1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn Thiện Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv Cao Su Hà Tĩnh.docx

118 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Mtv Cao Su Hà Tĩnh
Tác giả Nguyễn Văn Chung
Người hướng dẫn TS. Đinh Phúc Tiếu
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 462,08 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (15)
    • 1.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC (15)
      • 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất (15)
      • 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất (15)
      • 1.1.3. Khái niệm về giá thành sản phẩm (19)
      • 1.1.4. Phân loại giá thành sản phẩm (20)
      • 1.1.5. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm (22)
    • 1.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (23)
    • 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (24)
      • 1.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (24)
      • 1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất (26)
      • 1.3.3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (36)
      • 1.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm (39)
    • 1.4. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP (44)
      • 1.4.1. Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị (45)
      • 1.4.2. Mục tiêu kế toán quản trị tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (45)
      • 1.4.3. Nội dung kế toán quản trị tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (46)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH (48)
    • 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH (48)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (49)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ (51)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (52)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chế độ chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại đơn vị........................................................................................46 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH (55)
      • 2.2.1. Đặc điểm vàphân loại chi phí sản xuất tại Công ty (58)
      • 2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại Công ty (61)
      • 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (61)
      • 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (67)
      • 2.2.5. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (70)
      • 2.2.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ qui trình công nghệ 68 2.2.7. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty (76)
      • 2.2.8. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty (77)
    • 2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH (79)
      • 2.3.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất dưới góc độ KTQT. .71 2.3.2. Tính giá thành sản phẩm (79)
      • 2.3.3. Công tác xây dựng định mức chi phí và lập kế hoạch (80)
      • 2.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (81)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH (81)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (81)
      • 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân (82)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO (86)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH (86)
    • 3.2. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (87)
      • 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện (87)
      • 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện (88)
    • 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO (88)
      • 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện theo góc độ kế toán tài chính (88)
      • 3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện theo góc độ kế toán quản trị (94)
    • 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP (100)
      • 3.4.1. Về phía nhà nước (100)
      • 3.4.2. Về phía doanh nghiệp (101)
  • Biểu 2.1: Phiếu xuất kho (63)
  • Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT (65)
  • Biểu 2.3: Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trích) (65)
  • Biểu 2.4: Bảng tổng hợp thanh toán lương (68)
  • Biểu 2.5: Sổ chi phí nhân công trực tiếp (Trích) (70)
  • Biểu 2.6: Phiếu chi (74)
  • Biểu 2.7: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (74)
  • Biểu 2.8: Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (Trích) (75)
  • Biểu 2.9: Thẻ tính giá thành sản phẩm SVR 3L (78)
  • Biểu 2.10: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trích) (78)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI  NGUYỄN VĂN CHUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH LU[.]

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC

1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền Thực chất chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn và các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Không phải tất cả các khoản chi phí đều liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm Một số khoản chi phí không có tính chất sản xuất như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Vì vậy, chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp Trong kế toán tài chính chi phí sản xuất kinh doanh thường được phân loại, nhận diện theo những tiêu thức sau:

- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng kinh tế.

- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế của chi phí.

- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động.

1.1.2.1.Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế

Căn cứ vào mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:

1.1.2.1.1 Chi phí hoạt động kinh doanh thông thường

Chi phí hoạt động chính và hoạt động phụ bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ vào chức năng, công dụng của chi phí, các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính.

*Chi phí sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

- Chi phí sản xuất : là toàn bộ hao phí về lao động sồng, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm:

+Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp: Chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm Những chi phí về nguyên liệu, vật liệu liên quan đến hoạt động của phân xưởng, tổ, đội sản xuất phục vụ gián tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm không được sắp xếp vào khoản mục chi phí này

+Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

+Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ cho việc quản lý tại phân xưởng, tổ, đội sản xuất, như chi phí vật liệu, chi phí tiền công của nhân viên phân xưởng, tổ, đội; chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Theo chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho", chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.

* Chi phí sản xuất chung biến đổi là chi phí gián tiếp thường thay đổi

(biến động) theo số lượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất, như chi phí về vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên gián tiếp và được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩn theo thực tế phát sinh.

* Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí gián tiếp thường không biến động theo số lượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, chi phí quản lý hành chính của phân xưởng, tổ, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho chi phí chế biến mỗi đơn vị sản phẩm dựa vào công suất bình thường của máy móc thiết bị

Chi phí ngoài sản xuất : Chi phí ngoài sản xuất ở doanh nghiệp được xác định bao gồm:

+Chi phí bán hàng: là chi phí về tiền lương, các khoản phải trả cho nhân viên thuộc bộ phận bán hàng, chi phí về lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.

+Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp

*Chi phí hoạt động tài chính: chi phí hoạt động tài chính là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động về vốn như : chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗ liên doanh…

NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:

-Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.

-Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

-Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

-Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt, bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

-Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

1.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.3.1.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất.

Phạm vi giới hạn là nơi phát sinh chi phí (địa điểm phát sinh), như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình công nghệ hay nơi gánh chịu chi phí, như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng v.v

Khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào đặc điểm công dụng của chi phí sản xuất , sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, trình độ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất cũng như yêu cầu tính giá của doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:

-Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.

-Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.

-Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong DN sản xuất Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành, đã được kiểm nghiệm, bàn giao hoặc nhập kho Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cần phải dựa vào các căn cứ sau đây:

- Phải dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất (tập trung, phân tán )

- Dựa vào loại hình sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn)

- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: giản đơn, phức tạp

- Dựa vào đặc điểm sử dụng sản phẩm (bán ngay chi tiết sản phẩm, nửa thành phẩm)

- Dựa vào yêu cầu của quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và tình hình trang bị kỹ thuật tính toán của doanh nghiệp.

1.3.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có mối quan hệ rất mật thiết với nhau Đối tượng kế toán tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí, có thể là nơi gánh chịu chi phí, còn đối tượng tính giá thành chỉ là nơi gánh chịu chi phí, do vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí rộng hơn đối tượng tính giá thành Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề rất quan trọng để kế toán tính được giá thành theo từng đối tượng giá thành; ngược lại, việc xác định đối tượng tính giá thành cũng là căn cứ để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành, có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại Chính mối quan hệ tác động qua lại nói trên sẽ chi phối và quyết định đến phương pháp và kỹ thuật tính giá thành.

1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Có hai phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp (với những khoản chi phí chung hoặc có liên quan đến nhiều đối tượng, kế toán cần sử dụng tiêu thức phân bổ hợp lý để xác định mức chi phí cần hạch toán cho từng đối tượng).

1.3.2.1.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Về phương pháp tập hợp:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dịch vụ, lao vụ.

- Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp, tức là chi phí phát sinh bao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy nhiêu.

- Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp Trước hết, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ có liên quan như phế liệu thu hồi, vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho để xác định tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phải phân bổ trong kì theo công thức: Tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phải phân bổ trong kì

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu đã xuất trong kì

Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)

Trị giá nguyên liệu,vật liệu không dùng hết nhập lại kho (nếu có)Sau khi đã xác định được tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cần phân bổ trong kì, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp:

- Hoặc là theo chi phí định mức (với doanh nghiệp đã xây dựng được các định mức hợp lý)

- Hoặc là theo chi phí kế hoạch

- Hoặc theo khối lượng hoạt động

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng chịu chi phí được xác định như sau:

Chi phí NL,VL trực tiếp phân bổ cho đối tượng i

Tổng chi phí NL, VL trực tiếp cần phân bổ x

Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i Tổng tiêu chuẩn phân bổ Đối với chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu, tuỳ thuộc vào tác dụng của từng loại, kế toán có thể phân bổ dựa vào chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, chi phí định mức, chi phí kế hoạch, theo khối lượng sản phẩm, theo giờ máy chạy.v.v

* Về tài khoản kế toán: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”- Tài khoản 621 Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, kế toán mở chi tiết liên quan cho TK 621.

* Bên Nợ: phản ánh trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì hạch toán.

+Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất trong kì vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm (TK 154 hoặc TK 631)

+Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632 “Giá vốn hàng bán”.

+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng không hết nhập lại kho, trị giá phế liệu thu hồi.

* Vì thuộc nhóm tài khoản tập hợp phân phối nên TK621 không có số dư cuối kì.

* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi xuất NL, VL cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 621: CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

(2) Trường hợp NL, VL mua về không nhập kho mà giao ngay cho sản xuất sản phẩm:

* Nếu thuộc diện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 621: CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (giá mua chưa có thuế).

Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ.

* Nếu thuộc diện không chịu thuế hoặc thuế tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 621: CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (giá có cả thuế).

Có TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán

(3) Khi nhập lại kho NL, VL không dùng hết (nếu có), kế toán ghi:

Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621: CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

(4) Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154: CP sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường (nếu có).

Có TK 621: Chi phí NL, VL trực tiếp.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu theo phương pháp kê khai thường xuyên được minh họa như sau (xem Phụ lục 1)

* Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán HTK theo phương pháp KKĐK thì khi mua NVL trực tiếp nhập kho kế toán tập hợp vào TK 611

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1 Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị

Có rất nhiều khái niệm, quan điểm về kế toán quản trị, nhưng có thể hiểu KTQT là một bộ phận của công tác kế toán nói chung, đồng thời là công cụ không thể thiếu đối với công tác quản lý nội bộ trong doanh nghiệp Thông qua KTQT, thì các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp được trình bày, diễn giải một cách cụ thể, tỉ mỉ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng chỉ tiêu chi tiết và quản lý từng bộ phận doanh nghiệp KTQT là kế toán phục vụ cho người quản lý doanh nghiệp, nó được coi như là một hệ thống trợ giúp cho các nhà quản trị ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát trong doanh nghiệp.

Như vậy, KTQT là hệ thống ghi chép, đo lường , thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.

Trên doanh nghiệp hiện nay tồn tại ba mô hình tổ chức KTQT

Thứ nhất: Mô hình tổ chức KTQT kết hợp với KTTC trong bộ máy kế toán trong doanh nghiệp.

Thứ hai: Mô hình tổ chức KTQT tách biệt với KTTC thành hai bộ máy kế toán trong doanh nghiệp

Thứ ba: Mô hình hỗn hợp là mô hình kết hợp giữa hai mô hình trên.

1.4.2 Mục tiêu kế toán quản trị tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

- Xác định, mô tả mối quan hệ giữa quá trình tiêu dùng các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh với kết quả tạo ra của quá trình đó nhằm định lượng giá phí của tài sản hình thành.

- Xác lập được mối quan hệ giữa giá phí với giá thành sản phẩm chi tiết cho từng loại sản phẩm nhằm cung cấp thông tin cụ thể cho các quyết định về sản xuất của nhà quản trị được hiệu quả hơn.

- Đánh giá thực trạng quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và dự báo tiềm năng của doanh nghiệp, xu hướng thị trường cung cấp làm cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá hiệu quả các chiến lược của doanh nghiệp.

1.4.3 Nội dung kế toán quản trị tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Do sự khác nhau cơ bản về đối tượng sử dụng thông tin của Kế toán tài chính với kế toán quản trị nên nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có sự khác biệt nhất định Ngoài việc lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí, giá thành một cách hợp lý kế toán quản trị tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:

- Phản ánh, phân tích thông tin quá khứ để đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp - Phân tích và cung cấp các thông tin về dự báo chi phí, nhằm phục vụ cho việc định hướng, lựa chọn, ra quyết định quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

-Tổ chức lập, phân tích báo cáo sản xuất, xác định độ lệch của thông tin thực hiện với thông tin dự báo, xác định các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. KTQT không những phải theo dõi chi tiết các chỉ tiêu theo chi phí của các phân xưởng, chi phí phát sinh Ngoài chỉ tiêu phải tính về giá thành sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ để phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí, thực hiện kế hoạch giá thành ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp Cung cấp thông tin cơ sở cho các quyết định điều chỉnh và cải tiến không ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Để tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo các mục đích khác nhau, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị, kế toán phải thực hiện đầy đủ các nội dung, như: Phân loại chi phí theo các nội dung khác nhau, ngoài việc sử dụng các chứng từ chung kế toán còn phải thiết lập và thu thập đầy đủ các loại chứng từ kế toán theo các yêu cầu khác nhau, sử dụng và mở thêm các tài khoản phân tích, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp, sử dụng các phương pháp, công thức tính giá thành phù hợp…nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho nhà quản trị ra quyết định.

Khi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán quản trị cũng sử dụng TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 như kế toán tài chính nhưng để phục vụ nhu cầu quản lý thì kế toán quản trị phản ánh chi tiết hơn kế toán tài chính.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Hà Tĩnh Viết tắt: Công ty TNHH MTVCao su Hà Tĩnh

Trụ sở chính: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh (Công ty) được chuyển đổi từ DNNNS Công ty Cao su Hà Tĩnh theo Quyết định số 101/QĐ-HĐQTCSVN ngày 04 tháng 05 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Hà Tĩnh thành Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

3000164878 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp điều chỉnh lần 1 ngày

Tổng giám đốc: Ông Trần Ngọc Sơn Điện thoại: 0393 874305

+ Trồng cây cao su, cây nông nghiệp, cây công nghiệp

+ Trồng, bảo vệ và khoanh nuôi rừng

+ Khai thác, chế biến, tiêu thụ các loại lâm sản, nhựa thông và cao su+ Kinh doanh dịch vụ xăng dầu, xuất khẩu sản phẩm cao su thành phẩm

+ Sản xuất gạch ngói, kinh doanh vật liệu xây dung, sản xuất phân bón + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2010 Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh được chuyển đổi từ DNNN Công ty Cao su Hà Tĩnh theo Quyết định số 101/QĐ-HĐQTCSVN ngày

04 tháng 05 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Hà Tĩnh thành Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 280400303 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Hà Tĩnh cấp ngày 27 tháng 05 năm 2010 Năm 2012, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được điều chỉnh lần thứ nhất và mang số mới là 3000164878, điều chỉnh lần 1 ngày 02 tháng 8 năm 2012

Thời điểm mới thành lập Công ty gặp nhiều khó khăn như vốn kinh doanh ít, Hà Tĩnh còn nghèo, nói chi đến những huyện miền núi? Bản thân Công ty khi đó cũng vừa bước qua bờ vực của sự giải thể Để hỗ trợ cho việc trồng cao su tại

Hà Tĩnh, Tập đoàn đã giao trách nhiệm cho Công ty cao su Tây Ninh đứng ra đỡ đầu, hướng dẫn từ khâu khai hoang vỡ đất, đến kỹ thuật trồng, chăm sóc.Vì vậy nên công ty chưa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao cho.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty sản suất lớn nên ban lãnh đạo công ty đã vào cuộc, bỏ hết tâm huyết và công sức đề phát triển cây cao su và chế tạo các sản phẩm từ mủ cao su

Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh đã trải qua những ngày tháng hết sức khó khăn nhưng cùng với sự đoàn kết của toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty quyết tâm đi lên, kết hợp sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Công ty, công ty đang từng bước đi lên Công ty đã đem lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1000 lao động và đã dần tạo được uy tín trong ngành cao su.

Trước sự biến động xấu của tình hình kinh tế thế giới cũng như nước ta,vấn đề duy trì và phát triển là một vấn đề trở nên sống còn đối với các doanh nghiệp Trước tình trạng chung đó, Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thể hiện qua việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản trên Báo cáo tình hình và kết quả kinh doanh của công ty.

Qua Bảng tình hình và kết quả hoạt động SXKD của công ty TNHH MTV Hà

Tĩnh 2 năm 2013-2-14 (Bảng số liệu phần phụ lục 06 cho ta thấy tình hình sản xuất của công ty chưa thậtổnđịnh Lợi nhuận năm sau thấp hơn năm trước cụ thể như sau:

-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng so với năm

2013 một lượng là 60.085.032.951 đồng tương ứng với tăng 39,96%

- Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng so với năm 2013 một lượng 79.181.557.667 đồng tương ứng tăng 78,95% Do tốc độ tăng của giá vốn tăng cao so với tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận thuần của công ty năm

2014 giảm so với năm 2013 một lượng là 18.196.524.716 đồng tương ứng giảm 34,77%

- Công ty quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2014 làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 giảm so với năm 2013 một lượng là 4.237.092.836 đồng tương ứng giảm 38,55%, trong khi đó chi phí bán hàng có xu thế tăng thêm 1.911.226.669 đồng tương ứng tăng 67,74%.

- Doanh thu về hoạt động tài chính không nhiều, nhưng công ty có vay một khoản vốn tương đối lớn để đầu tư do đó chi phí tài chính tương đối cao và năm sau tăng so với năm trước, năm 2014 tăng 6.261.627.119 đồng tương ứng tăng 54,99%.

- Thu nhập khác của công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng một lượng là rất lớn 4,448.945.667 đồng tương ứng tăng 2.692,87%.

- Từ số liệu trên làm cho lợi nhuận của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013 Lợi nhuận sau thuế giảm một lượng 13.449.668.681 đồng tương ứng giảm 66,5%.

Qua phân tích ta nhận thấy công ty chủ yếu tập chung đầu tư cho hoạt động sản xuất chính của mình Nhưng do đặc điểm chung của nền kinh tế đất nước cùng với việc quản trị chi phí chưa thật sự tốt của Công ty, đặc biệt là giá vốn hàng bán với tốc độ tăng quá cao đã dẫn đến mặc dù doanh thu năm 2014 cao hơn năm 2013 nhưng lợi nhuận năm 2014 vẫn giảm so với năm 2013 Với thực tế đó, đặt ra vấn đề là Công ty nên quản trị tốt chi phí của mình đặc biệt là tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

2.1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ

Quy trình sản xuất mủ cốm SVR3L (phụ lục 07), quy trình bao gồm các bước sau:

- Tiếp nhận xử lý nguyên liệu

Mủ nước sau khi đưa từ các điểm về nhà máy, đến nhà máy mủ được cân trọng lượng, kiểm tra chất lượng bằng cảm quan mủ phải ở trạng thái lỏng tự nhiên Sau đó mủ được dẫn xuống bể chứa, Ở đây mủ được lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng NH3, TSC, DRC cho từng xe tại phòng kỹ thuật Sau đó dẫn xuống hồ đánh đông qua hệ thống máng dẫn bằng inox hỗn hợp qua rây lọc tiếp theo mủ được khuấy đều khoảng 15 phút.Tại hồ đánh đông, mủ được đánh đông bằng acid formic nồng độn 1% với nồng độ DRC 25%, độ pH 4,5 – 5,0 rồi đưa vào các mương đánh đông nhằm tạo tấm cho sản phẩm, mủ lúc này phân thành hai pha: pha cao su nổi trên bề mặt và pha serum Đồng thời để tránh mủ bị oxy hóa bề mặt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dung dịch sodium metabisulfite sẽ được phun một lớp mỏng trên bề mặt mủ đã được đánh đông trong mương đánh đông khi được để qua đêm.

Mủ sau khi đông tụ được thêm nước vào mương để làm nổi khối mủ nhằm thuận tiện cho công đoạn cán, kéo mủ từ mương đánh đông được đưa qua máy cán mỏng để loại bỏ axit, serum trong mủ.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

2.3.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất dưới góc độ KTQT

Ngoài việc phân loại chi phí sản xuất như KTTC ở trên, để phục vụ cho nhà quản trị (lãnh đạo Công ty), kế toán quản trị còn phân loại chi phí NVL trực tiếp một cách chi tiết, cụ thể hơn theo từng loại NVL sử dụng vào sản xuất sản phẩm, đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính là có sự thống nhất với nhau:

Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ và trong từng nhóm NVL lại có nhiều loại NVL khác nhau Để biết được mức độ tiêu hao của từng loại NVL cho từng sản phẩm là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch cụ thể về từng loại NVL, kế toán quản trị dưới yêu cầu của nhà quản lý phải phân loại chi phí NVL trực tiếp thành: TK 6211- chi phí NVL chính trực tiếp và chi tiết cho từng NVL chính, chi tiết theo tên sản phẩm Ví dụ:

TK 6211 -SVR3L-mủ nước Tương tự như vậy, đối với chi phí NVL phụ trực tiếp, kế toán quản trị sử dụng TK 6212- chi phí NVL phụ trực tiếp.

2.3.2 Tính giá thành sản phẩm

Xét về phương pháp tình giá thành sản phẩm hoàn thành, giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị đều sử dụng hệ thống các phương pháp tính giá thành truyền thống, tuy nhiên với mỗi yêu cầu về đối tượng tính giá thành khác nhau thì kế toán phải lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp Taaij công ty kế toán quản trị thường sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm.

2.3.3 Công tác xây dựng định mức chi phí và lập kế hoạch

* Công tác xây dựng định mức chi phí

Công ty chưa xây dựng được các định mức chi phí sản xuất: định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức về chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung.

* Công tác lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất của Công ty được xây dựng hàng năm Việc xây dựng kế hoạch sản xuất dựa vào dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường, có tính đến hàng tồn kho đầu kỳ, dự kiến tồn kho cuối kỳ và chi tiết đến từng sản phẩm sản xuất Kế hoạch sản xuất tháng được giao cho các đơn vị thực hiện.

2.3.4 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được Công ty tổ chức thực hiện nhưng việc thực hiện này là chưa đầy đủ Các báo cáo quản trị cơ bản như báo cáo tình hình sản xuất, Bảng kê nhập – xuất – tồn đã được tổ chức lập Về các báo cáo chi tiết để tiến hành so sánh giữa kỳ kế hoạch sản xuất với kỳ thực tế sản xuất làm chưa có, dẫn đến việc lập kế hoạch chưa thật xát với thực tế.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh về cơ bản đã áp dụng một cách đúng đắn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định 15/2006, nay là Thông tư số 200/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của bộ trưởng Bộ tài chính và các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp.

- Về hệ thống chứng từ áp dụng tại công ty: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu bắt buộc của chế độ kế toán Trên tất cả các chứng từ đều thể hiện khá đầy đủ các yếu tố pháp lý: tên chứng từ, địa chỉ nơi thực hiện, ngày tháng, số hiệu, nội dung chứng từ, …Qua các quá trình đã được lập chi tiết như vậy kế toán sẽ dễ dàng kiểm tra và nắm bắt thông tin cụ thể.

- Về hệ thống kế toán: Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ sách không phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh rõ ràng theo trình tự thời gian, thuận lợi cho việc hạch toán cũng như kiểm tra, đối chiếu số liệu Hệ thống sổ kế toán được mở đúng quy định gồm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán

- Về cơ bản công ty thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm của công ty Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ ban đầu theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, phù hợp với hoạt động của công ty.

- Chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính được thực hiện một cách nhịp nhàng, kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty.

- Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giúp kế toán phát huy chức năng giám sát tình hình thực hiện được kế hoạch giá thành, từ đó cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

-Về ứng dụng kỹ thuật trong công tác kế toán: Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán Fast, công việc phòng kế toán tài chính được tiến hành nhanh gọn chính xác hơn trong ghi chép, tính toán, lập các bảng biểu.

Có được những kết quả như trên là do sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác kế toán tại phòng tài chính kế toán ngày càng được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

* Về hạch toán chi phí sản xuất chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong quá trình SX chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên trong quá trình trình sản xuất Công ty không theo dõi bám sát để xác định tỉ lệ hao hụt Vì trên lệnh sản xuất đã có tính đến hao hụt nhưng trong quá trình sản xuất lại tiếp tục hao hụt Những hao hụt này không được quan tâm đến do đó dẫn đến tình trạng có những mặt hàng sản xuất tỷ lệ hao hụt rất lớn mà không xác định được nguyên nhân cũng như không có biện pháp theo dõi Công ty cần kiểm tra việc sử dụng vật tư thông qua việc lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ để quản lý vật tư

* Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ và công nhân viên của công ty Thông thường vào tháng 7 hàng năm công nhân nghỉ phép đột biến vì đây là thời gian nghỉ hè, công nhân trực tiếp sản xuất thường cắt phép cho con cái đi du lịch và đây là thời điểm nắng hạn nên năng suất mủ cao su khai thác, thu mua về giảm Như vậy, giá thành sản phẩm trong tháng phải gánh toàn bộ chi phí nghỉ phép của công nhân trong tháng, điều này vi phạm nguyên tắc phù hợp của công tác kế toán Do tính chất thời vụ trong sản xuất, việc không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép khó đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

* Về hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH

TSCĐ của công ty rất đa dạng, thuộc nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ cho những bộ phận, phòng ban khác nhau Việc sửa chữa TSCĐ được chia làm 2 trường hợp là sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở Công ty thường là sửa chữa nhỏ, đó là các máy móc thiết bị phục vụ cho các phòng ban như: máy vi tính, máy photocopy, máy điều hoà nhiệt độ, ôtô nên chi phí sửa chữa được tính ngay vào chi phí SXKD trong kỳ

- Sửa chữa lớn TSCĐ tại Công ty thường là những máy móc thiết bị, phân xưởng sản xuất hoặc nâng cấp toà nhà văn phòng Đây là những tài sản có giá trị lớn, tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Những sửa chữa lớn thường có thời gian sửa chữa dài và chi phí lớn nhưng Công ty không có kế hoạch trích trước chi phí mà để tháng nào phát sinh tính vào chi phí tháng đó Việc này dẫn đến:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn trong tháng sẽ dẫn đến việc tăng đột biến của giá thành sản phẩm so với các tháng khác.

- TSCĐ là nguồn thu chính của Công ty, việc TSCĐ hỏng cần sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của tháng, của kỳ, ảnh hưởng đến nguồn tiền củaCông ty.

- Việc hỏng hóc của TSCĐ khi đang sản xuất sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty vì chậm hàng,…

* Tại Công ty việc lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí chưa phù hợp Với cách phân loại chi phí theo nội dung, tính chất của chi phí và phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí làm cho công ty không hoạch định được dự toán chi phí đúng đắn, không kiểm soát được chi phí ở từng phân xưởng sản xuất, quản lý chi phí không rõ ràng, làm lãng phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

* Kế toán Công ty chưa thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin về

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

Theo định hướng phát triển chung của ngành may Việt Nam, Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh cũng đang lỗ lực tự hoàn thiện mình để các sản phẩm chế biến từ mủ cao su có thể cạnh tranh trên thị trường.

Trong các năm tiếp theo, các doanh nghiệp nói chung đang tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong các năm qua, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch năm 2016 đã đề ra , cung cấp sản phẩm ra thị trường đảm bảo chất lượng hiệu quả, đồng thời tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường cao su đối với những khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng trong tương lai, nâng cao tỷ trọng tiêu thụ, tính chủ động trong sản xuất kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tăng tối đa các khoản lợi nhuận cho các doanh nghiệp Giải quyết việc làm tại chỗ, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển doanh nghiệp mình ngày càng vững mạnh hơn.

* Mục tiêu chủ yếu của công ty TNHHMTV cao su Hà Tĩnh

- Huy động và sử dụng vốn hiêụ quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh Đầu tư chiều sâu công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tập trung mọi nguồn lực hiện có và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra đối với mỗi doanh nghiệp.

Theo dự tính tình hình thực tế của công ty và dựa trên kế hoạch phát triển của ngành công nghiệp cao su Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh đã đưa ra kế hoạch phát triển đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

+ Kế hoạch năm 2016 dự kiến khối lượng sản xuất tăng 20% so với năm

2010 và đến năm 2020 dự kiến tăng 15% so với năm 2016.

+ Doanh thu dự kiến năm 2016 tăng 25 % so với năm 2010 Mục tiêu của công ty năm 2020 doanh thu của công ty tăng 15% so với năm 2016.

+Lợi nhuận đến 2016 công ty dự kiến tăng 20% so với năm 2010 Mục tiêu đến năm 2020 tăng 15% so với năm 2016.

+ Công nhân sản xuất năm 2016 tăng 10% so với năm năm 2010 Dự kiến đến năm 2020 tăng 7%.

+ Tiền lương bình quân công nhân năm 2016 là 6.440.000 đồng/tháng, tăng 15% so với năm 2010 (lương bình quân năm 2010 là 5.600.000 đồng/ tháng), tăng 10% so với năm 2016.

- Ổn định đà phát triển của các doanh nghiệp như hiện nay từ đó xây dựng lên thương hiệu, trở thành thương hiệu mạnh về sản xuất sản phẩm cao su.

- Mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành sản xuất các sản phẩm từ cao suvà góp phần ổn định giá cả phù hợp với yêu cầu tất yếu phát triển XH.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật năng động, có năng lực và trình độ cao, đội ngũ công nhân giỏi trong doanh nghiệp.

YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là hết sức cần thiết song việc hoàn thiện đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty và phải phù hợp với luật kế toán, chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế.

- Nội dung hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện hiện nay và sự phát triển của công ty trong tương lai, trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, cơ sở vật chất, định hướng và phát triển của Công ty.

- Nội dung hoàn thiện phải đảm bảo thu thập thông tin vừa phục vụ cho công tác kế toán tài chính vừa phục vụ cho công tác kế toán quản trị, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời cho nhà quản lý đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.

- Nội dung hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đơn giản, khoa học, dễ thực hiện đối với người làm công tác kế toán, dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin, dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nội dung đã có thể xây dựng những nội dung mới cho phù hợp.

- Phải đảm bảo tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính, Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam, đảm bảo tính khách quan, trung thực của các thông tin cung cấp.

- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên tình hính thực tế của công ty, phù hợp với đặc điểm sản xuất quy trình công nghệ và quy mô của công ty Tuân thủ điều lệ và các quy định khác của Công ty.

- Các giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, đồng thời phải phù hợp với tình hình trang thiết bị cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác kế toán.

- Bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO

3.3.1 Các giải pháp hoàn thiện theo góc độ kế toán tài chính

3.3.1.1 Hoàn thiện việc phân loại chi phí sản xuất

Tại Công ty cần thực hiện việc phân loại chi phí theo tiêu thức: chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội…

Công ty có thể thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí sản xuất với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.

+ Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…Đối với chi phí này không thể cắt bỏ một loại chi phí nào mà phải phấn đấu giảm thấp chi phí thông qua việc quản lý việc sử dụng bằng định mức tiêu hao, hoặc cải tiến quy trình công nghệ, hợp lý hoá sản xuất…

+ Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các tổ, đội sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với khoản chi phí này thì cần phải tiết kiệm triệt để, hạn chế thậm chí loại trừ các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường quản lý chi phí chung theo dự toán, chế độ chi tiêu.

- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định.

Khi gắn quyền quản lý chi phí sản xuất cho các phân xưởng, công ty có thể chia chi phí sản xuất thành hai loại:

+Chi phí sản xuất phân xưởng kiểm soát được: là những chi phí mà các quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất xác định, kiểm soát được lượng phát sinh của nó như chi phí điện, nước, nguyên liệu, vật liệu, nhân công lao động của từng phân xưởng…

+Chi phí sản xuất phân xưởng không kiểm soát được: là những chi phí mà quản lý phân xưởng không có quyền ra quyết định đối với các khoản chi phí đó như: chi phí khấu hao tài sản cố định.

Việc phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này giúp công ty hoạch định được dự toán chi phí đúng đắn hơn, tăng cường chi phí kiểm soát được tới từng phân xưởng, phân cấp quản lý chi phí sản xuất rõ ràng hơn để có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà quản trị công ty nhiều khi phải đứng trước sự lựa chọn những phương án sản xuất sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp Để giúp cho các nhà quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh có hiệu quả nhất thì chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại như sau:

+ Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất kinh doanh khác, chi phí chênh lệch là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.

+Chi phí cơ hội: là lợi ích bị mất đi do chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh doanh khác Chi phí cơ hội luôn luôn là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.

+Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét, lựa chọn Đây là những chi phí mà các nhà quản trị phải chấp nhận không có sự lựa chọn nào khác Chi phí chìm luôn luôn là thông tin không thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.

3.3.1.2 Hoàn thiện việc xây dựng và kiểm soát chi phí sản xuất theo định mức

Trong giá thành thì vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn để giảm tối thiểu khoản chi phí này cần phải xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu được thực hiện đồng thời với công tác cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong khâu sản xuất.

Bộ phận kế toán (phòng kế toán) phải sử dụng hệ thống định mức như là công cụ hữu hiệu để kiểm soát chi phí như: kiểm soát việc thu mua NVL, dự trữ NVL có đúng định mức không, kiểm soát quá trình xuất sử dụng theo định mức

Nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong SXKD thừa lại trong kì thường xuyên xảy ra, nguyên nhân có thể do xuất kho quá nhiều, tiến độ sản xuất chậm Mặt khác thông qua giá trị thừa cuối kỳ giúp kế toán đánh giá được tiến trình sử dụng vật tư Nhờ đó kiểm tra giám sát được vật tư tránh tình trạng thất thoát Để khắc phục, các phân xưởng phải báo cáo số liệu thừa vào bảng “Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ”

3.3.1.3 Hoàn thiện kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Trong sản xuất kinh doanh chi phí tiền lương là khoản chi lớn, và chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, dịch vụ Mặt khác chi phí tiền lương lại là chi phí cho lao động sống, chi phí không thể cắt giảm tùy tiện kể cả trường hợp doanh nghiệp ngừng sản xuất hay khối lượng sản phẩm sản xuất giảm đi đáng kể Như vậy, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng tại một kỳ kinh doanh nào đó, doanh nghiệp sản xuất ra số sản phẩm thấp hơn nhiều so với mức bình thường nhưng giá thành sản phẩm lại tăng đột biến, mà nguyên nhân chính là do chi phí tiền lương (bao gồm cả lương nghỉ phép) hạch toán vào giá thành tăng, và ngược lại (có những kỳ số sản phẩm sản xuất ra lớn hơn nhiều so với mức bình thường nhưng giá thành sản phẩm lại giảm đột biến) Do đó cần phải khắc phục sự tăng, giảm đột biến của giá thành sản phẩm do tác động của yếu tố tiền lương nghỉ phép, chế độ kế toán hiện hành cho phép doanh nghiệp sử dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép.

Việc trích trước tiền lương nghỉ phép thường chỉ thực hiện với đối tượng người lao động trực tiếp, hay chỉ với lực lượng công nhân sản xuất hoặc là toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp, do đối tượng này có số lượng lớn, tỷ trọng chi phí tiền lương nghỉ phép cao.

Phiếu xuất kho

Đơn vị: Cty TNHH MTV cao su Hà

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014của BT – BTC

Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Văn Nam

Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm SVR3L.

Xuất tại kho: kho vật tư Địa điểm: kho công ty Đơn vị: Đồng

STT Tên quy cách phẩm chất vật tư

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Mủ nước cao su Kg 10.800 10.800 7.400 79.920.000

Tổng số tiền (viết bằng chữ):Bảy mươi chin triệu chin trăm hai mươi nghìn đồng chẵn./.

Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Giấy đề nghị

(kí, ghi họ tên) (Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Ví dụ 2: Ngày 07/06/2015 công ty mua 432 kg amoniac 98% với đơn giá mua ghi trên đơn là 112.500đ/kg chuyển thẳng xuống phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm SVR3L, trị giá mua là 48.600.000 đồngchưa bao gồm thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán với người bán bằng tiền gửi ngân hàng Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng số 4897 ngày 07/06/2015 của công ty cổ phần hóa chất và thương mại Hà Tĩnh (biểu 02), Kế toán ghi:

Có TK 112: 53.460.000 đ Trong tháng, công ty tiến hành xuất các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm và nguyên liệu vật liệu sử dụng được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng Căn cứ vào các chứng từ kế toán về nguyên liệu, vật liệu xuất sử dụng sản xuất cho sản phẩm cao su SVR3L, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm cao su SVR3L: TK 621(SVR3L), đồng thời cũng tiến hành ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 152,

621 Cuối tháng, tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 621 (biểu 03) kế toán tiến hành vào sổ tổng hợp chi tiết TK 621 Từ đó, kế toán tiến hành so sánh số liệu trên sổ Cái TK 621 với sổ tổng hợp chi tiết TK 621, số liệu trên hai sổ này phải trùng khớp với nhau.

Hóa đơn GTGT

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 07 tháng 06 năm 2015

Kí hiệu: HT/11P Số: 0004897 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần hóa chất và thương mại Hà Tĩnh

Mã số thuế:3000878368 Địa chỉ: Xóm mới, Xã Thạch bình, , Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Số tài khoản: Điện thoại:

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Lan

Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 3000164878 Đơn vị: Đồng

STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 4.860.000

Tổng cộng tiền thanh toán 53.460.000

Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi ba triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn./.

(kí, ghi rõ họ tên)

(kí, đóng dấu, ghi rõ họ tên)(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trích)

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà

Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần

Phú, Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của BT – BTC

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

- Tài khoản: 621 – Chi phí NVL trực tiếp

- Tên phân xưởng: Cao su SVR3L

- Tên sản phẩm, dịch vụ: Cao su SVR3L Đơn vị: Đồng

Số hiệu Ngày tháng Tổng tiền

- Số phát sinh trong kỳ 02/06 PX 152 02/06 Xuất Sodium meta bisulfic 152 9.360.000 9.360.000

Xuất Dầu mỡ phụ, kiểm phẩm, ga 152

04/06 PX 155 04/06 Xuất NaOH, Túi ni lông,

Nhãn tem, xà phòng 152 85.140.000 85.140.000 05/06 PX 156 05/06

Xuất mủ nước cao su 152 79.920.000 79.920.000 06/06 PX 157 06/06 Xuất chổi, bàn chải;

24/01 Mua ammoniac 98% sản xuất trực tiếp 112 48.600.000 48.600.000 10/06 PX165 10/06 Xuất mủ nước cao su 152 259.000.000 259.000.000

15/06 PX 171 15/06 Xuất mủ nước cao su 152 259.000.000 259.000.000

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty là những khoản tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, BNTN, KPCĐ theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với tiền lương, ngoài việc thực hiện trả lương cơ bản theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước để tính được lương cơ bản của cán bộ công nhân viên, công ty còn trả lương theo công việc (lương hiệu quả) Tiền lương hiệu quả do công ty tự xây dựng phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất theo tiền lương của công nhân sản xuất, công ty đang thực hiện theo quy định bao gồm: 34,5% trong đó 26% BHXH, 4,5% BHYT, 2% BHTN, 2% KPCĐ cụ thể:

-Khấu trừ lương người lao động:BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%, -Hạch toán vào chi phí sản xuất của công ty: BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 2%

- Chứng từ kế toán sử dụng: bảng thanh toán tiền lương, bảng tính phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính lương, ….

- Tài khoản kế toán: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp” và được mở chi tiết cho từng sản phẩm

-TK 622(SVR3L): Chi phí nhân công trực tiếp công nhân sản xuất cao su SVR3L

Cuối tháng toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp tập hợp trên TK 622 được kết chuyển sang TK154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Ví dụ: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 6/2015 (biểu 04), tính lương NCTT sản xuất sản phẩm SVR3L là 213.000.000 đồng Kế toán ghi sổ:

Có TK 334: 213.000.000 đ Căn cứ bảng tính, phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06/2015, lấy số liệu về các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm SVR3L theo tỷ lệ quy định của Nhà nước theo luật Lao động, kế toán lập nhật ký chung và ghi sổ:

Bảng tổng hợp thanh toán lương

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú, Phường Nguyễn

Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Mẫu số: 02-LĐTL Ban hành theo TT số 200/2014QĐ BTC ngày 22/12/2014 của BT – BTC

BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG (Trích)

TT Họ và tên Lương

Người lập Người kiểm tra Phê duyệt

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Từ các chứng từ kế toán, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm SVR3L (biểu 05)

Sổ chi phí nhân công trực tiếp (Trích)

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú,

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của BT –

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

- Tài khoản: 622 – Chi phí NC trực tiếp

- Tên phân xưởng: Sản xuất SVR3L

- Tên sản phẩm, dịch vụ: cao su SVR3L Đơn vị: Đồng

Số hiệu Ngày tháng Tổng tiền

Chia ra Lương chính Phụ cấp Trích lương

- Số phát sinh trong kỳ 30/06 BTL06 30/06 Lương chính phải trả cho công nhân viên 334 203.000.000 203.000.000 30/06 BTL06 30/06 Phụ cấp lương 334 10.000.000 10.000.000

30/06 BPBL06 30/06 Các khoản trích theo lương 338 51.120.000

- Cộng số phát sinh trong kỳ 291.120.000 203.000.000 10.000.000 51.120.000

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

2.2.5 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung tại công ty là các khoản chi phí phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý sản xuất tại các phân xưởng Tại Công ty chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục chi phí sau:

Chi phí khấu hao (MMTB); Chi phí nhân viên nhà máy như tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; Độc hại, tiền ăn giữa ca, BHLĐ, Chí phí khác như đồ dùng văn phòng, chi phí hội nghị tiếp khách thuộc phân xưởng; chi phí công cụ dụng cụ….

Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu chi, hóa đơn GTGT, bảng tính phân bổ

KH TSCĐ, bảng tính lương, ….

Tài khoản kế toán sử dụng:TK627, tài khoản này mở chi tiết theo phân xưởng.

*Kế toán tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271)

Chi phí nhân viên phân xưởng là bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.

Chi phí công cụ, dụng cụ (TK 6273)

*Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6274)

Tài sản cố định dùng cho sản xuất tại Công ty bao gồm rất nhiều loại như nhà xưởng, máy móc thiết bị.

Mức trích khấu hao trong tháng được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, khi đó căn cứ vào nguyên giá phải trích khấu hao và thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định máy tự động tính mức trích khấu hao theo công thức sau:

Mức trích khấu hao trong tháng

Nguyên giá Thời gian sử dụng (tháng)

*Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Những chi phí liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác tại công ty bao gồm: chi phí tiền điện, tiền điện thoại, chi phí sửa chữa, các khoản chi phí khác phục vụ yêu cầu quản lý của phân xưởng: đồ dùng văn phòng, chi phí hội nghị tiếp khách thuộc phân xưởng…

Cuối tháng kế toán tổng toàn bộ chi phí sản xuất chung tập hợp trên TK627 được kết chuyển sang TK154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Ví dụ: Ngày 20/06/2015 mua văn phòng phẩm sử dụng cho phân xưởng sản xuất số tiền 1.650.0.000 đồng đã bao gồm thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt Căn cứ HĐ GTGT số 1235 ngày 20/06/2015 và phiếu chi số 221 cùng ngày (biểu 6), Kế toán ghi

Ví dụ: Ngày 24/06/2015, Thanh toán hóa đơn tiền điện phục vụ cho phân xưởng sản xuất, trị giá ghi trên hóa đơn là 8.800.000 đồng đã bao gồm cả thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt Căn cứ hóa đơn GTGT của công ty điện lực Hà Tĩnh số 12765 ngày 24/06/2015 và phiếu chi số

228 cùng ngày, Kế toán ghi sổ:

Ví dụ: Ngày 30/06, Căn cứ vào bảng tính và phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng tháng 6/2015 ở bộ phận sản xuất, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dung trong tháng số tiền 5.330.000 đ, Kế toán ghi sổ:

Ví dụ: Ngày 30/06, Căn cứ bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 6/2015 (biểu 04), tính lương và các khoản phụ cấp của nhân viên phân xưởng sản xuất cao su SVR3L số tiền 47.000.000 đồng kế toán ghi sổ:

Ví dụ: Ngày 30/06, Căn cứ bảng tính phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06/2015, kế toán ghi sổ các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định:

Ví dụ:Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 6/2015 (biểu 7) Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất tháng 6/2014 là 35.825.000 đồng.

Kế toán ghi sổ như sau:

Từ các chứng từ kế toán, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng Với đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty, mỗi phân xưởng sản xuất một sản phẩm nên chi tiết tại phân xưởng cũng là chi tiết cho sản phẩm Như vậy, từ chứng từ kế toán tiến hành lập NKC và ghi vào sổ chi tiết TK 627 (SVR3L- biểu 8), sổ cái TK 627 (phụ lục 11), sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản có liên quan.

Phiếu chi

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú,

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của BT – BTC

Ngày 20 tháng 06 năm 2015 Quyển số: 02

Họ và tên người nhận tiền: Phạm Quỳnh Hoa Địa chỉ: Văn phòng phẩm Hồng Hà

Lý do chi: Thanh toán tiền văn phòng phẩm

Số tiền: 1.650.000đ (viết bằng chữ): Một triệu sáu tăm năm mươi nghìn đồng chẵn./.

Kèm theo: 01 chứng từ gốc: HĐ GTGT 0001235

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ……… + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): ……….

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú,

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của BT – BTC

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng 06 năm 2015 Đơn vị: Đồng

Tỷ lệ KH (%) hoặc thời gian sử dụng

Nơi sử dụng Toàn DN

TK 641 Chi phí bán hàng

I Số khấu hao trích tháng trước

IV Số KH trích tháng này

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung (Trích)

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú,

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà

Tĩnh ngày 22/12/2014 của BT – BTC

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

- Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung

- Tên phân xưởng: Sản xuất SVR3L

- Tên sản phẩm, dịch vụ: cao su SVR3L Đơn vị: Đồng

- Số phát sinh trong kỳ 20/0

Phân bổ công cụ dụng cụ 242

- Cộng số phát sinh trong kỳ

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

2.2.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ qui trình công nghệ

Kế toán tập hợp các chi phí sản xuất cao su SVR3L trong tháng 6/2015: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.446.217.000 đồng, Chi phí nhân công trực tiếp: 291.120.000 đồng, Chi phí sản xuất chung: 210.935.000 đồng

Căn cứ phiếu kế toán, kế toán ghi sổ như sau:

2.2.7 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty Để có cơ sở đánh giá sản phẩm dở dang trước hết doanh nghiệp phải tổ chức công tác kiểm kê để xác định số lượng, mức độ hoàn thành của từng sản phẩm dở dang trên mỗi phân xưởng hay bộ phận sản xuất, sản phẩm dở dang đang có ở từng giai đoạn, từng bước sản xuất chế biến Ví dụ: Ngày 30/06, Công ty thành lập hội đồng kiểm kê, số liệu kiểm kê như sau: Số lượng sản phẩm hoàn thành 80 tấn mủ SVR3L, dở dang 5 tấn với mức độ hoàn thành 60%.

Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Trong tháng 06/2015, công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh tiến hành sản xuất 85 tấn mủ cao su SVR3L, hoàn thành được 80 tấn còn lại 5 tấn làm dở với mức độ hoàn thành 60% Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng được thể hiện trên chứng từ và sổ kế toán như sau:

Từ các số liệu trên ta tính được chi phí sản phẩm làm dở của từng khoản mục phí như sau:

+ Chi phí NVLTTDD = (1.446.217.000+79.800.000)/85 x 5= 89.765.706 đồng + CPNCTTDD = (18.100.000 + 291.120.000) / (80 + 5 x 60%) x 3 = 11.176.627 đồng

2.2.8 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và cũng là đối tượng tính giá thành sản phẩm - cao su SVR3L, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Trong tháng 6 công ty sản xuất sản phẩm cao su SVR3L với sản lượng sản xuất hoàn thành 80 tấn và 5 tấn dở dang với mức độ hoàn thành 60% Ta tính được giá thành sản phẩm của mủ cao su SVR3L trong tháng 6/2015 theo phương pháp cộng chi phí như sau:

Giá thành sản phẩm 80 tấn SVR3L = 114.000.000 + 1.948.272.00 – 109.148.417 = 1.953.123.583 đồng

Giá thành đơn vị SVR3L = 1.953.123.583 / 80 = 24.414.045 đồng

Từ những số liệu trong tháng 6/2015, kế toán lập được bảng tính giá thành sản phẩm cao su SVR3L tháng 6/2015 (biểu 9) Từ các chứng từ kế toán, bảng tính giá thành kế toán tiến hành lập NKC và vào sổ chi tiết chi phí sản xuất dở dang TK 154 (SVR3L) (Biểu 10) cụ thể như sau:

Thẻ tính giá thành sản phẩm SVR 3L

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, HàTĩnh

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Số lượng: 80 tấn Đơn vị: Đồng

CPSX Dở dang đầu kỳ

CPSX Phát sinh trong kỳ

CPSX Dở dang cuối kỳ

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trích)

Đơn vị: Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh Địa chỉ: Số 13, 15, ngõ 192, đường Trần Phú,

Phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh

Ban hành theo TT số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của BT – BTC

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

- Tài khoản: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Tên sản phẩm, dịch vụ: cao su SVR3L Đơn vị: Đồng

Số hiệu Ngày tháng Tổng tiền

- Số phát sinh trong kỳ 30/06 PKT13 30/06 Kết chuyển

CPNVLTT 621 1.446.217.000 1.446.217.000 30/06 PKT14 30/06 Kết chuyển CPNCTT 622 291.120.000 291.120.000

- Cộng số phát sinh trong kỳ 1.948.272.000 1.446.217.000 291.120.000 210.935.000

(Nguồn:Phòng Tài chính - Kế toán)

Sản phẩm cao su SVR3L hoàn thành được công ty tiến hành nhập kho.

Căn cứ phiếu NK số 124 ngày 30/06, kế toán ghi sổ:

2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

2.3.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất dưới góc độ KTQT

Ngoài việc phân loại chi phí sản xuất như KTTC ở trên, để phục vụ cho nhà quản trị (lãnh đạo Công ty), kế toán quản trị còn phân loại chi phí NVL trực tiếp một cách chi tiết, cụ thể hơn theo từng loại NVL sử dụng vào sản xuất sản phẩm, đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính là có sự thống nhất với nhau:

Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ và trong từng nhóm NVL lại có nhiều loại NVL khác nhau Để biết được mức độ tiêu hao của từng loại NVL cho từng sản phẩm là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch cụ thể về từng loại NVL, kế toán quản trị dưới yêu cầu của nhà quản lý phải phân loại chi phí NVL trực tiếp thành: TK 6211- chi phí NVL chính trực tiếp và chi tiết cho từng NVL chính, chi tiết theo tên sản phẩm Ví dụ:

TK 6211 -SVR3L-mủ nước Tương tự như vậy, đối với chi phí NVL phụ trực tiếp, kế toán quản trị sử dụng TK 6212- chi phí NVL phụ trực tiếp.

2.3.2 Tính giá thành sản phẩm

Xét về phương pháp tình giá thành sản phẩm hoàn thành, giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị đều sử dụng hệ thống các phương pháp tính giá thành truyền thống, tuy nhiên với mỗi yêu cầu về đối tượng tính giá thành khác nhau thì kế toán phải lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp Taaij công ty kế toán quản trị thường sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm.

2.3.3 Công tác xây dựng định mức chi phí và lập kế hoạch

* Công tác xây dựng định mức chi phí

Công ty chưa xây dựng được các định mức chi phí sản xuất: định mức về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức về chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung.

* Công tác lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất của Công ty được xây dựng hàng năm Việc xây dựng kế hoạch sản xuất dựa vào dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường, có tính đến hàng tồn kho đầu kỳ, dự kiến tồn kho cuối kỳ và chi tiết đến từng sản phẩm sản xuất Kế hoạch sản xuất tháng được giao cho các đơn vị thực hiện.

2.3.4 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được Công ty tổ chức thực hiện nhưng việc thực hiện này là chưa đầy đủ Các báo cáo quản trị cơ bản như báo cáo tình hình sản xuất, Bảng kê nhập – xuất – tồn đã được tổ chức lập Về các báo cáo chi tiết để tiến hành so sánh giữa kỳ kế hoạch sản xuất với kỳ thực tế sản xuất làm chưa có, dẫn đến việc lập kế hoạch chưa thật xát với thực tế.

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU HÀ TĨNH

2.4.1 Những kết quả đạt được

- Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh về cơ bản đã áp dụng một cách đúng đắn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định 15/2006, nay là Thông tư số 200/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của bộ trưởng Bộ tài chính và các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp.

- Về hệ thống chứng từ áp dụng tại công ty: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu bắt buộc của chế độ kế toán Trên tất cả các chứng từ đều thể hiện khá đầy đủ các yếu tố pháp lý: tên chứng từ, địa chỉ nơi thực hiện, ngày tháng, số hiệu, nội dung chứng từ, …Qua các quá trình đã được lập chi tiết như vậy kế toán sẽ dễ dàng kiểm tra và nắm bắt thông tin cụ thể.

- Về hệ thống kế toán: Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng, hệ thống sổ sách không phức tạp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh rõ ràng theo trình tự thời gian, thuận lợi cho việc hạch toán cũng như kiểm tra, đối chiếu số liệu Hệ thống sổ kế toán được mở đúng quy định gồm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán

- Về cơ bản công ty thực hiện tốt việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm của công ty Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ ban đầu theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, phù hợp với hoạt động của công ty.

- Chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính được thực hiện một cách nhịp nhàng, kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty.

- Việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giúp kế toán phát huy chức năng giám sát tình hình thực hiện được kế hoạch giá thành, từ đó cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

-Về ứng dụng kỹ thuật trong công tác kế toán: Công ty đã trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán Fast, công việc phòng kế toán tài chính được tiến hành nhanh gọn chính xác hơn trong ghi chép, tính toán, lập các bảng biểu.

Có được những kết quả như trên là do sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty, công tác kế toán tại phòng tài chính kế toán ngày càng được hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

* Về hạch toán chi phí sản xuất chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong quá trình SX chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm, là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm Tuy nhiên trong quá trình trình sản xuất Công ty không theo dõi bám sát để xác định tỉ lệ hao hụt Vì trên lệnh sản xuất đã có tính đến hao hụt nhưng trong quá trình sản xuất lại tiếp tục hao hụt Những hao hụt này không được quan tâm đến do đó dẫn đến tình trạng có những mặt hàng sản xuất tỷ lệ hao hụt rất lớn mà không xác định được nguyên nhân cũng như không có biện pháp theo dõi Công ty cần kiểm tra việc sử dụng vật tư thông qua việc lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ để quản lý vật tư

Ngày đăng: 26/02/2023, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w