máy tính, toán học, xây dựng công trình. + Quy hoạch đô thị. 7. Ứng dụng GIS trong ngành quản lí đất đai? - Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ đánh đất đai theo loại đường. - Bản đồ quản lý số nhà, sử dụng thông tin nhà đất để bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, cung cấp thông tin nhà đất. - Quy hoạch, quản lý hồ sơ sử dụng đất. * Quản lí phân vùng các dạng đất. -GIS có thể được dùng để lập bản đồ phân loại đất của một vùng.Mỗi loại đất được biểu diễn bởi một màu và nền khác nhau theo quy định. Kèm những thông tin dưới dạng bản đồ giúp cho các nhà quản lí phân tích dễ dàng những xu hướng biến đổi do các tác động của thiên nhiên hoặc của con người. * Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất. -Những dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất được thu thập từ những quan trắc không gian được xử lí trong hệ GIS, lập bản đồ hiện trạng, kèm theo đó là những số liệu phân tích.Dựa vào đó mà các nhà qui hoạch có thể dễ dàng quản lí và phát triển các kế hoạch sử dụng đất hợp lí. * Trong đo đạc trắc địa. -Trắc địa là khoa học về đo đạc và xác định vị trí của các đối tượng trên mặt trái đất. Trong thiết kế đường, mô hình DEM được sử dụng rất nhiều: tính khối lượng, hiển thị 3 chiều. * Trong thành lập bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính, địa hình: là một loại bản đồ chuyên môn phục vụ cho ngành địa chính và quản lí đất đai, thiết kế, quy hoạch được xây dựng trên cơ sở: các tiêu chuẩn ngành, các văn bản, quy phạm, quy định hiện hành của tổng cục địa chính và dựa trên kết quả của công tác điều tra khảo sát tại thực địa và các trang thiết bị kỹ thuật. -Công nghệ GPS thay thế công nghệ truyền thống trong việc xây dựng lưới tọa độ, đồng thời mở ra trong nhiều ứng dụng trong lĩnh vực khác nhau. -Thành lập bản đồ địa chính: thể hiện ranh giới thửa đất, số thửa đất,vị trí nhà ở trên đất, liên kết toàn bộ bản đồ địa chính cho toàn bộ địa bàn hành phố. 8. So sánh GIS với hệ thống thông tin khác, bản đồ giấy. a. So sánh với các hệ thống thông tin khác: * Giống nhau: GIS cũng giống như hệ thống thông tin khác ví dụ như: thương mại, pháp luật, ngân hàng đều bao gồm các phần: thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm, các CSDL cần thiết . * Khác nhau:có 2 điểm - CSDL bao gồm các dữ liệu địa lý, dữ liệu thuộc tính và mối quan hệ giữa 2 loại dữ liệu này. - Hệ thống thông tin đầu vào đòi hỏi có những đặc thù riêng về độ chính xác. b. So sánh với bản đồ giấy. Bản đồ giấy. - Có 2 chức năng lưu trữ và hiển thị bản đồ. - Tỷ lệ và mức độ chi tiết hiển thị trên bản đồ. - Thỏa hiệp giữa yêu cầu thông tin và giới hạn vật lý của bản đồ giấy. - Bản chất động của thông tin và giới hạn của bản đồ giấy. GIS. - Lưu trữ và hiển thị thông tin hoàn toàn tách biệt. - Thông tin có thể được hiển thị ở các tỷ lệ khác nhau. - Một loại thông tin có thể được hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau. c.So sánh với hệ quản trị cơ sở dữ liệu. * Giống nhau. - Đều dùng 1 số khuôn dạng dữ liệu như nhau. - Đều có các chức năng truy cập, tra cứu dữ liệu. - Có mô hình CSDL tương tự, phổ biến là CSDL quan hệ. - Thường dùng các phương tiện vật lý như nhau để nhập, lưu trữ , tra cứu, hiển thị và in dữ liệu ra (bàn số hóa, máy quét, màn hình, máy in ) - CSDL trên cả hai hệ đều là CSDL được xây dựng theo 1 nhu cầu sử dụng có định hướng và đều có chức năng trợ giúp quyết định. * Khác nhau. GIS - Bắt buộc sử dụng các thông tin không gian định hướng. - Chức năng là một công cụ quản lý lãnh thổ và giúp quyết định nhiều hơn là một CSDL thuần túy. - Có các công cụ phân tích, biến đổi dữ liệu và đặc biệt không có khả năng chồng ghép thông tin. Hệ quản trị CSDL - Sử dụng các chủng loại thông tin rộng hơn, nhiều khi hoàn toàn không có thông tin địa lý không gian. -Chức năng chính là giúp truy cập lưu trữ quản lí và tra cứu. - Không có khả năng này 9. So sánh dữ liệu vector và raster? Vector Raster Ưu điểm: - Biểu diễn tốt các đối tượng địa lý. - Dữ liệu nhỏ, gọn . - Các quan hệ topo được xác định bằng mạng kết nối. - Chính xác vũ hình học. - Khả năng sửa chữa, bổ sung, thay đổi các dữ liệu hình học cũng như thuộc tính nhanh, tiện lợi. Nhược điểm. - Cấu trúc dữ liệu phức tạp. - Chồng xếp bản đồ phức tạp. - Các bài toán mô phỏng thường khó giải vì mỗi đơn vị không gian có cấu trúc khác nhau. - In ấn đắt tiền. - Kỹ thuật đắt tiền. - Các bài toán phân tích và các phép lọc là rất khó thực hiện. Ưu điểm. - Cấu trúc rất đơn giản. - Dễ dàng sử dụng các phép toán chồng xếp và các phép toán xử lý ảnh viễn thám. - Dễ dàng thực hiện nhiều phép toán phân tích khác nhau. - Bài toán mô phỏng là có thể thực hiện được do đợn vị không gian là giống nhau (cell). - Kỹ thuật rẽ tiền và có thể phát triển mạnh. Nhược điểm. - Dung lượng dữ liệu lớn. - Độ chính xác có thể giảm nếu sủ dụng không hợp lý kích thước cell. - Bản đồ hiển thị không đẹp. - Các bài toán mạng rất khó thực hiện. - Khối lượng tính toán để biến đổi tọa độ rất lớn. . có định hướng và đều có chức năng trợ giúp quyết định. * Khác nhau. GIS - Bắt buộc sử dụng các thông tin không gian định hướng. - Chức năng là một công cụ quản lý lãnh thổ và giúp quyết định. 1. Định nghĩa GIS? - Là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích,. Nguyên tắc hoạt động của GIS? - Nhập và kiểm tra dữ liệu. -Lưu trữ và xữ lý CSDL. - Biến đổi dữ liệu. - Xuất hiện dữ liệu. - Tương tác với người sử dụng. 4. Chức năng của GIS? - Nhập dữ liệu:

Ngày đăng: 01/04/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan