Pháttriểnsảnxuất:BệphóngcủaViệtNam
Vì sao ViệtNam nên định hướng là một nền kinh tế sản xuất?
Vì ngành sản xuất hàng hóa củaViệtNam sẽ tiếp tục là mảng đóng góp chủ lực
vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời là cỗ máy thu hút nguồn nhân lực từ
mọi thành phần trong xã hội. Tuần trước, Bộ Công Thương vừa công bố cho biết
tổng giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng tăng mạnh và đưa kim ngạch xuất
khẩu trong 9 tháng đầu năm nay lên mức 70 tỉ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ
2010. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu củaViệtNam trong cả năm dự kiến sẽ
đạt mức kỷ lục là xấp xỉ 95 tỉ USD. Đây là tín hiệu tốt để ViệtNam tiếp tục phát
triển một nền kinh tế sản xuất.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò củasản xuất đối với việc pháttriển chuỗi
cung ứng?
Khả năng chuyển đổi từ vật liệu thành sản phẩm của doanh nghiệp ViệtNam đã
được chứng minh trong thực tế. Tuy nhiên, ViệtNam cần tham gia sâu rộng hơn
nữa vào chuỗi cung ứng nhằm củng cố các mắt xích đơn lẻ (tạo hình, lắp ráp…)
lẫn các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng từ quá trình biến đổi tài nguyên thô thành
sản phẩm tinh xảo. Tương lai kinh tế ViệtNam sẽ phụ thuộc vào ngành sản xuất
với nguồn nhân lực dồi dào. Nhưng trên hết, chính tăng trưởng về năng suất (theo
khối lượng) và năng lực thật sự (sự tinh xảo và chất lượng) mới là con đường dẫn
đến thành công.
Vậy điều kiện để ViệtNam có một nền sản xuất mạnh là gì?
Việc này liên quan đến 3 yếu tố gồm năng lực, công suất và thiết kế. Trước hết,
năng lực sản xuất thường liên quan đến công nghệ hiện đại và chất lượng sản
phẩm. Tiếp đến là khả năng sản xuất đủ số lượng để có thể đáp ứng nhu cầu trong
nước và thế giới như trường hợp của Trung Quốc. Sau cùng, một nền sản xuất
mạnh cần phải có đội ngũ thiết kế được đào tạo bài bản và kỹ năng làm việc
chuyên nghiệp. Khả năng sao chép củaViệtNam là tương đối ổn nhưng đây mới
là điểm khởi đầu. Khả năng thiết kế sản phẩm mới có thể tạo ra giá trị cho chuỗi
cung ứng trong nước.
Sản xuất có liên quan đến thu mua và gia công sản phẩm như thế nào?
Nếu sản xuất củaViệtNam có thể pháttriển tối đa cả số lượng lẫn chất lượng thì
ngành này sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đến ký hợp đồng
thu mua và gia công sản phẩm. Đây là nền tảng để ViệtNam có thể kỳ vọng trở
thành một nền kinh tế sản xuất lớn trong khu vực. Tuy nhiên, việc xây dựng
thương hiệu này sẽ cần nhiều thời gian, công sức và cả chất lượng, sự an toàn, độ
tin cậy.
Thế còn tác động qua lại giữa mảng phân phối - bán lẻ và sản xuất?
Các nhà sản xuất trong nước còn rất nhiều việc phải làm vì trong lúc các tập đoàn
nước ngoài như Unilever hay P&G đang củng cố thị phần bằng tiếp thị và xây
dựng thương hiệu thì khối nội vẫn chậm chân hơn trong quá trình chinh phục lòng
tin người tiêu dùng. Ngoài vấn đề tiếp thị, các sản phẩm này cũng phải được sản
xuất với chất lượng cao và phân phối vào thời điểm phù hợp nhất vì nếu quá trễ,
người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm khác, còn quá sớm thì sẽ làm phát sinh chi phí
trong quá trình phân phối. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều chưa
tạo ra được sự kết nối hoàn chỉnh với các kênh phân phối - bán lẻ trong nước.
Ông có thể nói gì về vai trò của 2 cạnh còn lại của tam giác cung ứng?
Các chuỗi bán lẻ hàng đầu trong nước như Co.op Mart hiện vẫn nhận được sự hỗ
trợ về nhiều mặt từ Nhà nước nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với khối ngoại. Nhưng
sau 2 năm nữa, khi các cam kết củaViệtNam với Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) trong ngành phân phối - bán lẻ được thực thi triệt để thì các doanh nghiệp
không thích ứng kịp với các chuỗi cung ứng hiện đại sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối
với mảng thu mua và xuất khẩu, các bất ổn kinh tế vĩ mô đã và đang cản trở khả
năng cạnh tranh củaViệt Nam. Trong tương lai, dự kiến cơ cấu chi phí cho các sản
phẩm sản xuất trong nước sẽ gồm lao động (50%), năng lượng (35%) và thu mua
nguyên liệu thô (15%) sẽ khiến ViệtNam trở thành một lựa chọn không được ưu
tiên đối với các nhà cung ứng nước ngoài. Do đó, các nền kinh tế khác ổn định
hơn sẽ có cơ hội giành lợi thế trong việc mua bán sản phẩm so với Việt Nam.
Việt Nam cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nào?
Tôi nghĩ rằng Nhà nước cần khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam các công nghệ sản xuất còn thiếu như công nghệ điều khiển bằng máy tính,
dệt, sơn, ép phun phức tạp nhằm thu hút việc sản xuất các loại linh kiện đang được
lắp ráp tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, châu Âu vào Việt Nam. Qua đó, các nhà
cung ứng trên thế giới có thể tìm thấy tất cả những gì họ cần tại ViệtNam thay vì
chỉ nhìn nhận ViệtNam như một mắt xích với giá lao động rẻ trong toàn bộ chuỗi
cung ứng. Ngoài ra, vấn đề cơ sở hạ tầng (cảng biển, sân bay, đường sá ) và các
chính sách thuế quan thông thoáng cũng sẽ giúp ViệtNam duy trì chi phí hậu cần
thấp trong khi vẫn đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn.
Ông n
. Phát triển sản xuất: Bệ phóng của Việt Nam Vì sao Việt Nam nên định hướng là một nền kinh tế sản xuất? Vì ngành sản xuất hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục là mảng đóng. của Việt Nam trong cả năm dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục là xấp xỉ 95 tỉ USD. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam tiếp tục phát triển một nền kinh tế sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của. trò của sản xuất đối với việc phát triển chuỗi cung ứng? Khả năng chuyển đổi từ vật liệu thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được chứng minh trong thực tế. Tuy nhiên, Việt Nam cần