Tiết 5 Ngày soạn 05/09/2018 Ngày dạy Chương I TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5 THỰC HÀNH KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I Mục tiêu 1 Kiến thức Sau bài học này HS cần phải Liệt kê được các bộ phận kính lú[.]
Trang 1Tiết 5: Ngày soạn:05/09/2018 Ngày dạy:…………… Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT Bài 5: THỰC HÀNH: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I Mục tiêu: 1 Kiến thức:
Sau bài học này HS cần phải:
- Liệt kê được các bộ phận kính lúp và kính hiển vi
- Biết cách sử dụng kính lúp, nắm được các bước sử dụng kính hiển vi 2 Kỹ năng: Thực hành sử dụng kính lúp và kính hiển vi
3 Thái độ:Ý thức bảo vệ giữ gìn, bảo vệ kính lúp kính hiển vi 4 Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: Năng lực trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá
II Đồ dùng dạy - học:
1 Giáo viên:
Kính hiển vi(1 chiếc), Kính lúp cầm tay (4 chiếc), tranh vẽ H5.1, 5.3 SGK 2 Học sinh:
1 đám rêu, rễ hành, cỏ
III Hoạt động dạy học: * Bài cũ:
Trang 2- Thế nào là cây 1 năm, cây lâu năm? Ví dụ?
* Bài mới:
1 Khởi động: Em đã thấy kính lúp và kính hiển vi chưa?
2 Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Gv phát cho mỗi bàn 1 kính lúp, u cầu HS đọc thơng tin, quan sát kính lúp
? Kính lúp cấu tạo như thế nào? ? Cách sử dụng kính lúp cầm tay ntn?
- Yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát mẫu cây rêu, cây cỏ…
- GV quan sát và kiểm tra tư thế đặt kính của HS kiểm tra hình vẽ lá rêu
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của kính lúp, cách sử dụng ghi bảng
- Đọc thông tin quan sát kính thảo luận nêu cấu tạo kính lúp
- Đại diện nhóm cầm kính lúp chỉ các bộ phận và cách sử dụng cả lớp quan sát các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát mẫu, vẽ hình lá rêu bằng kính lúp
- 1 số nêu cấu tạo kính lúp và cách sử dụng
Kết luận:
- Cấu tạo: kính lúp cầm tay gồm 2 phần: + Tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa)
+ Tấm kính trong, dày, lồi 2 mặt, có khả năng phóng to ảnh 3 – 20 lần
- Cách sử dụng : Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
Hoạt động2: Kính hiển vi và cách sử dụng
Trang 3-Yêu cầu HS hoạt động nhóm (2 bàn 1 nhóm): quan sát kính, đọc thơng tin, đối chiếu với H5.3 Nêu cấu tạo kính hiển vi
? Gọi tên, chức năng từng bộ phận của kính hiển vi?
? Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? (thấu kính phóng to vật)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- GV làm thao tác sử dụng kính cho cả lớp cùng theo dõi
-Yêu cầu HS nêu các bước sử dụng kính hiển vi
- Cử 1 bạn đọc thơng tin cả nhóm nghe đọc, quan sát H5.3 Xác định các bộ phận kính hiển vi
- Thảo luận thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
- Đọc thơng tin SGK Tr 19 -> nắm các bước sử dụng kính
- Quan sát các thao tác của GV
- Trình bày cách sử dụng kính hiển vi
Kết luận: Kính hiển vi có 3 phần chính:
- Chân kính
- Thân kính gồm: ống kính (thị kính, đĩa quay có gắn các vật kính, vật kính); ốc điều chỉnh (ốc to, ốc nhỏ)
- Bàn kính
Ngồi ra cịn có gương phản chiếu ánh sáng
Kết luận chung: Phần đóng khung SGK
3 Luyên tập: Em hãy khoanh tròn vào ý đúng các câu sau đây
1 Kính hiển vi có 3 bộ phận chính sau: a Giá đỡ chân kính và gương phản chiếu
b Hệ thống ốc điều chỉnh, bàn kính , chân kính
Trang 42 Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là:
a Hệ thống ống kính ghép bằng nhiều bảng kính lồi, có thể phóng to từ 40 ->1500 lần
b Giá đỡ: Để gắn các bộ phận khác vào giúp kính đứng vững c Hệ thống ốc điều chỉnh làm cho vật quan sát được rõ hơn d Tất cả các bộ phận đều có giá trị như nhau
4 Vận dụng:
- Trả lời câu hỏi SGK trang 19
5 Tìm tịi mở rộng:
- Đọc mục “Em có biết?”