1. Tiêu chuẩn Việt Nam cho rượu vang thành phẩm-TCVN 7045:2009:1.1. Chỉ tiêu cảm quan: 1.1. Chỉ tiêu cảm quan:
Bảng 2. Các chỉ tiêu cảm quan đối với rượu vang : Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Màu sắc Đặc trưng cho từng loại sản phẩm
2. Mùi Thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men, không có mùi lạ
3. Vị Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có vị lạ 4. Trạng thái Trong, không vẩn đục
1.2. Chỉ tiêu hóa học:
Bảng 3. Các chỉ tiêu hóa học của rượu vang:
Tên chỉ tiêu Mức
1. Hàm lượng etanol (cồn) ở 200C, % thể tích Từ 8 đến 18 2. Hàm lượng metanol trong 1L etanol 1000, % thể
tích, không lớn hơn
0.05
3. Độ axit Nhà sản xuất tự công bố
4. Hàm lượng SO2, mg/l etanol 1000, không lớn hơn 350
5. Hàm lượng CO2 Nhà sản xuất tự công bố
6. Hàm lượng xyanua, mg/l etanol 1000C, không lớn hơn
0.1
1.3. Phụ gia thực phẩm:
Phụ gia thực phẩm sử dụng cho rượu vang: theo quy định hiện hành.
1.4. Yêu cầu vệ sinh:Kim loại nặng: Kim loại nặng:
Giới hạn tối đa hàm lượng kim lượng kim loại nặng đối với rượu vang: Theo quy định hiện hành.
Vi sinh vật:
Các chỉ tiêu vi sinh vật trong rượu vang: Theo quy định hiện hành.
a. Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 8007:2009. b. Xác định hàm lượng etanol, theo AOAC 983.13.
c. Xác định hàm lượng metanol, theo TCVN 8010:2009. d. Xác định độ axit, theo TCVN 8012:2009.
e. Xác định hàm lượng CO2 theo AOAC 988.07. f. Xác định hàm lượng SO2 theo AOAC 940.20. g. Xác định hàm lượng xyanua, theo AOAC 973.20.
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển:
a. Bao gói:
Rượu vang được đóng trong bao bì kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
b. Ghi nhãn:
Ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành và TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005)
c. Bảo quản:
Bảo quản rượu vang nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
d. Vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển rượu vang phải khô, sạch, không có mùi lạ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
2. Tiêu chuẩn Việt Nam cho bao bì carton, đóng gói, ký hiệu bảo quản, vậnchuyển đối với rượu vang xuất khẩu-32 TCVN 66-74: chuyển đối với rượu vang xuất khẩu-32 TCVN 66-74:
2.1. Bao bì, đóng gói và ký hiệu:
2.1.1. Bao bì đựng rượu làm bằng carton có hai lớp lòng máng phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Lớp carton phẳng ở mặt ngoài phải cứng có định lượng 250-350 g/m2 và phải tráng một lớp dầu chống ẩm.
- Hai lớp lòng máng bằng carton có định lượng 180g/m2.
- Lớp carton ở giữa ngăn cách hai lớp lòng máng có định lượng 200-250g/m2. - Lớp carton phẳng ở mặt trong phải cứng và có định lượng 200-250g/m2. - Năm lớp carton phải được kết dính với nhau bằng hồ dán silicat.
2.1.2. Theo kích thước của loại chai, kích thước hòm, cách xắp xếp chai trong hòm được quy định theo bảng sau:
Bảng 4. Chỉ tiêu về kích thước hòm đựng rượu: Kích thước hòm và cách sắp xếp Số lượng chai
Cách xếp chai Kích thước bên trong Tính bằng mm
Loại chai Theo
chiều dài Theo chiều rộng Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Chai thủy tinh Hải phòng 0.65l 15 5 3 404 212 309
Ghi chú: dung sai cho phép về kích thước hòm +/- 3mm.
Hòm đựng chai Hải phòng ở mặt trên cùng phải đệm một tấm carton dày khoảng 1- 2mm, đáy lót một tấm carton dày 2mm để hòm khỏi bị xô.
2.1.3. Giữa các chai phải có vách ngăn, vách ngăn tạo thành những ô vuông để giữ cho mỗi chai đứng thẳng, không va chạm vào nhau, vách ngoài làm bằng carton một lòng máng hoặc carton phẳng dày từ 2-3mm. Các ô làm bằng carton làn sóng ba lớp, chiều cao phải bằng chiều cao của chai.
2.1.4. Chai rượu trước khi đặt vào các ô trong hòm đã được bọc giấy bản kín để bảo vệ chai và nhãn dán của chai rượu.
2.1.5. Sau khi xếp chai rượu vào hòm, khe hở ở giữa nắp hòm và đáy hòm phải dán băng bảo đảm bằng một loại giấy dai có chiều rộng 8-9cm, ciều dài của băng dài hơn chiều dài của hòm mỗi bên tối thiểu 5cm và phải dán gập xuống hai bên thành
hòm. Hồ dán phải dùng loại hồ tốt không bong. Băng giấy bảo đảm có in tên Tổng Công ty hoặc dấu của Tổng Công ty bằng một loại giấy dai.
2.1.6. Hai thành hòm carton được ghép chặt bằng đinh sắt từ 5-6 chiếc cho mỗi chỗ nối; khoảng cách giữa các đinh phải đều nhau.
2.1.7. Ngoài hòm phải siết chặt bằng đai sắt hoặc đai nhựa (số đai theo yêu cầu của khách hàng). Chỗ nối đai phải có khóa.
2.1.8. Hòm carton phải khô ráo không bị rách xước, không có vết bẩn, không bị mốc, mối xông.
2.1.9. Dung lượng của mỗi hòm tính theo lít bằng 9.75l.
2.1.10. Ngoài hòm carton phải có ghi ký mã hiệu của sản phẩm bằng mực không phai, màu của mực in trên một lô hàng phải đồng nhất, chữ được ghi bằng tiếng của hợp đồng đã ký, chữ có chiều cao 3cm. Nội dung phải rõ ràng sáng sủa, hình vẽ phải dễ hiểu, thứ tự ghi như sau:
2.1.10.1. Ở mặt chiều dài thứ nhất: - Tên đơn vị kinh doanh.
- Mũi tên.
- Sản phẩm Việt Nam.
2.1.10.2. Ở mặt bên chiều dài thứ hai:
- Tên khách hàng (để chừa ở vị trí chính giữa để ghi tên khách hàng sau). - Có hình cái chai kèm theo chữ Fraigile và mũi tên chỉ lên
2.1.10.3. Ở mặt chiều ngang thứ nhất: - Dung tích.
- Khối lượng tịnh. - Khối lượng cả bì.
2.1.10.4. Ở mặt chiều ngang thứ hai: - Số thứ tự lô hàng.
2.1.10.5. Ở mặt trên hòm rượu ghi dòng chữ bằng tiếng Anh: HANDLE WITH CARE FRAGILE (mang cẩn thận, dễ vỡ).
2.1.11. Sau khi hoàn chỉnh đóng gói một hòm thành phẩm, ngoài hòm ở mặt chiều dài thứ nhất phía góc trên bên phải dán một nhãn hiệu của thành phẩm, nhãn phải dán ngay ngắn và không được phép dán đè lên nẹp sắt của hòm rượu.
2.2. Bảo quản và vận chuyển:
2.2.1. Hòm carton chưa đóng thành phẩm phải thường xuyên phơi hoặc sấy khô. Hòm được bảo quản trong kho khô ráo, thoáng, có kê bục gỗ lót. Hòm không được làm bẹp, rách bẩn và mối mốc.
2.2.2. Hòm carton đã chứa thành phẩm phải bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh nóng quá. Nhiệt độ bảo quản là nhiệt độ bình thường.
2.2.3. Hòm rượu để trong kho xếp thành tầng cao tối đa sáu tầng, phải có bục gỗ cách đất tối thiểu 20cm và cách tường 20cm trở lên.
2.2.4. Thành phẩm bảo quản trong kho phải xếp thành lô, để riêng biệt từng loại rượu.
2.2.5. Phương tiện vận chuyển rượu trong bao bì carton phải khô ráo sạch sẽ, chắc chắn. Xe vận chuyển phải có mui che, không nên vận chuyển khi trời mưa to. 2.2.6. Trên phương tiện vận chuyển các hòm phải xếp sát nhau để tránh va chạm mạnh. Bốc vác phải nhẹ nhàng, không được vứt, quăng hòm rượu.
2.2.7. Khi bốc lên tàu các hòm rượu phải đặt trên một khay gỗ lớn, bốn góc có dây thép chằng để tránh đổ vỡ. Tuyệt đối không xếp chung với rau quả tươi và các hàng hóa khác.