Rủi ro chuyển giao quyền lực pptx

3 119 0
Rủi ro chuyển giao quyền lực pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rủi ro chuyển giao quyền lực Mới đây, khi Người quan sát đặt câu hỏi với Tổng giám đốc Dragon Capital, ông Dominic Scriven rằng, trong các vấn đề về quản trị DNmới nổi lên, ông quan tâm đến vấn đề nào nhất? Câu trả lời của NĐT này là:“Sự chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứhai”. Là cổ đông, thành viên HĐQT của nhiều DN, trực tiếp làm việc với lãnh đạo đương nhiệm và các ứng cửviên kế nhiệm, hẳn các quỹ đầu tư như Dragon Capital cảm nhận nét những rủi ro có thể có trong quá trình chuyển giao quyền điều hành ở DN niêm yết, kểcả những rủi ro liên quan đến năng lực cũng như đạo đức của thế hệ lãnh đạo thứ hai. Tuy nhiên, khi các lãnh đạo đương nhiệm bước vào độ tuổi nghỉ hưu, việc chuyển giao quyền điều hành DN cho thếhệ thứ hai là chuyện tất yếu. Quá trình chuyển giao này có thành công hay không đó là một câu hỏi lớn, không chỉ lãnh đạo DN, mà các cổ đông cũng rất cần quan tâm. Tại Tập đoàn Hoa Sen (HSG), ĐHCĐ năm trước, cổ đông sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT HSG, ông Lê Phước Vũ dành nhiều lời tốt đẹp để giới thiệu với cổ đông việc bầu ông Phạm Văn Trung, người được ông Vũ dìu dắt, đào tạo trong nhiều năm, làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, đến ĐHCĐ năm nay, chính ông Vũ đã không chút ngại ngần thông báo với các cổ đông rằng, ông Trung và phe cánh đã “tham nhũng”, nên buộc phải rời bỏ chức vụ chỉ sau vài chục ngày nhận chức. Trước kia, ông Vũ đã từng tự hào về văn hóa Hoa Sen, trong đó, trung thực là đức tính quan trọng nhất. Ông cũng tự tin giao toàn quyền điều hành khi bổ nhiệm ông Trung làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, niềm tin của ông vào người kế nhiệm đã nhanh chóng bị vỡ sau những va chạm nhất định về vấn đề tài chính trong công việc điều hành. Tạm không bàn đến phản ứng của ông Trung sau phát ngôn tạiĐHCĐ mới đây của ông Vũ, nhưng câu chuyện về niềm tin và mối bất hòa giữa hai thế hệ lãnh đạo HSG vừa qua là một ví dụ cho thấy, chuyển giao quyền lực lãnh đạo là vấn đề rất phức tạp. Tại Vinamilk, trước thềm ĐHCĐ của Công ty đã xuất hiện thông tin dự báo về khả năng bà Mai Kiều Liên thôi kiêm nhiệm Tổng giám đốc để chuyển giao quyền điều hành cho bà Ngô Thị Thu Trang. Tin này gây bất ngờ cho các nhà đầu tư lớn, những người quan tâm đến chất lượng quản trị DN. Tuy nhiên, tại Đại hội VNM vừa qua, vấn đề này đã không được mang ra bàn thảo và Chủ tịch HĐQT Mai Kiều Liên vẫn kiêm nhiệm Tổng giám đốc VNM. Nhiều dự báo cho rằng, rất có thể sự kiêm nhiệm của bà Liên sẽ kéo dài cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó, chuyện chuyển giao quyền điều hành cho thế hệ mới là tất yếu. CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực từ 5 năm trước, khi con trai của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh là anh Nguyễn Ngọc Thái Bình, thuộc thế hệ 8x, được bầu vào HĐQT và từ năm 2009, anh này chính thức gia nhập REE. Bà Thanh đã công khai ý định chuyển giao quyền điều hành DN cho người mới, nhưng chưa việc con trai bà sẽ trực tiếp nối tiếp nghiệp mẹ, hay có một bước đệm bằng việc bổ nhiệm một Tổng giám đốc không phải thành viên gia đình của Chủ tịch trong một nhiệm kỳ. Tại CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), Phó tổng giám đốc Nguyễn Quốc Cường, con trai của Chủtịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan cũng tham gia điều hành DN, nhưng vai trò của nhân vật này còn mờ nhạt. Điều hành các công việc lớn nhỏ (từ ĐHCĐ, gặp gỡ, trả lời NĐT hay gặp khách hàng kiện cáo về chất lượng dự án) vẫn hầu như chỉ có Chủ tịch đương nhiệm đứng ra. Rất nhiều DN niêm yết hiện nay được gây dựng từ DN quy mô nhỏ, trong đó cá nhân cổ đông sáng lập nắm vai trò chủ đạo. Khi quy mô DN đủ lớn và người sáng lập đã vào tuổi xế chiều thì việc chuyển giao quyền lực chỉ là vấn đề sớm muộn. Trở ngại lớn nhất của quá trình này là thế hệ thứ hai liệu có đủtrưởng thành để thuyết phục đội ngũ cán bộ điều hành cấp dưới, trong đó có nhiều người là “công thần” của DN tiếp tục cống hiến vì lợi ích công ty. Thế hệ mới liệu có đủ năng lực điều hành DN ở quy mô đại chúng không, trong khi việc thuê người điều hành ở Việt Nam chưa phổ biến và không đủ cơ chếđể giám sát. . như Dragon Capital cảm nhận rõ nét những rủi ro có thể có trong quá trình chuyển giao quyền điều hành ở DN niêm yết, kểcả những rủi ro liên quan đến năng lực cũng như đạo đức của thế hệ lãnh đạo. Rủi ro chuyển giao quyền lực Mới đây, khi Người quan sát đặt câu hỏi với Tổng giám đốc Dragon Capital, ông Dominic Scriven rằng, trong các vấn đề về quản trị DNmới. đến hết nhiệm kỳ, sau đó, chuyện chuyển giao quyền điều hành cho thế hệ mới là tất yếu. CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực từ 5 năm trước, khi con trai

Ngày đăng: 30/03/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan