1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân đối với hoạt động cho vay tại qũy hỗ trợ nông dân tỉnh đồng nai

136 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

PHẠM THỊ NGỌC MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LỊNG CỦA HỘI VIÊN NƠNG DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN

THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

PHẠM THỊ NGỌC MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÀI LỊNG CỦA HỘI VIÊN NƠNG DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Bùi Hồng Đăng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Thị Ngọc Minh Tôi cam đoan rằng đề tài nghiên cứu “Các

nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của hội viên nông dân đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai” là do chính tơi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của Tiến sĩ Bùi Hồng Đăng Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào

Đồng Nai, ngày 15 tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cơ và Phịng sau đại học trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt trong thời gian học tập

Đặc biệt xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Bùi Hồng Đăng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để tơi có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình

Ngồi ra, để giúp hồn thành đề tài nghiên cứu của mình tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đang công tác tại Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện, góp ý và hỗ trợ tơi được học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Sau cùng, cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian hồn thành chương trình học vừa qua

Kính chúc đến Q Thầy, Cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe và thành đạt

Đồng Nai, ngày 15 tháng 8 năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng so sánh hoạt động cho vay của Quỹ HTND với Ngân hàng

thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân 25

Bảng 2.2: Tổng hợp nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng 35

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng 36

Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lịng của Hội viên nơng dân 45

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai qua các năm 61

Bảng 4.2: Bảng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng nguồn vốn 63

Bảng 4.3: Tỷ lệ phân bổ phí thu từ nguồn Quỹ HTND 65

Bảng 4.4: Số liệu thu phí nguồn Quỹ HTND giai đoạn 2015-2018 65

Bảng 4.5: Tình hình Thu nợ gốc Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai 66

Bảng 4.6: Tình hình thu thập dữ liệu định lượng 69

Bảng 4.7: Thống kê mẫu khảo sát 69

Bảng 4.8: Bảng Cronbach’s Alpha của các biến độc lập lần 1 71

Bảng 4.9: Bảng Cronbach’s Alpha của các biến độc lập lần 2 73

Bảng 4.10: Bảng Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc 74

Bảng 4.11: Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến độc lập (lần thứ 2) 76

Bảng 4.12: Bảng phương sai trích biến độc lập (lần thứ 2) 76

Bảng 4.13: Bảng Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập (lần thứ 2) 77

Bảng 4.14: Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc 78

Bảng 4.15: Bảng phương sai trích biến phụ thuộc 78

Bảng 4.16: Bảng Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc 79

Bảng 4.17: Bảng hệ số tương quan (Correlations) 80

Bảng 4.18: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mơ hình 81

Bảng 4.19: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình 82

Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 83

Trang 8

Bảng 4.22: Bảng kiểm tra tính đồng nhất 86

Bảng 4.23: Bảng kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo độ tuổi 86

Bảng 4.24: bảng kiểm tra tính đồng nhất 86

Bảng 4.25: Bảng kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo dự án 87

Bảng 4.26: bảng kiểm tra tính đồng nhất 87

Bảng 4.27: Bảng kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo thời gian vay 87

Bảng 4.28: bảng kiểm tra tính đồng nhất 88

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 9

Hình 2.2: Sơ đồ cho vay 14

Hình 2.3: Mơ hình sự hài lịng của khách hàng của Thụy Điển 32

Hình 2.4: Mơ hình Chỉ số hài lịng khách hàng của Mỹ 32

Hình 2.5: Mơ hình sự thỏa mãn của khách hàng của Zeithaml và Bitner 33

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu theo các giả thiết 39

Hình 3.1:Tiến trình nghiên cứu 41

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Quỹ Hỗ trợ nơng dân tỉnh Đồng Nai 52

Hình 4.2: Quy trình cho vay của Quỹ Hỗ trợ nơng dân 54

Hình 4.3: Dư nợ cho vay nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 58

Hình 4.4: Biểu đồ dư nợ lũy kế từ năm 2015 – 2018 63

Trang 10

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

1.4.1 Cách tiếp cận 4

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Kết cấu của đề tài 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng 7

2.1.1 Khái niệm về sự hài lòng 7

2.1.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng 8

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng 9

2.1.4 Sự cần thiết phải đánh giá sự hài lòng của khách hàng 12

2.2 Hoạt động cho vay Quỹ hỗ trợ nông dân 13

2.2.1 Một số khái niệm 13

2.2.1.1 Quỹ Hỗ trợ nông dân 13

2.2.1.2 Hoạt động cho vay 13

2.2.1.3 Cho vay Quỹ hỗ trợ nông dân 15

2.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân 15

2.2.3 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động cho vay tại các quỹ hỗ trợ nông dân 16

2.2.3.1 Ý nghĩa 16

2.2.3.2 Vai trò 17

2.2.4 Sự khác biệt trong hoạt động cho vay tại quỹ hỗ trợ nông dân với các hoạt động cho vay khác 19

2.2.4.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 19

2.2.4.2 Hoạt động cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân 21

2.2.4.3 Hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân 23

Trang 11

2.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 31

2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 31

2.4.1.1 Mô hình sự hài lịng của khách hàng của Thụy Điển 31

2.4.1.2 ACSI - Mơ hình Chỉ số hài lịng khách hàng của Mỹ 32

2.4.1.3 Mơ hình sự thỏa mãn khách hàng của Zeithaml và Bitner 33

2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước 33

2.4.2.1 Mơ hình nghiên cứu của Bùi thị Trang (2016) 33

2.4.2.2 Mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Băng Thanh (2015) 34

2.4.2.3 Mơ hình nghiên cứu Trần Thị Hiền Dung (2014) 34

2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nghiên cứu trong và ngồi nước 35

2.5 Các biến, giả thiết, mơ hình nghiên cứu 36

2.5.1 Các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu 37

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu 38

2.5.3 Mơ hình nghiên cứu 38

TĨM TẮT CHƯƠNG 2 40

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

3.1 Quy trình nghiên cứu 41

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Nghiên cứu định tính 42

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 43

3.2.3 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi 43

3.2.4 Phương pháp chọn mẫu 46

3.2.5 Kích thước mẫu 47

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 47

3.3.1 Đánh giá Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 47

3.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 48

3.3.3 Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu 49

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

4.1 Tổng quan về Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai 51

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 51

4.1.2 Cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành 51

4.1.2.1 Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai 51 4.1.2.2 Cách thức vận hành 53

4.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai 58

Trang 12

4.2.2.1 Về nguồn vốn 60

4.2.2.2 Về cho vay 62

4.2.2.3 Tình hình thu hồi phí và vốn Quỹ hỗ trợ nơng dân tại Đồng Nai 64

4.2.3 Nhận xét chung về hoạt động cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai 67

4.2.3.1 Những kết quả đạt được 67

4.2.3.2 Những điểm hạn chế 68

4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 69

4.3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 69

4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo 71

4.3.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến độc lập 71

4.3.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc 74

4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 74

4.3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập 75

4.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 78

4.3.4 Phân tích mơ hình hồi quy tuyết tính đa biến 80

4.3.4.1 Phân tích tương quan 80

4.3.4.2 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình 81

4.3.4.3 Phân tích hồi quy 82

4.3.5 Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng 85

4.3.5.1 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lịng của hội viên nơng dân về hoạt động cho vay theo giới tính 85

4.3.5.2 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo độ tuổi 86

4.3.5.3 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo dự án 86

4.3.5.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo thời gian vay 87

4.3.5.5 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của hội viên nơng dân có vay vốn nơi khác 87

4.4 Hàm ý quản lý 88

4.4.1 Ðịnh hướng hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai đến năm 202388 4.4.2 Một số hàm ý quản lý nâng cao sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay tại Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Nai 89

4.4.2.1 Nâng cao độ tin cậy và tính minh bạch 89

4.4.2.2 Về các hoạt động trước khi cho vay 90

4.4.2.3 Về nâng cao chất lượng cán bộ 92

4.4.2.4 Về công tác quản lý sau khi vay 93

4.4.2.5 Về phương tiện hữu hình 94

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 96

Trang 13

5.1 Kết luận 97

5.2 Kiến nghị 98

5.2.1.Với Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương 98

5.2.2.Với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai 99

5.2.3 Với các Sở, Ban, ngành của tỉnh 99

5.3 Hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo 100

5.3.1 Hạn chế của đề tài 100

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 16

cường khả năng tiếp cận tín dụng cho nơng dân, hỗ trợ các hộ gia đình nơng thơn cải thiện đời sống Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về "tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống cho nông dân, hướng dẫn và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp" (BCH Trung ương Đảng, 2008), trong những năm qua Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân đạt được một số kết quả khả quan, giúp nơng dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng

Tại Đồng Nai, bên cạnh các định chế tài chính chính thức tham gia vào thị trường tài chính tín dụng nơng thơn như Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân… cịn có Quỹ hỗ trợ nơng dân tỉnh Đồng Nai là đơn vị tham gia rất hiệu quả vào quá trình cung ứng vốn, chuyển tải vốn nhanh chóng cho hội viên nông dân Thông qua nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều hội viên nông dân đã được đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, có thêm điều kiện cải tạo, đầu tư, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập Hội viên nông dân - chủ thể trực tiếp sử dụng vốn vay luôn được xác định là mục tiêu phục vụ, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai Làm sao dành được sự quan tâm, sự trung thành của hội viên nông dân; làm thế nào để có thêm nhiều hội viên nơng dân tiếp cận vốn vay đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay số lượng hội viên nông dân tiếp cận được vốn vay cịn ít Chính vì vậy, cần phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay mới biết được họ cần gì, mong muốn điều gì khi vay vốn để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách của hội viên nông dân về vốn, tạo sự chủ động hơn trong việc đổi mới phương thức hoạt động cho vay, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng vốn vay, “giữ chân” và phát triển thêm hội viên nông dân tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai Xuất

phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng

Trang 17

Đồng Nai” làm cơng trình nghiên cứu để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý kinh tế của mình

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của hội viên nông dân đối với hoạt động cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2025

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở khoa học liên quan đến những nội dung cần phân tích trong đề tài;

- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai; - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của hội viên nơng dân về hoạt động cho vay của Quỹ HTND;

- Đưa ra một số hàm ý quản lý nhằm nâng cao sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng về hoạt động cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay tại Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay; sự hài lòng của khách hàng; thực trạng hoạt động cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân đến hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai

- Phạm vi về không gian: nghiên cứu hoạt động cho vay của Quỹ HTND thuộc Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai

Trang 18

đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lịng của hội viên nơng về hoạt động cho vay của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai trong gian đoạn 2019-2023

1.4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Cách tiếp cận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp đồng thời 2 cách tiếp cận chính: - Tiếp cận hệ thống: Hoạt động cho vay của Quỹ HTND là hoạt động đặc thù liên quan đến nhiều thủ tục, quy trình Do đó, khi đánh giá sự hài lịng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay cần phải đặt trong mối quan hệ trực tiếp bao gồm hội viên nông dân, tổ chức Hội các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và gắn với những quy trình, chỉ đạo, định hướng trong hoạt động cho vay của Quỹ HTND trung ương nói chung và của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai nói riêng

- Tiếp cận theo cầu – cung: tiếp cận từ hai phía để đánh giá sự hài lịng của hội viên nơng dân về hoạt động cho vay Một là từ đơn vị thực hiện cho vay của Quỹ HTND tỉnh Đồng Nai (cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý địa bàn) và hai là đối tượng sử dụng vốn vay (hội viên nông dân)

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử sụng phương pháp định lượng

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Dựa trên việc tham khảo những nghiên cứu có liên quan để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt cho vay tại Quỹ HTND từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu Tiến hành tham khảo ý kiến trực tiếp các nhóm đối tượng là lãnh đạo và các cá nhân làm việc trực tiếp có liên quan đến Quỹ HTND bao gồm: Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, Hội Nông dân các huyện, thị, thành; các chi, tổ Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đặc biệt là các hội viên nông dân sử dụng vốn vay

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Trang 19

1.5 Kết cấu của đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 5 chương, với nội dung chính như sau: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trang 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả nêu ngắn gọn tình hình chung về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn và tầm quan trọng của việc tìm hiểu các nhân tố tác động tới sự hài lòng của hội viên nông dân về hoạt động cho vay từ đó xác định lý do chọn thực hiện đề tài nghiên cứu

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU2.1 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng

2.1.1 Khái niệm về sự hài lịng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng Cụ thể như sau: Theo Philip Kotler và Bloom (1984), sự hài lòng của khách là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng khơng hài lịng, nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lịng Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh

Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”

Theo Halstead và các đồng sự (1994) coi sự hài lòng là một phản ứng cảm xúc, đi vào việc so sánh kết quả của sản phẩm với một số tiêu chuẩn đặt ra trước khi mua, được đo lường và sau khi tiêu dùng

“Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm xúc bắt nguồn từ việc so sánh giữa nhận thức về sản phẩm với mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và mong đợi của khách hàng về dịch vụ Sự hài lòng là mục tiêu cơ bản của các tổ chức kinh doanh vì có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả của tổ chức và sự hài lòng của khách hàng”(Lê Nguyễn Đoan Khôi và CTV, 2017)

Trang 22

khách hàng được thỏa mãn Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Như vậy, có hai cách tiếp cận chính về sự hài lịng đó là tiếp cân dưới góc độ q trình và góc độ kết quả của q trình Có thể nói sự hài lòng của khách hàng là phần cảm nhận của họ về chất lượng, phương thức, mức độ mà các sản phẩm, dịch vụ nào đó thỏa mãn các mong muốn của khách hàng trong quá trình tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ

2.1.2 Phân loại sự hài lòng của khách hàng

Theo Bernd Stauss & Patricia Neuhaus (1997) có thể phân loại sự hài lòng của khách hàng thành ba loại và chúng có sự tác động khác nhau đến nhà cung cấp dịch vụ:

- Hài lịng tích cực: sự hài lịng tích cực được thể hiện thông qua việc nhu cầu sử dụng của khách hàng đối với một sản phẩm dịch vụ nào đó ngày càng tăng lên Đối với những khách hàng có sự hài lịng tích cực, họ và nhà cung cấp sẽ có mối quan hệ tốt đẹp, tín nhiệm lẫn nhau và cảm thấy hài lòng khi giao dịch Hơn thế, họ cũng hy vọng nhà cung cấp sẽ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình Chính vì vậy, đây là nhóm khách hàng dễ trở thành khách hàng trung thành của hà cung cấp miễn là họ nhận thấy nhà cung cấp cũng có nhiều cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ cho họ Yếu tố tích cực cịn thể hiện ở chổ, chính từ những u cầu khơng ngừng tăng lên của khách hàng mà nhà cung cấp ngày càng nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ của mình để trở nên hoàn thiện hơn

- Hài lòng ổn định: với những khách hàng có sự hài lịng ổn định thì họ sẽ cảm thấy hài lòng với những sản phẩm dịch vụ mà nhà cung cấp đang cung cấp và họ khơng muốn có sự thay đổi trong cách cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp Vì vậy, những khách hàng này tỏ ra dễ chịu, có sự tin tưởng cao đối với nhà cung cấp và sẵn lòng tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp

Trang 23

rằng sẽ không thể nào yêu cầu nhà cung cấp cải thiện tốt hơn nữa Vì vậy, họ sẽ khơng tích cực đóng góp ý kiến hay tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực cải tiến của nhà cung cấp

Ngồi việc phân loại sự hài lịng của khách hàng thì mức độ hài lòng như thế nào của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi khách hàng Chính vì vậy, khi nghiên cứu về sự hài lịng của khách hàng thì việc làm cho khách hàng hài lòng là rất cần thiết nhưng việc giúp họ cảm thấy hồn tồn hài lịng lại quan trọng hơn nhiều Sự hiểu biết này sẽ giúp nhà cung cấp biết được từng nhóm khách hàng khác nhau để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khác nhau cho từng đối tượng khách hàng

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng 2.1.3.1 Chất lượng dịch vụ

Spreng và Mackoy (1996) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lựợng thỏa mãn nhu cầu của họ thì bước đầu làm cho khách hàng hài lịng Do đó, muốn nâng cao sự hài lịng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lựợng dịch vụ Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lịng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về sự hài lịng của khách hàng

Hình 2.1: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Trang 24

đem lại so với những gì người đó kỳ vọng hững kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh Bằng các nỗ lực, người bán có thể tác động, thậm chí làm thay đổi kỳ vọng của người mua Ở đây cần tránh hai xu hướng: một là, người bán làm cho người mua kỳ vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi nó khơng xứng đáng, như vậy sẽ làm cho người mua thất vọng; hai là, người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của sản phẩm thì sẽ làm hài lịng người mua, nhưng sẽ không thu hút được nhiều người mua Trên thực tế mong đợi càng cao càng dễ có khả năng dẫn đến quyết định sử dụng nhưng khả năng thỏa mãn lại càng khó

- Chất lượng cảm nhận: chất lượng cảm nhận thường là mối quan tâm hàng đầu

khi khách hàng chọn mua một sản phẩm Thường có 2 loại: chất lượng cảm nhận sản phẩm (hữu hình) là sự đánh giá về tiêu dùng sản phẩm gần đây của khách hàng đối với

sản phẩm và chất lượng cảm nhận dịch vụ (vơ hình) là sự đánh giá các dịch vụ liên

quan như các dịch vụ trong và sau khi bán, điều kiện cung ứng giao hàng của chính

sản phẩm

- Giá trị cảm nhận: theo Zeithaml (1988) “Giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra” Một số người tiêu dùng cảm nhận được giá trị khi có một mức giá thấp, những người khác cảm nhận được giá trị khi có một sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả Như vậy những người tiêu dùng khác nhau, các thành phần của giá trị cảm nhận có thể là khác biệt Do đó,yếu tố này cũng tác động tới sự hài lòng của khách hàng

2.1.3.2 Giá cả dịch vụ

Trang 25

vụ đem lại sự hài lòng cao nhất Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá cả và sự hài lòng khách hàng, hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tùy vào độ nhạy cảm của khách hàng đối với giá cũng như mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ với nhà cung cấp dịch vụ Chỉ khi nào khách hàng cảm nhận chất lượng dịch vụ được nhiều hơn so với chi phí sử dụng thì giá cả được xem là cạnh tranh và khách hàng sẽ hài lòng Ngược lại, khách hàng sẽ tỏ ra khơng hài lịng vì cảm thấy mình phải trả nhiều hơn so với những gì nhận được và giá cả trong trường hợp này sẽ tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng

2.1.3.3 Lòng trung thành

Theo Srivastava và cộng sự (2000), lịng trung thành của khách hàng đã được cơng nhận như một tài sản giá trị để cạnh tranh trên thị trường và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Engel và Blackwell (1982) định nghĩa lòng trung thành là thái độ và hành vi đáp ứng tốt hướng tới một hoặc một vài nhãn hiệu đối với một loại sản phẩm trong một thời kỳ bởi một khách hàng

Còn Phạm Đức Kỳ và Bùi Nguyên Hùng (2007) cho rằng lòng trung thành của khách hàng là phối hợp sự ưu thích và thái độ của khách hàng đối với dịch vụ và ý định tiếp tục mua dịch vụ, có ý định ở lại với nhà cung cấp, có ý định giới thiệu nhà cung cấp với người khác

Trang 26

2.1.4 Sự cần thiết phải đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Zeithaml và Bitner (2000) cho rằng, “sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của họ” Khái niệm này đã cụ thể hóa về sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá được đo lường dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ Hay theo một cách khác mức độ hài lòng của khách hàng được xem như sự so sánh giữa mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịchvụ Hiện nay, doanh nghiệp hay tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì sự hài lịng của khách hàng là những gì cần phấn đấu đạt được, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng Chính vì vậy, sự hài lịng của khách hàng luôn là vấn đề được quan tâm trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa khách

hàng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp Một khi khách hàng đánh giá tốt và có sự hài lịng thì mối quan hệ với khách hàng ngày càng bền chặt Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đem lại nhiều lợi ích như: lịng trung thành của khách hàng, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ nhiều hơn và khi thỏa mãn họ sẽ có xu hướng truyền miệng, giới thiệu về sản phẩm cho những người quen biết, giúp những đối tượng này có thêm sự lựa chọn

- Thứ hai, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng còn giúp cho lãnh đạo xem

xét, điều chỉnh kế hoạch thực hiện, thay đổi mơ hình, cách thức hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời vẫn đáp ứng sự hài lòng của khách hàng Bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng sự hài lòng của khách hàng, ban lãnh đạo có thể tạo ra một nét văn hóa hướng tới khách hàng Điều này tạo ra một lợi thế cạch tranh trong hoạt động

- Thứ ba, đánh giá sự hài lịng của khách hàng là kênh thơng tin để khách hàng

góp ý hoặc khiếu nại Nếu sự mong đợi của khách hàng không được quan tâm và đáp ứng sẽ mang lại những thiệt hại không mong muốn

- Thứ tư, sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế

Trang 27

2.2 Hoạt động cho vay Quỹ hỗ trợ nông dân

2.2.1 Một số khái niệm 2.2.1.1 Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ HTND là quỹ tài chính do Trung ương Hội Nơng dân Việt Nam thành lập, tổ chức và quản lý trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng chính phủ nhằm hỗ trợ vốn cho Hội viên nơng dân (Chính phủ, 1995) Quỹ Hỗ trợ nông dân chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Quỹ Hỗ trợ nơng dân có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, tập hợp hội viên nông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị xã hội

Theo Hội Nông dân Việt Nam (2011), Quỹ HTND không hoạt động kinh doanh, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Quỹ HTND thành lập và hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Hoạt động Quỹ HTND khơng vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu hỗ trợ vốn, giúp đỡ cho hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng phải bảo toàn nguồn vốn, phát triển vốn và bù đắp chi phí quản lý

- Tự chịu trách nhiệm về hoạt động của Quỹ HTND trước pháp luật; tuân thủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước; tuân thủ các quy định về nghiệp vụ tài chính, tín dụng và Ngân hàng do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn

- Quỹ HTND thực hiện huy động vốn, cho vay vốn, bảo toàn và phát triển quỹ Tuy nhiên, Quỹ HTND không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng

2.2.1.2 Hoạt động cho vay

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cho vay như sau:

Trang 28

gian Việt Nam đó là sự vay mượn theo sự tin tưởng, tín nhiệm giữa các bên (Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr47)

Theo Cac Mác (2012), Tín dụng là sự chuyển nhượng lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu lại được lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Theo Nguyễn Thị Mùi (2011), tín dụng là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay trên ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi, quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể

Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi

Hiểu theo nghĩa rộng, cho vay là quan hệ xã hội, sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này và chủ thể kinh tế khác trên ngun tắc hồn trả Nói cách khác, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng Và khi đến hạn người sử dụng phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn bao gồm cả gốc và lãi Xét về hình thức cho là sự vay mượn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay Xét về nội dung kinh tế, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị được biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật từ chủ thể này sang chủ thể khác với điều kiện phải hồn trả theo thỏa thuận

Hình 2.2: Sơ đồ cho vay

Trang 29

Như vậy, một hoạt động được gọi là hoạt động cho vay thì phải có các điều kiện sau:

- Thứ nhất, người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất

định Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hố, máy móc, thiết bị, bất động sản

- Thứ hai, người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định,

sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay

- Thứ ba, giá trị hồn trả thơng thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay

nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay)

2.2.1.3 Cho vay Quỹ hỗ trợ nông dân

Cho vay Quỹ HTND là hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu giúp đỡ hội viên nông dân trên nguyên tắc sử dụng vốn vay có mục đích đồng thời hồn trả gốc và phí vay vốn đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn

Quỹ HTND hiện áp dụng cho vay 4 lĩnh vực, ngành nghề sau: - Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp

- Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp

- Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối

- Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và đời sống nông dân

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số ngun liệu cho cơng nghiệp Bên cạnh đó, nơng nghiệp cịn là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản Như vậy, Quỹ HTND đã bao trùm toàn bộ tới các lĩnh vực trong nông nghiệp Đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho bà con nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, nhanh chóng

2.2.2 Đặc điểm hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân

Trang 30

- Đối tượng cho vay:

+ Đối tượng ưu tiên là các Hộ gia đình hội viên nông dân biết cách sản xuất kinh doanh nhưng quy mơ cịn nhỏ, muốn đầu tư mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn, có thu nhập thấp và khơng có tài san thế chấp tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;

+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nơng nghiệp có ký Hợp đồng hoặc Thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;

+ Các đối tượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

- Quỹ HTND cho vay với mức vay nhỏ, thời gian ngắn, khơng thu lãi mà chỉ thu phí Phần phí thu được đảm bảo trang trải chi phí vận hành

- Hoạt động của Quỹ HTND được tổ chức theo các dự án phát triển sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ hội viên nơng dân

2.2.3 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động cho vay tại các quỹ hỗ trợ nông dân 2.2.3.1 Ý nghĩa

- Thứ nhất, thông qua hoạt động cho vay Quỹ HTND trở thành kênh tín dụng hỗ

trợ nơng dân phát triển sản xuất, là công cụ để Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng, hình thành mơ hình kinh tế tập thể, các hình thức liên kết trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền nơng nghiệp hàng hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế

- Thứ hai, hoạt động cho vay giúp cho Quỹ HTND là phương tiện hữu hiệu để tập

hợp, tổ chức hội viên nông dân tham gia vào những mơ hình kinh tế hợp tác cùng lợi ích, cùng trách nhiệm qua các dự án vay vốn từ Quỹ HTND Từ đó, hỗ trợ xây dựng thành cơng các mơ hình phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá chất lượng cao, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ và dịch vụ

- Thứ ba, hoạt động cho vay của Quỹ HTND cũng góp phần đẩy mạnh việc áp

Trang 31

cũng góp phần thúc đẩy liên kết giữa nơng dân và Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Thứ tư, thông qua hoạt động cho vay của Quỹ HTND khơng những thể hiện trách

nhiệm, vai trị của Hội Nơng dân mà cịn góp phần định hướng phát triển đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới Qua đó, giúp cơng tác tun truyền, vận động, tập hợp nông dân ngày càng sâu rộng, hiệu quả Tổ chức Hội được củng cố vững mạnh, vị thế của Hội Nơng dân trong hệ thống chính trị được nâng lên và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn

2.2.3.2 Vai trị

- Đối với hội viên nông dân:

Với thủ tục cho vay nhanh gọn, khơng thế chấp, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, sau khi được chuyển giao vốn vay đã giải quyết kịp thời những trường hợp có nhu cầu cần về vốn cho sản xuất, kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân nhất là những hội viên nơng dân có ý chí làm giàu nhưng thiếu vốn, thiếu tài sản đảm bảo

Nguồn vốn vay từ Quỹ HTND không chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết thực về vốn mà cịn góp phần thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của hội viên nông dân, khuyến khích được hội viên nơng dân đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng và có sức cạnh tranh cao

Việc triển khai các mơ hình kinh tế được xây dựng từ nguồn vốn vay của Quỹ HTND, hội viên nông dân không chỉ có thêm kiến thức về tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chăn nuôi mà quan trọng hơn còn giúp các hội viên từng bước liên kết hình thành được những tổ, nhóm, mơ hình phát triển kinh tế tại cơ sở để duy trì sinh hoạt cũng như trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau về kiến thức kỹ thuật, cây, con giống, vật tư hay tiêu thụ sản phẩm

- Đối với tổ chức Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Trang 32

chi, tổ Hội, tạo được niềm tin nơi hội viên nơng dân, góp phần xây dựng và củng cố tổ chức hội từ huyện đến cơ sở ngày càng vững mạnh

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của quỹ HTND cịn giúp trình độ năng lực của cán bộ Hội các cấp được nâng lên về nhiều mặt như: tổ chức chỉ đạo, quản lý điều hành, am hiểu sâu hơn về nguyên tắc quản lý và sử dụng tiền vốn, về xây dựng mơ hình kinh tế phát triển sản xuất Từ đó đẩy mạnh các chương trình hoạt động hướng về cơ sở, đặc biệt là tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, định hướng về tiêu thụ nông sản cho nông dân

Hoạt động cho vay từ nguồn vốn Quỹ HTND còn giúp tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sử dụng vốn vay Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước Thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Đối với địa phương cho vay

Từ nguồn vốn vay của Quỹ HTND đã có nhiều mơ hình kinh tế với hàng trăm hộ hội viên nông dân tham gia tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo ra các loại nơng sản mang tính hàng hoá, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn

Với hoạt động cho vay theo dự án, các mơ hình phát triển trồng trọt, chăn ni, ngành nghề đã từng bước được nhân rộng trên địa bàn giúp nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu hiệu quả Đồng thời có những đóng góp rất thiết thực và kịp thời trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương

Việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động cho vay với tập huấn kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đào tạo hoặc dạy nghề cho lao động nông thôn đã làm tăng tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nơng nghiệp, từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi… hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa nơng sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới của từng địa phương

Trang 33

Các dự án vay vốn từ nguồn vốn Quỹ HTND được triển khai đã tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động để phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định và nâng cao mức sống cho các hộ hội viên nông dân, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn An ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn

Thông qua các hoạt động của dự án, có thể trực tiếp và gián tiếp, tuyên truyền tới hội viên nông dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nơng thơn, đặc biệt là kinh tế hộ và kinh tế hợp tác

Hoạt động cho vay của Quỹ HTND đã thực sự khơi thơng dịng chảy tín dụng về nơng thơn Tạo điều kiện cho các hộ nông dân ở nông thôn tiếp cận được nguồn vốn, góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn

2.2.4 Sự khác biệt trong hoạt động cho vay tại quỹ hỗ trợ nông dân với các hoạt động cho vay khác

2.2.4.1 Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng mang lại những rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại Để tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả và phải tuân thủ theo những nguyên tác nhất định Luật Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng (2010) quy định các nội dung cơ bản về hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại như sau:

- Về mục đích cho vay: Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận

- Về tài sản đảm bảo: tài sản được hiểu là vật (ô tô, xe máy, hàng hóa, máy móc ), tiền, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, sổ lương ) và quyền tài sản (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất)

- Về hình thức cho vay: Hiện nay các ngân hàng thương mại có rất nhiều các hình thức cho vay theo nhiều cách phân loại khác nhau Điển hình như:

+ Căn cứ vào thời gian vay: thực hiện cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn

Trang 34

+ Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay khơng có tài sản đảm bảo

+ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: bao gồm cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng

- Về quy trình cho vay: Các khoản vay đều phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước với một quy trình cho vay, thu nợ nhất định Thông thường gồm 5 bước: (1) Lập hồ sơ đề nghị vay vốn, (2) Phân tích tín dụng, (3) quyết định cho vay, (4) giải ngân, (5) thu gốc và lãi

- Về đối tượng cho vay: người vay tại các ngân hàng thương mại là người có phương án, dự án cần vốn để thực hiện Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại rất đa dạng bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty hợp danh

- Về lãi suất cho vay: Các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất được xác định theo kỳ hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và các loại hình cho vay khác nhau Lãi suất luôn phải điều chỉnh tuỳ vào thời hạn vay và đối tượng vay Mặt khác, lãi suất cho vay cũng luôn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước, phù hợp với diễn biến kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ đồng thời lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác trong từng thời kỳ

- Trả nợ gốc và lãi tiền vay: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau: Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng; trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn

- Mức cho vay tối đa: Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay

- Thời hạn vay: các ngân hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động cịn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay

- Nguyên tác thu chi: thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi có lãi và lãi càng nhiều càng tốt

Trang 35

2.2.4.2 Hoạt động cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là một trung gian tài chính theo mơ hình Hợp tác xã khu vực tư nhân Khác với các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên mơ hình hợp tác xã, sở hữu tập thể Các thành viên góp vốn vào thành lập, gửi tiết kiệm vào quỹ và cho vay các thành viên với mục đích tương trợ để có vốn sản xuất, kinh doanh… trong phạm vi tương đối hẹp và tương đối đặc thù ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa - những nơi hệ thống ngân hàng chưa bao phủ hết Khơng có được lợi thế về quy mô hoạt động cho vay như các ngân hàng thương mại nhưng hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân cũng phải tuân thủ theo các quy định của ngân hàng nhà nước (Ngân hàng nhà nước, 2015) Cụ thể:

- Về mục đích cho vay: hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên Quỹ tín dụng nhân dân

- Về tài sản đảm bảo: Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.- Về hình thức cho vay: có rất nhiều các hình thức cho vay cụ thể như sau:

+ Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: tài trợ vốn đối với khách hàng là cá nhân và các thành phần hoạt động trong các lĩnh vực tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ

+ Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, sinh hoạt tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh, trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác của khách hàng

+ Cho vay đi làm việc ở nước ngoài: tài trợ vốn nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi nhưng khơng đủ tiền để trang trải chi phí mua vé máy bay, visa, chi phí đào tạo

Trang 36

+ Cho vay nông nghiệp: tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hố dịch vụ

- Về quy trình cho vay: Các khoản vay đều phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước thông thường gồm 5 bước: (1) Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, (2) xét duyệt cho vay, (3) áp dụng bảo đảm tiền vay, (4) giải ngân, (5) thu gốc và lãi

- Về đối tượng cho vay:

+ Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên

+ Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số dư của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của số tiền gửi

- Về lãi suất cho vay: cho vay với lãi suất được xác định theo kỳ hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và các loại hình cho vay khác nhau Lãi suất luôn phải điều chỉnh tuỳ vào thời hạn vay và đối tượng vay Mặt khác, lãi suất cho vay cũng luôn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước

- Hình thức trả lãi: áp dụng rất nhiều cách thức trả lãi như trả lãi trước, trả lãi định kỳ, trả lãi sau

Trang 37

- Thời hạn cho vay: Thời hạn vay đa dạng phù hợp với mục đích, khả năng trả nợ của khách hàng như sau: vay ngắn hạn từ 1 đến 12 tháng;vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng; vay dài hạn: trên 60 tháng.

- Nguyên tác thu chi: Bù đáp chi phí, có tích lũy để phát triển trong tương lai - Phạm vi hoạt động: hoạt động theo địa bàn, chỉ thực hiện cho vay trong phạm vi phường, xã, thị trấn Địa bàn hoạt động liên xã của QTDND phải là các xã liền kề với xã nơi quỹ đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh

2.2.4.3 Hoạt động cho vay của Quỹ hỗ trợ nông dân

- Về mục đích cho vay: Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân đầu tư phát triển sản

xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tại địa phương

- Về tài sản đảm bảo: vay vốn không cần thế chấp tài sản, vay vốn bằng uy tín của Hội Nơng dân cấp xã

- Về hình thức cho vay: ở tất cả các cấp Hội đều cho vay theo tín chấp, chỉ cần có phương án sản xuất khả thi, tham gia vào các mơ hình sản xuất tập thể đồng thời cho vay Quỹ HTND gắn với hoạt động công tác Hội, do đó địi hỏi phải có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ ở tất cả các cấp Hội, thể hiện ở việc từng cấp Hội xác nhận trong nội dung Dự án vay vốn; Biên bản thẩm định hộ vay; Tờ trình đề nghị vay vốn

- Về đối tượng cho vay:

+ Hộ gia đình hội viên nơng dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;

+ Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nơng nghiệp có ký Hợp đồng hoặc Thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;

+ Các đối tượng khác khi có quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Trang 38

- Về lãi suất: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2013/TT-BTC Quỹ HTND không thu lãi, chỉ thực hiện thu phí Mức thu phí cho vay Quỹ HTND đảm bảo bù đắp các chi phí hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nơng dân, bảo tồn vốn và đảm bảo mục tiêu hỗ trợ nông dân Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là cấp có thẩm quyền điều chỉnh mức phí cho vay Quỹ HTND trong tồn hệ thống Hội Căn cứ Điều lệ Quỹ HTND và thực tế, Ban điều hành Quỹ TW tham mưu cho Ban Thường vụ TW Hội xem xét quyết định mức phí cho vay tại mỗi thời điểm đảm bảo phù hợp với mục đích, đối tượng cho vay và lãi suất cho vay hiện hành

- Hình thức trả nợ gốc và phí:

+ Hội viên nơng dân trả gốc khi hết thời hạn vay vốn hoặc có thể trả gốc một lần khi khơng cịn nhu cầu sử dụng vốn trong thời hạn được vay vốn

+ Quỹ HTND cho vay có thể thực hiện thu phí trực tiếp từng người vay hoặc ủy nhiệm cho Hội Nông dân cấp xã thu theo Hợp đồng ủy nhiệm giữa Quỹ HTND trực tếp cho vay với Hội Nông dân cấp xã Trả phí thực hiện theo kỳ, tối đa 03 tháng/kỳ

- Mức cho vay tối đa: Mức cho vay tối đa đối với Người vay được xác định trên cơ sở khả năng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhu cầu và khả năng hồn trả nợ của từng Người vay, nhưng khơng vượt quá mức cho vay tối đa do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định từng thời kỳ

- Thời hạn cho vay: căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; khả năng tài chính của người vay và nguồn vốn của Quỹ HTND Hiên nay Quỹ HTND áp dụng 02 loại thời hạn cho vay là: cho vay ngắn hạn (khoản vay có thời hạn đến 12 tháng) và cho vay trung hạn (các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng đến không quá 36 tháng)

- Nguyên tắc thu chi: bảo tồn nguồn vốn, phát triển vốn, khơng thu lãi chỉ thu phí và phí thu được phải bù đắp chi phí quản lý

Trang 39

Bảng 2.1: Bảng so sánh hoạt động cho vay của Quỹ HTND với Ngân hàng thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân

STT Nội dung Ngân hàng thương mại Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ HTND

1 Về mục đích cho vay Mục đích chính là tạo ra lợi nhuận

Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên Quỹ tín dụng nhân dân

Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tại địa phương

2 Vế tài sản đảm bảo

Tài sản được hiểu là vật (ơ tơ, xe máy, hàng hóa, máy móc ), tiền, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, sổ lương ) và quyền tài sản (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất)

Cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành

Vay vốn không cần thế chấp tài sản, vay vốn bằng uy tín của Hội Nơng dân cấp xã

3 Về hình thức cho vay Có rất nhiều các hình thức cho vay theo nhiều cách phân loại khác nhau

Có rất nhiều các hình thức cho vay khác nhau

Trang 40

ứng được điều kiện của ngân hàng đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng là pháp nhân, cá nhân ( khơng phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân)

nguyện tham gia dự án nhóm hộ vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp;

- Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nơng nghiệp có ký Hợp đồng hoặc Thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập;

5 Về quy trình cho vay

Tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước với một quy trình cho vay, thu nợ nhất định Thông thường gồm 5 bước: (1) Lập hồ sơ đề nghị vay vốn, (2) Phân tích tín dụng, (3) quyết định cho vay, (4) giải ngân, (5) thu gốc và lãi

Các khoản vay đều phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước thông thường gồm 5 bước: (1) Việc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, (2) xét duyệt cho vay, (3) áp dụng bảo đảm tiền vay, (4) giải ngân, (5) thu gốc và lãi

Quy trình thủ tục cho vay - thu nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm 6 bước (1) Lựa chọn mơ hình, địa bàn, Người vay; (2) Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn; (3) Thẩm định dự án; (4) Phê duyệt cho vay; (5) Giải ngân; (6) Thu nợ

6 Về lãi suất Lãi suất luôn phải điều chỉnh tùy vào thời hạn vay và đối tượng vay và

Lãi suất được xác định theo

Ngày đăng: 17/02/2023, 06:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN