1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Trieu cuong pot

4 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43,74 KB

Nội dung

Bài 1: Vì sao triều cường dâng cao dị thường? TS. Bùi Xuân Thông - Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển TS. Bùi Xuân Thông Ở Việt Nam, nếu gọi là triều cường thì hàng tháng đều có nhưng đặc biệt vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 và tháng 1 hàng năm là thời kỳ thuỷ triều có độ lớn nhất trong năm. Hiện tượng triều cường nói chung là mực nước biển dâng cao dị trường trong đó có vai trò của thuỷ triều. Thuỷ triều vẫn có quy luật chung đều đều nhưng do kết hợp với các hiệu ứng khác nữa mới tạo nên mực nước biển dâng dị thường vào thời điểm này. Chẳng hạn, thuỷ triều lớn, kết hợp với gió mùa đông bắc tăng cường ở phía bắc biển Đông và khu vực giữa biển Đông (tốc độ có thể lên tới 17m/giây thậm chí lên tới 25m/giây gần đạt tới mức độ của bão sau khi chuyển hướng vào sát bờ) hoặc bị tắc dần các hướng gió sẽ gây nên hiện tượng sóng lừng, kéo theo các nguồn nước sâu ở ngoài khơi biển Đông vào sát bờ, kết hợp với thời kỳ thuỷ triều đưa nước dâng cao. Hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng đặc biệt vào tháng 10, tháng 11, tháng 12, tháng 1 hàng năm và xảy ra một cách đáng kể ở các bờ biển miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Hiện tượng triều cường kết hợp với gió ngoài biển khơi có thể có xảy ra vào mùa hè hoặc gió mùa Tây Nam, nhưng hiệu ứng của gió mùa Tây Nam là đẩy lên phía Bắc, hoặc miền trung của phía Bắc, do vậy những vùng miền trung phía Bắc do yếu tố địa phương và yếu tố con nước nên nó không xảy ra một cách nghiêm trọng như các vùng bờ Miền Nam và Nam Bộ. Ở Miền Trung và Miền Nam khi gío mùa đông Bắc lấn sâu xuống phía nam khi vào sát bờ sẽ trở thành hướng gió đông là hướng gió chính thẳng vuông góc vào bờ, do vậy khi đến vùng Đông Nam Bộ, vùng cửa sông của đồng bằng Nam Bộ sẽ có hiện tượng gió chướng (tức là gió mùa Đông Bắc tuyến tính) chuyển toàn bộ sang hướng đông do vậy dồn toàn bộ hướng nước sâm nhập nặng trong thời kỳ này là rất lớn. Nên đối với người dân Nam Bộ thời kỳ này chịu toàn gió đông mạnh cho nên kéo hướng nước của biển vào sâu hơn đất liền. Cụ thể về triều cường (mực nước biển dâng cao dị thường ) ở Miền Đông Nam Bộ lại xảy ra vào năm nay, xảy ra đúng vào thời kỳ mưa lớn, lại có lũ ở thượng nguồn đổ về. Do vậy vừa có lũ lại vừa có triều cường ở ngoài cửa sông đổ về nữa, như vậy có sự chặn lại của việc thoát lũ, thoát lũ không kịp nữa bởi vì bình thường lũ thoát ra ngoài cửa sông lại gặp phải hiện tượng nước biển dâng cao (triều cường lớn) chặn lại ở cửa sông nên việc lũ thoát bị kém đi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải thoát lũ trong thời kỳ này như thế nào cho đúng, đây cũng là nguyên nhân các tỉnh đồng bằng Nam Bộ bị ngập lụt lâu và kéo dài như vậy. Ở TP. HCM có hơi khác hơn một chút tức là vẫn là mực nước biển dâng dị thường theo con nước một ngày có thể tới hai lần. Gây ngập lụt ở đây cũng là sự ứ động của lũ và công tác quy hoạch thoát lũ ở TP.HCM chưa tốt, chưa đúng nên xảy ra tình trạng ngập úng, ngập lụt cục bộ. Điều này không thể đổ hoàn toàn cho môi trường tự nhiên được. Việc cải tạo hệ thống thoát nước, chống ngập úng ở TP. HCM cần có quy hoạch tổng thể hơn. Mặc dù TP. HCM có giống các tỉnh đồng bằng Nam Bộ một chút là lũ thoát ra cửa sông gặp nước biển dâng trong thời kỳ này nên nước không thoát được.Nhưng điều cơ bản vẫn là hệ thống thoát nước cục bộ chưa tốt. Theo con số khảo sát của đề tài: "Nghiên cứu hiện tượng mực nước biển dâng dị thường không phải do bão xảy ra tại các vùng cửa sông ven biển Việt Nam" mực nước biển dâng trong thời kỳ Triều cường không có bão tại TPHCM như sau: tháng 9/2004, đường Mễ Cốc, bến Bình Đông là 0,5 - 0,7 m, tháng 10/2004 tại Quận Bình Thạnh 1,2 - 1,4m đã gây ngập lụt. Con số này cho thấy nếu công thêm các yếu tố gió mùa Đông Bắc, động đất thì mực nước biển còn dâng cao hơn rất nhiều. Một nguyên nhân khác và tổng thể chung cho TP. HCM và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ là cả dải đất của vùng này thuộc các vùng đất thấp. Do vậy vùng này chịu tác động rất trực tiếp và nhạy cảm với sự dâng cao của mực nước biển. Vì thế, việc cấp thiết phải xét đến hệ thống đê ở đây như thế nào? Cần có sự cảnh báo đối với sự chủ quan của con người ở ven bờ không thấy có biểu hiện gì đặc biệt nên không phòng tránh, Và chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề này! Triều cường có liên quan đến biến đổi khí hậu? Không thể khẳng định là hoàn toàn do biến đổi khí hậu hoặc không thể nói là không có ảnh hưởng của biến đối khí hậu vì chúng tôi hoàn toàn không có con số cụ thể để nói. Nhưng mực nước dâng cao có tính chất lâu dài vẫn phải được đặt ra. Bởi cả thế giới đang tập chung nghiên cứu do băng tan, nhiệt độ không khí tăng lên, đại dương và biển không hấp thụ được khí CO2 nữa. Do vậy nhiệt độ nước biển tăng lên, khối lượng nước tăng lên thì chắc chắn biển Đông của chúng ta cũng bị ảnh hưởng (đặc biệt trung bình mực nước của Biển Đông có tăng lên khoảng từ 5 - 10 cm trong vòng 40 năm gần đây). Vì vậy, cục bộ từng địa phương cũng có sự tăng lên đó. Những vùng đất cao như miền Bắc hay miền Trung mực nước cao hơn 5 - 10 cm không có vấn đề lắm. Nhưng đối với vùng đất thấp của đồng bằng Nam Bộ thì rõ ràng đây là cả một vấn đề cộng thêm các hiệu ứng cục bộ như: thời kỳ triều cường, gió mùa đông Bắc, hiệu ứng bơm nước ngoài khơi gây sức nén nước dồn vào bờ khiến cho mực nước tăng lên đáng kể. Ảnh hưởng từ miền Trung Trung bộ trở vào đến miền Nam Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, TP.HCM là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng TP.HCM và miền Đông Nam Bộ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì ven bờ cửa sông không ổn định, dải đất thấp. Không có hệ thống đê, lại thêm việc che chắn, bảo vệ, thoát lũ cho vùng này chưa đảm bảo an toàn do vậy bị ảnh hưởng nhiều nhất. PGS.TS Trần Việt Liễn - Trung tâm Khoa học Công nghệ khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Để hiểu một cách chu đáo nguyên nhân gây thuỷ triều: có 4 nguyên nhân sau: Tương đối ổn định: chính sự ổn định này làm cho các nhà dự báo có thể dự báo một cách chính xác trước 1 năm thậm chí trước vài năm. Đó là sự tương tác giữa trái đất và mặt trăng. Tính ổn định là sự tương tác giữa trái đất và mặt trăng. Thuỷ triều chính là lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng. Ngoài ra, thuỷ triều còn có sự đóng góp của nhiều nguyên nhân khác nữa, do vậy mực nước thuỷ triều do các nhà dự báo tính không bao giờ chính xác, do vậy người dự báo phải kết hợp được những yếu tố khác mới chính xác. Nhóm nguyên nhân thứ hai: Tác động của luồng khí quyển phía trên, từ trung tâm khí áp thấp, trung tâm khí áp cao. Trung tâm khí áp thấp nước sẽ dâng lên, trung tâm khí áp cao ở đó nước sẽ rút xuống. Quan trọng hơn giữa trung tâm thấp và trung tâm cao có sự vận chuyển không khí đó là gió. Gió trên mặt biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự dâng của mực nước. Có những loại gió thổi thường xuyên cả năm ví dụ như gió tín phong hay còn gọi là mậu dịch phong ở bắc bán cầu luôn luôn thổi theo hướng Đông Bắc, ở Nam Bán cầu luôn luôn thổi theo hướng Đông Nam, gần tới xích đạo luôn luôn thổi theo hướng Đông, do vậy vùng nào có ảnh hưởng của gió tín phong này luôn bị gió đẩy vào, dồn nước có chiều hướng dồn. Gío cố định cũng gây tác động. Loại gió thứ hai là gió mùa, không cố định cả năm nhưng lại thổi theo mùa. Ví dụ như mùa đông thổi theo hướng đông bắc, mùa hè thổi theo hướng tây nam. Những loại gío này là gió ổn định và góp phần vào làm cho lượng nước có thể tăng lên hoặc giảm đi. Riêng đối với Miền Nam Việt Nam là nơi có khả năng chịu cả hai loại gió là gió mùa và gió tín phong. Các nguyên nhân này góp phần vào làm cho nước thuỷ triều dâng cao, nếu nó gặp nhau thì nước dâng càng cao, nếu ngược chiều nhau thì mực nước sẽ giảm. Nhóm nguyên nhân thứ ba: Những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, ví dụ như bão, nhưng nếu bão vào kéo theo nước sẽ dâng lên. Ví dụ như khi thuỷ triều đang lên ở bên ngoài lại có bão dồn vào ở phía Thuận Hải, Minh Hải góp phần làm cho nước dâng lên. Một trường hợp khác nữa đó là động đất ngoài biển gây sóng thần, làm cho nước thuỷ triều tăng lên. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tất cả những nguyên nhân này cộng hưởng vào nhau gây lên nước thuỷ triều lớn và trường hợp này 30 - 40 năm mới lặp lại một lần. Nếu thuỷ triều lên lại gặp gió chướng thì nước lại dâng cao đầy nữa lên. Khả năng triều cường do các nguyên nhân tác động vào. Do vậy không phải năm nào cũng xảy ra, mà bốn trường hợp này lâu lâu mới xảy ra. Trường hợp triều cường ở TP. HCM năm nay là trường hợp tương đối hiếm 30- 40 lần xảy ra một lần. Mỗi nơi có một tác động cộng hưởng khác nhau. Nguyên nhân làm cho ngập lụt nữa đó là: Có sự dồn nước mưa ở phía trên xuống, nếu không có thuỷ triều thì mưa trên cao sẽ làm cho nó thoát nhanh. Nhưng do thuỷ triều dâng cao nên lũ thoát bị chặn lại. Vậy triều cường kết hợp với lũ làm cho tình hình ngập lụt tăng lên. Một nguyên nhân khác nữa là vấn đề quy hoạch của TP. HCM chưa tốt. Khi hoạch định quy hoạch, các nhà quy hoạch phải nắm được sự thay đổi này. TS. Nguyễn Hữu Ninh - Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và Phát triển - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Tôi đã theo dõi vấn đề triều cường ở TPHCM trong rất nhiều năm vừa qua, dưới góc độ khoa học trong báo cáo Biến đổi khí hậu 2007 của Uỷ ban Liên chính phủ IPPC (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) đã nêu rất rõ khu vực Duyên hải của Châu Á hiện nay mực nước biển dâng lên vào khoảng từ 1 - 3 mm/năm. So với mức độ chung của toàn cầu có cao hơn. Nhìn lại hơn một thập kỷ qua mực nước biển dâng lên khoảng 3,1 mm/năm. Vậy trong 10 năm mực nước cao lên khoảng 3,1 cm. Với mực nước này so với mực nước trung bình cả thế kỷ vừa qua chỉ cao hơn khoảng 1,7 - 2,4/năm. Rõ ràng trong thập kỷ vừa qua mực nước biển cao hơn 1,5 lần. Cũng trong báo cáo này của chương Châu Á ,về lâu dài mức độ mực nước biển chỉ dâng lên chứ không thấy xuống, vậy vấn đề triều cường sẽ dâng lên cao. Theo tất cả các kịch bản đã tính toán một số nước Châu Á như: Thái Lan khi đo đạc cũng có tình trạng tương tự như vậy. Cho nên Việt Nam không nằm ngoài kịch bản này. Theo tôi vấn đề triều cường ở đây có liên quan đến mực nước biển, mặc dù mực nước biển dâng lên rất ít nhưng mỗi năm dâng lên một chút có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề triều cường, và gây ngập lụt ở TPHCM. Vấn đề ngập lụt ở TPHCM còn liên quan đến vấn đề khác nữa không chỉ riêng vấn đề này. Trong dự báo của vấn đề biến đổi khí hậu cũng đã dự tính mưa và bão sẽ tăng theo, trong vòng một vài năm đã nói rất rõ có thể tăng từ 10 - 20 % trong những thập kỷ tới. Ngoài ra, lượng mưa cũng tăng theo. Đối với vấn đề xã hội TPHCM phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua và xây dựng rất nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hồ nước điều hoà trước đây như vùng Thủ Thiêm hay phía Nam Sài Gòn có rất nhiều hồ sinh thái để thoát nước hiện nay đã bị lấp để xây dựng. Vấn đề thiết kế cống rãnh tiêu thoát nước không phù hợp với điều kiện xây dựng hiện nay. Ngoài vấn đề mực nước biển dâng cao hơn và triều cường, những nguyên nhân này góp phần vào làm cho lượng nước rút chậm hơn. Trước vấn đề này lãnh đạo TPHCM cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Cần phải giải quyết tận gốc nếu không hàng năm chúng ta chỉ giải quyết theo hướng vỡ đâu kè đấy thì không thể giải quyết được vấn đề ngập lụt. • Ngọc Huyền Bài 2: Hạn chế triều cường: Trước hết phải tháo gỡ về qui hoạch Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w