Đốiphókhibé 'thi ganbướng bỉnh'
Khi con còn bé, con ngoan lắm. Nhưng rồi đến khi con bước sang tuổi thứ
hai, con bắt đầu bướngbỉnh - hình như bé nào bước vào tuổi này cũng
bắt đầu muốn khám phá, bắt chước và muốn gây sự chú ý của mọi người
đối với mình thế nên con bắt đầu khiến mẹ buồn ghê. Nào chuyện con vứt
đồ chơi vào người chị mà nhất quyết không chịu xin lỗi chị - còn nằm lăn
ra sàn để ăn vạ này. Rồi là chuyện con đòi truyện, chị chưa kịp đưa thì
con đã nhao đến xé rách truyện của chị,
Và bố mẹ đã lên kế hoạch "uốn nắn" con vào quỹ đạo - Nghe có vẻ to tát
ghê nhưng đúng là mẹ con mình đã cùng "đọ sức dẻo dai" của nhau con
nhỉ?.
Khi con nói trống không với chị (đưa đây!), bố mẹ đã nghiêm khắc nói rằng
con nói như vậy là rất xấu, con phải nói với chị là chị ơi cho em xin ạ nhé.
Và nếu lần sau con lại vẫn tiếp tục mắc lỗi thì con sẽ bị phạt đứng khoanh
tay vào góc nhà - khi ấy con khóc gào ghê lắm nhưng bố mẹ nhất quyết
không nhân nhượng. Đừng nói trẻ con không biết nhé, các con biết hết đó.
Con khóc một lúc nghe chừng không ăn thua gì nên thôi khóc. Mẹ đợi
thêm 5 phút cho con nín hẳn rồi gọi con ra hỏi: Con đã biết lỗi chưa? Con
gật đầu mếu máo: Con biết lỗi rồi ạ. Mẹ hỏi: Con biết lỗi gì nào? Con trả
lời: Vì con hư. Không nghe lời mẹ. Lúc ấy mẹ thương con lắm cơ. Ôm con
vào lòng mẹ thủ thỉ với con rằng con có muốn mẹ giận con không? Nếu
vậy thì con phải nhớ những gì mẹ dặn nhé - mẹ biết con của mẹ là một em
bé ngoan mà.
Có lẽ dạy trẻ con phải cần kiên trì, nhẫn nại. Bố mẹ biết điều đó nên không
hề nản lòng. Mỗi lần con nói lễ phép với ai thì cả nhà đều hoan hô và khen
con ngoan - bố còn thưởng cho con một gói bim bim nè. Và rồi dần dần
con cũng biết là khi con không nói như vậy thì con sẽ được khen và tặng
thưởng và con đã quên hẳn cái tật nói trống không - Có lần con trót nói
trống không với Nội nhưng con vội sửa lại ngay là con nhỡ đó.
Nhưng có lẽ uốn nắn cái tính khóc ăn vạ cho con là "trường kỳ" nhất bởi
con đúng là một em bé khóc dai. Này nhé, khi con đòi không được cái gì
(ví dụ như đòi điện thoại của bố để nghịch) thì lăn ra sàn nhà gào khóc để
đòi. Khi ấy bố mẹ nói con không được làm như vậy - con làm như vậy là
rất hư - bố mẹ sẽ giận con đấy Nhưng con lại càng gào khóc to thêm.
Vậy là bố mẹ đành mặc kệ, cứ tỉnh bơ. Mẹ lại còn rủ chị chơi đồ chơi nữa
chứ. Cái miệng con gào khóc nhưng mắt và cái tai của con vẫn vểnh lên
nghe ngóng mẹ và chị chơi đấy. Được một lúc nàng ta nín từ lúc nào
không biết và mon men đến gần. Khi ấy mẹ và chị cũng kéo cô nàng vào
chơi cùng để nàng ta cùng hòa vào câu chuyện mà mẹ và chị đang chơi.
Nhưng trò chơi đang vào cao trào thì mẹ dừng lại và hỏi con có thấy chơi
vui không? Con có muốn mẹ con mình lại chơi như thế này nữa không?
Nếu vậy thì lần sau con không được như vừa nãy nữa. Nếu con còn mắc
lỗi như vậy thì con sẽ bị phạt và không được chơi đồ chơi nữa. Và sau
một thời gian thì con sửa được hẳn tính đó. Khi con đòi cái gì mà bố mẹ
nói không được là con biết sẽ không thể được - dù con có gào khóc đến
đâu.
Lời kết: Thật ra trẻ con, chúng đều hiểu cả đấy. Các bé cũng biết thigan
với người lớn. Nếu "bắt nạt" bố mẹ được một lần thì lần sau chúng sẽ còn
bắt nạt nữa. Dù còn bé nhưng các con đều có thể hiểu được thái độ của
bố mẹ đối với việc làm sai hay đúng của các con qua âm lượng của lời
nói, qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, rồi đó. Và để dạy, uốn nắn được con
thì trước tiên người lớn chúng mình cần phải gương mẫu và nhất quán
cách dạy con. Không thể mẹ nói là không cho chơi mà bố lại nói thôi cứ
cho con chơi đi (khi thấy con khóc dữ quá). Và điều quan trọng là chúng
mình phải biết nhẫn nại, kiên trì vì dạy các con không chỉ một ngày hai
ngày là được. Có khi chỉ một việc mà chúng mình phải dạy con (hoặc phạt
con) lặp đi lặp lại nhiều lần chỉ trong một ngày. Và khi các con làm tốt thì
bố mẹ phải khen ngợi con ngay - làm như vậy sẽ khiến con thích thú với
việc làm đúng, làm tốt và sửa được những lỗi sai.
Hành trình nuôi dạy các con thật gian nan. Nhưng có lẽ phải trải qua
những "thử thách" ấy mới khiến chúng ta nghiệm được ra nhiều điều - và
phải chăng chính các con đã dạy cho chúng ta đức tính nhẫn nại?!
. Đối phó khi bé 'thi gan bướng bỉnh' Khi con còn bé, con ngoan lắm. Nhưng rồi đến khi con bước sang tuổi thứ hai, con bắt đầu bướng bỉnh - hình như bé nào bước vào. nhất bởi con đúng là một em bé khóc dai. Này nhé, khi con đòi không được cái gì (ví dụ như đòi điện thoại của bố để nghịch) thì lăn ra sàn nhà gào khóc để đòi. Khi ấy bố mẹ nói con không được. tính đó. Khi con đòi cái gì mà bố mẹ nói không được là con biết sẽ không thể được - dù con có gào khóc đến đâu. Lời kết: Thật ra trẻ con, chúng đều hiểu cả đấy. Các bé cũng biết thi gan với