1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Lịch sữ hình thành rượu vang

48 793 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

1. Lịch sử hình thành phát triển Rượu vang: Những nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã tái hiện cho chúng ta thấy được lịch sử ra đời của rượu vang với những câu chuyện sinh động. Họ đã có những ghi chép về việc thu hái nho và những vườn nho và cách làm rượu vang hay là những chai lọ chứa đụng rượu với những nét độc đáo riêng biệt.Người Babylon đã đưa ra những đạo luật cụ thể về việc buôn bán rượu vang và mô tả hết sức cụ thể và sinh động về cách thức trồng nho ở Epic.Tầm quan trọng nhất của việc khám phá ra rượu vang là phải kể đến khu vực trồng nho, các nhà khảo cổ đã chỉ ra rằng việc trồng nho sớm nhất đã có cách đây khoảng 7000 năm và được tìm thấy đầu tiên ở Caucasus và ở phía đông biển đen và ở Anatolia một phần của Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia đó là khu vực trồng nho thích hợp nhất. Rượu vang là một phần rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy Lạp và sau đó là người La Mã cổ đại nhưng ngược lại ở một số nơi khác trên thế giới thì rượu vang phát triển một cách tự phát và còn mang tính sơ khai như là Persia, India và China. Lúc bấy giờ ở Hellinic có vị thần là Dionysus (thần thoại La mã gọi là Bacchus) vốn là con trai của thần Zeus và công chúa Semele. Dinosyus vốn là một vị thần vui tính, hay đi chu du khắp nơi. Thần đã dạy loài người cách trồng nho cất rượu, đem lại sức mạnh và niềm vui sảng khoái. Thần Dinosyus thường hay đội chiếc vành kết bằng dây nho trên đầu, trong tay cầm một cây gậy có núm bằng quả thông và quấn dây trường xuân xung quanh. Theo sau là các nữ thần Sơn Thủy và Đồng Quê vui nhộn, đầu đội những vành hoa lá vừa đi vừa uống rượu nho và múa hát vui. Dionysus nói rằng sẽ mang cây nho từ các khu vực châu Á đến Hy Lạp và từ đó Hy Lạp có rượu vang từ hai bên bờ Adriatic. Còn ở Roman nghề trồng nho có ở khắp châu Âu, đến Pháp, Anh và một vùng khác bây giờ gọi là Đức và ở Bồ Đào Nha. Lọai nho tốt nhất mà người Roman đã chỉ ra đó là ở miền nam nước ý sản xuất các lọai rượu vang như là Caecuban, Massic và Falernum. Rượu vang tuyệt vời nhất của người La Mã cổ đại là Pompeii, các ông chủ kinh doanh rượu vang rất giàu có đủ để xây dựng cả rạp hát và giảng đường. Việc sử dụng rượu vang đáng chú ý nhất là ở những người theo đạo cơ đốc họ xem như là một biểu tượng trong sự sống của họ. Ở đây một số người có quyền mang rượu vang đi khắp Bible. Rượu vang như là một biểu tượng cho sự thịnh vượng. Như là một điều kỳ diệu của chúa đã đổi nước thành rượu vang trong các tiệc cưới ở Cana. Rượu vang như là một nguồn thuốc để chữa bệnh câu nói này được thừa nhận bởi St Paul người ủng hộ Timothy nói rằng không uống nước nữa mà thay vào đó một ít rượu vang có lợi cho dạ dày hơn. Rượu vang đã thật sự gắn bó với những người theo đạo cơ đốc và nó đóng một vai trò quan trọng trong các buổi lễ Judaism ngược lại nó bị ngăn cắm bởi những người theo đạo hồi.Đạo cơ đốc mở rộng ra khắp miền tây của châu âu. Và họ cần các vườn nho để đảm bảo rằng việc sản xuất rượu. Rượu vang đã thật sự cần thiết trên khắp vùng địa trung hải nhưng hướng bắc của Alps phải chịu cuộc tấn công của người nguyên thủy và đế chế La Mã sụp đổ. Và tương lai các vườn nho của Roman có thể bị giảm đi và nguyên liệu làm rượu vang cho những người theo đạo cơ đốc cũng giảm dần. Các tu viện ở châu âu vẫn duy trì các vườn nho và ở phía tây châu âu được nổi lên từ những u ám của thời trung cổ. Các thầy tu người mà có nhiều cải thiện cho rượu vang . ở thời trung cổ các cha sứ của Burgundy là những người đầu tiên nghiên cứu đất ở Côte d’Or , sau đó chọn lựa những vị trí tốt nhất nơi mà những quả nho có thể thu hoạch sớm nhất các tu sĩ của Pontigny góp phần phát triển các vườn nho của Chablis ( tạo ra rượu vang nguyên chất ở miền đông nước Pháp). Trong khi đó những người ở chung trong tu viện ở Rhineland của Đức cải thiện vườn nho của Rheingau. Họ là những người quan tâm đến việc phát triển rượu vang và thất sự là có ích khi có thể lược bỏ được nhũng vùng trồng nho không thích hợp hoặc là những nơi có những rủi ro cao cũng như là những vùng có khí hậu thời tiết băng giá. Nhu cầu rượu vang thì cần thiết cho những người theo đạo cơ đốc không những vậy mà còn cần cho những người khách của họ. Chúng ta biết rằng tu viện lúc bầy giờ như là các khách sạn ba sao và dành cho những người du lịch giàu có. Và rượu vang cũng có một ý nghĩa quan trọng trong thương mại lúc bấy giờ. Rượu Bordeaux đã xuất khẩu sang Anh, Scotland và bắc Âu. Sau ba thập kỹ, dưới thời của Elizabeth I đã uống hơn 40 triệu chai rượu vang trong một năm bên cạnh đó còn có bia và rượu táo. Vào lúc mà dân số tăng lên 6 triệu người, rượu vang thực sự là cần thiết hơn và được biết như một diện mạo mới làm dịu đi cơn khác bởi vì nguồn nước trong thành phố dần dần khan hiếm và đã bị nhiễm bẩn.Vào khỏang thế kỉ XVII và XVIII có những người am hiểu thật sự về rượu vang cho rằng rượu vang không chỉ là một loại thức uống đơn thuần mà có thể giúp nâng cao tuổi thọ. Họ đã bắt đầu xem việc làm rượu vang như khoa học hơn là thuật thần bí. Người Anh và Pháp cũng đã biết được nguồn gốc của việc phân nhóm xã hội và với những người có tiền thì họ thường tiêu sài tiền cho các lọai rượu vang cao cấp. Arnaud de Pontiac tổng thống của nước pháp 1660 và cũng là người chủ sở hữu Chateau Haut Brion và cũng được thừa nhận rằng là người góp phần cải thiện chất lượng của rượu vang. Việc giữ các lọai rượu vang trong các chai thủy tinh đã được phát triển làm cho rượu vang được lấp lánh hơn và việc sử dụng nút bần cũng được áp dụng . Dom Pérignon đã có nghiên cứu trong việc pha chế các lọai rượu vang và thực tế ông ta đã cố gắng lọai đi những bọt bong bóng trong rượu vang của ông ấy với sự thành công không đáng kể tuy nhiên cũng đảm bảo rằng việc sử dụng chai thủy tinh cũng đảm bảo độ an tòan cho rượu vang. Ngành sản xuất rượu vang ở đã tiến triển nhanh suốt thế kỷ 19, khi các phương pháp trồng nho và trữ rượu đã được cải thiện và việc sử dụng các nút bần để bịt kín các chai và lọ cổ bẹt, cho phép vận chuyển một cách ổn định rượu vang đi khắp thế giới. Những tên như Chianti, Barolo và Marsala đã trở thành nổi tiếng Âu châu và xa hơn nữa. Cách đây một thế kỷ, một số rượu vang Ý đã được nhìn nhận trong số những loại tốt nhất: ngoài vang đỏ Piedmontese và Tuscan từ những giống nho Nebbiolo và Sangiovese, còn các vang trắng, không sủi tăm và sủi tăm, không ngọt hoặc ngọt, xứng đáng sự trân trọng của quốc tế. Các nhà vườn đã bổ sung vào các chủng loại địa phương bằng những cây nho ngoại nhập như Cabernet, Merlot và các loại Pinot. Đã có bằng chứng, lúc ấy cũng như bây giờ, rằng các vùng khí hậu và miền đất đa dạng của Ý đã ưu đãi nhiều chủng loại và phong cách cây nho khác nhau, và những khách hàng tiêu thụ ở nơi khác, ở Châu Âu cũng như Bắc Mỹ đã đến để cảm kích những mẫu cấp hạng mới này. Rồi đã xuất hiện rệp hại rễ nho và các tai họa khác tàn phá những vườn nho Âu châu ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. Các nhà vườn Ý, những người đã từng làm việc với hàng ngàn chủng loại nho địa phương, đã bị buộc phải giảm các con số. Nhiều người đã chọn những dòng vô tính mới được phát triển, hiệu suất cao hơn từ cả những cây nho địa phương lẫn nhập ngoại. Tận dụng thuận lợi của mùa trồng nho có nắng lâu dài, họ đã thúc hiệu suất lên cao hơn, khi lý luận rằng, thường thì đã có được nhiều lợi nhuận hơn từ số lượng, so với từ chất lượng. Qua suốt những thời kỳ khó khăn do chiến tranh và suy thoái, Ý đã trở thành một trong những nhà thầu cung ứng hàng đầu của thế giới về rượu vang giá rẻ, thường được bán trong những bồn chứa có hình dáng và kích cỡ lạ lùng. Mặc dù cách làm ấy đã sinh lợi cho một số người, người ta đã phụng sự quá ít cho hình ảnh rượu vang Ý ở nước ngoài. Hàng nhiều thập niên, các nhà sản xuất có trách nhiệm đã cố xiết chặt các qui định và nhấn mạnh giá trị cao của chất lượng. 2. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt: Công ty Cổ Phần Rượu Bia Đà Lạt Dalat Beverage Joint Stock Company Công Ty CP Rượu Bia Đà Lạt được thành lập theo quyết định số 127/2000/QĐ- UB ngày 06 tháng 12 năm 2000 của UBND Tỉnh Lâm Đồng v/v chuyển đổi nhà máy Bia Đà Lạt thuộc DNNN thành Công Ty CP Rượu Bia Đà Lạt. Ngày 28 tháng 12 năm 2000 sở kế hoạch và đầu tư Lâm Đồng cấp giấy đăng ký kinh doanh số 059220. Giám Đốc: Trần Phú Lộc. Địa chỉ: 04 B Bùi Thị Xuân - TP. Đà Lạt - Lâm Đồng. Số điện thoại: 063.827011 – 827004 . Địa chỉ email: andalatbeco@yahoo.com Website : http://www.dalatbeco.com.vn Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất rượu vang, bia, nước giải khát. Xuất khẩu hàng hóa, vật tư, nguyên liệu. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển hàng hóa. Thị trường trong nước: Các thành phố lớn và các tỉnh trong cả nước. Hệ thống quản lý: Đang áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Doanh thu ( năm): 7 tỷ Địa chỉ nhà máy sản xuất: 04B Bùi Thị Xuân – Đà Lạt – Lâm Đồng Địa chỉ các chi nhánh: 161 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh Tp.HCM Công ty Dalat Beco chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào đầu năm 2001 với sản phẩm ban đầu chỉ là bia hơi, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn là trong tỉnh. Thế nhưng, sau khi tiến hành khai thác, nắm bắt được nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phương cũng như trong khu vực, Công ty đã bỏ ra 1 tỷ đồng để đầu tư công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại để cho ra đời một dòng sản phẩm mới: Vang Dalat Beco. Bước đầu đã được người tiêu dùng trong tỉnh và tại các thành phố lớn trong nước chấp nhận. Năm 2003, Công ty tiếp tục nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và đưa ra thị trường 3 dòng sản phẩm mới với hàng chục loại rượu vangrượu chát, đặc biệt là vang trắng và vang đỏ đã được giới tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhờ vậy mà hàng năm tổng doanh thu của đơn vị đều tăng từ 5-10%. Ngày 10/1/2007, tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Công ty Cổ phần rượu bia, nước giải khát Đà Lạt (DaLat Beco) khai trương nhà máy mới với công suất 1 triệu lít/năm (có thể mở rộng lên 3 triệu lít/năm trong tương lai). Tại lễ khai trương đã diễn ta lễ ký kết hợp tác liên doanh giữa Công ty Dalat Beco và Công ty SECA-Delacote (Cộng hòa Pháp) để sản xuất rượu nho cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Được biết, nhà máy tọa lạc trên (đồi Dã Chiến) cao 1.500m so với mực nước biển, Nhà máy được xây dựng với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng với tổng diện tích 8.700m 2 tại phường 11, thành phố Đà Lạt.Trong đó 40% diện tích xây dựng gồm khu sản xuất, nhà kho, khu xử lý nước thải, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm; 60% là khuôn viên cảnh quan sinh thái gồm cây xanh, hồ nước, vườn hoa xinh đẹp. Tại lễ khai trương, trước sự chứng kiến của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Thị trưởng thành phố Avignon (tỉnh Vaucluse, Pháp ), Công ty SECA - Dalacote và Dalat Beco đã ký kết hợp tác liên doanh với mục tiêu sản xuất rượu nho cao cấp công suất 1 triệu lít/năm và sẽ được nâng lên 3 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo. Với công suất thiết kế nói trên, nhà máy sản xuất rượu nho cao cấp Việt - Pháp sẽ là nơi tiêu thụ một sản lượng nguyên liệu nho lớn cho vùng chuyên canh nho các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận của Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã nhập một dàn máy chiết rót đóng chai của Ý cùng các thiết bị phụ trợ khác trị giá hàng tỷ đồng, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được nhân công và hạ giá thành sản phẩm. Sau khi có dây chuyền sản xuất chế biến khá hiện đại, kể từ đầu năm 2007 đến nay, Dalat Beco đã cho ra đời các dòng sản phẩm mới có chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu được nhập từ nước cộng hòa Pháp gồm rượu vang Vgnerous, vang Comnesseur, vang Hồng, Champagne và một số loại sản phẩm nước ép trái cây. Ngoài thị trường chính là các tỉnh, thành phố lớn trong nước, hiện nay các sản phẩm của Dalat Beco đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia… Cho tới nay, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần rượu bia Đà Lạt đã liên doanh với Công ty S.C.E.A De La Cote thuộc tỉnh Vanchise của Pháp thành lập Công ty liên doanh nho Đà Lạt. Đồng thời dự án trồng nho tại xã Tà Nung của thành phố có mức đầu tư khoảng 600.000 Euro cũng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận. Trong đó, phía Dalat Beco đóng góp 40% kinh phí đầu tư. Theo kế hoạch của giai đoạn 1, Công ty đã tiến hành trồng 10 ha nguyên liệu nho (giống của Pháp) với kinh phí đầu tư là 300.000 Euro. Công ty cũng đã nhập về 50.000 cây nho giống của Pháp và tiến hành trồng theo dự định. Có thể nói, liên doanh từ khâu chuẩn bị vùng nguyên liệu cho đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại (đúng theo tiêu chuẩn của Pháp) sẽ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh thương hiệu rượu vang Dalat Beco trên con đường hội nhập. Toàn cảnh khu trưng bày sản phẩm của công ty. Những thành tích đạt được trong các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế trao tặng: - Ban tổ chức Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Cần Thơ trao tặng cúp vàng sản phẩm vang LANGBIAN 750ml theo giấy chứng nhận số: 12/GCN ngày 5/3/2003. - Bộ Công Nghiệp trao tặng huy chương vàng và chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2003 cho sản phẩm Vang LANGBIAN theo quyết định khen thưởng của Bộ Công Nghiệp số 341/QĐ-VP ký ngày 22/12/2003. - Bộ Công Nghiệp trao tặng huy chương vàng tại hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Hàng Công Nghiệp tại Việt Nam 2004 theo giấy chứng nhận số 66/GCN – HCTL2004 ký ngày 07/7/2004 cho sản phẩm Dalat Beco Red Wine. - Bộ Công Nghiệp trao tặng huy chương vàng và chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2004 cho sản phẩm Dalat Beco Red Wine theo quyết định khen thưởng của bộ công nghiệp số 2413/BTC/HC ký ngày 13/9/2004. - Bộ Nông Nghiệp và PTNT trao tặng huy chương vàng tại Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Quốc Tế - Việt Nam 2004 theo giấy chứng nhận số 41/GCN – HCTL2004 ký ngày 27/9/2004 cho sản phẩm Dalat Beco Red Wine. - Bộ Y Tế - Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tặng cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe công đồng theo quyết định khen thưởng số: 47/BTC-HC HC2004 ký ngày 21/12/2004 cho sản phẩm DaLat Beco Red Wine. - Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2005 do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Chứng nhận. - Đạt cúp vàng sản phẩm DABECO uy tín, chất lượng do bạn đọc bình chọn số 163/cv-kt.THV ngày 2/9/2005. - Đạt giải thưởng Thương Hiệu Mạnh Việt Nam năm 2005 do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. - Đạt cúp vàng chất lượng sản phẩm số 18/CNSP/2006 tại hội chợ Nha Trang. 3. Đặc điểm vùng nguyên liệu: Không chỉ là một thức uống, rượu vang ở Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh túy của xứ sở sương mù. Nổi tiếng nhất là thương hiệu vang Đà Lạt. Có mặt từ năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người ưa chuộng, nhưng thực tế thành phố này chưa trồng được nho mà sử dụng các loại nho ăn trái của Phan Rang, Phan Thiết… để sản xuất rượu; trong khi, các loại vang nổi tiếng thế giới thường được sản xuất từ những loại nho chuyên dùng chứ không phải nho ăn trái. Công ty Dalat Beco đã sử dụng nguồn nhuyên liệu chính là các loại nho ăn trái của Phan Rang, Phan Thiết, Ninh Thuận và kết hợp với loại quả đặc sản xứ lạnh là quả dâu tằm (cây dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh). Và công ty đã sản xuất rượu vang của mình theo cách sử dụng nho ăn trái tươi trộn với nước ép trái dâu tằm lên men, hay nhập nước cốt nho rượu từ Pháp, thậm chí là pha trộn với rượu vang thượng hạng từ Pháp Với phương pháp chế biến rượu vang như vậy, chất lượng vang Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với vang ngoại và chưa thể hiện được “bản sắc vang’’. Quả dâu tằm: Với thực tế đó công ty đã dần định hướng phát triển ngành sản xuất rượu vang để làm sao cho ra rượu vang Đà Lạt 100%, có nghĩa là nguồn nguyên liệu sẽ được trồng và rượu vang sẽ được sản xuất ngay tại Đà Lạt. Năm 2007 UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp phép cho Công ty liên doanh Nho Đà Lạt - liên doanh giữa Công ty cổ phần Rượu bia Đà Lạt và Công ty SCEA De La Cote của Cộng hòa Pháp - để đầu tư xây dựng vùng nho chuyên canh tại Đà Lạt. Công ty liên doanh nho Đà Lạt đã đầu tư 10 tỉ đồng để trồng 15 ha nho bằng các giống của Pháp tại xã Tà Nung-TP Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Ngày 13/3/2007 Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [...]... hoa, trong không khí và cả nơi sản xuất rượu vang 3.1 Hình dạng và kích thước: - Hình dạng tế bào nấm men: Nấm men thường có hình dạng khác nhau, thường có hình cầu, hình elip, hình trứng, hình bầu dục và cả hình dài Một số loài nấm men có tế bào hình dài nối với nhau thành những dạng sợi gọi là khuẩn ty (Mycelium) hay khuẩn ty giả (Pseudo mycelium) Tuy nhiên hình dạng của chúng không ổn định, phụ thuộc... nho thường được sử dụng làm vang 4 Một số sản phẩm rượu vang của công ty Đà Lạt Beco: Vang Đàlạt đỏ - Export: Màu đỏ sẫm (đậm hơn Vang Đàlạt đỏ) Mùi thơm đậm đà của hoa quả lên men quyện lẫn mùi rượu ủ Vị hơi chua quyện lẫn vị chát đậm đà tinh tế Vang Đàlạt trắng - Export: Dung dịch trong màu vàng rơm, mùi thơm dịu đặc trưng cuả trái cây lên men, vị hơi chua hậu chát dịu êm Vang Đàlạt Đỏ – Premium: Màu... thơm khác Nho là loại quả lí tưởng nhất để lên men chế biến rượu vang vì: - Quả nho có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, tạo hương vị đậm đà, đặc trưng - Thành phần hóa học trong dịch nho rất thích hợp cho nấm men phát triển - Tỉ lệ dịch nước ép được cao 2 Hệ vi sinh vật trong lên men rượu vang tự nhiên: Hệ vi sinh vật trong lên men rượu vang tự nhiên tương đối phức tạp và không đồng nhất trong các... 250 -300 tấn/năm Chừng đấy lượng nước cốt kia sản xuất ra được 200.000-250.000 lít rượu vang đặc trưng/năm Tuy nhiên, so với nhu cầu dùng đến 10-15 triệu lít rượu vang/ năm của VN hiện nay thì lượng nho kia quả chưa thấm vào đâu Nhưng những thành công bước đầu này sẽ mở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho ngành sản xuất rượu Vang Việt Nam Ưu thế có được khi trồng giống nho đến từ nước Pháp: Cây nho trồng... dụng đường cho lên men gần như hoàn toàn + Kết lắng tốt + Làm trong dịch rượu nhanh + Chịu được độ rượu cao và độ acid của môi trường cũng như các chất sát trùng + Tạo cho rượu hương vị thơm ngon tinh khiết 3.9 Các yếu tố ảnh hưởng tới nấm men trong lên men rượu vang: 5.3.9.1 Oxy: Hầu hết các chủng nấm men trong lên men rượu vang thuộc giống Saccharomyces Chúng là nhóm vi sinh vật kỵ khí tùy tiện Khi... xuất rượu vang Yêu cầu của đường bổ sung vào là đạt các chỉ tiêu về chất lượng: tiêu chuẩn cảm quan, tiêu chuẩn hóa lý và tiêu chuẩn vi sinh 5 Nước: Hàm lượng chất khô trong môi trường trước lúc lên men thường vào khoảng 20% (theo trọng lượng) Như vậy trong rượu vang thành phẩm, nước chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 80%) và điều này cũng chứng tỏ nước là một trong những nguyên liệu sản xuất rượu vang. .. Chiết rót, đóng nút Vỏ, nút chai Dán nhãn, đóng thùng Bao bì, nhãn Vang đỏ Cặn thô Nấm men sót 4 Thuyết minh quy trình: Rượu vang thường được làm từ các loại nho nguyên chất và được lên men một cách tự nhiên Vì nho vốn có hai đặc tính tự nhiên là đường và men nên nước nho được ép ra, trải qua một quy chình chế biến sẽ trở thành rượu vang 4.1 Nguyên liệu: Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất có thể là nho,... được galactose và men nổi lên bề mặt dịch lên men tạo thành màng Hai giống sản xuất rượu vang này (S vini và S oviformis) có nhiều nòi được dùng trong sản xuất 3.7.5 Hanseniaspora apiculate – Kloeckera apiculata: Kloeckera apiculata: kích thước tương đối nhỏ, có hình ovan – elip hoặc hình quả chanh, tế bào có một đầu nhỏ người ta thường gọi là men hình chùy Sinh sản bằng nảy chồi, rất phổ biến ở vỏ quả... tuyệt vời II Nguyên liệu cho sản xuất rượu vang: 1 Nho: Nho thuộc họ Vitis Nho là loại trái cây dùng làm nguyên liệu truyền thống sản xuất rượu vang Dựa vào nguồn gốc của giống nho, có thể chia thành 2 nhóm cơ bản: Nho trắng: trái nho khi chín vỏ không có màu hoặc có màu vàng lục nhạt Nho đỏ: trái nho khi chín có màu đỏ tím ở những mức độ khác nhau Trong sản xuất vang trắng, có thể sử dụng cả nho trắng... hưởng đến đời sống của nấm men, đến quá trình lên men và chất lượng của sản phẩm Nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất rượu vang đã xác định được khoảng nhiệt độ lên men rượu vang trắng thích hợp là 15 – 30 0C, nếu lên men ở những thang độ thấp hơn thì càng tốt Còn lên men rượu vang đỏ (nước quả lẫn với xác quả) phải chiết xuất các chất thơm và polyphenol từ vỏ quả nên cần thang độ cao hơn, thường . nơi sản xuất rượu vang. 3.1 Hình dạng và kích thước: - Hình dạng tế bào nấm men: Nấm men thường có hình dạng khác nhau, thường có hình cầu, hình elip, hình trứng, hình bầu dục và cả hình dài. Một. 1. Lịch sử hình thành phát triển Rượu vang: Những nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã tái hiện cho chúng ta thấy được lịch sử ra đời của rượu vang với những câu chuyện sinh. Việc sử dụng rượu vang đáng chú ý nhất là ở những người theo đạo cơ đốc họ xem như là một biểu tượng trong sự sống của họ. Ở đây một số người có quyền mang rượu vang đi khắp Bible. Rượu vang như

Ngày đăng: 31/03/2014, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w