Xuất phát từ cách hiểu về quyền lực nói chung,1 chúng ta có thể hiểu quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước có thể buộc các cá nhân, tổ chức trong xE hội phải phục tùng.. Trong quan
Trang 1Nguyễn Văn Năm * uyền lực, quyền lực nhà nước là vấn
đề vô cùng phức tạp của chính trị học
và khoa học pháp lí Để góp phần
nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về quyền lực
nhà nước và góp ý cho việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp năm 1992, bài
viết này trình bày một số hiểu biết của tác
giả về quyền lực nhà nước và đề xuất một số
kiến nghị về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Hiến pháp 1992 có liên quan đến vấn đề
này
Xuất phát từ cách hiểu về quyền lực nói
chung,(1) chúng ta có thể hiểu quyền lực nhà
nước là khả năng của nhà nước có thể buộc
các cá nhân, tổ chức trong xE hội phải phục
tùng Cũng như các loại quyền lực khác,
quyền lực nhà nước luôn tồn tại trong những
mối quan hệ xác định: Quan hệ giữa nhà
nước với các cá nhân, tổ chức trong xE hội, ở
đó các cá nhân, tổ chức phải phục tùng nhà
nước "Khả năng" ở đây được hiểu là sức
mạnh bạo lực của nhà nước, sức mạnh vật
chất, uy tín, vị thế trong xE hội hay khả năng
vận động quần chúng của nó Tuy nhiên, sự
phục tùng nhà nước không phải khi nào cũng
chỉ dựa trên những “khả năng” từ phía nhà
nước Trong nhiều trường hợp, sự phục tùng
nhà nước có được còn bởi những nguyên
nhân từ chính các cá nhân, tổ chức trong xE
hội, chẳng hạn tâm lí lo lắng, sợ hEi trước
những hiện tượng bạo lực, tội phạm, mong
muốn được nhà nước chở che; sự kém hiểu biết Chính vì vậy, trong các xE hội trước, lợi dụng sự kém hiểu biết và lòng tin ngây thơ của quần chúng, các lực lượng cầm quyền đE phủ lên trên nhà nước sức mạnh siêu nhiên, vô hình - sức mạnh của thượng
đế Để rồi, sự phục tùng của người dân không đơn thuần là phục tùng nhà nước mà
là phục tùng đấng tối cao, phục tùng người bảo vệ, che chở cho họ
Vấn đề quyền lực nhà nước thuộc về ai cũng còn có nhiều tranh luận Theo chúng tôi, cần có sự phân biệt rõ hai khái niệm quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân Quyền lực nhà nước chỉ là cách nói tắt của nhóm từ "quyền lực của nhà nước" Trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân,
tổ chức trong xE hội thì nhà nước là chủ thể của quyền lực - quyền lực nhà nước còn các cá nhân, tổ chức là đối tượng của quyền lực
ấy Tuy nhiên, trong xE hội, đặc biệt trong xE hội xE hội chủ nghĩa không chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều như vậy Một mặt, các cá nhân, tổ chức phải phục tùng nhà nước nhưng mặt khác nhà nước cũng phải phục tùng nhân dân Nhân dân có thể để chính quyền nhà nước tồn tại, nhân dân cũng có thể phá bỏ nó
đi Khi toàn thể nhân dân đE thể hiện sức mạnh của mình thì nhà nước không thể
Q
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội
Trang 2không phục tùng Trong chiều quan hệ ngược
lại này, nhân dân lại là chủ thể quyền lực,
nhà nước lại trở thành đối tượng quyền lực
Quyền lực này không phải là quyền lực nhà
nước mà là quyền lực nhân dân Cho dù nhân
dân được hiểu theo góc độ nào thì quyền lực
nhân dân vẫn luôn tồn tại Nó tồn tại trong
mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước và
các tổ chức khác của họ, trong mối quan hệ
giữa cộng đồng nhân dân với từng thành viên
trong xE hội Quyền lực nhân dân (quyền lực
của nhân dân) được hiểu là khả năng của
nhân dân có thể buộc nhà nước, các tổ chức
khác của nhân dân hay mỗi thành viên của
cộng đồng phải phục tùng "Khả năng" ấy
của nhân dân là vốn có, đó là sức mạnh vật
chất, sức mạnh bạo lực của nhân dân, sức
mạnh của dư luận xE hội Vấn đề là ở chỗ,
nhân dân có thực hiện được quyền lực của
mình hay không Điều này phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố Trong xE hội dân chủ thì quyền
lực nhân dân có điều kiện để phát huy và
giữa quyền lực nhà nước với quyền lực nhân
dân có mối quan hệ tương tác Do vậy, quan
hệ giữa nhà nước với nhân dân không đơn
thuần là quan hệ mệnh lệnh, phục tùng một
chiều Trong quan hệ giữa nhà nước với các
cá nhân, tổ chức trong xE hội thì các chủ thể
này phải phục tùng nhà nước, ở đó tồn tại
quyền lực nhà nước Trong quan hệ giữa
nhân dân (với tư cách là chủ thể của quyền
lực chung) với nhà nước thì nhà nước phải
phục tùng nhân dân, ở đó tồn tại quyền lực
nhân dân
Trong xE hội xE hội chủ nghĩa, nhân dân
là người chủ của xE hội, có quyền quyết định
mọi vấn đề của xE hội Tuy nhiên, không
phải mọi vấn đề của đời sống xE hội đều có
thể đưa ra trước toàn thể cộng đồng để xem xét, quyết định Cho nên, nhân dân chỉ trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng bậc nhất của xE hội còn những công việc khác nhân dân giao cho những chủ thể khác (thiết chế, công cụ) thay mặt họ thực hiện Trong
đó, nhà nước được xác định là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất Nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực, do nhân dân tổ chức, thay mặt nhân dân đứng ra tổ chức và quản lí đời sống cộng đồng Có thể xem đây như sự uỷ quyền của nhân dân cho nhà nước, nhân dân uỷ quyền cho nhà nước tổ chức và quản lí mọi mặt đời sống xE hội Tất nhiên, nhà nước phải có đầy đủ quyền lực Song, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân tạo ra Chính nhân dân chứ không phải ai khác là người tạo ra cho nhà nước tiềm lực kinh tế thông qua quá trình lao động sản xuất của họ Sức mạnh cưỡng chế mà nhà nước có trong tay cũng từ nhân dân mà ra Quân đội, cảnh sát, toà án cũng là những con người từ các tầng lớp nhân dân mà hợp thành Các trang thiết bị vũ khí từ thô sơ đến hiện đại suy cho cùng cũng đều là thành quả của nhân dân Nói cách khác, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, xuất phát từ nhân dân chứ không phải cái vốn có của nhà nước Điều này không chỉ đúng đối với nhà nước xE hội chủ nghĩa mà cũng luôn đúng với mọi nhà nước khác trên thế giới Nhân dân tạo ra cho nhà nước quyền lực có thể xem tương tự như trường hợp người thầy (theo nghĩa rộng) tạo ra cho học trò tri thức Tri thức của người học trò phải được coi là của người đó chứ không phải của người thầy nhưng nếu không có những người thầy thì người học trò cũng không thể có đủ tri thức
Trang 3Nhà nước xE hội chủ nghĩa với tư cách thừa
ủy quyền của nhân dân, do vậy ý chí của nhà
nước phải phù hợp với ý chí nhân dân Tức là
nhà nước không được thể hiện ý chí của
mình một cách chủ quan, đơn phương, tùy
tiện mà một mặt, nhà nước luôn tìm cách
kiểm tra xem ý chí của mình được thể hiện ra
có phù hợp với ý chí của nhân dân hay
không, mặt khác, nhân dân cũng thường
xuyên kiểm soát việc thể hiện và thực hiện ý
chí của nhà nước Chính vì thế, khi có vấn đề
gì phức tạp, nhà nước thấy tự mình không thể
quyết định được, nhà nước phải tìm cách
trưng cầu ý dân Bên cạnh đó, trong bộ máy
nhà nước luôn có những cơ quan đại biểu của
nhân dân, thay mặt cho nhân dân để kiểm
tra, giám sát hoạt động của nhà nước
Quyền lực ấy có thể được sử dụng để tổ
chức và quản lí đời sống xE hội, phát triển
kinh tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ an ninh,
quốc phòng đem lại lợi ích cho toàn thể
nhân dân như trong nhà nước xE hội chủ
nghĩa Quyền lực ấy cũng có thể chỉ phục vụ
lợi ích của một bộ phận nhỏ dân cư trong xE
hội, thậm chí để bảo vệ quyền lợi của thiểu
số, nó còn trấn áp một cách đẫm máu những
người nuôi dưỡng nó, tạo ra cho nó quyền lực
như trong các nhà nước chủ nô, phong kiến
Đó chính là bản chất giai cấp của nhà nước
Tóm lại, nhân dân là chủ thể của quyền
lực nhân dân, khi thực hiện quyền lực của
mình, nhân dân dùng nhà nước làm công cụ
thay mặt nhân dân tổ chức và quản lí đời
sống xE hội Muốn thực hiện được nhiệm vụ
đó, nhà nước phải có quyền lực, đó là quyền
lực nhà nước, nhà nước là chủ thể quyền lực
ấy Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, quyền
lực nhân dân luôn là tối thượng
Vấn đề khác rất quan trọng đó là cơ chế vận hành quyền lực nhà nước; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của nó Nhìn chung quyền lực
được vận hành theo cơ chế là: Chủ thể quyền lực thể hiện ý chí, đối tượng quyền lực, bằng hành vi của mình thực hiện nội dung ý chí
ấy Chúng ta cũng biết rằng thông thường ý chí nhà nước được thể hiện dưới dạng các quy tắc xử sự chung, nó được đặt ra không phải cho cá nhân, tổ chức cụ thể nào mà cho loại đối tượng nhất định, được áp dụng trên
địa bàn tương đối rộng, trong thời gian tương
đối lâu dài, vì vậy, nó thường phải khái quát Tuy nhiên, do sự đa dạng về chủ thể, sự đa dạng về nhu cầu, lợi ích, điều kiện, hoàn cảnh sống mà hành vi của các chủ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định không hoàn toàn giống nhau Việc không thực hiện, không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nội dung ý chí nhà nước là
điều khó tránh khỏi Chính vì thế, để đảm bảo cho các đối tượng có thể thực hiện được, thực hiện một cách chính xác, thống nhất nội dung ý chí nhà nước, cơ chế vận hành quyền lực nhà nước, xét từ phía nhà nước, phải bao gồm các khâu:
+ Thể hiện ý chí nhà nước;
+ Cụ thể hoá, chi tiết hoá và có thể còn phải cá biệt hoá nội dung ý chí đó vào các trường hợp cụ thể (gọi chung là việc tổ chức thực hiện);
+ Xử lí vi phạm xảy ra trong việc thực hiện ý chí đó
Khoa học pháp lí gọi ba khâu này tương ứng là lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong các nhà nước chủ nô, phong kiến, tất cả các khâu này đều do nhà vua thực hiện Tuy vậy,
Trang 4nhà vua không thể làm được tất cả mọi công
việc mà vua phải lập ra các cơ quan nhà nước
từ trung ương xuống địa phương Tuy nhiên,
các cơ quan này đơn thuần chỉ là cơ quan
giúp việc cho nhà vua, phụ thuộc vào nhà
vua Cách tổ chức quyền lực như thế rất dễ
dẫn đến chuyên quyền, độc đoán ở khía
cạnh khác, nó lại thúc đẩy người ta sử dụng
bạo lực mạnh hơn để chống đối.(2)
XE hội vì
thế càng thêm rối loạn, con người vì thế
không thể có được tự do Để ngăn chặn nền
độc tài, chuyên chế phong kiến, người ta đi
tìm cách thức khác để tổ chức, vận hành
quyền lực, thuyết tam quyền phân lập ra đời
trong bối cảnh đó
Theo Montesquyeu, nếu cả lập pháp,
hành pháp, tư pháp đều nằm trong tay nhà
vua, tất yếu sẽ nảy sinh sự lạm quyền,
chuyên chế, độc đoán; nếu như lập pháp,
hành pháp nằm trong tay một người thì sẽ
không có tự do; nếu như tư pháp gắn với lập
pháp thì cuộc sống và tự do của con người sẽ
đặt dưới sự tuỳ tiện; nếu như tư pháp gắn với
hành pháp thì quan toà sẽ trở thành kẻ áp
bức.(3) Do vậy, muốn chống chuyên quyền,
độc đoán, muốn có tự do, bình đẳng thì lập
pháp, hành pháp, tư pháp, phải thuộc về ba
cơ quan khác nhau, nói cách khác, phải do ba
cơ quan khác nhau đảm nhiệm Cụ thể là việc
thể hiện ý chí nhà nước (lập pháp) nên giao
cho nghị viện; việc tổ chức thực hiện ý chí
(hành pháp) giao cho chính phủ; việc xử lí vi
phạm trong việc thực hiện ý chí nhà nước (tư
pháp) giao cho toà án Để ngăn chặn khả
năng cơ quan nào đó có thể thao túng, thâu
tóm quyền lực vào tay mình, Montesquyeu
cho rằng giữa các cơ quan đó phải có sự
kiềm chế, đối trọng, chế ước lẫn nhau
Như vậy, theo nhận thức của chúng tôi,
sự phân biệt lập pháp, hành pháp, tư pháp, theo tư tưởng Montesquyeu hoàn toàn không phải là sự phân chia quyền lực, đó chỉ là sự
“phân công lao động quyền lực” là phân chia các mắt, khâu trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước Trong đó mỗi cơ quan chuyên
đảm nhận một mắt, khâu nào đó, đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi có hiệu quả nhất Trở lại khái niệm quyền lực, chúng
ta thấy quyền lực nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng là những khái niệm rất trừu tượng, phải bằng tư duy trừu tượng mới nhận thức được Nếu hiểu phân chia tức là chia ra thành những phần, những bộ phận thì quyền lực nhà nước hay quyền lực nói chung không thể phân chia được Không thể đem chia sức mạnh, tình cảm, tri thức, lòng tin thành những bộ phận gì bởi chúng là những thứ không thể phân chia được Chính vì vậy, không thể nói quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp Người ta chỉ có thể phân chia các mắt, khâu, các giai đoạn trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước Nhưng khi đE nói quyền lực nhà nước là không thể phân chia được thì cũng không thể nói quyền lực nhà nước là tập trung một cách tuyệt đối
được (nếu hiểu tập trung theo nghĩa đối lập với phân chia) Như vậy, thuộc tính vốn có của quyền lực nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng là không thể phân chia Chỉ có sự phân chia các mắt, khâu trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước mà thôi
Do đó, khi nói quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất phải hiểu theo nghĩa đối lập với phân tán ở nghĩa này “tập trung”
được hiểu là dồn vào một chỗ, một nơi còn
Trang 5“thống nhất” được hiểu là quy về một mối
Từ đó, tập trung, thống nhất quyền lực nhà
nước phải hiểu là tập trung vào trung ương,
quy về trung ương chứ không cát cứ, phân
tán, tản mạn Sức mạnh bạo lực của nhà
nước, tiềm lực vật chất hay khả năng tác
động về mặt tinh thần của nó đều tập trung
thống nhất ở trung ương Địa phương không
có quân đội, tài chính, thuế khoá, đồng tiền
riêng
Từ tất cả những phân tích trên đây, liên
hệ với Việt Nam thấy có một số vấn đề cũng
nên được trao đổi:
Thứ nhất, từ cách hiểu về quyền lực nhà
nước, quyền lực nhân dân, chúng ta thấy
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”
nếu hiểu một cách trực tiếp thì chưa chính
xác mà phải gắn nó với cơ chế uỷ quyền của
nhân dân Một số tác giả đưa ra phương án
sửa đổi là: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân”.(4) Như trên đE phân tích, quyền lực nhà
nước thuộc về nhà nước, quyền lực nhân dân
thuộc về nhân dân, quyền lực của chủ thể
nào thuộc về chủ thể đó Nói cách khác,
không phải tất cả quyền lực trong xE hội đều
thuộc về nhân dân Nhân dân chỉ là chủ thể
của một bộ phận quyền lực trong xE hội -
quyền lực nhân dân Tuy nhiên, quyền lực
nhân dân luôn luôn là tối cao, biểu hiện ở
chỗ nhân dân là người quyết định cao nhất
các vấn đề của đất nước Chính vì vậy, Điều
2 Hiến pháp năm 1992 nên được sửa lại là:
“Quyền lực tối cao trong xE hội thuộc về
nhân dân”
Thứ hai, quy định như Điều 6 Hiến pháp
năm 1992: “Nhân dân sử dụng quyền lực
nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp” cũng cần phải bàn thêm Như đE nói rõ, quyền lực nhà nước được thực thi bằng bộ máy nhà nước, “quyền lực nhà nước là quyền lực chỉ do các cơ quan nhà nước thực hiện”;(5) quyền lực nhân dân được thực hiện bằng nhiều hình thức, thông qua nhiều công cụ khác nhau, trong đó chủ yếu là thông qua các cơ quan đại biểu nhân dân Vì vậy, Điều 6 Hiến pháp năm 1992 nên được sửa lại là: “Nhân dân thực hiện quyền lực của mình chủ yếu thông qua Quốc hội và hội
đồng nhân dân các cấp”
Thứ ba, quan niệm như trên lại dẫn đến vấn đề cần được làm sáng tỏ đó là, Quốc hội, hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quyền lực nhân dân? Nhiều ý kiến cho rằng, Hiến pháp không nên quy định Quốc hội, hội đồng nhân dân là những cơ quan quyền lực nhà nước, bởi lẽ, quyền lực nhà nước được thực thi bằng cả bộ máy nhà nước chứ không chỉ bằng Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; mặt khác, quy
định hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất
Cùng với việc khẳng định quyền lực nhân dân là tối cao, chúng ta có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực của mình Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội thay mặt nhân dân xây dựng Hiến pháp; tổ chức ra các cơ quan tối cao của Nhà nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của cả bộ máy nhà nước Với tư cách là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, hội đồng nhân dân căn cứ vào Hiến pháp, quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp; tổ chức ra uỷ ban
Trang 6nhân dân; giám sát hoạt động của các cơ
quan nhà nước ở địa phương Như vậy,
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là
những cơ quan của nhân dân, thay mặt nhân
dân, thực hiện quyền lực nhân dân Đồng
thời, với tư cách là cơ quan nhà nước, Quốc
hội thay mặt Nhà nước, thể hiện ý chí Nhà
nước: Lập pháp, quyết định những chính
sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xE hội, quốc phòng, an ninh của đất
nước; hội đồng nhân dân căn cứ vào những
quy định của cơ quan nhà nước cấp trên
quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xE
hội và ngân sách, các biện pháp bảo đảm
quốc phòng an ninh ở địa phương, bảo đảm
ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân
Nói cách khác, Quốc hội, hội đồng nhân dân
các cấp mặc dù là những cơ quan đại biểu
của nhân dân, do nhân dân bầu ra nhưng lại
thực hiện quyền lực nhà nước, bởi vậy, Quốc
hội và hội đồng nhân dân phải được coi là
những cơ quan quyền lực nhà nước Sự phân
tích trên đây cho thấy, Quốc hội, hội đồng
nhân dân các cấp vừa là cơ quan quyền lực
nhân dân, vừa là cơ quan quyền lực nhà
nước Tuy nhiên, việc Quốc hội, hội đồng
nhân dân thực hiện cả hai loại “nhiệm vụ” đó
dẫn đến điều chúng ta thường nói là ai sẽ là
người kiểm tra, giám sát Quốc hội và hội
đồng nhân dân Hoạt động của Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp vì thế khó có thể đạt
hiệu quả cao Đây là vấn đề lớn và vô cùng
phức tạp, vì vậy, cần thiết phải được suy nghĩ
một cách thực sự sâu sắc Nghiên cứu kinh
nghiệm tổ chức Quốc hội cho thấy, Hiến
pháp sửa đổi chỉ nên quy định Quốc hội là cơ
quan quyền lực nhà nước như các Hiến pháp
năm 1946, 1959 đE từng quy định Với tư
cách đó, Quốc hội thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước
Đồng thời, trong bộ máy nhà nước cần tổ chức ra cơ quan mới bên cạnh Quốc hội, cơ quan này có chức năng lập hiến, tổ chức ra các cơ quan tối cao của nhà nước và giám sát tối cao hoạt động của cả bộ máy nhà nước,
kể cả Quốc hội Thiết chế này mới chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan có quyền cao nhất của nước Cộng hoà
xE hội chủ nghĩa Việt Nam Trên tinh thần
đó, chương Quốc hội trong Hiến pháp năm
1992 có nhiều quy định cần phải được sửa
đổi, nếu có điều kiện, dịp khác chúng tôi sẽ
đề cập một cách cụ thể hơn Đối với hội
đồng nhân dân các cấp, xuất phát từ thực tế hoạt động, nhiều tác giả cho rằng Hiến pháp chỉ nên quy định hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương (mà không phải là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương) không phải là không có lí Với tư cách đó, hội đồng nhân dân chỉ thực hiện chức năng của cơ quan quyền lực nhân dân Theo đó, Điều 119 Hiến pháp năm 1992 nên
được sửa lại là: "Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan
đại biểu nhân dân cấp trên" Tất nhiên, khi
đó Điều 120 Hiến pháp năm 1992 cũng cần sửa đổi cho thích hợp
Trong điều kiện hiện nay, khi mô hình trên có thể chưa được thực hiện thì việc tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp là vô cùng cần thiết
Trang 7Trên thực tế, việc nhiều đại biểu Quốc hội,
hội đồng nhân dân đồng thời là thành viên
các cơ quan nhà nước khác làm cho không
chỉ hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân
dân các cấp mà cả hoạt động của chính các
cơ quan ấy cũng kém hiệu quả, bởi vì, cũng
với con người ấy, quỹ thời gian ấy, họ khó có
thể thực hiện một cách tối ưu đồng thời cả
hai loại nhiệm vụ Theo dõi hoạt động của
Quốc hội, chúng ta thấy, rất hiếm các phiên
họp toàn thể của Quốc hội có đầy đủ các vị
đại biểu Quốc hội tham dự Quốc hội, hội
đồng nhân dân liệu có thể làm tròn chức
năng giám sát của mình khi nhiều đại biểu
Quốc hội, hội đồng nhân dân vừa là người
giám sát, vừa là người bị giám sát Theo
chúng tôi, để tăng cường chức năng giám sát
của Quốc hội, hội đồng nhân dâ các cấp thì
đại biểu các cơ quan này không thể đồng thời
là thành viên các cơ quan nhà nước khác
Thứ tư, quyền lực nhà nước ta là tập
trung, thống nhất nhưng tập trung vào đâu?
Về vấn đề này có hai quan điểm khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền lực nhà
nước là tập trung, thống nhất nơi nhân dân
Quan điểm khác cho rằng quyền lực nhà
nước là tập trung, thống nhất ở Quốc hội.(6)
Như đE trình bày, quyền lực nhà nước là xuất
phát từ nhân dân nhưng thuộc về Nhà nước,
vì vậy, không thể tập trung thống nhất nơi
nhân dân Mặt khác, nhân dân là cộng đồng
người rất rộng lớn, quyền lực nhà nước, vì
vậy, không thể tập trung thống nhất ở nhân
dân bởi tập trung là dồn về một nơi, thống
nhất là quy về một mối Quyền lực nhà nước
ta cũng không phải tập trung, thống nhất ở
Quốc hội Cho dù Quốc hội được quy định là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng
Quốc hội cũng chỉ tham gia vào một mắt,
khâu nhất định trong việc thực hiện quyền lực nhà nước Không thể nói tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung vào Quốc hội, trong
đó, Quốc hội trực tiếp thực hiện quyền lập pháp và giám sát tối cao, còn quyền hành pháp Quốc hội giao cho Chính phủ, quyền xét xử Quốc hội giao cho toà án, quyền giám sát các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống
đến mọi công dân, Quốc hội giao cho viện kiểm sát Như đE đề cập, Quốc hội với tư cách là cơ quan nhà nước, thực thi quyền lực nhà nước, nó chỉ thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề cơ bản quan trọng của
đất nước Khi ban hành, sửa đổi Hiến pháp,
tổ chức ra các cơ quan tối cao của nhà nước
và giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước là Quốc hội thực hiện nhiệm vụ với tư cách cơ quan quyền lực nhân dân, thực thi quyền lực nhân dân
Trên đây là những suy nghĩ bước đầu về những vấn đề vô cùng phức tạp của khoa học pháp lí Để góp phần nhận thức đúng đắn,
đầy đủ hơn về vấn đề quyền lực nhà nước, tác giả mạnh dạn trình bày những quan điểm của cá nhân Mong được trao đổi cùng bạn
đọc để tác giả được hoàn thiện những quan
điểm của mình./
(1).Xem: Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2000, tr.190; Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1999, tr 105 - 107; Chính trị học đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1997, tr 67-72
(2).Xem: Chính trị học, Sđd, tr.191
(3).Xem: Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Viện thông tin khoa học xE hội,
H 1992, tr.10
(4).Xem: Vũ Hồng Anh, Tạp chí Luật học số 6/1999 (5) Xem: Thuyết tam quyền phân lập Sđd, tr.13 (6).Xem: Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học số 1/2001