1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÙI ĐỖ QUẾ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2017 N G U Y[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÙI ĐỖ QUẾ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT

CHI THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCỦA TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

BÙI ĐỖ QUẾ

HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT

CHI THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCCỦA TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành : Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quảnghiên cứu trong Luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễnvà chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Hà Nội,ngày .tháng .năm 201

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình học tập và nghiên cứu hồn thành Luận văn này, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Thương mại, Khoa Sau đại học đãchấp thuận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện Luận văn này.

Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn ThịThu Hiền, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tơi trong suốt q trình thựchiện nghiên cứu.

Tơi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo giảng dạy lớp Quản lý kinh tếkhóa 21N-QLKT tại Trường Đại học Thương mại – Cơ sở Hà Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tài chính tỉnhHà Nam, Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam, các đơn vị sử dụng NSNN của Tỉnh đãcung cấp cho tôi những thơng tin, số liệu đầy đủ, chính xác, phong phú để tơi có thểhồn thành Luận văn này.

Cuối cùng, dù rất cố gắng, song vẫn còn những hạn chế chủ quan lẫn kháchquan nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tơi kính mong các đồngnghiệp, Q thầy, cơ và Hội đồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trongLuận văn này để tơi hồn thiện tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,ngày .tháng .năm 201

Tác giả luận văn

Bùi Đỗ Quế

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan 2

3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .6

6.Kết cấu luận văn 8

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN 9

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 9

1.1 Ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách Nhà nước .9

1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 9

1.1.2 Chu trình ngân sách nhà nước 15

1.1.3 Hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh 16

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh 20

1.2.1 Khái niệm và vai trị của kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước201.2.2 Nội dung của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 24

1.2.3.Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước .29

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cấp tỉnh 29

1.3.1 Yếu tố về cơ chế, chính sách 29

1.3.2 Tổ chức bộ máy, thủ tục kiểm soát chi .30

Trang 6

1.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin 31

1.3.5 Ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách .31CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNGXUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH HÀ NAM 33

2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội và hệ thống quản lý ngân sách tại tỉnh Hà Nam 33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam 33

2.1.2 Quản lý ngân sách tỉnh Hà Nam .34

2.1.3 Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam .36

2.2 Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước của tỉnhHà Nam giai đoạn 2014-2016 38

2.2.1 Quy trình, hình thức, phương pháp kiểm sốt chi thường xuyên ngân sáchnhà nước của tỉnh Hà Nam 38

2.2.2 Kiểm soát các nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước của tỉnh HàNam

462.2.3 Tổng hợp các ý kiến đánh giá về hoạt động kiểm soát chi thường xuyênngân sách của tỉnh Hà Nam 62

2.3 Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướctỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016 64

2.3.1 Kết quả đạt được về cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhànước của tỉnh Hà Nam 64

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong cơng tác kiểm sốt chithường xun NSNN của tỉnh Hà Nam 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐTCHI THƯỜNG XUN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH HÀ NAM 71

3.1 Định hướng và mục tiêu hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xunngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam 71

Trang 7

3.1.2 Định hướng hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN của

Kho bạc tỉnh Hà Nam 72

3.1.3 Mục tiêu hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN của Khobạc NN tỉnh Hà Nam .74

3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên ngânsách nhà nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020 75

3.2.1 Hồn thiện Quy trình kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước 75

3.2.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác nghiệp vụ, thực hiện quytrình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 75

3.2.3 Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong kiểm sốt chi thường xuyênngân sách nhà nước 77

3.2.4 Cải thiện chế độ về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quaKho bạc nhà nước 79

3.2.5 Một số giải pháp khác 79

3.3 Một số kiến nghị .80

3.3.1.Đối với Bộ Tài chính 80

3.3.2 Đối với Kho bạc Nhà nước .81

3.3.3 Đối với chính quyền và các Ban, Ngành địa phương .82

3.3.4 Đối với đơn vị sử dụng ngân sách 82

KẾT LUẬN 83DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG

Trang 9

BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2-1: Tình hình Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn

2014-2016 35

Biểu đồ 2-2: Tình hình Chi ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2016 36

SƠ ĐỒSơ đồ 1-1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam 13

Sơ đồ 1-2: Chu trình ngân sách nhà nước 15

Sơ đồ 1-3: Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát chi thường xuyên NSNN 26

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮTTÊN ĐẦY ĐỦ

NSNN Ngân sách Nhà nướcKBNN Kho bạc Nhà nướcNSTW Ngân sách Trung ương

NSĐP Ngân sách địa phươngHĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

CNTT Công nghệ thông tin

Tabmis Hệ thống quản lý và ngân sáchNHTM Ngân hàng thương mại

NV Nghiệp vụ

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài.

Chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những cơng cụ quan trọng củaChính phủ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mơ Chi ngân sách ngồi việc đảm bảo tínhhiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, góp phần ổn định kinh tế - xã hội (KT-XH),cịn tạo tiền đề cơ sở vật chất quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, trong khi nguồn thuNSNN bị thu hẹp do ảnh hưởng của biến động kinh tế thì nhu cầu chi NSNN lạigia tăng mạnh mẽ Trong đó, đáng chú ý là tốc độ tăng chi thường xuyên NSNNcó xu hướng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển Điềunày đã dẫn đến tình trạng bội chi NSNN liên tục trong nhiều năm liền và làm giatăng nợ công

Nợ công cao tiềm ẩn những rủi ro đối với nền kinh tế và làm giảm vai trịChính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mơ.

Chính vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra đối với quản lý NSNN ở ViệtNam hiện nay là cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nhằm giảm thâm hụtNSNN, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việc kiểm soát chiNSNN sẽ đảm bảo NSNN sẽ được sử dụng đúng và hiệu quả Cơng tác kiểm sốtchi NSNN cần được thực hiện ở các cấp từ trung ương đến các địa phương trong cảnước Trong đó, vai trị của Kho bạc Nhà nước các tỉnh là rất quan trọng trong việcthực hiện công tác này.

Trang 12

Tuy nhiên, trong q trình cơng tác tại đơn vị tơi thấy rằng hoạt động kiểmsốt chi NSNN của Tỉnh đặc biệt là kiểm soát chi thường xuyên NSNN vẫn còn tồntại một số vấn đề như: Cán bộ làm cơng tác kiểm sốt chi làm việc vẫn cịn mangphong cách gia đình, thiếu kiên quyết, nể nang đối với khách hàng (như nhữngtrường hợp nộp hồ sơ muộn, thiếu thủ tục chi NSNN ) Công tác đối chiếu số dưdự toán trước khi cấp phát thanh toán vẫn xảy ra nên các khoản chi thường xuyêncòn chi vượt so với dự toán được giao dẫn đến việc bổ sung, điều chỉnh dự toán xảyra thường xuyên, cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn đơi lúc cịn bị động, thiếukiểm sốt khi cấp phát thanh tốn.

Cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn tìnhtrạng lãng phí NSNN, chi sai chế độ quy định, khơng đúng mục đích, chi vượt dựtốn lớn, vượt chế độ định mức, nhất là số chi chuyển nguồn ngân sách lớn, tiếp tụctăng và diễn ra trong nhiều năm vẫn chậm được khắc phục, là sự lãng phí đối vớingân sách Nhà nước Việc phân công nhiệm vụ kiểm sốt chi cịn nhiều bất cập,chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, quy trình cịn rườm rà Cơng tác kiểmsoát chi thường xuyên NSNN chưa đáp ứng được hết u cầu quản lý và cải cách tàichính cơng trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, nghiên cứu hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNNcủa Tỉnh là cần thiết đối với tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên tơi lựa chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác kiểmsốt chi thường xun ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam”làm đề tài nghiên

cứu Luận văn Thạc sỹ.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu của nước ngoài

Trang 13

Barry H Potter và Jack Diamond (1998), Hướng dẫn Quản lý Chi tiêu Côngcủa Quỹ tiền tệ quốc tế [28] Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về cácnguyên tắc và thực tiễn quan sát được trong ba khía cạnh của quản lý chi tiêu cơng.Đó là: Lập ngân sách; Thực hiện ngân sách và Lập kế hoạch tiền mặt Đối với mỗikhía cạnh quản lý chi tiêu công, cuốn sách này hướng dẫn riêng rẽ các thơng lệ khácnhau trong bốn nhóm quốc gia- hệ thống các nước Pháp ngữ, hệ thống cộng đồngchung, Mỹ Latinh, và các nước thuộc nền kinh tế chuyển đổi Trong phần “Thựchiện ngân sách”, tác giả tập trung phân tích, hướng dẫn một cách cụ thể bằng việcđặt ra những vấn đề cần giải quyết nhằm chuyển tải thông tin một cách hiệu quảnhất đến người đọc, như: Các bước khác nhau trong quy trình thực hiện ngân sách;Ai chịu trách nhiệm thực hiện ngân sách; Ngân sách phân bổ có thể được sửa đổinhư thế nào; Những vấn đề gặp phải tron thực hiện các thủ tục ngân sách là gì.

Tuy nhiên, trong phần thực hiện ngân sách, những vấn đề được giải quyết tạitài liệu nghiên cứu này còn khá rời rạc, chưa đi sâu vào hoạt động kiểm soát chingân sách thường xuyên của từng quốc gia; cơng cụ kiểm sốt; và quy định về hồsơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân sách thường xun… tại mỗi quốc gia đó.

Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngồi đã đặt nền móng cho các lý thuyết vềchi NSNN, kiểm soát chi NSNN, tổ chức thực hiện sáng kiến cải cách NSNN, trangbị các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá quản lý chi NSNN,kiểm soát chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách của chính quyền địaphương các cấp qua cơ quan thực hiện kiểm soát chi Các nghiên cứu của các nhàkhoa học ngoài nước phát triển theo từng thời kỳ, góp phần làm cơ sở lý luận quantrọng trong chi thường xuyên NSNNvà kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho cácquốc gia khác trong hiện tại và tương lai Mặc dù vậy việc ứng dụng vào việc đánhgiá thực trạng và đưa ra các giải pháp đổi mới kiểm sốt chi ngân sách thườngxun của từng chính quyền địa phương ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạthơn, phù hợp với bối cảnh thực tiễn và có những điều kiện nhất định.

Các nghiên cứu trong nước

Trang 14

thêm những vấn đề lý luận về NSNN, khái niệm, chức năng, vai trò, sự cần thiếtquản lý NSNN; nội dung quản lý, những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả quản lýNSNN; những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN Tác giả cũng đã đưa ra 03giải pháp tăng cường quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020gồm (1): Mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ngân sách tỉnh Hà Nam2016-2020; (2): Quản điểm cơ bản của tác giả trong quản lý NSNN tinh Hà Nam;(3): Giải pháp tăng cường quản lý thu – chi NSNN tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020 Tuy nhiên Luận văn mới chỉ tập trung giải quyết được một số thực trạng quảnlý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam Một số thực trạng về kiểm soát chi NSNNđược tác giả trình bày tại Luận văn mới chỉ dừng lại ở số liệu, tài liệu các cơ quanquản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, chính vì vậy một số giải pháp đượctác giả đề xuất tại Luận văn chưa thực sự thuyết phục.

Một số các đề tài, bài viết nghiên cứu về chi NSNN, kiểm soát chi NSNNtrong hệ thống KBNN như:

Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Việt Dũng (2011): “Hồn thiện cơng táckiểm sốt chi thường xun NSNN nhìn từ góc độ hóa đơn thanh tốn” [24] đề cậpđến sự khác nhau giữa hóa đơn và các giấy tờ thanh tốn khác khơng phải là hóađơn, hóa đơn trong thanh tốn chi thường xun NSNN, một số tồn tại, hạn chế vànguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong kiểm sốt chi thường xunNSNN, các giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi NSNN nhìn từ góc độ hóađơn thanh tốn;

Nguyễn Văn Quang và Hà Xn Hồi (2011), “Tích hợp quy trình kiểm sốtchi và cam kết chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình phát triển KBNN” [25] Đề tài chủ yếu đi sâu phân tích về cam kết chi, kiểm sốt cam kết chi, tích hợp quytrình kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN;

Trang 15

hành chính Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Cần Thơ, với góc độtiếp cận từ phía KBNN.

Phần lớn các bài viết nghiên cứu trên đều tập trung các quy trình nghiệp vụ cụthể, hoặc nội dung cụ thể của kiển sốt chi NSNN Đây là những tài liệu có giá trịthực tiễn gắn với từng địa bàn cụ thể và đã đưa ra một cái nhìn tồn diện, đachiều phản ánh tình hình thực tế với cơng tác thu, chi NSNN Các luận văn trênđã nghiên cứu về lĩnh vực kiểm sốt chi thường xun NSNN dưới góc độ kinhtế chính trị học, tài chính và phân tích thực tiễn kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại các tỉnh, thành phố Tuy nhiên, tại mỗi giai đoạn khác nhau lại đặt racho chúng ta nhu cầu, mục tiêu và giải pháp phù hợp với thời kỳ đó Hiện tạichưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về việc hồn thiện cơng tác kiểm sốtchi thường xun NSNN của tỉnh Hà Nam Do đó, tác giả lựa chọn luận văn nêutrên nhằm đi sâu vào nghiên cứu để làm rõ những bất cập trong kiểm sốt chithường xun NSNN nói chung và thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNNcủa tỉnh Hà Nam hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằmhồn thiện cơng tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của tỉnh Hà Nam.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuấtmột số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại tỉnh HàNam giai đoạn 2017 - 2020.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chi thường xuyên NSNN và hoạtđộng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc NN của một tỉnh.

- Phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN của tỉnhHà Nam giai đoạn 2014-2016

Trang 16

quả các khoản chi thường xuyên NSNN góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và đảm bảo cân đối ngân sách một cách lành mạnh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn của cơng táckiểm sốt chi thường xun NSNN cấp tỉnh.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu cơng tác kiểm sốt chi thườngxun NSNN qua KBNN Hà Nam của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 - 2016.

5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: các tài liệu, giáo trình về ngân sáchNhà nước, các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các báocáo thu, chi, tổng kết, của KBNN Hà Nam, về các vấn đề liên quan đến đề tài nhưNSNN, chi NSNN, đặc biệt là cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách quaKBNN Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thư viện của Trường ĐH Thương Mại,Kho bạc Nhà nước, trang web của các cơ quan Nhà nước: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch– Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các nguồn khác.

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu được thu thập thông qua phiếu khảo sát bảng hỏi về cơng tác kiểmsốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hà Nam do trực tiếp CBCC làm cơng táckiểm sốt chi thường xun gửi tới các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn có quanhệ giao dịch thanh toán với KBNN Hà Nam Yêu cầu đối với số liệu điều tra phảiđảm bảo đại diện cho tồn địa bàn nghiên cứu nhằm tìm ra quy luật của vấn đềnghiên cứu

Trang 17

STTĐơn vịSố phiếu phát raSố phiếu thu về

1 Khối Nông nghiệp 7 6

2 Khối Giáo dục 4 4

3 Khối Y tế 14 12

4 Khối Giao thông 5 5

5 Khối Văn hóa- Thể thao 3 3

6 Các đon vị khác 12 12

Tổng số4542

5.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp xử lý dữ liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tínhtốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài Các cơng cụ và kỹ thuật tínhtốn được xử lý trên chương trình Excel Cơng cụ phần mềm này được kết hợp vớiphương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thựctrạng kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN Hà Nam thơng qua các sốtuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê mơ tả

Trong đề tài, thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứubằng các bảng biểu, sơ đồ, để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quanđến hoạt động, kết quả và thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNHà Nam giai đoạn 2014-2016 Dựa trên các số liệu khai thác từ các báo cáo tàichính tại KBNN Hà Nam, tài liệu liên quan, từ báo cáo tổng kết, báo cáo quyết tốn,đánh giá hàng năm về cơng tác thực hiện kiểm sốt chi NSNN Qua đó, thấy đượchiệu quả và thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hà Nam.

- Phương pháp phân tích so sánh

Trang 18

chất tương tự như nhau Và được thể hiện bằng: Số tiền, số lượt hay tỷ lệ % Ngoài ra còn so sánh các chỉ tiêu thực hiện kỳ này so với số thực hiện kỳ trướcđể thấy được sự tốt hay xấu đi của các chỉ tiêu như thế nào để có biện pháp khắcphục trong kỳ tới.

Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp thống kê,tổng hợp- phân tích, đối chiếu so sánh kết hợp khảo sát thực tiễn các tài liệu có liênquan, từ đó đưa ra những định hướng và quy trình kiểm sốt chi thường xun NSNN.

6 Kết cấu luận văn

Luận văn có kết cấu 3 Chương với nội dung như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước.Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2016.

Trang 19

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH

1.1 Ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là mối quan hệ KT-XH hội giữa Nhà nước với các chủthể kinh tế khác trong nền kinh tế, thông qua việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹtiền tệ tập trung của nhà nước.

Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộcác khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thờigian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [14, tr3]

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngânsách của các cấp chính quyền địa phương đó bao gồm: Ngân sách tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh vàngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương; Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện),bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn; Ngân sáchcác xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

1.1.1.2 Đặc điểm, vai trò ngân sách nhà nước

* Đặc điểm ngân sách nhà nước:

Thứ nhất: Hoạt động thu-chi ngân sách Nhà nước và gắn liền với việc thực

Trang 20

Thứ hai: Mọi hoạt động thu-chi của NSNN đều phải dựa trên cơ sở pháp luật

của Nhà nước Ví dụ như: pháp lệnh, chế độ, quy định về huy động vào ngân sáchvà chi tiêu NSNN.

Thứ ba: Quỹ NSNN được hình thành thơng qua q trình phân phối lại dưới

nhiều hình thức, trong đó thuế là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất.

Thứ tư: Đằng sau các hoạt động thu- chi NSNN là các quan hệ kinh tế mà

trước hết là quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể KT-XH.

Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập trung giữ vịtrí chủ đạo, NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồntại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự pháttriển của hàng hoá, tiền tệ.

Trong cơ chế thị trường, những quan hệ kinh tế thuộc nội dung NSNN chỉcó thể phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệtrong q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố Tính chất, quy mơ, mức độ và hiệuquả của q trình hoạt động này là tiền đề vật chất quan trọng nhất của NSNN Sẽkhơng có một ngân sách lành mạnh nếu như sự vận động của các quan hệ tiền tệtrong q trình sản xuất và lưu thơng hàng hoá bị ách tắc hoặc bị biến dạng theo xuthế khơng có lợi, làm tổn thương đến sự vận động của hàng hoá Tuy nhiên, cũngcần phải nhận thấy rằng: trong mối quan hệ giữa NSNN với sự vận động của cácđơn vị tiền tệ nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thơng hàng hố, các quan hệ tiềntệ thuộc nội dung NSNN hồn tồn khơng mang tính thụ động mà có ảnh hưởngtích cực trở lại Sự ảnh hưởng trở lại đó hồn tồn phụ thuộc vào việc nhà nước sửdụng ngân sách làm công cụ quản lý KT-XH như thế nào Trong cơ chế thị trường,NSNN được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để điều chỉnh vĩ mơ nềnKT-XH Do vậy có thể nói cùng với việc đảm bảo chỉ tiêu của nhà nước bằng việchuy động các nguồn tài chính trên phạm vi rộng lớn trong và ngồi nước.

* Vai trị NSNN:

Trang 21

của Nhà nước trong từng thời kỳ Có thể xem xét vai trị của NSNN trên các lĩnhvực sau đây:

Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ thể theo quy định củapháp luật.Với quyền lực của mình Nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp bắtbuộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình nguồn lực tài chính cần thiết.Theo đó, Nhà nước có thể huy động nguồn tài chính thơng qua các chính sách thuếvà phí, đây là những khoản thu có tính chất bắt buộc và khơng hồn trả được quyếtđịnh bởi quyền lực của Nhà nước thông qua hệ thống pháp lý Ngồi ra, nhà nướccịn có thể huy động các nguồn tài chính khác dưới hình thức nợ cơng như: pháthành cơng trái, vay nợ nước ngồi và tín dụng quốc tế Các nguồn lực tài chính nàysẽ đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thườngxuyên và chi cho dự trữ quốc gia…), bảo đảm việc thực hiện các chức năng KT-XHcủa Nhà nước.

Thứ hai, NSNN là cơng cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng để

điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội Các côngcụ được sử dụng để điều tiết vĩ mơ gồm: chi tiêu chính phủ, thuế, phí, lãi suất tíndụng, tỷ lệ lãi suất chiết khấu,…Thơng qua các chính sách thuế, sẽ đảm bảo thựchiện vai trị định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh, hỗ trợhuy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển Chẳng hạn như bằng việcthiết lập hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau theo mức động viên và chínhsách ưu tiên miễn, giảm thuế thích hợp đã tác động tới việc lựa chọn các phương ánsản xuất kinh doanh, dịch vụ của các nhà đầu tư Chi NSNN cũng sẽ tác động tớicung – cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

NSNN cũng là công cụ được nhà nước sử dụng để kiềm chế lạm phát, ổn địnhgiá cả thị trường và tạo việc làm cho người lao động.

Trang 22

Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế

quốc dân, là cơng cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động KT-XH NSNN là quỹ tiền tệlớn nhất và thuộc quyền chi phối của nhà nước Nên NSNN đã trở thành công cụgiữ vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân Vai trò nàycủa NSNN được thừa nhận trong hoạt động thực tiễn qua thông qua thu – chiNSNN Là một phạm trù tài chính, NSNN cũng có chức năng giám đốc tài chính.NSNN có mối quan hệ mật thiết với các khâu tài chính khác trong hệ thống tàichính quốc gia Nó thể hiện ở chỗ các khâu tài chính đều phải làm nghĩa vụ vớiNSNN; mặt khác lại nhận được sự tài trợ, hỗ trợ của NSNN dưới những hình thứckhác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp Kiểm tra của NSNN gắn chặt với quyền lực Nhànước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước Nó là một loại kiểm trađơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhànước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với NSNN cũng như việc sử dụng vốn,kinh phí, tài sản Nhà nước.

1.1.1.3 Hệ thống NSNN ở Việt Nam

Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữucơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.

Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máynhà nước và vai trị, vị trí của bộ máy đó trong q trình phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước theo hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cungcấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụcủa mình trên vùng lãnh thổ việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nước cáccấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nướctrên mọi vùng lãnh thổ của đất nước chính sự ra đời của hệ thống chính quyền nhànước nhiều cấp đó

Trang 23

NSTW là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ươnghưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trungương.

NSĐP là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổsung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sáchnhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thựchiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấptỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quantrọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địabàn và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộngđồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào, ngân sách xã làcấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đảm bảo điều kiện tài chính để chínhquyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xâydựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trênđịa bàn.

Sơ đồ 1-1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam

Ngân sách

nhà nước Trung ươngNgân sách

Trang 24

1.1.1.4 Phân cấp ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyềnhạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lýNSNN phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH.

Thực chất của phân cấp quản lý ngân sách là quá trình trung ương phân giaonhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương và phângiao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định của chính quyền cấp tỉnh chochính quyền cấp huyện, xã về quản lý NSNN.

Các nguyên tắc của phân cấp quản lý NSNN:

Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước Phân cấp

quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngânsách nhà nước Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệvật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi củacác cấp Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ vàquyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao Mặt khác, nguntắc này cịn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhànước ở nước ta.

Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ

bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước Cơ sở củanguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quảnlý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hốcủa nguồn tài chính quốc gia.

Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm

Trang 25

ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Có như vậy mới tạo điều kiện nângcao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xãhội Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trungương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch nhưtrước đây.

Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách Phân cấp quản lý

NSNN phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấpnhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ.

Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lýngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của Luật Ngân sáchnhà nước bao gồm:

Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hànhngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chứcthực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.

Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điềuhành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trìnhtự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyếttoán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước.

1.1.2 Chu trình ngân sách nhà nước

Hoạt động ngân sách nhà nước có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thành chutrình ngân sách Chu trình ngân sách hay cịn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉtồn bộ hoạt động của một năm ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khikết thúc chuyển sang năm ngân sách mới Chu trình ngân sách bao gồm: lập dựtoán, chấp hành, quyết toán ngân sách.

Sơ đồ 1-2: Chu trình ngân sách nhà nước

(Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước 2015)

Trang 26

- Lập dự toán ngân sách: Lập dự tốn ngân sách là cơng việc khởi đầu có ýnghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách Lập dự toánngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trongmột năm ngân sách (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến) Kết quả của khâu nàylà dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chấp hành ngân sách: Chấp hành ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập ngânsách Đó chính là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính vàhành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thànhhiện thực.

Việc chấp hành ngân sách nhà nước có mục tiêu là biến các chỉ tiêu thu, chi ghitrong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực Từ đó, góp phầnthực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn về kinh tế và tàichính Đối với quản lý NSNN, chấp hành NSNN là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyếtđịnh đến một chu trình ngân sách.

- Quyết tốn ngân sách: Quyết tốn NSNN là khâu cuối cùng của một chutrình ngân sách Mục đích là nhằm đánh giá tồn bộ kết quả hoạt động của thu, chiNSNN, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm.

1.1.3 Hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

1.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhànước cấp tỉnh

Theo Luật NSNN 2015, “Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của ngânsách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị- xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện cácnhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòngan ninh” [7, tr7],.

Trang 27

Chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính

ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý,hàng năm.

Hai là, các khoản chi thường xuyên phần lớn nhằm mục đích tiêu dùng Hầu

hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hànhchính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội và cáchoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức Các hoạt động này hầu như không trựctiếp tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên, những khoản chi thường xuyên có tác dụngquan trọng đối với phát triển kinh tế vì nó tạo ra một mơi trường kinh tế ổn định,nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục - đào tạo.

Ba là, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ cấu tổ

chức bộ máy nhà nước và việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội củaNhà nước trong từng thời kỳ Bởi lẽ, phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằmduy trì bảo đảm hoạt động bình thường, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Nhànước cũng ảnh hưởng trục tiếp đến việc định hướng, phạm vi và mức độ chi thườngxuyên NSNN

Chi thường xuyên NSNN có vai trị rất quan trọng Vai trị đó thể hiện trên cácmặt cụ thể như sau:

Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức

năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩaquyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy QLNN.

Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định

và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chínhsách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu cơng bằng xã hội.

Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh

Trang 28

Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phịng, an

ninh Thơng qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảmbảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.

1.1.3.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Theo Luật NSNN (2015) nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệttheo lĩnh vực chi, đối tượng chi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo lĩnh vực chi trả chi thường xuyên NSNN bao gồm những nội

dung chi cơ bản, cụ thể như sau:

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, phần giao địa phương quản lý;- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thơng tin;- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;- Các hoạt động kinh tế;

- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổchức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quyđịnh của pháp luật;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, theo đối tượng chi trả chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung

chủ yếu sau:

- Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp như: tiềnlương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh vàsinh viên v.v

Trang 29

phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thơng và thơng tin, điện, nước, cơng tác phí, chi phíhội nghị v.v

- Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội haythực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước.

- Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước.- Các khoản chi khác.

Thứ ba, theo tính chất của từng khoản chi nội dung chi thường xuyên NSNN

bao gồm các khoản như sau:

- Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con ngườinhư: chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phí của họcsinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từ NSNN, chi tiềnthưởng, phúc lợi tập thể.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt động thườngxuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như: chi mua văn phòng phẩm, chi trả dịch vụcơng cộng, chi mua hàng hố vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong công tác chuyên môncủa từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và các khoản khác.

- Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làmviệc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác.

- Chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn như: chihoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước và cáckhoản khác.

1.1.3.3 Nguyên tắc chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc quản lý theo dự toán: dự tốn là khâu mở đầu của một chu trình

Trang 30

Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả: tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên

tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bới lẽ nguồn lực thì ln cógiới hạn nhưng nhu cầu thì khơng có giới hạn Do vậy, trong q trình phân bổ vàsử dụng nguồn lực khan hiếm đó ln phải tính tốn sao cho với chi phí thấp nhấtnhưng phải đạt được kết quả cao nhất Mặt khác do đặc thù hoạt động NSNN diễnra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng vớitốc độ nhanh trong khi klhả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôntrọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN.

Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước: một trong những chức năng

quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản lý quỹ NSNN Vì vậy, Kho bạc Nhànước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiếm soát chặt chẽ mọi khoản chi ngânsách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xun Để tăng cường vai trị củaKBNN trong kiểm sốt chi thường xuyên của NSNN, hiện nay nước ta đang thực hiệnviệc chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.

1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm và vai trị của kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhànước

1.2.1.1 Khái niệm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Kiểm soát chi NSNN được hiểu là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổchức có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúngquy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm Theo đó, kiểm sốt chithường xuyên NSNN là việc các cán bộ kiểm soát chi sử dụng các cơng cụ nghiệpvụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyênNSNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức do nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức,phương pháp quản lý tài chính của nhà nước

Trang 31

Theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, BộTài chính thì hiện nay có 3 cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt chi NSNN đó là:

- Cơ quan Tài chính: Kiểm sốt các khoản chi bằng lệnh chi tiền

- Cơ quan KBNN: Kiểm soát các khoản chi bằng dự tốn, chi đầu tư XDCB,chi chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế.

- Cơ quan chủ quản cấp trên của các đơn vị sử dụng ngân sách: Kiểm soát chiđặc thù như các khoản chi của khối Đảng, một số khoản chi đặc biệt của các đơn vịkhối an ninh quốc phòng.

Xu hướng là các khoản chi NSNN bằng dự toán sẽ được tăng cường, giảm dầnviệc chi bằng Lệnh chi tiền, các khoản chi NSNN chủ yếu sẽ do KBNN kiểm sốt,vì vậy những nội dung tiếp theo trong luận văn sẽ tập trung vào việc phân tích, đánhgiá, đưa ra giải pháp đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Kiểm soát là một chức năng quản lý, ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm trakiểm sốt Kiểm sốt chi NSNN cũng vậy, đó là chức năng quản lý nhà nước tronglĩnh vực chi NSNN Kiểm sốt là cơng việc rà sốt lại, xem xét lại những quy định,những quá trình thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các nghiệp vụ đểnắm bắt, điều hành.

1.2.1.2 Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường

xun nên phần lớn cơng việc kiểm sốt chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tínhthời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định…

Thứ hai, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn

Trang 32

quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNNluôn gặp áp lực về thời gian trong những ngày đầu tháng.

Thứ ba, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều

nội dung nên rất đa dạng và phức tạp, chính vì thế những quy định trong kiểm soátchi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với tững lĩnh vực chi có nững quy địnhriêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng có những tiêu chuẩn địnhmức riêng.

Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên thường là những khoản chi nhỏ, vì vậy cơ

sở để kiểm sốt chi như hóa đơn, chứng từ…để chứng minh cho nghiệp vụ kinh tếphát sinh thường khơng rõ ràng, thiếu tính pháp lý …gây rất nhiều khó khăn chocán bộ kiểm sốt, đồng thời cũng rất khó để đưa ra những quy định bao quát hếtnhững khoản chi này trong cơng tác kiểm sốt chi.

Cụ thể đối với hoạt động chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh, KBNN Hà Namthực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi tiêu của Nhà nước Trên cơ sở Luật, Nghị định của Quốc hội và Chính phủ,Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn cơ chế kiểm sốt chi NSNN quaKBNN Căn cứ vào đó, KBNN Hà Nam tổ chức thực hiện và được quyền từ chốithanh toán nếu đơn vị thụ hưởng NSNN không chấp hành đúng các quy định vềkiểm soát chi NSNN qua KBNN.

- Việc kiểm soát các khoản chi NSNN sử dụng một hệ thống tổng hợp các biệnpháp nhưng biện pháp quan trọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính nhằm tácđộng vào các đối tượng quản lý.

- Hiệu quả cơng tác kiểm sốt các khoản chi NSNN được đánh giá bằng 2 chỉtiêu định tính và định lượng Chỉ tiêu định tính được đánh giá thơng qua việc thựchiện đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức của các đơn vị sử dụng NSNN.Chỉ tiêu định lượng được đánh giá thông qua việc tính tốn số tiền tiết kiệm đượcdo thu hồi cho NSNN các khoản chi sai chế độ.

Trang 33

- KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngânsách tỉnh và các khoản chi của NSTW theo uỷ quyền hoặc các nhiệm vụ chi doKBNN thông báo; đồng thời, thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chicủa ngân sách huyện, xã nếu KBNN tỉnh đóng vai trị là KBNN huyện nơi đơn vịđóng trụ sở; tổng hợp và kiểm tra việc quản lý, kiểm soát chi NSNN của các KBNNhuyện trực thuộc.

1.2.1.3 Vai trị của kiểm sốt chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Thứ nhất, kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ góp phần quan trọng trong

việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để pháttriển kinh tế- xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phầnkiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành manhj hóa nền tài chính quốc gia.

Thứ hai, việc hồn thiện kiểm sốt chi thường xun NSNN có vai trị phát

hiện và ngăn ngừa kịp thời những tiêu cực của các đơn vị SDNS, đồng thời pháthiện những kẽ hở trong quản lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời làm cho cơchế quản lý, kiểm soát chi NSNN ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Thứ ba, kiểm sốt chi thường xun NSNN có vai trị phát hiện, ngăn ngừa

kịp thời các khoản chi sai chế độ Tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêuNSNN cịn phổ biến, phần lớn các đơn vị SDNN ln có xu hướng xây dựng dựtốn cao hơn nhu cầu thực tế và trong q trình chấp hành dự tốn thì ln tìm cáchsử dụng hết phần kinh phí đã được cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệuquả trong sử dụng kinh phí NSNN từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, khôngđúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức… vì vậy vai trị kiểm sốt chi thườngxun NSNN rất quan trọng góp phần nâng cao ý thức của các cấp, các ngành.

1.2.1.4 Nguyên tắc của kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá

Trang 34

Thứ hai, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên

độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoạitệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Namtheo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định.

Thứ ba, việc thanh tốn các khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước thực

hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợcấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện đượcviệc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua đơn vị sửdụng NSNN.

Thứ tư, trong q trình kiểm sốt, thanh tốn, quyết tốn chi NSNN các khoản

chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của cơquan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhànước thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định.

1.2.2 Nội dung của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm sốtcác khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêudo Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lýtài chính trong q trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN.

Nội dung kiểm soát chi NSNN của KBNN cấp tỉnh như sau:

1.2.2.1 Kiểm soát trước khi chi

Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát trước hồ sơ gửi đến cơ quan Tài chính,KBNN khi đơn vị SDNS xin được cấp phát Mục đích của hoạt động này là để kiểmsốt việc chấp hành các điều kiện thanh toán, đảm bảo đơn vị thụ hưởng NSNNphải lập dự tốn kinh phí hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sởđúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do Chính phủ hoặc cơ quan cóthẩm quyền quy định Đồng thời kiểm soát lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị thụhưởng NSNN.

Trang 35

đơn vị SDNS chuẩn chi và được đưa tới KBNN để cấp phát, thanh tốn KBNN cóthể ra quyết định xuất quỹ hoặc từ chối việc xuất quỹ NSNN tùy theo kết quả củahoạt động kiểm soát chi.

Ở giai đoạn này với chức năng kiểm soát chi NSNN, KBNN mà cụ thể ở đâylà cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN sẽ nhận những hồ sơ thủ tụcban đầu như: Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền cho đơn vị SDNS,quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, bảng đăng ký biên chế quỹ tiền lương… Cán bộthực hiện kiểm soát chi NSNN căn cứ vào đó làm cơ sở để kiểm sốt cụ thể cáckhoản chi của đơn vị

1.2.2.2 Kiểm soát trong khi chi

Quy trình kiểm sốt trong khi chi NSNN nói chung và kiểm sốt chi thườngxun NSNN nói riêng giúp cho cơ chế kiểm sốt được nhanh chóng, dễ hiểu Quytrình kiểm sốt đúng hướng góp phần nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát chithường xuyên NSNN.

Kiểm soát trong khi chi nhằm đảm bảo các khoản chi đúng chế độ tiêu chuẩn,định mức và đảm bảo kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh tốn và thỏamãn các điều kiện quy định đối với việc thực hiện chi NSNN Kiểm soát chi trongkhi chi cũng là bước xác định phương thức cấp phát thanh toán là cấp tạm ứng haythanh toán trực tiếp, đơn vị SDNS được sử dụng phương thức chi nào là tùy thuộcvà tính chất từng khoản chi:

- Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.

- Tính hợp pháp về dấu, chữ ký của người quyết định chi và kế toán.- Các điều kiện chi theo chế độ quy định, cụ thể:

+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp như dựtoán NSNN và phương án phân bổ NSNN có thẩm quyền quyết định hoặc phải điềuchỉnh dự toán NSNN theo quy định; chi từ nguồn dự phòng NSNN theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền; các khoản chi đột xuất ngồi dự tốn được duyệt nhưngkhơng thể trì hỗn được (như chi khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn, ).

Trang 36

quyền quy định Đối với khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi,KBNN kiểm tra, kiểm soát và cấp phát căn cứ vào mức chi trong dự tốn được cơquan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặcngười được uỷ quyền quyết định chi.

+ Có đủ các chừng từ liên quan tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.

Quy trình cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN được thực hiện theoQuyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24 tháng 11 năm 2009 của Kho bạc Nhà nướcvề việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm sốt chi thường xuyênNSNN qua Kho bạc Nhà nước Quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1-3: Quy trình giao dịch một cửa kiểm soát chithường xuyên NSNN

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi Hướng đi của chứng từ thanh toán

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ.

Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi KBNN Tùy theotừng phương thức cấp phát, hình thức thanh tốn và nội dung chi NSNN, kháchhàng cung cấp hồ sơ, chứng từ phù hợp.Khách hàngCán bộ KSCKế toán trưởng

Thủ quỹThanh toán

Trang 37

Bước 2: Kiểm soát chi

Cán bộ kiểm soát chi: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồsơ chứng từ; kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, kiểm tra mẫu dấu chữ ký vàcác điều kiện thanh toán, chi trả đối với từng nội dung chi Nếu hồ sơ đáp ứng đủđiều kiện chi NSNN theo quy định, thực hiện hạch toán kế tốn, ký chứng từ vàchuyển tồn bộ hồ sơ, chứng từ cho Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền)theo quy định.

Bước 3: Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký chứng từ

Cán bộ kiểm soát chi trình Kế tốn trưởng (hoặc người được ủy quyền) hồ sơ,chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo đủ điều kiện tạm ứng/thanh tốn kinh phí NSNN;

Kế tốn trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện tạmứng/thanh toán sẽ ký (trên máy, trên giấy) và chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộkiểm soát chi để trình Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền).

Bước 4: Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) ký.

Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký chứngtừ giấy và chuyển cho cán bộ kiểm soát chi Trường hợp, Giám đốc (hoặc ngườiđược uỷ quyền) khơng đồng ý tạm ứng/thanh tốn, thì chuyển trả hồ sơ cho cánbộ kiểm soát chi để dự thảo văn bản thơng báo từ chối tạm ứng/thanh tốn gửikhách hàng.

Bước 5: Thực hiện thanh toán.

Trang 38

soát chi chuyển sang, thanh tốn viên kiểm tra lại thơng tin trên hệ thống thanhtoán; chuyển chứng từ trên máy và chứng từ gốc cho Kế toán trưởng (người đượcủy quyền) Kế toán trưởng kiểm soát, ký chứng từ điện tử Trường hợp lệnh thanhtốn có giá trị cao, Giám đốc (người được ủy quyền) kiểm soát thanh toán và kýchứng từ điện tử

Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, cán bộ kiểm sốt chi đóng dấu kế tốn lêncác liên chứng từ; chuyển các liên chứng từ chi tiền cho thủ quỹ theo đường nội bộ.

Bước 6 Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.

Cán bộ kiểm soát chi tiến hành lưu hồ sơ kiểm soát chi đồng thời trả tài liệu,chứng từ cho khách hàng theo quy định

Bước 7 Chi tiền mặt tại quỹ.

Thủ quỹ nhận và kiểm soát chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng chứng từ; họtên, địa chỉ người lĩnh tiền, đối chiếu thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng số vàbằng chữ; kiểm tra khớp đúng thông tin trên máy do kế tốn chuyển sang và thơngtin trên chứng từ;

Lập bảng kê chi tiền; nhập sổ quỹ trên máy; chi tiền cho khách hàng và yêucầu khách hàng ký vào bảng kê chi và chứng từ chi; thủ quỹ ký vào chức danh “thủquỹ” và đóng dấu “đã chi tiền” lên bảng kê và các liên chứng từ chi; sau đó trả 01liên chứng từ chi cho khách hàng;

Thủ quỹ trả các liên chứng từ còn lại cho kế toán theo đường dây nội bộ.

1.2.2.3 Kiểm soát sau khi chi

Trang 39

KBNN kiểm tra, kiểm soát báo cáo thực chi của đơn vị, nếu đủ điều kiện thì thựchiện thủ tục cấp phát thanh tốn và thu hồi tạm ứng.

1.2.3.Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước

Một số tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá kết quả kiểm soát chi thường xuyênNSNN cấp tỉnh là:

- Doanh số chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước: Làtoàn bộ tổng số tiền đã được hạch toán chi tại KBNN của các đơn vị SDNS Doanhsố chi thường xuyên tại KBNN giảm chứng tỏ q trình kiểm sốt chi thường xunđược cải thiện theo hướng tích cực, kiểm sốt chi chặt chẽ hơn và ngược lại.

- Số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn Tỷ lệ các hồsơ được giải quyết đúng hạn càng cao càng thể hiện kết quả kiểm sốt chi là tốt vàngược lại.

- Số món và số tiền KBNN từ chối thanh tốn qua cơng tác KSC thường xuyênNSNN: Một trong những vai trò quan trọng của KBNN kiểm soát chặt chẽ giảmthất thoát, lãng phí kinh phí NSNN Điều này được thể hiện rõ qua số món cũngnhư số tiền từ chối chi trả qua KBNN Việc từ chối thanh toán các khoản chi thườngxuyên làm tăng thêm tính pháp lý trong hoạt động kiểm sốt chi thường xunNSNN, tiết kiệm kinh phí NSNN mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, giảm thấtthốt, lãng phí và chiếm dụng NSNN.

- Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng số chi thường xuyên trong năm:Số tạm ứng trong chi thường xuyên cũng có vai trị quan trọng trong việc đánhgiá kết quả cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN Nếu số dư tạm ứng lớnđã làm cho quỹ NSNN bị cắt khúc, phân tán, gây căng thẳng giả tạo và điều vơlý là, trong khi các đơn vị dự tốn “dư tiền’, thì NSNN lại phải “tạm ứng tồnngân KBNN” Song quan trọng hơn cả là nó có thể làm thất thốt cơng quỹ, viphạm kỷ luật tài chính và tác động xấu đến chính sách lưu thơng tiền tệ quốc gia.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước cấp tỉnh

Trang 40

khác, vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng cơngtác kiểm sốt chi Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơchế, quy trình kiểm sốt chi phù hợp.

Trước khi có Luật ngân sách, việc quản lý chi NSNN được thực hiện theo cácvăn bản dưới luật chủ yếu là do Bộ Tài chính ban hành, tính pháp lý khơng cao.Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý chi quỹ NSNN Việc chi quỹ NSNNchỉ mang tính xuất quỹ đơn thuần; cấp phát, thanh tốn khơng gắn với với kiểm sốtchi Từ đó dẫn đến tình trạng cấp phát không gắn với nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụngngân sách rút kinh phí về quỹ của đơn vị tự chi tiêu, trong khi việc kiểm tra, quyếttốn cịn mang nặng tính hình thức nên lãng phí, tiêu cực khá lớn.

Từ khi có Luật NSNN, cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung, kiểm sốt chiNSNN nói riêng thực sự được xác lập trên cơ sở pháp lý và có hiệu lực pháp luậtcao Trước khi đồng vốn của ngân sách ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải kiểm tratính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu cần thiết và chỉ thực hiện chi ngân sách khi cóđủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN Thủ trưởng cơ quan KBNN cóquyền từ chối thanh tốn, chi trả các khoản chi không đủ điều kiện quy định và phảichịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Rõ ràng, phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thể xây dựng được quy trìnhnghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phảiđược kiểm sốt chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ tính tốn, xây dựng dựtốn, phân bổ dự tốn và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi tiêu

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chiNSNN Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêuchuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các ngành, các cấp.

Chế tài xử phạt nghiêm là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm soátchi NSNN.

1.3.2 Tổ chức bộ máy, thủ tục kiểm soát chi

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w