Đối phó khi bé thích gây gổ Bạn hãy phản ứng ngay khi phát hiện bé có hành vi bạo lực. Thử di chuyển bé khỏi đám bạn chơi cùng trong vòng vài phút. Cần nhắc bé rằng, nếu bé còn cắn hoặc đánh bạn khác thì bạn tiếp tục cách ly bé. Theo dõi Lên 2 tuổi, bé có thể chơi bóng vui vẻ với các bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé bắt đầu ném bóng vào người các bé khác, bạn hãy đưa bé ra ngoài. Lúc hai mẹ con ngồi cùng nhau, bạn thử chỉ cho bé xem các bé khác đang chơi đùa vui vẻ thế nào, bé sẽ được nhập hội nếu không làm đau bạn cùng chơi. Bạn tránh nổi nóng, quát mắng, đánh hoặc cho là bé hư, không ai muốn chơi chung. Để bé thay đổi hành vi xấu, bạn cần dạy con ngôn ngữ và hành vi nào thì được chấp nhận. Nếu cha mẹ kiểm soát tốt tâm trạng của mình thì đó là bước khởi đầu để giúp bé kiềm chế tính hung hăng. Liên tục nhắc nhở Bạn cần phản ứng với sự gây gổ của bé theo cùng một cách với nhiều thời gian khác nhau. Càng sớm phán đoán hành vi xấu của bé, bạn càng biết cách kiểm soát và ngăn chặn nó. Giúp bé biểu lộ tâm trạng xấu Sau khi tách bé khỏi nhóm bạn chơi, bạn cần bình tĩnh đứng bên cạnh bé và hai mẹ con cùng quan sát các bé khác đang vui đùa. Giải thích với bé rằng, tức giận hay buồn bực là cảm xúc tự nhiên nhưng không bao giờ được cắn, đánh hay đá người khác. Hãy tìm cách khác để bé bộc lộ sự giận dữ. Bạn cũng có thể đọc cho bé nghe một quyển sách với chủ đề sự tức giận của nhân vật nào đó. Dạy bé nói lời xin lỗi Bạn dạy bé cần nói lời xin lỗi khi làm đau người khác. Bạn có thể dắt tay bé và cùng nói lời xin lỗi với con. Bé sẽ hiểu rằng, lời xin lỗi là phép lịch sự khi bé có hành vi xấu với ai đó. Thưởng cho hành vi tốt Thay vì chú trọng đến lỗi của con, bạn thử nhìn vào điểm tốt mà bé đạt được. Hãy khen ngợi khi bé không đẩy ngã bạn chơi, đồng ý chia sẻ đồ chơi… Bạn có thể cổ vũ bé như: “Con thật ngoan khi chia sẻ khối hình cho bạn Sam” thay vì chỉ nói một cách chung chung: “Con ngoan lắm”. Khen ngợi cụ thể sẽ giúp bé biết hành vi nào tốt, để phát huy. Bạn có thể tặng bé một miếng dán bé ngoan khi bé kiểm soát tốt tâm trạng xấu. Giới hạn thời gian xem tivi Ngay cả những bộ phim hoạt hình cũng chứa đầy cảnh la hét, đe doạ, đánh đá hoặc giành giật. Cha mẹ cần kiểm soát chương trình tivi cho bé lên 2 bằng cách ngồi xem cùng con, nhất là khi bé có xu hướng thích gây gổ. Nếu gặp một cảnh không hay, bạn thử hỏi bé: “Con có nghĩ bạn Gấu xô ngã bạn Gấu khác là hư không?”. Nhiều bé còn thích xem hoạt hình cùng anh (chị) của bé và nhiều chương trình không thực sự phù hợp với bé. Ngoài ra, bé hay bạo lực còn có thể do bé không có đủ cơ hội giải toả cảm xúc. Có thể vì bé bị “nhốt” trong nhà nhiều cùng với những bộ phim hoạt hình. Vì thế, cần cho bé nhiều thời gian vui chơi bên ngoài, với không khí trong lành và những trò vận động thú vị. Đừng quên nhờ trợ giúp Nếu bé có xu hướng thích gây gổ nhiều hơn bình thường; bé hay buồn rầu và dễ bị kích động hơn những bé khác; khi mọi cố gắng giúp bé kiềm chế của cha mẹ thất bại thì bạn cần đưa con đi khám. Chuyên gia sẽ tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ bé. Trường hợp này, vai trò của cha mẹ vẫn rất quan trọng. Tất cả các biện pháp dạy dỗ bé cần kiên trì và cẩn thận mới đạt được kết quả. Phương Thảo (Theo Babycentre) . Đối phó khi bé thích gây gổ Bạn hãy phản ứng ngay khi phát hiện bé có hành vi bạo lực. Thử di chuyển bé khỏi đám bạn chơi cùng trong vòng vài phút. Cần nhắc bé rằng, nếu bé còn cắn. cho bé lên 2 bằng cách ngồi xem cùng con, nhất là khi bé có xu hướng thích gây gổ. Nếu gặp một cảnh không hay, bạn thử hỏi bé: “Con có nghĩ bạn Gấu xô ngã bạn Gấu khác là hư không?”. Nhiều bé. sự gây gổ của bé theo cùng một cách với nhiều thời gian khác nhau. Càng sớm phán đoán hành vi xấu của bé, bạn càng biết cách kiểm soát và ngăn chặn nó. Giúp bé biểu lộ tâm trạng xấu Sau khi