Chiến lượcthương hiệu:
Bánh láichocontàu
Trong nhiều doanh nghiệp, người ta vẫn còn băn khoăn về vai trò của chiến
lược thương hiệu và quản trị thương hiệu cũng như cá nhân nào sẽ gánh
trọng trách nặng nề này.
Chiến lược và quản trị thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng, do đó,
không thể phó thác cho những người làm marketing.
Tôi nói câu này là trích dẫn theo lời của David Packard (người sáng lập
Hewlett Packard): Marketing là một hoạt động cực kỳ quan trọng, quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp, do đó, không thể chỉ đặt vào tay những
người làm marketing.
Lãnh đạo doanh nghiệp thường đánh giá hoạt động marketing bằng con mắt
xét đoán. Marketing không phải là một “nguyên tắc bất biến” giống như hoạt
động kỹ thuật, kinh doanh và tài chính. Người ta có thể định lượng những
hoạt động này, nhưng marketing không như vậy, marketing không mang lại
kết quả như dự đoán.
Thêm vào đó, khi truyền thông xã hội ngày càng có sức ảnh hưởng, người
tiêu dùng lại càng hoài nghi về hoạt động marketing. Khách hàng tìm kiếm
mối liên hệ và sự gắn kết thực sự với thương hiệu, chứ không chỉ đơn thuần
là marketing và bán hàng.
Chiến lược và quản trị thương hiệu không phải là công cụ phụ trợ của
marketing
Khi chiếnlược và quản trị thương hiệu ngày càng có ý nghĩa hơn đối với
thành công của doanh nghiệp, những người lãnh đạo bắt đầu đề cao vị trí có
nó trong hoạt động marketing.
Nhưng với nhiều doanh nghiệp, chiếnlược và quản trị thương hiệu đa phần
được quản lý như một hoạt động marketing. Kết quả là những người làm
marketing làm công tác “xây dựng thương hiệu” mỗi ngày. Thương hiệu
được gộp chung với những hoạt động marketing chiến thuật như PR, quảng
cáo, truyền thông xã hội, khuyến mại, bao bì mẫu mã và truyền thông
marketing. Nhưng, chiếnlược và quản trị thương hiệu không phải là
marketing, không phải là quảng cáo hay truyền thông.
Điều này không là thay đổi vai trò thiết yếu của marketing: tạo dựng nhận
thức và nhu cầu. Chiếnlược và quản trị thương hiệu không phải để tạo dựng
nhận thức, mà nó chỉ dẫn hành vi doanh nghiệp trong việc phục vụ một
nhóm khách hàng cụ thể. Nó là một quy trình quan trọng và chiếnlược giúp
định hình đối tượng, hoạt động và lý do một tổ chức hoặc một sản phẩm tồn
tại trên thị trường – ngoài mục đích kiếm lời. Chiếnlược và quản trị thương
hiệu là những thứ không nhìn được, không chạm được, nó giống như phần
hồn ở bên trong.
Thương hiệu là lời cam kết với người sử dụng. Chỉ cần một lần thất hứa,
không gì có thể gây dựng lại niềm tin đã mất. Hãy thử hỏi Netflix hay
Tropicana chuyện gì có thể xảy ra khi niềm tin đổ vỡ. Giá trị thương hiệu
nằm ở cảm nhận của khách hàng về ý nghĩa của thương hiệu. Để có thể trở
nên có ý nghĩa trong mắt khách hàng, thương hiệu phải xây dựng mối liên hệ
cảm tính sâu sắc và không bao giờ “thất hứa” với người tiêu dùng.
Nguyên tắc của chiếnlược và quản trị thương hiệu nằm ở việc tạo ra những
quy luật tổng quát, bất biến chỉ dẫn hành vi doanh nghiệp cũng như sản
phẩm mà doanh nghiệp ấy mang đến thị trường. Nó hoàn toàn không phải
chuyện xây dựng chiếnlược quảng cáo tiếp theo.
Chiến lược và quản trị thương hiệu là nguyên tắc hàng đầu
Những quy luật này sẽ dẫn đường chochiếnlược và quản trị thương hiệu
dưới sự kiểm soát của những người dẫn đầu. Lãnh đạo thương hiệu bắt đầu
từ những người lãnh đạo doanh nghiệp.
Chiến lược doanh nghiệp hình thành chiếnlượcthương hiệu, và từ đó hình
thành những chiến thuật marketing.
Khi các công ty marketing (thậm chí là các đơn vị quảng cáo) thử xây dựng
và dẫn dắt chiếnlượcthương hiệu, chiếnlược ấy sẽ “mang tính chất”
marketing. Người tiêu dùng né tránh marketing. Giờ đây, marketing cần phải
thực sự gắn kết với thương hiệu. Marketing phải được lồng ghép vào chính
chiến lượcthương hiệu, chứ không phải một nội dung riêng rẽ.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người dẫn đường chỉ lối cho chiến lược
thương hiệu. Chính họ, chứ không phải công ty marketing, phải quyết định
mục tiêu, tầm nhìn và giá trị doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Khi những người
lãnh đạo xác định rõ lý do tồn tại của thương hiệu, họ sẽ dễ dàng áp dụng
những quan điểm trong chiếnlược vào văn hoá doanh nghiệp cũng như dẫn
dắt hành vi doanh nghiệp phù hợp tại mỗi điểm giao tiếp với khách hàng.
Chiến lược và quản trị thương hiệu là nội tại, Marketing là ngoại vi
Chiến lượcthương hiệu sẽ cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp biết lý do
họ tồn tại và ý nghĩa của họ đối với khách hàng, những giá trị mà họ chia sẻ,
thị trường mà họ theo đuổi, sản phẩm mà họ phát triển và đưa ra thị trường,
quy trình mà họ sử dụng cũng như những trải nghiệm mà họ đem đến cho
khách hàng và cộng đồng nói chung. Không có nền tảng vững chắc này, các
công ty marketing và quảng cáo sẽ không thể đi tiếp – không bản đồ, không
chỉ dẫn, không nguyên tắc – điều đó giống như một contàu mất lái trôi giạt
giữa biển khơi.
Chiến lược và quản trị doanh nghiệp chính là chiếc bánhlái dẫn dắt contàu
doanh nghiệp giữa đại dương bao la.
. Chiến lược thương hiệu: Bánh lái cho con tàu Trong nhiều doanh nghiệp, người ta vẫn còn băn khoăn về vai trò của chiến lược thương hiệu và quản trị thương hiệu cũng như. phải chuyện xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp theo. Chiến lược và quản trị thương hiệu là nguyên tắc hàng đầu Những quy luật này sẽ dẫn đường cho chiến lược và quản trị thương hiệu dưới sự. không nguyên tắc – điều đó giống như một con tàu mất lái trôi giạt giữa biển khơi. Chiến lược và quản trị doanh nghiệp chính là chiếc bánh lái dẫn dắt con tàu doanh nghiệp giữa đại dương bao la.