Hiểm họathiếunướcsạch
Kể từ ngày 18/08/2008, khoảng 2500 chuyên gia về nước đến từ 140 quốc
gia trên thế giới đã tề tựu về Stockholm thủ đô Thụy Điển trong vòng một
tuần lễ để tìm giải pháp đối phó với một hiểmhoạ đang đe dọa hành tinh.
Đó là nguy cơ con người bị thiếu nước, đặc biệt là nướcsạch để sử dụng.
Đây là một nguy cơ rất lớn, nhưng lại ít được quan tâm
Các số liệu thống kê rất đáng báo động. Một phần năm nhân loại, tức là 1 tỷ
người trên thế giới đang phải lâm vào tình trạng thiếu nước. Tỷ lệ này sẽ
tăng lên thành 30% trong vòng không đầy hai thập niên tới đây nếu con
người không làm gì để chống việc lãng phí nguồn nước cũng như hạn chế
tác hại của tiến trình biến đổi khí hậu.
88% bệnh tật bắt nguồn từ việc dùng nướcthiếu vệ sinh
Điều đáng ngại không chỉ là nguy cơ thiếu nước, mà còn là vấn đề chất
lượng nước sử dụng. Theo ước tính của các chuyên gia, 88% bệnh tật hiện
nay trên thế giới gắn liền với việc uống nướcthiếu vệ sinh, không có hệ
thống xử lỷ nước thải thích hợp. Hiện tượng cư dân các nước nghèo thiếu
nhà vệ sinh đàng hoàng cũng có tác hại đáng kể.
Bên cạnh đó, một vấn đề đạo lý cũng được đặt ra : đó là tình trạng bất bình
đẳng giầu nghèo trước nguồn nước. Thật vậy, trên thế giới hiện nay, một
người sinh sống ở Bắc Mỹ bình quân sử dụng 400 lít nước mỗI ngày, một
người ở Châu Âu cũng dùng đến 200 lít. Ngược lại, tại các nước nghèo
đang phát triển, lượng nước bình quân sử dụng theo đầu người chỉ là vỏn
vẹn 10 lít.
Tình hình rất đáng lo ngại, thế nhưng, cho đến nay, hiểm họathiếunước và
tác hại khủng khiếp của tình trạng thiếunước sạch ít được đề cập đến trong
các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị bàn về vấn đề phát triện. Trong bối
cảnh năm nay được Liện Hiệp Quốc chọn làm năm Quốc tế về nước, Hội
Nghị Quốc tế về chủ đề này tại Stockholm đã quyết định đặt trọng tâm trên
các hồ sơ cơ bản này, với mục đích gióng lên tiếng chuông báo động.
Trả lời ban Pháp ngữ , bà Cécilia Martinsen, chuyên gia về các vấn đề làm
sạch nước, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế
về Nước ở thủ đô Thụy Điển xác định :
Năm nay thì chúng tôi thấy là cần nêu bật hơn nữa vấn đề làm sạch nước.
Đây là một thảm hoạ trên thế giới, vì hơn 2 tỷ rưỡi người không có được
nước sạch, riêng trong năm 2008 này, chẳng hạn, mỗi ngày có đến 5000 trẻ
em bị chết vì bệnh tiêu chảy Chúng tôi đang cố làm một cái gì đó trưóc
thảm hoạ đó.
Những người nắm quyền quyết định trên thế giới thường không muốn đề
cập đến các vấn đề vệ sinh. Tôi thì tôi thấy phải cần báo động về vấn đề
này, phải nói đến nhiều hơn nữa, như người ta đã làm với bệnh Sida. Trong
các hội nghị lớn, nguòi ta đã đưa ra vấn đề AIDS, quan hệ tình dục, việc sử
dụng bao cao su Đối với nhu cầu làm sạch nước, bảo đảm vệ sinh cho
nưóc sử dụng trong sinh hoạt thì cũng phải làm như thế.
Khủng hoảng nước sẽ nghiêm trọng như khủng hoảng dầu
Nhân Hội nghị quốc tế tại Thụy Điển, ngoài vấn đề làm sạch nước, một
trong những chủ đề quan trọng được các chuyên gia khắp nơi đề cập tới là
tác động của con người trên nguồn nước. Theo bà Stéphanie Blenckner,
phát ngôn viên Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Nước thì mỗi người phải
nhận thức được rằng tất cả những gì mình ăn, mình mua sắm, đếu có ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn nước hiện hữu trên hành tinh.
Nói chung, vấn đề bảo đảm nguồn nước cho nhân loại ngày càng trở nên
thiết yếu mà quốc tế phải quan tâm. Tạp Chí Mỹ Fortune mới đây đã không
ngấn ngại cho rằng trong thế kỷ 21 này, cuộc khủng hoảng về nước sẽ
nghiêm trọng tượng tự như cuộc khủng hoảng dầu hỏa trong thế kỷ vừa
qua. Nguy cơ nổ ra chiến tranh vì nước là một điều không thể loại trừ.
Mai Vân - Trọng Nghĩa
. lượng nước bình quân sử dụng theo đầu người chỉ là vỏn vẹn 10 lít. Tình hình rất đáng lo ngại, thế nhưng, cho đến nay, hiểm họa thiếu nước và tác hại khủng khiếp của tình trạng thiếu nước sạch. Hiểm họa thiếu nước sạch Kể từ ngày 18/08/2008, khoảng 2500 chuyên gia về nước đến từ 140 quốc gia trên thế giới đã tề tựu về Stockholm. đổi khí hậu. 88% bệnh tật bắt nguồn từ việc dùng nước thiếu vệ sinh Điều đáng ngại không chỉ là nguy cơ thiếu nước, mà còn là vấn đề chất lượng nước sử dụng. Theo ước tính của các chuyên gia,