Tiểu luận Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học... Đứng trước thực trạng giáo dục củanước nhà là một giáo viên Tiểu học tương
Trang 1Tiểu luận Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5 thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt độngdạy - học Bởi vì dạy - học là hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quảphụ thuộc vào chủ thể nhận thức là người học Và điều này lại phụ thuộc vào nhiềuyếu tố khác như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm và các yếu tốkhách quan như: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thútrong học tập, Ở đây tôi xin được quan niệm sự hứng thú trong học tập như là hệquả của các yếu tố tương tác đó
Hứng thú là một trong những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách, nó cóvai trò rất to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt động nhận thứcnói riêng Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khátvọng hành động và hành động một cách say mê, sáng tạo, tăng năng suất làm việc
ở mỗi người Trong hoạt động học tập hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc họcsinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn Khi có hứng thú học mộtmôn học nào đó, học sinh sẽ say mê trong nghiên cứu, học tập việc lĩnh hội tri thứctrở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thìngười học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của họ ngày càngđược nâng cao, phát triển một cách tích cực Như đại văn hào Macxim Goocki kháiquát: “tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc” Chính vì vậy, việc tạohứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việcdạy học
Bàn về hứng thú học tập xin được nói về thực trạng giáo dục ngày nay là vấn
đề học môn Lịch sử Học sinh phổ thông không mặn mà với môn Sử Kết quả tuyển
Trang 3sinh Đại học năm 2006 – 2007 đã chứng minh điều đó: Tỷ lệ thí sinh có điểm thidưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10) Kếtquả đó cho thấy học sinh của chúng ta đang bị mù về lịch sử.Trong hệ thống giáodục của bất cứ quốc gia nào, Lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quantrọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người Kết quả môn Sửnhư vậy phải chăng do sách giáo khoa soạn khô khan, cách dạy của giáo viên chưatạo hứng thú, giáo viên chưa thật sự đầu tư cho tiết dạy, phương pháp dạy học chưahiệu quả, học sinh thiếu phương tiện học tập, Đứng trước thực trạng giáo dục củanước nhà là một giáo viên Tiểu học tương lai, nhận thức được tầm quan trọng củabậc Tiểu học nói chung và môn học Lịch sử trong nhà trường Tiểu học nói riêng tôixin được góp chút công sức của mình vào việc dạy học môn Lịch sử ở Tiểu họcthông qua việc tìm hiểu đề tài: “ Tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5thông qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học”
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lí luận chung về hứng thú và hứng thú học tập
1.1.1Khái niệm chung về hứng thú
Hứng thú là một hiện tượng tâm lí phức tạp, như nhà tâm lí học L X.Vưgôtxki đã khẳng định : “Đối với việc nghiên cứu, hầu như không có vấn đề nàorắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người
1.1.1.1 Định nghĩa hứng thú
I Phrebac đã coi hứng thú như một thuộc tính có sẵn, mang tính bẩm sinh củacon người; U Giêmxơ cho rằng: Hứng thú có nguồn gốc sinh vật, còn Framixkaquan niệm hứng thú là trường hợp riêng biệt của thiên hướng …
Sau này, các nhà tâm lý học đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về
hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” Ở đây, hứng thú thể hiện mối
quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với nhu cầu và xúc
cảm, tình cảm của chủ thể hoạt động …
1.1.1.2Vai trò hứng thú trong hoạt động của cá nhân
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người, cùng vớinhu cầu, hứng thú có kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực,
Trang 5say mê và đem lại kết quả cao trong học tập, lao động, công tác Ngược lại, khikhông có hứng thú, không có sự say mê con người sẽ thực hiện nó một cách gượng
ép, không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó khăn hơn, nặng nhọc, dễ gâycho con người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt được sẽ không cao
Vì quan trọng như vậy nên hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng,đang là một trong những vấn đề được các nhà tâm lý học và giáo dục học hết sức
quan tâm, như đại văn hào M Goocki từng viết: “Tài năng nói cho cùng là tình yêu
đối với công việc".
1.1.1.3 Định nghĩa hứng thú học tập
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân Được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Thái độ,
hứng thú Lòng yêu thích, tin tưởng vào khoa học, ham tìm tòi, khám phá
Kỹ năng Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, nhận biết đúng các nhân vật, sự kiện,
hiện tượng lịch sử, có cảm xúc, tình cảm trước sự kiện,…
Trang 6cứu nước Qua đó cho học sinh thấy được Lịch sử của đất nước ta trong những nămkháng chiến ác liệt đó, một đất nước nghèo chịu sự ảnh hưởng của chế độ phongkiến nặng nề đã đứng lên dành chiến thắng từ tay của bọn chủ nghĩa đế quốc nhưthế nào Biết được công ơn to lớn mà cha ông ta đã hi sinh để dành độc lập Từ đóhình thành ở các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, để các em hình thành vàphát triển nhân cách đúng đắn.
1.2.2 Đặc điểm nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời giancủa lịch sử Việt Nam từ giữa TK XIV đến nay
1.3 Đặc điểm học sinh lớp 5 trong học tập
Rất hiếu động luôn thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá
Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy
Xét về mặt tâm lý, học sinh lớp 5 luôn muốn tự khẳng định mình với thầy cô, bạn
bè và rất thích được khen
1.4 Hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
* Khái niệm hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
Trên cơ sở những phân tích trên, tôi xin đi đến định nghĩa về hứng thú họcmôn Lịch sử như sau: Hứng thú học môn Lịch sử là thái độ lựa chọn đặc biệt của
HS đối với quá trình lĩnh hội, có sự hiểu biết và vận dụng những tri thức Lịch sửtrong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, do thấy được sự hấp dẫn và ýnghĩa thiết thực của môn Lịch sử đối với bản thân
* Các biểu hiện hứng thú học môn Lịch sử của học sinh lớp 5
Trang 7Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và nhiều khi còn phức tạp, chúng cóthể đan xen vào nhau Đó là:
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê, ) đối với
môn Lịch sử yêu thích môn Lịch sử, coi việc học Lịch sử là niềm vui, niềm hạnhphúc
- Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng những nguyên nhân
của sự yêu thích trên liên quan đến đối tượng của hoạt động học Lịch sử (nội dung
và phương pháp học), hoặc gián tiếp liên quan đến đối tượng trên (Lịch sử được ứng dụng nhiều trong thực tiễn, giáo viên dạy hay)…
- Biểu hiện về mặt hành động: HS biểu hiện bằng các hành động học tập tích cực
học tập
+ Trong giờ lên lớp: Say mê học tập, chăm chú nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hay nêu thắc mắc với GV; tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
+ Ở ngoài lớp và về nhà: Học bài, làm bài đầy đủ; tự giác làm bài tập; tự sưu tầm,đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo có liên quan đến môn Lịch sử; tham gia các hoạtđộng ngoại khóa về Lịch sử ,…
- Biểu hiện về mặt kết quả học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi về môn LS.
1 5 Cơ sở một số phương pháp dạy học tạo hứng thú học tập môn Lịch sử
a/ Những yếu tố chủ quan (bên trong):
- Trình độ phát triển trí tuệ của HS là cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú họcmôn Lịch sử ở các em
- Thái độ đối với việc học tập môn Lịch sử
b/ Những yếu tố khách quan (bên ngoài):
Trang 8- Điều kiện vật chất cần thiết để dạy học có hiệu quả: bao gồm các tài liệu, sách vở,
đồ dùng học tập phục vụ cho môn học, trang thiết bị dạy học, phương tiện, của nhàtrường Đây là yếu tố cần thiết để HS học toán có kết quả
- Hoàn cảnh, môi trường học tập:
+ Môi trường gia đình: Thái độ của cha mẹ đối với việc học tập môn Lịch sử+ Tập thể HS: Trong tập thể, nếu HS tích cực hoạt động cùng nhau, tạo nên bầukhông khí tâm lý tích cực, làm nảy sinh niềm vui, cùng tham gia bài học tạo nênhứng thú trong việc học tập môn Lịch sử
+ Giáo viên: đó là trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng say mê nhiệt tình,
sự hứng thú với nghề nghiệp của GV đối với môn Lịch sử, đặc biệt là phương phápdạy học ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển hứng thú học tập của HS
Tóm lại, hứng thú học môn Lịch sử của HS tiểu học nảy sinh và phát triểndưới ảnh hưởng qua lại của tổ hợp những yếu tố chủ quan và những yếu tố kháchquan nhất định Do đó, muốn hình thành và phát triển hứng thú học môn Lịch sửcho HS, cần phải chú ý cả những yếu tố bên trong, cũng như những yếu tố bênngoài, đặc biệt là cần chú ý đến vai trò “chủ đạo của người GV” mà cụ thể làphương pháp dạy học mà người giáo viên sử dụng
1.6 Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 5
Trang 9* Phương pháp trò chơi học tập
Chương II: HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5
2.1 Phương pháp trực quan
Áp dụng đối với những bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương
trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6)
Các bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến
thắng, chiến dịch, phản công, tiến công ( các bài: )
Ví dụ : Khi dạy bài “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (tr 15)
-Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên dán hình ảnh bến nhà Rồng và hỏi:
Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào?
+HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào Sau đó GV dùng nó để giới thiệu bài mới
Hình 1: Bến Nhà Rồng
Trang 10HĐ: Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành ( ngày sinh, quê quán)
- Dựa vào SGK yêu cầu HS cho biết về ngày sinh của Nguyễn Tất Thành?
- Sau khi học sinh trả lời GV dán hình ảnh Nguyễn Tất Thành lên bảng kèm theochú thích về ngày sinh Lưu ý bức ảnh này được chụp vào khoảng thời gian năm
1911, lúc người 21 tuổi
- Về quê quán GV treo bản đồ, yêu cầu HS chỉ quê Bác trên bản đồ
> Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học, các em sẽ có sự tri giác
cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn
Hình 2: Nguyễn Tất Thành ( 1890 – 1969) Hình 3: Bản đồ Việt Nam
Trang 11-Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương của Bác cho HS xem
Hình 4: Làng Hồng Trù quê ngoại Hình 5: Làng Sen quê nội
Nhà sàn của bác
Trang 12Hình 6: Ngôi nhà Bác sống thời niên thiếu Hình 7: Nhà sàn của Bác+ Qua các hình ảnh này HS sẽ thấy được Bác sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệnghèo khổ : “ Làng Sen đóng khố thay quần Ít cơm nhiều cháo xoay quần quanhnăm”
> Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí
ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học Lịch sử vì kiến thức chẳng hề khô khan màtrái lại rất dễ nhớ
Ví dụ: “ Bài 26: Tiến vào dinh Độc Lập” ( tr 55)
Trang 13HĐ: Trình bày chiến dich Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tấn công vào Dinh Độc lập.
- GV trình bày trận đánh trên sơ đồ chiến lược cho HS dễ hình dung: Chiến dịch
Hồ Chí Minh bắt đầu vào lúc 17 giờ ngày 26/6/1975 Quân ta chia làm 5 cánh quântiến vào Sài Gòn Tại mũi tiến công phía Đông, dẫn đầu là lữ đoàn xe tăng 203
Hình 8: Sơ đồ chiến dịch HCM Hình 9: Xe tăng 843 tiến vào dinh
Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với đơn vị bạn cắm lá
cờ lên nóc Dinh Độc Lập Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thuận điđầu,…xe tăng 843 lao vào cổng phu và bị kẹt lại Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổngchính tiến thẳng vào
Trang 14
Hình 10: Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào dinhHình 11: Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh
Lá cờ tung bay trên nốc dinh Độc Lập, Tiếng reo hò sung sướng mừng giờ phútlịch sử đất nước được thống nhất và độc lập Bắc Nam sum họp một nhà Qua đócác em thấy được cái hào hùng, oanh liệt trong chiến dịch này Những hình ảnh đó
sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em
- Kết thúc phần trình bày trận đánh bằng lời GV cho HS xem 1 đoạn video về Tiếnvào Dinh Độc Lập ( Ở bài dạy này GV nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
là bài giảng điện tử cho có hiệu quả và khoa học hơn)
2.2 Phương pháp quan sát
a) Bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị, văn hoá- xã hội
(Trong chương trình lớp 5 là các bài: bài 4; bài 12; bài 13; bài 16; bài 19; bài 21; bài 27 và bài 28)
Ví dụ: “ Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo” ( tr 24)
HĐ: Tìm hiểu hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám
-Yêu cầu HS đọc trong sách giáo đoạn “Từ cuối 1945 -> nghìn cân treo sợi tóc”, kết hợp với việc quan sát các bức hình sau trả lời câu hỏi:
Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
Trang 15
Hình 12: Quân Pháp ở Sài Gòn 1945 Hình 13: Quân Anh đến Sài Gòn 9/1945
Hình 14: Quân Trung Quốc dân đảng Hình15: Xương của các nạn nhân trận đói
1945 được cải tán ( Hà Nội)
Hình 16: Dân đói năm 1945
Ví dụ : “ Bài 22 : Đường Trường Sơn”
HĐ
: Tìm hiểu về đường Trường Sơn, GV cho HS quan sát những hình ảnh dướiđây và đặt câu hỏi : có em nhận xét gì về khi quan sát những hình ảnh dưới
Trang 16>Phương pháp này giúp cho HS có biểu tượng sinh động, cụ thể về sự kiện lịch
sử, kết hợp với việc đối chiếu với sách giáo khoa, phân tích, tổng hợp để tìm ra câutrả lời Chứ không phải chỉ tưởng tượng suông và đọc sách trả lời, mang cái nhìn cụthể cho hs, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm yêu nước, thương nòi cho học sinh
* Lưu ý: Ở Tiểu học, mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh
2.3 Phương pháp hỏi đáp
- Nếu việc dạy học chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức, thầy đọc trò chép, không
phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh thì học sinh sẽ nhanhcảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị thụ động Vận dụng phương pháp hỏi đáp vào dạyhọc Lịch sử là một trong những cách dạy học hữu hiệu tạo hứng thú học tập chohọc sinh Vì phương pháp này kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong họctập, bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm không khí lớp học sôinổi
Ví dụ: “ Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo” ( tr 24)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại
xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, Kêu gọi tăng gia sản xuấtvới khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”, Phát động “
Trang 17Tuần lễ vàng” Phát động phong trào xoá nạn mù chữ; Ngoại giao mềm dẻo, khônkhéo ).
- Kết quả của những biện pháp đó là gì? ( Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt vàgiặc ngoại xâm)
> Đặt ra những câu hỏi yêu cầu HS phải tìm tòi, phải có cảm nhận riêng củamình Khi trả lời được HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì trình độ, khả năng của mình sovới những bạn khác, các em sẽ có hứng thú học tập tiếp tục chú ý nghe giảng, trảlời các câu hỏi Những HS còn lại sẽ noi theo, muốn trả lời được như bạn để khẳngđịnh mình Từ đó sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi, vui tươi
*Lưu ý : Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để tất cả HS đều
hiểu được yêu cầu của câu hỏi
- Cần đặt câu hỏi cho mọi học sinh trong lớp, tức là câu hỏi có nhiều mức độ, khó,
dễ, trung bình
- Cần chú ý lắng nghe câu trả lời của các em khi cần có thể nhận xét, bổ sung, csửachửa để hoàn thiện nội dung câu trả lời cho các em
2.4 Phương pháp kể chuyện
- Áp dụng với những dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử: ( Trong chương
trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6)
Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương phápnhư kể chuyện, sắm vai Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kểchuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện Ngoài ra
có thể cho học sinh sắm vai để kể
Ví dụ : Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” giáo viên có thể dùng
phương pháp kể chuyện để tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Bác