Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
815,82 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN:
HỌC THUYẾTMÁCVÀVẤNĐỀHOÀN
THIỆN CÁCYẾUTỐCỦA LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤTỞVIỆTNAM HIỆN NAY
Dựa trên quan điểm củahọcthuyếtMác về hình thái kinh tế - xã hội nói chung, về
phát triển lựclượngsảnxuất nói riêng, trong bài viết này, tác giả đã làm rõ một số
nguyên tắc, phương châm cơ bản trong việc vận dụng quan điểm của C.Mác nhằm
phát triển vàhoànthiệncácyếutố cấu thành lực lượngsảnxuấtởViệtNam hiện
nay.
1. Quan niệm duy vật về lịch sử trong triết họccủa C.Mác được coi là bước ngoặt có
tính cách mạng trong toàn bộ lịch sử triết họccủa nhân loại, trong đó có quan điểm
về sự tồn tại vàvận động của xã hội. Cùng với lập trường duy vật biện chứng lấy thế
giới để giải thích sự tồn tại và phát triển của chính nó, C.Mác và người cộng sự của ông
- Ph.Ăngghen còn trình bày những quan niệm duy vật về lịch sử, khẳng định xã hội là xã
hội của con người, con người xuấthiệnvà tạo ra xã hội của họ, gắn liền với các hoạt
động sảnxuất vật chất. Chính sảnxuất xã hội của con người với năng lực, trình độ, cơ
chế hợp tác khác nhau… là những yếutố căn bản nhất đóng vai trò quyết định trong
việc tạo ra các chế độ xã hội khác nhau cũng như sự khác biệt giữa chúng.
Bằng phương pháp biện chứng và lập trường duy vật về lịch sử, C.Mác, lần đầu tiện
trong lịch sử triết học, đã trình bày những nhận thức khoa học về lịch sử, xã hội qua
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Theo đó, loài người đã trải qua các giai đoạn
phát triển cao thấp khác nhau, với những tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng tiêu
chuẩn cơ bản nhất để nhận biết, phân biệt các chế độ xã hội khác nhau chính là dựa
vào sự khác nhau thông qua cácyếutố cấu thành trong quan hệ về hình thái kinh tế -
xã hội, một xã hội cụ thể trong một giai đoạn với một phương thức sảnxuất đặc
trưng (với một lựclượngsảnxuấtvà quan hệ sảnxuất phù hợp); một xã hội với cơ
sở hạ tầng nhất định và kiến trúc thượng tầng phù hợp.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội được C.Mác trình bày không phải là sản phẩm của
óc tưởng tượng thuần tuý, nó được ông nhận thức, kế thừa, phát hiệnvà khái quát từ
chính đời sống của xã hội. Ông đưa ra một kết luận khái quát có tính khoa học rằng, sự
vận động củacác hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Với óc
khái quá hoá và trừu tượng hoá độc đáo, C.Mác vạch rõ tính quy luật và quy luật vận
động, phát triển của một số hiện tượng xã hội cấu thành trong sản xuất, trong sinh hoạt
xã hội và hoạt động của thể chế.
Cùng với phát hiện có tính lịch sử về sự vận động củacác hình thái kinh tế - xã hội,
với phương pháp luận đi từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái quát đến cácyếutốcủa sự
vật vàhiện tượng, C.Mác đã kế thừa cáchọcthuyết triết học xã hội trước đó và
khẳng định rằng, phương thức sảnxuất ra của cải vật chất của con người là những
yếu tố quan trọng và quyết định nhất, đồng thời là tiêu chí cơ bản thể hiện trình độ
của tiến bộ xã hội, phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Với phương pháp luận
này, C.Mác không dừng lại ở việc nhận thức vai trò to lớn của phương thức sảnxuất
đối với lịch sử, mà còn tiếp tục “giải phẫu” cấu trúc của phương thức sản xuất. Ông
chỉ ra rằng, phương thức sảnxuất xã hội là sự thống nhất củalựclượngsảnxuấtvà
quan hệ sản xuất, cácyếutốnày tác động biện chứng lẫn nhau; trong đó, lựclượng
sản xuất đóng vai trò quyết định còn quan hệ sảnxuất cũng có tác động trở lại đối
với lựclượngsản xuất. Sự tác động biện chứng giữa chúng là quy luật cơ bản, xuyên
suốt toàn bộ lịch sử vận động và phát triển củacác phương thức sảnxuất cho đến
ngày nayvà nó vẫnhoàn toàn đúng, nếu chúng ta xem xét ở bất kỳ quốc gia nào. Với
phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, bằng những sự kiện của lịch sử trong sản
xuất xã hội vàcác quá trình xã hội khác, chúng ta có thể làm sáng tỏ thêm rằng, chính
mối quan hệ, sự tác động biện chứng giữa lựclượngsảnxuấtvà quan hệ sảnxuất
quyết định sự phát triển củacác phương thức sảnxuấtvà do vậy, quyết định sự vận
động, phát triển củacác hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.
Triết học tiến bộ phải có vai trò to lớn, mà như C.Mác khẳng định, đó là chức năng
cải tạo thế giới. Vậy, lý luận của C.Mác về lựclượngsản xuất, quan hệ sảnxuấtvà
mối quan hệ biện chứng giữa chúng có đóng góp gì cho viêc phát triển nền sảnxuất
xã hội, mang lại sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội củaViệtNam ngày nay?
Đây là vấnđề rộng lớn mà trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày một số nội dung
cơ bản trong sự vận dụng quan điểm của C.Mác về lựclượngsảnxuất vào quá trình
hoàn thiện thể chế kinh tế và hội nhập củaViệt Nam.
2.
Như đã nêu trên, vấnđềlựclượngsảnxuất xã hội là một trong những nội dung
trọng yếu trong triết học xã hội của C.Mác, đồng thời cũng là một trong những tiêu
chí phân biệt nhận thức sự vận động xã hội của những người mácxít với các quan
điểm triết học xã hội khác. Triết họcMác coi lựclượngsảnxuất là yếutố năng động
nhất trong cácyếutố cấu thành phương thức sảnxuất xã hội, quyết định xu hướng,
tốc độ, nhịp độ vận động củacác quan hệ sản xuất. Cho đến nay, quan điểm đúng
đắn đó vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời là cơ sở nhận thức và khảo cứu thực tiễn,
xem xét những chính sách phát triển kinh tế - xã hội củacác nước nói chung vàcủa
Việt Nam nói riêng.
Vậy, vận dụng quan điểm của C.Mác về lựclượngsảnxuấtvà vai trò của nó trong sản
xuất xã hội ởViệtNamhiệnnay như thế nào, phương pháp tiếp cận ra sao? Theo chúng
tôi, cần dựa trên các nguyên tắc căn bản sau:
- Nhận thức đúng đắn quan điểm của C.Mác (và V.I.Lênin - người kế tục xuất sắc
của ông);
- Không máy móc, giáo điều. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi họcthuyếtcủacác
ông chỉ là kim chỉ nam. HọcthuyếtcủaMác ra khỏi hoàn cảnh lịch sử đương thời
chắc chắn nó cần phải được vận dụng một cách sáng tạo sao cho có thể thích ứng với
một xã hội cụ thể, một quốc gia, dân tộc cụ thể (với quy mô dân cư, trình độ dân trí,
thể chế xã hội, tương quan trong nước và thế giới…).
- Vận dụng sáng tạo họcthuyếtMác vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể sao cho có
thể hướng tới việc phát huy cao nhất cácyếutố vốn có, cácyếutố mới sáng tạo, các
nguồn lựccủa đất nước và dân tộc.
Cần xác định rõ vị trí và vai trò củalựclượngsảnxuất trong xã hội, cũng như vị trí,
vai trò của từng yếutố cấu thành lựclượngsản xuất. Trong lựclượngsản xuất, con
người là yếutố quan trọng hàng đầu. Đối với nước ta, ưu thế của nguồn lực con
người đã được khẳng định (thông minh, sáng tạo, cần cù và khéo léo…). Nhưng,
trước những yêu cầu mới, bối cảnh mới, cơ chế mới, nguồn lực đó đang bộc lộ
những hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượngvà hiệu quả lao động xã
hội (tác phong của người tiểu nông, kỷ luật lao động thấp; hạn chế về thể chất…).
Một số khiếm khuyết trong lao động của con người ViệtNam có thể do nguyên nhân
khách quan và chủ quan (xét theo hành vi chủ quan của con người và tác động bên
ngoài như cơ chế, chính sách, thể chế): lý luận, lý lẽ nhiều hơn thực tế, thực hành;
học tập vì bằng cấp hơn là để phục vụ công việc; (như giỏi thi ngoại ngữ nhưng rất
yếu, rất thiếu người dùng tốt ngoại ngữ để giao tiếp; người có bằng nhiều khi lại
không vượt qua các kỳ kiểm tra, sát hạch) Những hạn chế đó là do ảnh hưởng
không nhỏ từ sự yếu kém trong phương thức, quy trình và nội dung đào tạo hiện
hành mà đến nayvẫn chưa có “phương thuốc” chữa một cách hiệu quả.
Các yếutố khác trong cấu trúc của lực lượngsảnxuấtởViệtNam hiện cũng đang có
những bất cập trước yêu cầu của xã hội và con người Việt Nam, nhất là yêu cầu hội
nhập thương mại:
- Đất đai là đối tượng lao động và tư liệu sảnxuất hàng đầu đối với một nước mà sản
xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao. Ở nước ta, nguồn lựcnày vốn đã ít lại có
xu thế ngày càng cạn kiệt, suy thoái và bị thu hẹp. Quá trình đô thị hoá - kiểu tổ chức
đời sống của thời đại khoa họcvà công nghệ phát triển, đã và đang làm cho đối
tượng lao động hàng đầu trong sảnxuất nông nghiệp bị thu hẹp vàô nhiễm nặng nề
do sảnxuất công nghiệp và ứng dụng hoá học vào sảnxuấtvà sinh hoạt. Cùng với
tốc độ đô thị hoá, quá trình hình thành các khu quy hoạch cho công nghiệp vàsản
xuất dịch vụ cũng là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp
(chưa nói tới việc sử dụng nguồn lựcnày hiệu quả hay không và sự hiện diện các khu
công nghiệp có bảo đảm việc chuyển đổi đó trong tư duy quản lý hiệnnay là chính
xác hay không).
- Một số sản phẩm chỉ mang tính nguyên liệu cho sảnxuất do trình độ thấp về khoa
học và công nghệ như hạt điều, hạt cà phê, hồ tiêu… Việc xuất khẩu nhiều mặt hàng
dưới dạng nguyên liệu, bán thành phẩm không mang lại giá trị cao. Điều đó giải
thích tại sao hàng hoá củaViệtNam phải “khoác” cái áo thương hiệu khác, thường là
thương hiệu uy tín không do con người ViệtNam sáng tạo ra mới có thể thâm nhập
vào các thị trường lớn thuộc các quốc gia ngoài Việt Nam.
Những yếu kém trên đều do trình độ và năng lựccủa con người. Điều đó cho thấy,
ngay trong cấu trúc củalựclượngsản xuất, cácyếutố luôn tác động lẫn nhau, trong
đó yếutố quan trọng nhất là yếutố con người (với ý thức, năng lực, trình độ và trách
nhiệm khác nhau).
3. Hệ thống luật pháp của Nhà nước và quyết sách chính trị của Đảng Cộng sảnViệt
Nam luôn dành phần quan trọng quy định hoặc hoạch định đường hướng cho sự phát
triển xã hội, trước hết là nền sảnxuất xã hội, khẳng định kinh tế - xã hội là nền tảng
của thể chế vàsảnxuất xã hội (năng suất lao động, chất lượngsản phẩm và môi
trường…) giữ vai trò quyết định. Điều đó thể hiệncác quan điểm:
- Vận dụng sáng tạo nguyên lý mácxít về mối quan hệ biện chứng giữa lựclượngsản
xuất và quan hệ sản xuất.
- Định hướng phát triển đồng bộ, từng bước cácyếutốcủalựclượngsảnxuấtvà
quan hệ sản xuất.
- Cụ thể hoá chính sách tác động tích cực tới việc không ngừng hoànthiệncácyếutố
của lựclượngsản xuất.
Có thể chỉ ra một số nội dung liên quan đến đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam,
chủ trương và chính sách của Nhà nước ViệtNam về việc hoànthiệncácyếutốcủa
lực lượngsản xuất:
Chính sách giáo dục và y tế, tiền lương… liên quan đến cácyếutố thể chất, trí tuệ
của nguồn nhân lực xã hội. Hiện nay, lựclượng lao động khu vực nông thôn chiếm
khoảng trên 70% dân số và lao động, nhưng chất lượng lao động còn rất hạn chế cả
về thể lực lẫn trình độ. Những lao động có trình độ vốn xuất phát từ nông thôn không
muốn trở lại quê hương để đóng góp trí tuệ phát triển nông thôn… Không thể đưa
công nghệ tiên tiến (công cụ, vốn…) về nông thôn một cách ồ ạt để “hiện đại hoá”
kinh tế nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng khi chưa có sự chuẩn bị chu
đáo về con người. Nếu có đưa công nghệ kỹ thuật mới vào nông nghiệp và nông thôn
thì người nông dân cũng không đủ kiến thức cơ bản để áp dụng. Thực trạng đó dẫn
đến một nghịch lý: một quốc gia như ViệtNam có lựclượng lao động trẻ, được đánh
giá là “nhanh nhẹn, khéo tay, học giỏi” trong các trường đại học, nhưng lại không
đáp ứng được nhu cầu lao động ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Không đáp ứng được không phải vì số lượng, mà vì tay nghề, kỹ năng, kỷ luật
tác phong yếu.
Sự bất cập đó diễn ra không chỉ ở lĩnh vực sảnxuất xã hội thuộc hạ tầng cơ sở, mà
còn phổ biến cả ởyếutố nhân lực thuộc thượng tầng kiến trúc - đội ngũ lao động trí
óc - quản lý.
Một thực tế khác là sự thiếu hụt nghiêm trọng lựclượng lao động trong nhóm lao
động quản lý sảnxuất trong các doanh nghiệp. Ngoài các lý do khác, tâm lý ỷ lạivà
trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước trong toàn bộ các khâu của quá trình sảnxuất
còn rất lớn đã phần nào làm suy giảm tính cạnh tranh và sáng tạo của những doanh
nhân trong các doanh nghiệp. Đội ngũ này đã và đang là một thành phần, bộ phận đặc
biệt quan trọng trong lựclượngsảnxuấtcủa xã hội, chứ không phải chỉ những người
“cầm búa hay cầm cày” mới là thành phần củalựclượngsảnxuất xã hội!
Hiện nay, theo chúng tôi, chính sách phát triển khoa họcvà công nghệ phải hướng
tới nâng cao trình độ củalựclượngsản xuất. Các chính sách về môi trường bảo đảm
phát triển toàn diện cácyếutố con người (sức khoẻ cộng đồng) và phát triển bền
vững.
Trình độ kinh tế - xã hội và trình độ của nguồn nhân lực - lựclượngsảnxuất xã hội
luôn có mối quan hệ biện chứng: trình độ xản xuất xã hội thấp không thể “sản sinh”
ra đội ngũ lao động có trình độ nghề nghiệp, tay nghề cao; ngược lại, đội ngũ lao
động có trình độ thấp không thể làm thay đổi được tình trạng thấp kém củalựclượng
sản xuất. Tuy nhiên, xét theo quan hệ cácyếutố khách quan và chủ quan, có thể tìm
kiếm sự tác động năng động, tích cực chủ quan của con người với tính cách vừa là
chủ thể, vừa là đối tượng nhận thức lựclượngsản xuất.
Con người phải tự nhận thức chính bản thân đểhoànthiện mình thích hợp với hoàn
cảnh, môi trường và chính nhu cầu thực tại của mình. Nhưng với nhiều lý do khác
nhau, con người được tập hợp lại thành những nhóm, cộng đồng - những thành tố
của loài người với sự xuất hiện, phân bố không giống nhau về lịch sử, địa lý, điều
kiện (tự nhiên, chính trị xã hội…).
Với cách tiếp cận như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Việt
Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức đối vối sự phát triển liên quan trực
tiếp tới cácyếutốcủalựclượngsảnxuất xã hội. Từ vị trí chủ thể nhận thức, chúng
ta thấy rằng, trong lựclượngsảnxuấthiện nay, nổi lên mấy vấnđề đáng quan tâm:
Về yếutố con người, ViệtNam là quốc gia có tiềm lực dân cư hùng hậu tham gia vào
thành phần trọng yếucủalựclượngsản xuất. Tuy nhiên, con người cần có cáctố
chất tự nhiên - xã hội cần thiết, như thể lực, trí lựcvà năng lực… để tham gia trực
tiếp và có hiệu quả vào quá trình sảnxuất xã hội cũng như tái sảnxuất sức lao động
xã hội. Theo tiêu chí đó, ViệtNamhiện đang có sự bất cập trong chính sách phát
triển nguồn lực như đã nêu ở trên.
Các nguồn lực vật chất khác trong nước cũng không phải là vấnđềdễ giải
quyết. Một là, ViệtNamhiệnvẫn là một quốc gia nông nghiệp với mật độ dân cư cao
vào bậc nhất thế giới, diện tích đất canh tác rất hạn chế nhưng lại đang ngày càng bị
cạn kiệt về lượng, suy giảm về chất lượng, đã thiếu hụt vô hình (về chất lượng), lại
còn bị thiếu hụt hữu hình (về số lượng) do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ. Chúng
ngày càng bị thoái hoá, ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng mà nguyên nhân phần
lớn lại không phải “do trời” mà là “do người” trong quá trình khai thác.
Hai là, các nguồn lợi tự nhiên khác cũng đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm về
chất lượngvà thu hẹp về số lượng: Rừng ngày càng cạn kiệt do mất cân đối giữa khai
thác và bảo vệ, nguồn nước ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuấtvà
đời sống, khoáng sản vốn đã khó tìm kiếm, nhưng việc tổ chức khai thác lại không
có kế hoạch, không bảo đảm yêu cầu môi trường…
Do vậy, nhận thức đúng đắn và từ đó, có những biện pháp nâng cao chất lượngcác
yếu tốcủalựclượngsảnxuất xã hội ởViệtNamhiệnnay là rất cần thiết.
Ba là, đã có dấu hiệu thể hiện sự mất cân đối củasảnxuất xã hội: những sản phẩm
tiêu dùng lấn át sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất: ôtô nhiều hơn máy kéo, nhà
máy sảnxuất ra thép đổi mới chậm, khai thác được dầu thô nhưng không đủ trình độ
tạo ra cácsản phẩm từ dầu… Như vậy, việc sảnxuất những công cụ lao động để phát
triển lựclượngsảnxuất xã hội phải chăng đã mất vị trí ưu tiên so với sản phẩm tiêu
dùng, đành rằng nhận thức mới về sự phân công lao động có tính toàn cầu là chức
năng quan trọng của những nhà hoạch định chính sách?
Sự phân tích trên đây cho thấy:
Thứ nhất, cần sớm nhận thức sự nguy hại của việc lãng phí tài nguyên, tự gây ra các
thảm hoạ về môi trường trong tương lai, lãng phí các nguồn lực; từ đó, chủ động xây
dựng những chính sách đón đầu (kế hoạch hoá), có thể chế mạnh với hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh và chế tài dân chủ.
- Thứ hai, phải nhạy bén, cẩn trọng nhưng không để lỡ thời cơ trong việc thiết lập
quan hệ quốc tế (quan hệ quốc tế luôn là quan hệ hướng tới việc tìm ra lợi thế cho
mình). Hội nhập là một xu thế có tính quy luật. Nhưng, xét đến cùng, nó có nguyên
nhân từ sự phát triển bùng nổ củacácyếutốlựclượngsản xuất, nhất là sức mạnh kết
nối các quá trình xã hội qua công nghệ thông tin - điều mà thời vào mình, C.Mác mới
chỉ phác hoạ những phỏng đoán có tính quy luật.
- Thứ ba, đẩy mạnh việc tìm kiếm và trọng dụng người tài đi đôi với hoànthiện đạo
đức, lối sống là vấnđề hệ trọng trong điều kiện chúng ta còn nghèo và xã hội lại có
nhiều yếutố nhạy cảm về kinh tế, chính trị, văn hoá và truyền thống….
Thứ tư, việc nhận thức triết họcMác không thể rập khuôn, giáo điều, (điều mà C.Mác,
Ph.Ăngghen đã dự liệu có thể xẩy ra), trái lại, cần có sự bổ sung, làm mới những luận
điểm căn bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cho phù hợp với thực tiễn hiện
đang biến chuyển như vũ bão nhằm làm cho triết học chính trị và triết học xã hội đóng
vai trò quan trọng, góp phần đổi mới đời sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội bền vững.
Những yếutố phân tích trên đây là những yếutố cơ bản trong cấu trúc củalựclượngsản
xuất xã hội trong điều kiện Việt Nam.
Vận dụng họcthuyếtMác vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta nhằm hoànthiệncácyếu
tố củalựclượngsảnxuất với phương châm trên, theo chúng tôi, là rất cần thiết.
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, Phó giám đốcHọc viện Hành chính, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
QUAN ĐIỂM DÂN SINH VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG HỮU TOÀN(*)
Trong bài viết này, tác giả đã luận giải và khẳng định cái làm nên giá trị tinh thần
lớn lao và có ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quan
điểm vì con người và giải phóng con người - quan điểm dân sinh thấm đượm chủ
nghĩa nhân đạo cao cả và tư tưởng nhân văn sâu sắc, là triết lý nhân sinh. Quan
điểm dân sinh đó, triết lý nhân sinh đó lấy thực tiễn cuộc sống làm điểm xuất phát,
lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu. Đó là quan điểm hành động, vì
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mỗi con người, cho dân tộc và cho cả cộng
đồng nhân loại mà hành động, là triết lý của cuộc sống, là đạo lý làm người, đạo lý
làm việc. Với Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ gắn liền với độc
lập dân tộc, mà còn là con đường, phương thức để giữ vững độc lập dân tộc, thực
hiện dân sinh và an sinh xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định rõ, Đảng và nhân dân ta
quyết tâm xây dựng đất nước ViệtNam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Và, lần đầu tiên, tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chính thức khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấnđề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”(1).
Khẳng định giá trị và ý nghĩa lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Tư tưởng Hồ
Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho
rằng, sở dĩ tư tưởng Hồ Chí Minh là “linh hồn”, là “ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt
Nam”, là “lương tâm của thời đại”, có sức sống trường tồn, có ảnh hưởng sâu sắc đến
tư tưởng, tình cảm của nhân dân ViệtNamvàcủa nhân dân nhiều dân tộc trên thế
giới, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chính là vì tư tưởng của Người đã kế
thừa những giá trị tư tưởng, văn hóa “vĩnh cửu” của nhân loại, thấm đượm chủ nghĩa
nhân văn cao cả và đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng và sâu xa của
dân tộc và nhân loại. Rằng, không chỉ thế, cả cuộc đời hoạt động cách mạng không
mệt mỏi của Người còn là một tấm gương sáng ngời, một biểu hiệntiêu biểu cho chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản(2).
Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tham luận Chủ
nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - đặc điểm và cội nguồn, Giáo sư Trần Văn Giầu đã
nói: “Cho phép tôi hiểu rằng tầm cỡ của một hiền triết chưa chắc chắn ở chỗ giải đáp
mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, ở chỗ xác định thế giới là thực tại hay là ảo
ảnh, khả tri hay bất khả tri, ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ,
mà chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên
quả đất nàyvà chắc chắn còn sống lâu dài đến vô tận thời gian, lấy đó làm trung tâm
của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó…”(3).
[...]... hạn của công nghiệp cơ khí đem lại Nhưng, đối với Tôn Trung Sơn, vấnđề xã hội sau cuộc cách mạng công nghiệp, trên thực tế lại hoàn toàn không phải là vấnđề chủ yếucủa xã hội Trung Quốc Do đó, lý luận về chủ nghĩa dân sinh của ông hoàn toàn không chỉ là giải quyết cácvấnđề xã hội, mà còn là phòng tránh, ngăn chặn cácvấnđề xã hội xuấthiệnở Trung Quốc Trong khi ngăn chặn sự phát sinh củacác vấn. .. Theo ông, vấnđềcủa Trung Quốc không phải là vấnđề không công bằng, mà chính là vấnđề “nghèo” “Trong xã hội không công bằng, đương nhiên có thể dùng phương pháp của C .Mác, dùng đấu tranh giai cấp để giành lại sự công bằng; nhưng khi Trung Quốc chưa phát triển, thì đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sảncủa C .Mác chưa thể thực hiện được Trung Quốc ngày nay có thể học theo tư tưởng của Mác, nhưng... lịch sử và quan điểm lịch sử về vấnđề dân sinh Căn cứ vào sự lý giải của ông về quan điểm duy vật lịch sử, sự phân tích của C .Mác đối với nguồn gốc cácvấnđề xã hội, lấy sự lý giải về vật chất làm trọng tâm của lịch sử, do đó lấy sự lý giải về sảnxuất làm trung tâm của tiến hoá xã hội và lấy sự lý giải về đấu tranh giai cấp làm động lực cho sự tiến hoá xã hội Ngược lại, quan điểm lịch sử về vấnđề dân... chủ nghĩa xã hội của C .Mác Trước tiên, ông lấy quá trình sảnxuất vật chất làm hạt nhân cho quan điểm duy vật lịch sử, ở một mức độ nhất định đã không chú ý đến vấnđề phát triển bản tính của con người và sự tha hoá con người củaMác Quá trình sảnxuất vật chất không chỉ là nội dung và động lựccủa sự tiến hoá nhân loại, mà còn là điều kiện lịch sử đưa đến sự phát triển và tiến bộ của nhân loại Với... Đảng và Nhà nước đã đề ra và được hưởng thụ các phúc lợi vật chất, tinh thần do họ làm ra và đúng theo quy định của Nhà nước Họ luôn cố gắng nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật, trở thành những người có trình độ hiểu biết theo kịp yêu cầu của thời đại mới, biết ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, việc làm của mình, tạo ra năng suất cao, thu nhập tốt và ổn định, cải thiện được mức sống của. .. ngày 6/1/2009) Ở đây, có trách nhiệm của cá nhân người dân và có trách nhiệm của nhà nước trong tiến trình thúc đẩy sảnxuấtvà cải thiện đời sống của nhân dân ta hiệnnay Trách nhiệm của nhà nước là ở chỗ không làm tròn nghĩa vụ của mình,không sát với đời sống người dân, quan liêu, không nắm bắt kịp thời sự biến đổi tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân và do vậy, không kịp thời điều chỉnh những... chất, chứ không phải là lấy quá trình sảnxuất vật chất làm mục tiêuvà trung tâm của lịch sử Xuất phát từ quan điểm lịch sử về vấnđề dân sinh, phương pháp giải quyết cácvấnđề xã hội không song hành với mâu thuẫn giai cấp do quá trình sảnxuất một cách quá mức đem lại Đối với Tôn Trung Sơn, “xã hội sở dĩ có thể tiến hoá được là do sự điều hoà vấnđề lợi ích kinh tế của đại đa số trong xã hội, không... giải quyết vấnđề kinh tế - xã hội do sự chênh lệch giàu nghèo đem lại Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn, giống như chủ nghĩa xã hội của C .Mác, được nảy sinh từ bối cảnh xã hội sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu Mục đích của chúng đều nhằm giải quyết vấnđề đối kháng giai cấp và sự chênh lệch giàu nghèo giữa người công nhân và nhà tư sản do sự phát triển một cách rầm rộ và vô giới... giới, cải tạo và thực hiện tiến bộ xã hội, cải tạo, phát triển vàhoànthiện chính bản thân mình, thực hiện được mục đích, ước mơ và lý tưởng của mình Với Người, chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn phải được thể hiện thành hành động thiết thực, thành hoạt động thực tiễn cách mạng theo quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh hành động Bởi lẽ, theo Người, thực hành là nền tảng của lý luận và lý luận lại... qua sự phát triển và phân phối để giải quyết vấnđề tồn tại của nhân dân đương nhiên là trung tâm của chủ nghĩa dân sinh, nhưng vấn đề phát triển bản thân sự sinh tồn của con người, vấnđề chủ nghĩa dân sinh cần được giải quyết như thế nào? 3 Thái độ của chủ nghĩa dân sinh đối với vấnđề này, trên thực tế, trong một mức độ nào đó, được quyết định bởi những lý giải có sự khác biệt của Tôn Trung Sơn . TIỂU LUẬN: HỌC THUYẾT MÁC VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÁC YẾU TỐ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Dựa trên quan điểm của học thuyết Mác về hình. kinh tế - xã hội của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vậy, vận dụng quan điểm của C .Mác về lực lượng sản xuất và vai trò của nó trong sản xuất xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào,. ngừng hoàn thiện các yếu tố của lực lượng sản xuất. Có thể chỉ ra một số nội dung liên quan đến đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc hoàn