NHỮNGTHẤTBẠITRUYỀNTHỐNGCỦAKINHTẾTHỊTRƯỜNG (TRADITIONAL
MARKET FAILURES) VÀMỘTSỐCÔNGCỤCƠBẢNĐIỀUTIẾTCỦACHÍNHPHỦ
PGS.TS
. NGUYỄN VĂN SONG
SUMMARY
Traditional market failures include four (4) problems such as monopoly, public goods,
externality, and iminformation. Market economies could not avoid them, and could not
absolutely elimilate their negative effects on the economy. The goverment has to use
significant, useful measures as freeing markets, facilitating markets, simulating markets,
establishing rules (e.g. lum-sum tax, subsidy, emision standard, ceiling price ) to
minimize negative effects on the economy.
Key words: Traditional market failures, monopoly, public goods, externality,
iminformation.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản chất của nền kinhtếthịtrường tự nó cónhữngthấtbại không thể tránh khỏi. Trong
nền kinhtế này, Chínhphủ không chỉ sử dụng các công cụ, chính sách vĩ mô đề điều
hành nền kinhtế hoạt động cạnh tranh hiệu quả mà còn phải có các công cụ, chính sách
phù hợp nhằm giảm thiểu những thiệt hại do nhữngthấtbạicủakinhtếthị (market
failures) trường gây ra. Cạnh tranh hoàn hảo trong nền kinhtếthịtrường sẽ tạo ra hiệu
quả trong việc sử dụng nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên. Các thấtbạicủa nền
kinh tếthịtrường đó là: độc quyền (molopoly), ngoại ứng (externalities), sai lệch thông
tin (iminformation), hàng hoá côngcộng (public goods), lạm phát, thất nghiệp, chênh
lệch phân phối thặng dư xã hội vv Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến bốn (4)
thất bạitruyềnthốngcủathịtrường đó là: độc quyền (molopoly), hàng hoá côngcộng
(public goods), ngoại ứng (externalities), sai lệch thông tin (iminformation) vàmộtsố
công cụ, chính sách cơbảncủaChínhphủ nhằm giảm thiểu những thiệt hại do các thất
bại này gây ra.
Muc tiêu chínhcủabài viết này nhằm làm rõ những thiệt hại của 4 thấtbạitruyềnthống
của kinhtếthịtrườngvà các côngcụđiềutiếtcơbảncủaChínhphủ nhằm hạn chế những
thiệt hại của các thấtbại này gây ra co nền kinh tế. Để giải quyết các mục đích trên, trong
bài viết này chúng tôi sử dụng phương pháp mô hình hóa nhằm mô tả, phân tích các thất
bại truyềnthốngcủa nền kinhtếthịtrườngvà các côngcụcơbảnđiều tiết.
II. NHỮNGTHẤTBẠITRUYỀNTHỐNGCỦA NỀN KINHTẾTHỊTRƯỜNG
VÀ MỘTSỐCHÍNH SÁCH, CÔNGCỤĐIỀUTIÊTCƠBẢNCỦACHÍNH PHỦ.
1. Điểm cân bằng cung, cầu củathịtrường cạnh tranh hoàn hảo mang lại thặng dư
xã hội lớn nhất
Trong nền kinhtếthị trường, cân bằng cung, cầu do "bàn tay vô hình" tạo ra sẽ đem lại
thặng dư xã hội lớn nhất.
Trong trường hợp để thịtrường cạnh tranh hoàn hảo, cân bằng cung cầu sẽ xảy ra tại E,
lượng cung và lượng cầu trên thịtrường là Q*, lúc này người cung bán hết sản phẩm với
giá P*, khách hàng mua đủ số lượng mình cần Q*. Tại đây (E) tổng lợi ích biên của xã
hội (ΣMB
i
) bằng tổng chi phí biên của xã hội (ΣMC
i
). Xét thặng dư của xã hội, tại điểm
cân bằng E, thặng dư của xã hội sẽ là tổng thặng dư của người tiêu dùng (a + c) và thặng
dư của người sản xuất (b+d). Nếu do một tác động chủ quan nào đó từ phía Chínhphủ (ví
dụ, cơ chế giá trần, giá sàn hoặc trợ giá đầu vào) hoặc khách quan nào đó từ phía thị
trường như thông tin không hoàn hảo, độc quyền hoặc ngoại ứng tích cực mà lượng cân
bằng không phải là Q* mà là Q
1
hoặc Q
2.
Vậy chúng ta chứng minh tại Q
1
hoặc Q
2
, thặng
dư của xã hội nhỏ hơn tại Q*.
Tại Q
1
, thặng dư của xã hội chỉ là a + b, phần c và d đã bị mất đi do sản xuất quá ít, hay
nói cách khác dừng sản xuất tại điểm khi mà tổng lợi ích của xã hội ΣMB
i
(điểm H) còn
cao hơn tổng chi phí của xã hội ΣMC
i
(điểm I) rất nhiều. Tại Q
2
, thặng dư xã hội sẽ là
(a+b+c+d) - e; sở dĩ phải trừ đi phần tam giác e bởi vì nền kinhtế đã sản xuất ra quá
nhiều sản phẩm so với mức cần thiết của xã hội, ở đó (điểm K) tổng chi phí của xã hội
ΣMC
i
lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích biên của xã hội ΣMB (điểm L).
2. Độc quyền(molopoly)
Độc quyền mua, hay độc quyền bán đều dẫn tới thiệt hại cho người tiêu dùng và tựu
chung là làm thiệt hại cho nền kinhtếvà xã hội. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ
nêu mô hình độc quyền bán, trong cơ chế độc quyền tự nhiên. Mộtsố đặc điểm cơbản
của độc quyền vàđộc quyền tự nhiên đó là: đường doanh thu biên (MR) bao giờ cũng
nằm dưới đường cầu của nhà độc quyền; độ dốccủa đường doanh thu biên (MR) và chi
phí biên (MC) quyết định lượng bán ra của nhà độc quyền; đối với độc quyền tự nhiên
thì đường chi phí biên (MC) của nhà độc quyền luôn nằm dưới đường chi phí trung bình
(AC) (xem hình 2).
P
max
P*
P
min
c
a
b
d
Q
1
Q* Q
2
S
= ΣMC
i
D
= ΣMB
i
Hình 1. Cân bằng thịtrường hiệu quả lớn nhất
E
I
K
H
L
e
Mức sản lượng mà nhà độc quyền sản xuất luôn nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho họ được
xác định là điểm giao giữa đường doanh thu biên (MR) và đường chi phí biên (MC) của
nhà độc quyền (lượng Q
đq
); mức giá nhà độc quyền bán ra là P
đq
, (kéo dài điểm giao giữa
MR và MC tới khi cắt đường cầu). Như vậy, so với cạnh tranh hoàn hảo lượng bán ra là
Q
ct
và P
ct
thìđộc quyền đã bán ra với một sản lượng ít hơn rất nhiều (Q
đq
<Q
ct
) và với
mức giá cao hơn rất nhiều so với mức giá cạnh tranh (P
đq
> P
ct
). Chínhđiều này sẽ dẫn
tới thiệt hại cho người tiêu dùng và cho nền kinhtếvà xã hội.
Mức thiệt hại được xác định như sau: Trong thịtrường cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư
của người tiêu dùng sẽ là diện tích tam giá P
max
P
ct
K; nhưng do độc quyền mà thặng dư
của người tiêu dùng chỉ còn phần diện tích tam giác P
max
P
đq
I. Như vậy, phần thặng dư
của người tiêu dùng mất đi là phần hình thang P
đq
P
ct
KI. Trong đó, phần hình chữ nhật
P
đq
P
ct
MI vào túi nhà độc quyền và phần tam giác MKI (phần gạch đen) là phần mất trắng
của nền kinhtếvà xã hội (Dead weight loss). Kết luận: độc quyền bán giá cao hơn cạnh
tranh hoàn hảo, sản lượng cung ra thịtrường ít hơn so với thịtrường cạnh tranh hoàn hảo,
gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phần thiệt hại này một phần vào túi nhà độc quyền và
phần khác là sự mất trắng của nền kinhtếvà xã hội.
Để giảm thiểu những thiệt hại củađộc quyền gây ra cho người tiêu dùng, nền kinhtếvà
xã hội Chínhphủ cần tiến hành mộtsốcôngcụ chủ yếu sau đây:
- Ban hành các chính sách nhằm thiết lập mộtthịtrườngcó sức cạnh tranh lớn (freeing,
facilitating and simulating markets).
- Dùng chính sách giá trần (ceiling price) nhằm ép nhà sản xuất bán giá thấp hơn P
đq
;
nhưng cũng cần lưu ý rằng mức giá không thể thấp hơn điểm J, vì nếu mức giá thấp hơn
điểm J thì nhà độc quyền sẽ lỗ và họ sẽ không chấp nhận, hoặc không cung. Cần lưu ý
rằng, trong trường hợp giả sử có thể ép giá của nhà độc quyền tới điểm J thì phần mất
AC
Đường cầu
MR
P
đq
P
ct
Q
đq
Q
ct
Q
tb
Hình 2. Định giá và sản lượng của nhà độc quyền dẫn tới mất trắng cho nền kinhtế
P
ma
I
J
K
L
M
MC
trắng của nền kinhtếvà xã hội vẫn còn. Như vậy, đối với độc quyền tự nhiên chỉ có thể
giảm thiểu sự mất trắng của nền kinhtếvà xã hội chứ không thể loại bỏ hoàn toàn khi có
hiện tượng độc quyền.
- Dùng thuế tổng để lấy bớt đi phần lợi nhuận caocủa nhà độc quyền, sử dụng thuế tổng
bởi vì thuế này không làm giảm sản lượng sản xuất ra của nhà độc quyền như mộtsố loại
thuế khác.
- Ngoài ra, Chínhphủcó thể hạn chế các mất mát do độc quyền gây ra bằng các chính
sách kinhtế vĩ mô như thuế tổng (lum-sum tax), thuế thu nhập; nhưng chý ý tránh các
loại thuế làm tăng chi phí biên (MC) của hãng độc quyền vì thuế làm tăng chi phí biên sẽ
làm nhà độc quyền giảm mức sản lượng, tăng giá và gây ra tổn thất cho xã hội nhiều hơn.
3. Hàng hoá côngcộng thuần tuý (public goods)
Hàng hoá côngcộng thuần tuý (HHCC) có hai đặc điểm chính đó là không thể loại trừ và
không cạnh tranh trong sử dụng (ví dụ: lợi ích quốc phòng với người dân, lợi ích từ ngọn
hải đăng với các con tàu ).
HHCC thuần tuý có ∑MB
i
> ∑MC
i
(tổng lợi ích biên lớn hơn so với tổng chi phí biên
cho tất cả người sử dụng hoặc hưởng lợi), nhưng MB
i
< ∑MC
i
(lợi ích biên mỗi cá nhân
nhỏ hơn nhiều so với tổng chi phí biên). Chínhnhững đặc điểm trên dẫn tới hiện tượng sử
dụng lãng phí nguồn lực của xã hội, hoặc không có cá nhân nào cung vì không thể thu
phí. Trong trường hợp khi mà ∑MB
i
> ∑MC
i
và MB
i
< ∑MC nếu để thịtrường cạnh
tranh thìnhững loại hàng hoá này sẽ không được xây dựng, hoặc không được cung cấp
đầy đủ. Chính vì vậy Chínhphủ phải can thiệp vào. Cần nhớ rằng, quy luật đầu tư trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo là tổng lợi ích biên bằng với tổng chi phí biên (∑MB
i
>
∑MC
i
) đây chính là dạng của hai đường cầu và đường cung của hàng hoá dịch vụ trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo (xem hình 1). Đối với các hãng tư nhân hoặc người tiêu
S
= ΣMC
i
xã hội
D
= ΣMB
i
xã h
ội
MB cá nhân
P
xh
Giá xã
h
ội bằng
P
cn
Giá cá
nhân b
ằng
Q
xh
lượng xã
h
ội cầu
Q
xh
lượng
c
ầu của cá
Hình 3. Mâu thuẫn lợi ích, chi phí cá nhân với lợi ích và chi phí xã
h
ội của h
àng hoá công c
ộng thuần tuý
dùng thì quyết định sản xuất hay tiêu dùng bao giờ cũng dựa vào điểm chi phí biên MC
bằng với lợi ích biên MB.
Chính phủ là người cung cấp hàng hoá côngcộng thuần tuý cho xã hội; Giá của hàng hoá
công cộng cho mỗi cá nhân trong xã hội được tính là mức thuế phải trả. Nhưng mức giá
bao nhiêu cho mỗi cá nhân vẫn là một vấn đề của lý thuyết kinhtế hiện đại. Mô hình cân
bằng Lindahl cho rằng tất cả các cá nhân đều có lượng HHCC như nhau
nhưng lại khác
nhau ở giá thuế. Nhưng theo phương án này, những người bị thiệt thòi (giá thuế cao hơn)
sẽ không chấp nhận; đặc biệt là những người có thu nhập cao, có giá thuế cao hơn so với
những người có thu nhập thấp. Nhược điểm lớn nhất của giải pháp Lindahl là các cá nhân
không có động cơ để nói nên sự thật vì giá thuế tăng theo thu nhập của họ.
4. Ngoại ứng (externality)
Ngoại ứng là một trong 4 thấtbạitruyềnthốngcủa nền kinhtếthị trường, vì mục tiêu lợi
chạy theo lợi nhuận của mình, các hãng sản xuất bất chấp lợi ích xã hội, gây ra các chi
phí cho xã hội, ví dụ, gây ô nhiễm môi trường (negative externalities).
Ngoại ứng tiêu cực sẽ làm sai lệch chi phí biên của các hãng (MPC) và chi phí biên của
xã hội (MSC) tạo ra sự mất trắng của nền kinhtếvà xã hội (hình 4). Nếu không có chi
phí ngoại ứng, chi phí của hang MSC = MPC, mức cung tối đa hoá lợi ích của hãnh trùng
với mức tối đa hoá lợi ích của xã hội (điểm E & Q* trong hình 1). Nhưng do có chi phí
ngoại ứng (MEC), chi phí của xã hội là MSC = MPC + MEC. Lúc này điểm tối đa hoá lợi
nhuận của hãng không trùng với điểm tối đa hoá thặng dư xã hội. Hãng sản xuất tại Q
p
(giả sử cầu sản phẩm hoàn toàn co giãn, tức là đường cầu nằm song song với trục hoành),
trong khi đó mức tối ưu hoá thặng dư của xã hội tại Q*
s
. Chính sự méo mó này đã tạo ra
sự mất trắng của xã hội (phần gạch chéo).
Giảm thiểu nhữngthấtbại do ngoại ứng tiêu cực gây ra, Chínhphủ phải dùng các công
cụ như thuế ô nhiễm (thuế Pigou), chuẩn mức thải, thịtrường giấy phép thải, xác định
quyền sở hữu khu vực thải. Nhằm nội hoá sự ô nhiễm của các hãng sản xuất gây ô nhiễm
tiêu cực, đưa chi phí ngoại ứng vào giá cả sản phẩm.
DW
P
s
MEC
Q*s
Qp
MPC
MSC
P
p
Hình 4. Ngoại ứng tiêu cực làm sai lệch giá cả củathịtrường cạnh tranh và giá xã hội
DWL
D
Trong trường hợp ngoại ứng tích cực (positive externality) chi phí ngoại ứng (MEC) âm
tức là mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho xã hội (ví dụ: rừng đầu nguồn, bảo tồn, chắn
sóng ). Người trực tiếp sản xuất kinh doanh các loại hàng hoá này được hưởng rất ít các
lợi ích từ ngoại ứng tích cực tạo ra (ví dụ: giữ nước cho cuối nguồn, chống sói mòn, rửa
trôi, chống bão lụt, dữ nguồn gien, đồng hoá CO
2
) tạo ra cho xã hội vàcộng đồng,
chính vì vậy để tạo sự cân bằng cho thịtrường (hình 1), chínhphủvà các cơ quan chức
năng phải trợ cấp, hoặc trợ giá cho những người sản xuất, người tiêu dùng tạo ra ngoại
ứng tích cực cho cộng đồng và cho xã hội. Lúc đó phúc lợi xã hội sẽ đạt được tối đa.
Nguồn ngân sách trợ giá được lấy từ đóng góp củanhững người được hưởng lợi ngoại
ứng tích cực tạo ra thông qua thuế.
5. Thông tin không hoàn hảo (Iminformation)
Thông tin hoàn hảo có nghĩa là trên thị trường, người mua và người bán phải hiểu rõ
được thành phần, chất lượng sản phẩm mà mình mua hoặc bán. Nếu thành phần, chất
lượng của sản phẩm không được người mua hoặc người bán sẽ dẫn tới sự mất trắng của
xã hội và nền kinhtế do tiêu dùng quá nhiều hoặc quá ít, không đúng điểm tối ưu (điểm E
và lượng Q* hình 1). Hiện tượng thông tin không hoàn hảo thường xảy ra đối với các loại
dược phẩm, các loại sản phẩm kỹ thuật cao. Thịtrường dược phẩm thường người mua rất
ít hoặc khó biết được thông tin đúng nếu không cócố vấn của bác sĩ, dược sĩ hoặc các
chuyên gia.
D là cầu thực sự nếu cóthông tin đầy đủ vàthông tin đúng, lượng cầu của xã hội se là Q*
và giá sẽ là P*; nhưng giả sử có sai lệch về thông tin, trong trường hợp sản phẩm được
quảng cáo quá mức cần thiết, làm cho người tiêu dùng tiêu dùng ở mức Q
u
với giá P
u
.
Điều này dẫn tới hai hậu quả: thứ nhất, tăng lượng cầu và tăng giá so với thực tế, giảm
P
S
a
P
u
P*
c
b
D
i
D
Q
Q
*
Q
u
Phần lợi ích người bán được lợi
do thông tin không chuẩn và
cũng là phần thiệt hại của người
tiêu dùng (P
u
P
i
ca)
Phần mất trắng
của XH do sai
lệch TT (abc)
Hình 5. Mô hình sai lệch thông tin dẫn tới mất trắng của XH và nền kinhtế
thặng dư của người tiêu dùng, tăng thặng dư của người sản xuất. Thứ hai, tạo ra sự mất
trắng của xã hội, tam giác (abc).
Chính phủvà các cơ quan chức năng là người giám sát kiểm định các thông tin về sản
xuất cũng như tiêu dùng. Ví dụ, kiểm định chất lượng, đảm bảo nhãn mác Nhằm đảm
bảo cho người tiêu dùng và người sản xuất hiểu rõ chất lượng, thành phần sản phẩm khi
tham gia mua, bánvà đấu thầu sản phẩm trên thị trường.
III. KẾT LUẬN
Ngoài căn bệnh cố hữu của nền kinhtếthịtrường đó là thất nghiệp, lạm phát, chênh lệch
thu nhập, kinhtếthịtrường còn có bốn (4) thấtbạitruyền thống: độc quyền, hàng hoá
công cộng, ngoại ứng vàthông tin không hoàn hảo. Tất cả các thấtbại này của nền kinh
tế thịtrường đều dẫn tới thiệt hại cho nền kinhtếvà xã hội.
Chính phủcó thể giảm thiểu được những thiệt hại này (không thể loại bỏ hoàn toàn),
bằng các công cụ, chính sách đó là tự do hoá thịtrường (freeing, facilitating and
simulating markets); sử dụng chính sách giá trần (ceiling price); thuế tổng; thuế ô nhiễm;
đưa ra các chính sách, luật lệ bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất (establishing
rules); hình thành các thịtrườngbảo hiểm vv Tuỳ theo từng thấtbạicụ thể, trong hoàn
cảnh cụ thể mà áp dụng các công cụ, chính sách cho phù hợp nhằm giảm thiểu những
thiệt hại cho nền kinhtếvà xã hội./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Avinash K. Dixit. 1996. The making of economic policy: A transaction –Cost Politics Perspective
Edgar K. Browing and Jacquelene M. Browning. 1997. Public Finance and the Price System.
Third Edition. Macmillan and Lollier Macmillan Company. New York and London
Joseph E. Stiglitz. 1988. Economics of the Public Sector. Second edition. W.W. Norton &
Company. New York. London
Nguyễn Văn Song. 2005. Kinhtếcông cộng. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội
. các thất bại truyền thống của nền kinh tế thị trường và các công cụ cơ bản điều tiết. II. NHỮNG THẤT BẠI TRUYỀN THỐNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ ĐIỀU TIÊT CƠ BẢN. NHỮNG THẤT BẠI TRUYỀN THỐNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (TRADITIONAL MARKET FAILURES) VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ CƠ BẢN ĐIỀU TIẾT CỦA CHÍNH PHỦ PGS.TS . NGUYỄN VĂN SONG SUMMARY. sách cơ bản của Chính phủ nhằm giảm thiểu những thiệt hại do các thất bại này gây ra. Muc tiêu chính của bài viết này nhằm làm rõ những thiệt hại của 4 thất bại truyền thống của kinh tế thị trường