Khitrẻ “tranh giànhquyền lực”
Nghệ thuật làm cha mẹ là hiểu được động lực chính của tuổi dậy thì
và học cách tránh né những cơn giận dữ không cần thiết.
Khi con cãi lời, phụ huynh thường khó chịu, tức giận vì cảm thấy bị
xúc phạm. Từ đó dẫn đến những cuộc khẩu chiến giữa cha mẹ và
trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn "tranh giành
quyền lực" giữa cha mẹ (khi đưa ra những nguyên tắc, quy tắc ứng
xử) với con cái (có nhu cầu đang phát triển tâm lý, khẳng định cái
tôi). Để tránh tình trạng này, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:
Chấp nhận mâu thuẫn, xung đột, xem đó là vấn đề tất yếu trong mối
tương quan với trẻ dậy thì. Cần xem vấn đề này là một tín hiệu tích
cực cho thấy con mình đang lớn và phát triển bình thường. Có rất
nhiều mâu thuẫn, xung đột nhưng không hẳn tất cả đều mang nghĩa
xấu. Nghệ thuật làm cha mẹ là hiểu được động lực chính của tuổi
dậy thì và học cách tránh né những cơn giận dữ không cần thiết.
Cha mẹ hãy tâm niệm rằng mình đang nói chuyện với một đứa "trẻ
lớn" chứ không hẳn là "trẻ nhỏ" như trước kia. Nếu bình tĩnh nhìn
nhận một cách tích cực trong phản ứng của con, cha mẹ sẽ thấy trẻ
đang muốn thay đổi cách thức đối xử hay thiết lập kiểu quan hệ mới.
Điều quan trọng cha mẹ cần nhớ là luôn thực hiện mọi thứ trên tinh
thần tôn trọng, bình đẳng và yêu thương.
Mục đích của cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ ở tuổi này là thiết lập các
nguyên tắc, quy tắc hành vi ứng xử, giới hạn cho phép. Cha mẹ phải
kiên quyết chấm dứt tham gia vào những cuộc tranh cãi, giải thích
dài dòng. Nói với trẻ thật ngắn gọn, rõ ràng bạn muốn con làm gì, khi
nào và nếu con không làm thì sẽ như thế nào rồi bỏ đi ngay chỗ
khác, không đôi co.
Đối thoại với trẻ. Đây vừa là một nguyên tắc vừa là kỹ năng quan
trọng trong việc ứng xử với trẻ dậy thì. Chẳng hạn, khi nghe mẹ nói
"từ nay con không được về nhà quá 10h" hay "rửa cho mẹ mấy cái
chén", trẻ sẽ cãi lại và tìm cớ biện minh để không làm. Thay vì vậy,
cha mẹ hãy ngồi nói chuyện với con và thống nhất việc rửa chén và
đi về khuya của trẻ. Tất nhiên nên suy xét một số tình huống ngoại lệ
có thể chấp nhận được
Con trai chúng tôi không thích làm theo tất cả các quy tắc này, nhưng
con hiểu lý do tại sao cha mẹ áp đặt con. Con hiểu rằng chúng tôi
muốn con tìm hiểu những bài học này ngay bây giờ để phát triển
thành một người lớn có trách nhiệm cả về mặt tài chính và các mặt
khác. Đó là giá trị các nỗ lực, và nó sẽ mang lại phần thưởng trong
tương lai cho con.
Động viên, khuyến khích, nhắc nhở kịp thời: Trẻ ở tuổi này rất thích
và cần những lời động viên, khen, khích lệ từ người lớn. Khi được
như thế, trẻ sẽ vâng lời cha mẹ vô điều kiện. Mặt khác khi thấy con
hành xử không đúng, người lớn nên nhắc nhở một cách tế nhị, khéo
léo và chỉ cho con biết phải làm thế nào mới phù hợp.
- Kiên nhẫn: Rất nhiều phụ huynh khi nói một lần thấy con không
vâng lời, không làm theo liền mất kiên nhẫn, cho rằng trẻ hư, mất
dạy. Song chuyên gia tâm lý khuyên, cha mẹ nên hiểu đây là những
khó khăn xáo trộn tất yếu trong sự phát triển của trẻ chứ không phải
do trẻ thích như thế. Vì thế hãy kiên nhẫn trong cách giáo dục và kiên
nhẫn chờ đợi để trẻ có thời gian thay đổi hành vi phù hợp.
. Khi trẻ “tranh giành quyền lực” Nghệ thuật làm cha mẹ là hiểu được động lực chính của tuổi dậy thì và học cách tránh né những cơn giận dữ không cần thiết. Khi con cãi lời,. dẫn đến những cuộc khẩu chiến giữa cha mẹ và trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn "tranh giành quyền lực" giữa cha mẹ (khi đưa ra những nguyên tắc, quy tắc ứng xử). khích, nhắc nhở kịp thời: Trẻ ở tuổi này rất thích và cần những lời động viên, khen, khích lệ từ người lớn. Khi được như thế, trẻ sẽ vâng lời cha mẹ vô điều kiện. Mặt khác khi thấy con hành xử