1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ngành Du Lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam pptx

29 723 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Ngành Du Lịch vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam - Trần Bình Phần I : Bối cảnh phát triển và Vị thế Kinh tế Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 ( Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009 ), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế giới " (1). Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008 ): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu ( export income ) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2). Ngành du lịch còn vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ” (3). Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành đầu năm nay, Thay đổi cấu: giải pháp kích thích hiệu lực duy nhất của nhóm Harvard, hay Một năm của những tin đồn của Ayumi Konishi - Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Các đánh giá dựa theo cảm quan, thiếu cơ sở nghiên cứu, dễ dẫn tới sự lạc quan thái quá. Chẳng hạn, lòng hiếu khách của dân chúng, an ninh an toàn, và chính sách du lịch thông thoáng thường được giới truyền thông trong nước mô tả như những lợi thế thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng theo kết quả cuộc điều tra các chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009 của WEF thì đây chính là những mặt yếu của các ngành du lịch Việt Nam cần phải được chấn chỉnh. Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Song, nó cũng thể phản tác dụng, gây phương hại đến uy tín đất nước nếu như tình trạng kinh doanh theo lối ăn sổi ở thì, nạn chèo kéo du khách, và việc quốc doanh hóa, thương mại hoá các sơ tôn giáo tôn nghiêm xảy ra một cách phổ biến. Tiềm hiểu bối cảnh phát triển và vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế việt Namtrong khu vực (Phần I), năng lực cạnh tranh và văn hoá du lịch (Phần II) là những chuyên đề sẽ được thảo luận trong bài viết. I. Bối cảnh Phát triển và Vị thế Kinh tế 1. Bối cảnh - Thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương Các dữ kiện và phân tích từ bối cảnh phát triển cho ta góc nhìn tổng quan và xu hướng phát triển của ngành du lịch trên thế giới và khu vực. Các quốc gia phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực vừa là nguồn tiêu thụ chính yếu, vừa là đối thủ cạnh tranh và mô hình phát triển thể đối chiếu, tham khảo. Mục đích viếng thăm và phương tiện di chuyển (WTO-HL 2008). Quảng cáo tiếp thị là một trong những khâu quan trọng của hoạt động du lịch. Hiểu rõ được động lực viếng thăm của du khách, các nhà quản thể hoạch định chiến lược quảng bá và kinh doanh hữu hiệu hơn. Ví dụ, dự báo của UNWTO qua ấn bản cập nhật 1/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-01/2009) phân tích rằng du lịch vì công việc, hội nghị sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng trước tình hình kinh tế suy thoái, trong khi đó các cuộc thăm viếng nhân nhân, khách trở lại, sẽ không suy giảm đáng kể (4). Số liệu về các phương tiện di chuyển do khách du lịch sử dụng cũng không kém phần quan trọng vì chất lượng sở hạ tầng giao thông, sự tiện lợi và an toàn, là mối quan tâm của du khách, và đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch của mỗi quốc gia. Ngành du lịch không ngừng tăng trưởng “Kể từ sáu thập niên qua, ngành du lịch đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những khu vực kinh tế tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới”. Từ năm 1950 đến 2007, lượng du khách tăng từ 25 lên đến 903 triệu, và doanh thu (receipts) năm 2007 đã vượt quá 1000 tỷ USD. Trong thập niên qua, mặc bị ảnh hưởng từ các vụ khủng bố và dịch SARS, song mức tăng triển của ngành du lịch vẫn khả quan, tăng 4% giai đoạn 1995-2007 và 6.6% năm 2007 (WTO-HL2008). Tuy nhiên, theo ấn bản cập nhật của UNWTO tháng 6/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-06/2009), đà phát triển bắt đầu chậm từ năm 2008 lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế. Mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1.9%, tăng 16 triệu du khách, nâng tổng số du khách hàng năm lên 922 triệu (5). Phạm vi hoạt động du lịch ngày càng mở rộng Theo thời gian, các điểm đến của hoạt động du lịch ngày càng mở rộng, đã chuyển ngành du lịch đương đại trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Năm 1950, 15 điểm đến lớn nhất chiếm 98% lượng du khách. Tỷ lệ này giảm xuống còn 57% vào năm 2007 do sự gia nhập của nhiều điểm đến mới (WTO-HL2008). Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số các điểm đến mới này, đã trở thành khu vực đón nhận khách quốc tế quan trọng thứ hai, chiếm tỷ phần 20%, sau khu vực Châu Âu 53% (WTB-6/2009). Nguồn khách du lịch . Hai đặc điểm đáng lưu ý về nguồn khách du lịch. Thứ nhất, đến 80% du khách đến từ các nước trong vùng; tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng hoạt động du lịch giữa các vùng xu hướng tăng mạnh hơn (8% - 2007) so với mức tăng trưởng du lịch trong khu vực (6% - 2007). Thứ hai, mặc các quốc gia phát triển vẫn chiếm phần lớn nguồn lượng du khách, trong những năm gần đây, lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ. Theo bảng thống kê dưới đây, ngành du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phát triển nhanh, tăng 319% trong giai đoạn 1990-2007, vượt xa mức tăng trưởng của hai khu vực lớn khác: Châu Âu 193%, và Châu Mỹ 148% (WTO-HL2008). Nguồn thu nhập . Nguồn thu của ngành du lịch lệ thuộc vào số lượng khách đến và mức chi tiêu (du lịch) bình quân theo đầu người (expenditure per capita). Nước Đức và Vương quốc Anh giữ vị trí thứ nhất và thứ ba về chi tiêu du lịch ở nước ngoài năm 2007 do mức chi tiêu du lịch bình quân theo đầu người của hai nước này trên 1000 USD, cao hơn khoảng bốn lần mức chi tiêu du lịch bình quân đầu người của Hoa Kỳ. Ngược lại, với sức chi tiêu du lịch đầu người chỉ tương đương với khoảng 2% của Đức Quốc, nhưng do số lượng người đi du lịch lớn, Trung Quốc đã vượt lên chiếm vị trí thứ 5 trong danh sách 10 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho dịch vụ du lịch ở nước ngoài. Vị trí của Trung Quốc và Liên Xô trong bảng của 10 nước dẫn đầu chi tiêu ngành du lịch (WTO-HL2008) biểu hiện cho xu hướng gia tăng nguồn khách du lịch đến từ các quốc gia đang phát triển. Theo tài liệu cập nhật tháng 6/2009 của WTO, các nước dẫn đầu chi tiêu du lịch năm 2008 hầu như không thay đổi (WTB-06/2009). Xu hướng phát triển Trong bức tranh bao quát, xu hướng phát triển của ngành du lịch thể tóm lược theo biểu đồ dưới đây. Các dữ kiện từ biểu đồ cho thấy, từ 1995 đến 2020, mức tăng trưởng tại các quốc gia phát triển đạt mức bão hòa, chậm dần. Tỷ phần khách quốc tế của khu vực dẫn đầu Châu Âu giảm từ 59.8% (1995) xuống 45.9% (2020), Châu Mỹ từ 19.3% xuống 18.1%. Trong khi đó tỷ phần từ các khu vực các nước đang phát triển tiếp tục tăng dần, với tỷ phần của Châu Á - Thái Bình Dương trong cùng giai đoạn tăng từ 15.1% lên 26%. (WTO-HL2008). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch H1N1, mức tăng trưởng của ngành du lịch trong đoản kỳ sẽ bị chậm lại so với dự báo trên. Mức tăng trưởng sáu tháng cuối năm 2008 mang số âm -1%, và -8% trong bốn tháng đầu năm 2009 (WTB-06/2009). 2. Vị thế ngành du lịch Việt Nam : Ngành du lịch non trẻ Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây. Vậy quá trình và vị thế của ngành trong nền kinh tế Việt Namtrong khu vực hiện như thế nào? Quá trình phát triển Hoạt động của ngành du lịch non trẻ Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận từ năm 1995, bắt đầu với con số khiêm tốn 1.35 triệu khách quốc tế, tăng lên 4.2 triệu du khách với doanh thu 3.5 tỷ USD vào năm 2008 (6). Trong tiến trình phát triển này, số lượng chỉ bị suy giảm vào năm 1998, thời điểm xảy do cuộc khủng kinh tế Châu Á. Theo xu hướng chung trên thế giới, phần lớn nguồn khách quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia trong vùng. Bảng tổng kết dưới đây bao gồm các nước có lượng khách du lịch đến Việt Nam trên 100 ngàn năm 2007. Hoa Kỳ là một ngoại lệ của các quốc gia ngoài khu vực số lượng khách quốc tế lớn đứng hàng thứ tư, do số lượng Việt kiều chiếm tỷ lệ quan trọng trên tổng số du khách đến từ quốc gia này (7). Mức tăng trưởng trong thập niên qua của ngành du lịch khá cao. Việt Nam được xếp vào danh sách “Các điểm đến mới hàng đầu thế giới giai đoạn 1995-2004“ (8), và là một trong số các nước mức tăng trưởng cao của Châu Á - Thái Bình Dương, vốn là khu vực mức tăng trưởng ngành du [...]... du lịch vào sự quân bình của cán cân thanh toán Cán cân thanh toán quốc tế năm 2008 (tỷ USD) Nguồn: do tác giả tự lập (12) Từ góc độ khác, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn biểu hiện qua tỷ phần doanh thu của ngành trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) và tỷ lệ số lượng lao động hoạt động trong ngành trên tổng lực lượng lao động của cả nước Vị thế ngành du lịch. .. kém phần quan trọngSự yêu thích ngành du lịch đo lường độ mở của xã hội đối du lịchdu khách quốc tế (81/133) Sự đánh giá của hạng mục này dựa vào tỷ lệ chi tiêu của dân chúng đối với dịch vụ du lịch và thu nhập từ khách quốc tế trên GDP – thứ hạng 66, thái độ của dân chúng đối với khách quốc tế - 92, và việc các doanh nhân trong nước sẵn sàng giới thiệu các đối tác nước ngoài đi du lịch sau... kinh doanh của ngành du lịch tùy thuộc khá nhiều vào trình độ phát triển của mỗi nước Đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nó vừa là lợi thế, vì giá cả là một trong những yếu tố quan trọng, song cũng vừa là yếu điểm do tình trạng yếu kém của sở vật chất, phương tiện di chuyển và thông tin của ngành du lịch Cơ sở hạ tầng ngành du lịch cung cấp các tiện nghi thiết yếu cho du khách,... tượng Việt Nam muốn bắt kịp trong trung và dài hạn của những thập niên tới Tính theo tỷ phần doanh thu của mỗi quốc gia trên tổng thu của ngành du lịch trong khu vực, vị trí của ngành du lịch Việt Nam còn thấp hơn thể lý giải sự tụt hạng này, một phần nào đó do giá cả của Việt Nam thấp, song quan trọng hơn nữa là những mặt hạn chế của các dịch vụ du lịch về giải trí và mua sắm Khi so sánh hai biểu... trình du lịch, mà ở sự thể hiện nếp sống văn hóa thường nhật, qua thái độ phục vụ của các nhân viên ngành du lịch, qua lề lối kinh doanh, và lòng hiếu khách của cộng đồng dân cư đối với khách quốc tế Với mức phát triển khá ấn tượng trong thập niên qua và tiềm năng về tài nguyên và nhân lực phong phú, ngành du lịch Việt Nam đang mở ra một triển vọng mới Với vị thế yếu kém về chỉ số năng lực cạnh tranh du. .. tranh du lịch, đặc biệt trong các lãnh vực bảo tồn tài nguyên, môi trường, đào tạo, và luật định, tương lai của ngành du lịch Việt Nam là một dấu chấm hỏi Với kết quả điều tra của WEF về thái đội dân chúng đối với du khách quốc tế, các phản hồi của du khách rằng Việt Nam cần học hỏi Lào và Campuchia về lòng hiếu khách và cách tiếp đón du khách (3)(4), các phóng sự về tình trạng chèo kéo, chụp giật du khách,... điều đáng quan ngại, phản ảnh một số mặt thực, tiêu cực của dịch vụ du lịch tại Việt Nam hiện nay Thứ nữa, cuộc điều tra của do WEF thực hiện đánh giá thấp về thái độ của dân chúng đối với du khách quốc tế (92/133) là nguồn thẩm định đáng tin cậy khác Trong khuôn khổ của bài viết, hai vấn đề liên quan đến văn hóa và văn minh du lịch nổi cộm nhất sẽ được bàn đến Đối với du khách quốc tế, đặc biệt khách... Việt Nam đạt được vị thứ ở nửa phần đầu của bảng xếp hạng (61/133) Hai hạng mục khác là giá cả - hạng thứ 11 và nguồn tài nguyên thiên nhiên - 52 Các hạng mục phụ của lãnh vực chính sách ưu tiên bao gồm: tỷ phần ngân sách phát triển ngành du lịch - thứ hạng 109, số lần tham dự các hội chợ du lịch quốc tế - 25, vị trí ưu tiên của ngành du lịch trong chính sách phát triển quốc gia - 41, và hiệu quả của. .. giới thể giúp việc thẩm định các vấn đề kinh tế của Việt Nam được khách quan và thấu đáo hơn Cuộc điều tra “Chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009” (Travel & Tourism Competitiveness Index - TTCI 2009) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện hàng năm, đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch của 133 quốc gia là tài liệu rất hữu ích cho việc tìm hiểu năng lực và tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam. .. ngành du lịch Viêt Nam trong khu vực Mặc đạt được mức tăng trưởng khá cao, số liệu về tỷ lệ lượng du khách đến của mỗi nước trên tổng số khách đến trong khu vực cho thấy thành quả của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt so sánh với hai nước láng giềng Thái Lan và Malaysia - là những quốc gia lợi tức trung bình, đối thủ cạnh tranh lớn, và cũng là những đối tượng Việt Nam muốn bắt kịp . Ngành Du Lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam - Trần Bình Phần I : Bối cảnh phát triển và Vị thế Kinh tế Công nghiệp. chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2). Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các. thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính

Ngày đăng: 01/04/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w