1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy Chi doc

10 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 308,66 KB

Nội dung

Thư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy Chi Vương Hi Chi – 王羲之 xuất thân từ một một thế gia về Thư pháp với bá phụ: Vương Dực – 王翼 , Vương Đạo – 王导 , đường huynh: Vương Điềm – 王恬 , Vương Hiệp – 王洽 đều là những người nổi tiếng về Thư pháp. Vương Hi Chi (321 – 379 có thuyết cho rặng 303 – 361), tự là Dật Thiếu – 逸少, hiệu là Đạm Trại – 澹斋, nguyên người gốc ở Lâm Nghi – Lang Da – 琅琊临沂 (nay thuộc Sơn Đông), sau chuyển tới Sơn Âm – 山阴 (nay thuộc Thiệu Hưng – Chiết Giang), làm quan tới chức Hữu quân tướng quân – 右军将军, Cối Kê nội sử – 会稽内史. Ông là Thư .pháp gia vĩ đại nhất thời Đông Tấn, được người đời sau tôn xưng là Thư Thánh. Vương Hi Chi năm lên 7, theo học Thư pháp của nữ Thư pháp gia Vệ Thược – 卫铄. Ông lâm mô Vệ thư tới năm 12 tuổi cảm thấy tuy đạt được tinh thần xong vẫn không thỏa ý. Khi được phụ thân truyền dạy Thư pháp luận, ông tự bộc bạch: “ngô dĩ đại cương, tức hữu sở ngộ” (Ta từ đại cương để ngộ được Thư pháp). Thường nghe thầy kể về những tấm gương khổ luyện của lịch đại Thư gia, ông rất hâm mộ Thư pháp của “Thảo Thánh” Trương Chi đời Đông Hán – 东汉「草圣」张芝, liền quyết tâm lấy bài học “lâm trì” của Trương Chi để răn mình học tập. Về sau, ông vượt sông sang bờ bắc đi khắp danh sơn, Thảo thư học theo Trương Chi, Chính thư học theo Chung Diêu, “kiêm nhiếp chúng pháp, bị thành nhất gia – 兼撮众法,备成一家” đạt tới độ “quý việt quần phẩm, cổ kim mạc nhị – 贵越群品,古今莫二” (tinh túy hơn mọi tác phẩm, cổ kim vô song) Để luyện được Thư pháp, mỗi lần tới một vùng đất, ông đều ra sức tìm tòi bia khắc các đời, tích lũy rất nhiều tư liệu Thư pháp. Trong nhà, trong sân, ngoài cửa, ông đều cho đặt bàn, bày bút, giấy, mực, nghiên, để mỗi khi nghĩ tới một kết cấu đẹp của chữ sẽ lập tức viết ngay lên giấy. Khi tập Thư pháp, ông đều nhắm mắt nghĩ rất lung tới mức quên ăn quên ngủ. So với lưỡng Hán và Tây Tấn, thư phong của Vương Hi Chi nổi bật bởi sự tinh tế, kết cấu biến hóa. Thành tựu lớn nhất của ông là thêm, bớt cổ pháp, biến thư phong chất phác đời Hán Ngụy thành bút pháp tinh diệu, tận thiện tận mỹ. Thảo thư quấn quít khúc chiết, Chính thư thế diệu hình mật, Hành thư khỏe khoắn tự nhiên, tóm lại, ông đưa Thư pháp Hán từ chỗ thực dụng tới chỗ chú trọng kỹ pháp, nhấn mạnh vào tình cảm. Trên thực tế, đó là sự thức tỉnh của nghệ thuật Thư pháp, Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khả năng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Thư pháp gia các đời không mấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi vì ông được tôn xưng là “thư thánh”. Khải thư của ông như: “Nhạc Nghị luận”, “Hoàng Đình kinh”, “Đông Phương Sóc họa tán” … được “Nam triều thời ấy rất ưa thích”, hiện còn rất nhiều câu truyện đầy mầu sắc truyền kỳ, thậm chí còn trở thành đề tài cho hội họa. Thảo thư của ông được thế nhân tôn là “Thảo chi thánh”. Hiện nay không còn nguyên tích lưu lại nhưng khắc thạch Thư pháp vẫn còn rất nhiều. Tác phẩm của Vương Hi Chi rất phong phú, ngoài “Lan đình tự” còn có các bức nổi tiếng khác như: “Quan nô thiếp – 官奴帖”, “Thập thất thiếp – 十七帖”,”Nhị tạ thiếp – 二谢帖”, “Phụng quất thiếp – 奉枯帖”, “Di mẫu thiếp - 姨母帖”, “Khoái tuyết thời tình thiếp – 快雪时晴帖”, “Nhạc Nghị luận – 乐毅论”, “Hoàng Đình Kinh – 黄庭经” …. Đặc điểm nổi bật nhất trong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyển hàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ. Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trong thư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà – 飘若游云,矫苔惊蛇” (Lãng đãng như áng mây xanh trổi nổi, uốn lượn như rêu in vết rắn trườn.” Trong lịch sử, trào lưu học thư pháp Vương Hi Chi đầu tiên xuất hiện vào thời Lương – nam Triều, lần thứ hai là đời Đường. Đường Thái Tông rất tôn sùng Vương Hi Chi, không chỉ thu thập Thư pháp họ Vương mà còn tự mình viết lời bình khen ngợi phần “Tấn thưVương Hi Chi truyện”, khi nói về Chung Diêu cho rằng: “Luận kỳ tận mỹ, hoặc hữu sở nghi” (nói là tận mỹ, e rằng còn phải xem xét), về Hiến Chi, cho rằng còn có bệnh khi viết, nói về các Thư gia khác như Tử Vân, Vương Mông, Từ Yển đều cho rằng “danh quá kỳ thực”. Từ đó có thể thấy Đường Thái Tông cho rằng Vương Hữu Quân đã đạt tới chỗ “tận thiện tận mỹ”. Các Thư gia đời sau như Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lượng, Tiết Tắc và Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền đời Đường, Dương Ngưng Thức đời Ngũ Đại, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Sái Tương đời Tống, Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên, Đổng Kỳ Xương đời Minh … đều học tập Vương Hi Chi. Tuy đến đời Thanh, phái bi học đả phá phái Thiếp học nhưng Vương Hi Chi vẫn giữ được vị trí “Thư Thánh”, “Mặc Hoàng”. Thư pháp của Vương Hi Chi ảnh hưởng tới con cháu của ông. Các con ông như: Huyền Chi – 玄之giỏi Thảo thư, Ngưng Chi – 凝之giỏi Lệ thư, Huy Chi – 徽之 giỏi Chân ,Thảo, Tháo Chi – 操之 giỏi Chính, Hành thư, Hoán Chi – 焕之giỏi Thảo thư, Hiến Chi – 献之được xưng là “tiểu thánh”. Hoàng Bá Tư 黄伯思 trong “Đông Quan Từ luận – 东观徐论” cho rằng: “Vương thị Ngưng, Tháo, Huy, Hoán chi tứ tử thư, dữ Tử Kính thư cụ truyền, giai đắc gia phạm, nhi thể các bất đồng. Ngưng Chi đắc kỳ vận, Tháo chi đắc kỳ thể, Huy Chi đắc kỳ thế, Hoán chi đắc kỳ mạo, Hiến Chi đắc kỳ nguyên.” (Bốn con Ngưng, Tháo, Huy, Hoán Chi nhà họ Vương cùng với Tử Kính (Hiến Chi đều được truyền dạy, nắm được gia học, nhưng thể chữ không giống nhau. Ngưng Chi được vận, Tháo Chi được thể, Huy Chi được thế, Hoán Chi được hình, Hiến Chi được gốc.” Hậu nhân họ Vương kéo dài mãi, dòng mạch Thư pháp Vương gia lưu truyền không dứt. Võ Tắc Thiên thích Thư pháp Vương Hi Chi, cháu chín đời của Vương Hi ChiVương Phương Khánh đem chân tích Thư pháp 9 đời từ tổ thứ 11, tổ thứ 20 đóng thành 10 quyển dâng lên, gọi là “Vạn Thọ Thông Thiên thiếp”. Thư pháp gia Tề – Nam Triều là Vương Tằng Văn – 王僧虔, Vương Từ – 王慈, Vương Chí – 王志 đều là hậu nhân họ Vương. Thích Trí Vĩnh – 释智永 là cháu bẩy đời của Vương Hi Chi cũng là một danh gia Thư pháp đời Tùy Đường. Tuy người đời tôn sùng Vương Hi Chi là “Thư Thánh”, nhưng không phải xây dựng một hình tượng đông cứng mà đó chỉ là một biểu tượng cho sự “tận thiện tận mỹ của nghệ thuật Thư pháp Hán. Sự vật luôn luôn phát triển và tiến lên, Vương Hi Chi đạt tới đỉnh cao của sự tuyệt mỹ trong thời đại của ông và “thánh tượng” đó sẽ luôn chiếu rọi cho Thư gia các đời nối tiếp nhau bước lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật. Vài câu truyện truyền kỳ về Vương Hi Chi 1. Vương Hi Chi nuôi ngỗng không chỉ để thảnh thơi nhàn nhã mà mỗi tư thế của ngỗng khiến ông lĩnh hội được bút thế của Thư pháp, phép tắc vận bút. Một hôm, Vương HI Chi và con là Vương Hiến Chi cưỡi thuyền nhẹ ngắm non nước Thiệu Hưng, tới gần thôn Huyện Tương chợt thấy trên bờ có một đàn ngỗng trắng, lắc đầu, vẫy cánh. Vương Hi Chi xem tới mức xuất thần, bất giác thích thú đàn ngỗng vô cùng, muốn đem về nhà. Ông liền hỏi vị đạo sĩ, mong được mua đàn ngỗng. Đạo sĩ nói: “Nếu Hữu quân đại nhân muốn mua, xin hãy viết hộ cho một cuốn “Hoàng Đình kinh” của Đạo gia!” Vương Hi Chi nóng lòng muốn lấy đàn ngỗng liền nhận lời ngay. Đó chính là câu chuyện “Vương Hi Chi viết chữ đổi ngỗng trắng”. 2. Năm Vương Hi Chi 20 tuổi, Thái Úy Hi Giám – 郗鉴 sai người tới nhà Vương Đạo chọn con rể. Bấy giờ, người ta coi trọng chuyện môn đăng hội đối, Con cháu Vương Đạo nghe Thái Úy tới cầu thân đều vận phục đẹp đẽ, hi vọng được lọt mắt xanh, duy chỉVương Hi Chi tựa như không nghe không biết, nằm trên giường trúc phía đông, một tay ăn bánh nướng, một tay lấy bút viết lên y phục. Sau khi người nhà về, bẩm lại, Hi Giám biết được chàng trai nằm trên giường phía đông là Vương Hi Chi, liền vỗ tay khen ngợi và chọn chàng làm rể! Chuyện đó sau trở thành hai điển cố nổi tiếng “Đông sàng – 东床” và “lệnh thản – 令坦”. 3. Rất nhiều thành ngữ xuất phát từ Vương Hi Chi, như một lần ông viết chữ lên gỗ, rồi đem đi khắc, người thợ dùng đục khắc xuống thấy nét mực thấm vào sâu tới ba phân. Thành ngữ “Nhập mộc tam phân – 入木三分” từ đó ra đời. 4. Một lần, Vương Hi Chi ra phố, thấy một bà cụ bán quạt nan, dù giá bán rất rẻ, nhưng vẫn ít người mua. Vương Hi Chi bèn viết 5 chữ trên mỗi chiếc quạt. Bà cụ không hiểu vì sao, Vương Hi Chi bảo bà rằng: “Cụ chỉ cần nói là chữ do Vương Hi Chi viết, thì mỗi chiếc quạt có thể bán đắt hơn 10 lần.” Bà cụ làm theo lời dặn của ông, quả nhiên quạt nan bán hết không thừa một chiếc. Để kỷ niệm Vương Hi Chi, người đời sau gọi cầu đá mà bà cụ ngồi bán quạt là “Đề Phiến Kiều 题扇桥” (Cầu đề quạt). 5. Tác phẩm nổi tiếng cả đời của Vương Hi Chi là “Lan Đình tập tự – 兰亭集序”, ông viết lúc trung niên. Thời Đông Tấn, mỗi khi vào mùng ba tháng ba âm lịch, người người đều ra bên sông dạo chơi để tiêu trừ điềm xấu, gọi là “Tu hễ – 修褉”. Mùng ba tháng ba năm Vĩnh Hòa thứ chín永和九年h, Vương Hi Chi và một số văn nhân, tất cả 41 người, cùng đến Lan Đình bên sông để Tu hễ. Mọi người vừa uống rượu vừa làm thơ. Sau khi thơ làm xong đóng thành một tập gọi là “Lan đình tập – 兰亭集” rồi đề cử Vương Hi Chi viết lời tựa (tự). Vương Hi Chi lúc đó ngà say, lấy bút lông râu chuột, trải giấy tàm trùng, viết chữ. Lời tựa đó chính là bức thư pháp nổi tiếng muôn đời “Lan Đình tập tự 兰亭集序”. Thiếp này vốn là bản thảo (bản nháp) gồm 28 hàng, 324 chữ, ghi chép cảnh văn nhân làm thơ. Tác giả nhân khi cao hứng viết ra, tương truyền, khi về nhà viết lại đều không đạt. Trong tác phẩm này có hơn 20 chữ “Chi”, dùng bút pháp khác nhau. Mễ Phất đời Tống tôn xưng là “thiên hạ đệ nhất hành thư”. Về sau Đường Thái Tông Lý Thế Dân say mê “Lan Đình Tập tự”, khi chết đã bắt chôn theo. Các bản còn truyền thế chỉ là mô bản. . Thư gia đời Ngụy Tấn - Vương Hy Chi Vương Hi Chi – 王羲之 xuất thân từ một một thế gia về Thư pháp với bá phụ: Vương Dực – 王翼 , Vương Đạo – 王导 , đường huynh: Vương Điềm – 王恬 , Vương. Thư pháp, Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khả năng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Thư pháp gia các đời không mấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi. rằng: Vương thị Ngưng, Tháo, Huy, Hoán chi tứ tử thư, dữ Tử Kính thư cụ truyền, giai đắc gia phạm, nhi thể các bất đồng. Ngưng Chi đắc kỳ vận, Tháo chi đắc kỳ thể, Huy Chi đắc kỳ thế, Hoán chi

Ngày đăng: 29/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w