1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn thạc sĩ tmu) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph m tại công ty tnhh tm thạch dương

152 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị K[.]

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trường Đại họcThương mại, khoa sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo của Trường đã đào tạo,bồi dưỡng những kiến thức lý luận và phương pháp nghiên cứu để tôi thựchiện luận văn này.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoahọc PGS TS Đỗ Minh Thành, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng bảovệ luận văn đã chỉ dẫn, bổ sung những ý kiến quý báu giúp tôi nhận thức sâusắc hơn về nội dung nghiên cứu

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà quản lý, các cán bộ công nhânviên của Công ty TNHH TM Thạch Dương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cungcấp cho tôi những số liệu và thông tin hữu ích để tôi thực hiện luận văn này

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại họcHải Dương, lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, những người bạn, nhữngđồng nghiệp đặc biệt là gia đình tơi đã dành cho tôi sự động viên, khích lệ vàgiúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU .viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5

4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Kết cấu của luận văn .8

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT91.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 9

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 9

1.1.2 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 19

1.2 Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sảnxuất theo quan điểm kinh tế tài chính 23

1.2.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất .23

1.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .26

1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 29

1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp sản xuất .41

1.2.5 Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản x́t 44

1.3 Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sảnxuất theo quan điểm kế toán quản trị 50

1.3.1 Xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất giá thành trong doanh nghiệp sảnxuất 50

Trang 4

1.3.3 Hệ thống báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp sản xuất .661.3.4 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong việc ra quyết định .67

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM THẠCH DƯƠNG .702.1 Tổng quan Cơng ty TNHH TM Thạch Dương 70

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM Thạch Dương 702.1.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm của Công ty .722.1.3 Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM Thạch Dương 742.1.4 Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn của Cơng ty TNHH TM Thạch Dương .75

2.2 Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng tyTNHH TM Thạch Dương .78

2.2.1 Nhận diện và phân loại chi phí sản x́t sản phẩm Cơng ty TNHH TM ThạchDương 782.2.2 Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TMThạch Dương theo quan điểm kế toán tài chính .812.2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TMThạch Dương theo quan điểm kế toán quản trị 90

2.3 Đánh giá thực trạng kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH TM Thạch Dương .102

2.3.1 Về những kết quả đạt được 1022.3.2 Những tồn tại 103

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY TNHH TM THẠCHDƯƠNG 1093.1 Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương .109

Trang 5

3.2 Các giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Cơng ty TNHH TM Thạch Dương 112

3.2.1 Nhóm giải pháp hồn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrên phương diện kế tốn tài chính 112

3.2.2 Nhóm giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản x́t và tính giá thành sản phẩmtrên phương diện kế toán quản trị 121

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 131

3.3.1 Về phía nhà nước và các ngành chủ quản .132

3.3.2 Về phía các doanh nghiệp 133

3.4 Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.136KẾT LUẬN 138

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TSCĐ Tài sản cố địnhCPSX Chi phí sản xuất

NVL Nguyên vật liệuCCDC Công cụ, dụng cụ

CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC Chi phí sản xuất chungCPDDDK Chi phí dở dang đầu kỳCPDDCK Chi phí dở dang cuối kỳPPKKĐK Phương pháp kiểm kê định kỳ

GTGT Giá trị gia tăngXNK Xuất nhập khẩuSXKD Sản xuất kinh doanh

TP Thành phẩmTSCĐ Tài sản cố địnhBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệpKPCĐ Kinh phí cơng đồn

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồTên sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpSơ đồ 1.2 Sơ đồ kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếpSơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản x́t chung

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế tốn tởng hợp chi phí sản xuất theophương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất theo phươngpháp kê khai định kỳ

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ trình tự tính giá thành phân bước có tínhgiá thành nửa thành phẩm

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ trình tự tính giá thành phân bước khôngtính giá thành nửa thành phẩm

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuấtSơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty

Trang 8

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU

Phụ lụcTên phụ lục

Phụ lục 2.1 Một số chỉ tiêu của Công ty qua một số năm

Phụ lục 2.2 Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuấtPhụ lục 2.3 Bảng kê CPNVLTT xuất cho sản xuất trong kỳPhụ lục 2.4 Sổ chi tiết tài khoản 621Φ10

Phụ lục 2.5 Sổ chi tiết tài khoản 621Φ30Phụ lục 2.6 Sổ chi tiết tài khoản 621ThepLPhụ lục 2.7 Sổ chi tiết tài khoản 621ThepVPhụ lục 2.8 Sổ chi tiết tài khoản 621ThepUPhụ lục 2.9 Chứng từ ghi sổ số 52

Phụ lục 2.10 Sổ cái tài khoản 621Phụ lục 2.11 Bảng tính lương

Phụ lục 2.12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộiPhụ lục 2.13 Sổ chi tiết tài khoản 622Φ10

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là thành viên của 63tở chức quốc tế, trong đó có các tở chức như: ASEAN, WTO, APEC, Đểtăng trưởng nền kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh Đảng và nhà nước tađã không ngừng đổi mới, thay đổi chính sách hợp lý qua từng thời kỳ Tronghồn cảnh đó để làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo lợi thế củamỗi quốc gia Đất nước ta luôn luôn chú trọng ngành công nghiệp nặng nhưkhai thác, chế biến, và sản xuất sản phẩm trong đó sản xuất sắt thép là ngànhcông nghiệp mũi nhọn.

Trong điều kiện, công ty không những phải cạnh tranh với các công tytrong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngồi có vốn đầu tưlớn và cơng nghệ cao Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ như vậy để tồn tại vàphát triển công ty luôn đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để có thể tính đúng, tínhđủ các chi phí hợp lý vào giá thành sản phẩm để tiết kiệm chi phí, hạgiá thành sản phẩm?”

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm, trong cácdoanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích luỹ cho nềnkinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia.

Xét trong phạm vi một doanh nghiệp, giá thành sản phẩm thấp là điềukiện để xác định giá bán hợp lý Từ đó khơng những giúp doanh nghiệp đẩynhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm và tạo điều kiện cho doanh nghiệp cóthể đứng vững trên thị trường với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Trang 10

một doanh nghiệp sản xuất, thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lànhững chỉ tiêu kinh tế quan trọng Để có được những số liệu trên thì chúng takhông thể không nhắc đến vai trò to lớn của hạch tốn kế tốn Qua đó nhàquản lý có thể phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sảnphẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả, để từ đó đưara các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầuquản trị doanh nghiệp.

Với ngành sản xuất thép, chi phí nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩmcủa Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thép (60% đến80%), hạch toán chính xác đầy đủ khoản mục chi phí này có ảnh hưởng trựctiếp đến việc tính giá thành sản phẩm

Tại Cơng ty TNHH TM Thạch Dương về kế tốn chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm còn nhiều hạn chế như: Xác định đúng nội dung, phạm vichi phí cấu thành trong giá thành, xác định đúng lượng giá trị các yếu tố chiphí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành; theo dõi nguyên vật liệu khơngcó sở theo dõi riêng cho từng loại vật liệu; tiền lương, tiền công lao động chưaphản ánh kịp thời, lao động thời vụ chưa được theo dõi ở sổ chi tiết theo đốitượng; đội ngũ cán bộ kế toán chuyên trách nhiều kinh nghiệm còn thiếu; cậpnhật những chứng từ nhỏ để dồn vào cuối tháng; lưu chuyển chứng từ chậm;phương pháp xác định chi phí theo phương pháp truyền thống còn bỏ sótnhiều nội dung chi phí như chi phí chìm, chi phí cơ hội, vv Áp dụng phươngpháp xác định chi phí hợp lý cũng là một vấn đề Cơng ty cần quan tâm lựachọn Cần có các báo cáo cần thiết giúp cho việc phân tích mối quan hệ Chiphí – Khối lượng – Lợi nhuận để nhà quản trị đưa ra các quyết định lựa chọnphương án sản xuất tối ưu nhất

Trang 11

thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất củaCông ty Do vậy tở chức tốt kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm để đảm bảo tính đúng tính đủ là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kế tốn chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương”

làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề luôn được các doanhnghiệp quan tâm, đã nhiều cơng trình nghiên cứu về kế tốn chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm trên phương diện góc độ khác nhau, điển hình như cáccơng trình nghiên cứu của các tác giả sau:

- Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền, “Kế hoạch chi phí sản xuất kinh

doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Thương mại thép Tuyến Năng” Luận văn thạc sĩ

năm 2012, Đại học Thương mại, luận văn đã trình bày được cơ sở lý luận về

cơng tác kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm thép của Công tyTNHH Thương mại thép Tuyến Năng, trên cơ sở đó, phân tích và đánh giáthực trạng cơng tác kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm qua đóthấy được tầm quan trọng của cơng tác kế tốn chi phí sản x́t và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp đặc biệt là ngành thép và đề xuất ramột số giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩmtại Công ty TNHH TM thép Tuyến Năng;

- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương, “Tập hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm thép cán tại Cơng ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng”

Trang 12

phân tích và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm Trên cơ sở những vấn đề tồn tại, tác giả đã đưa ra các giải pháp hồnthiện cơng tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với phươngpháp giản đơn;

- Tác giả Nguyễn Mạnh Hiền “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại

Cơng ty gang thép Thái Nguyên” Luận văn thạc sĩ năm 2013, Trường Đại học

Thương Mại, luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận chungvề kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty cở phầnluyện cán thép Gia Sàng Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở những vấn đề tồn tại,tác giả đã đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác kế tốn chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm

- Tác giả Dương Thị Mỹ Hồng “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại

Cơng ty Cổ phần thép Thái Bình Dương” Luận văn thạc sĩ năm 2011, Đại học

Đà Nẵng, luận văn đã nghiên cứu về lý luận chung của kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cở phần thép Thái Bình Dương.Phản ánh thực trạng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Cơngty Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra các giải pháp để hoàn thiện như: tổ chứclại hệ thống tài khoản, sổ; Phân tích sự biến động của nguyên vật liệu trựctiếp, công nhân sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuất chung, vv Nhưng mớinêu ở hướng chung chung mà chưa đưa ra những dẫn chứng, phương hướngcụ thể về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty;

Trang 13

toán và Kiểm toán, năm 2014 hay “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế tốnchi phí tại các cơng ty thuộc Tởng cơng ty Thép Việt Nam” của Ths Đỗ ThịHồng Hạnh trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 29 (34) - tháng 8/2014.

Những đề tài, bài báo chuyên ngành trên đã nêu lên lý luận và thực tiễnvề công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong cácdoanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành thép nói riêng Tuy nhiên việcphản ánh chi phí sản xuất sản phẩm trong các công ty chưa đầy đủ và chínhxác, như Công ty TNHH Thương mại thép Tuyến Năng tập hợp chi phínguyên vật liệu nhập kho, chi phí vận chuyển về sau khi hàng đã nhập kho,không tính vào chi phí giá gốc mua nguyên vật liệu mà lại hạch tốn vào chiphí sản x́t chung, Cơng ty cở phần luyện cán thép Gia Sàng khi hạch toángiá gốc nguyên vật liệu, kế toán hạch toán theo giá tạm tính, cuối kỳ có hóađơn bán hàng, kế tốn khơng làm bút toán điều chỉnh mà lại để đến đầu thángsau mới hạch toán, vậy tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp phản ánhkhông đúng với kỳ hạch tốn dẫn đến cơng tác tập hợp chi phí sản xuất chưathật chính xác, Trên cơ sở đó học viên tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, cụthể không trùng lắp với những nội dung, kết quả của các cơng trình, đề tàitrước đã nghiên cứu.

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những lý luận

chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong quá trìnhhội nhập;

- Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá đúng thực trạng kế toán chi phí

Trang 14

4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu

- Nêu những lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất?

- Chi phí trong Công ty TNHH TM Thạch Dương được nhận diện nhưthế nào? Đã đáp ứng được yêu cầu của kế tốn quản trị chưa?

- Cơng ty có lập dự tốn, định mức chi phí sản xuất, giá thành sản phẩmkhông? Việc lập dự toán được tiến hành vào thời điểm nào? Do bộ phận nàothực hiện?

- Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại Công tyTNHH TM Thạch Dương? Công ty đã vận dụng phương pháp tập hợp chi phí,tính giá thành sản phẩm nào đối với kế toán tài chính, kế toán quản trị? Việcvận dụng các phương pháp thực tại đã phù hợp chưa? Cơng ty có thể áp dụngphương pháp tính giá thành linh hoạt hơn không?

- Những tồn tại, hạn chế trong cơng tác hạch tốn kế tốn? Theo kế toántài chính? Kế toán quản trị?

- Định hướng phát triển của Công ty như thế nào? Cần phải thực hiện

các biện nào để hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Công ty TNHH TM Thạch Dương? Điều kiện thực hiện?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận về kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm, thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu góc độ kế tốn tài chính hướng kết

hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị về chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương

Trang 15

6 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận:

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

+ Phương pháp thu nhận dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện qua nhiều kênh thông tinkhác nhau như: Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán và các thơng tư hướngdẫn có liên quan, các giáo trình kế toán tài chính, kế toán quản trị của cáctrường đại học Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu khoa học cùng chủ đề,các luận văn cùng đề tài, các tạp chí kế toán, tạp chí tài chính, thời báo kinh tếvà một số trang Web kế toán: diendanketoan.com.vn; web ketoan.vn, …

Tồn bộ hệ thống chứng từ, sở sách kế tốn, báo cáo kế tốn của Cơng tyTNHH TM Thạch Dương.

+ Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Phương pháp quan sát: Thu thập trực tiếp thông tin từ các đối tượng

quan sát Ghi lại có kiểm sốt các biến cố Quan sát, nghiên cứu những tàiliệu có sẵn: phân tích, ghi chép thông tin từ chứng từ, sổ sách, bảng biểu,bảng quyết toán tài chính, … những dữ liệu kinh doanh Quan sát nhận thứcvà ghi lại thái độ của đối tượng có liên quan đến cơng tác tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH TM Thạch Dương.

Phương pháp phỏng vấn: Hỏi trực tiếp để thu thập số liệu từ các nhà

lãnh đạo và nhân viên liên quan đến việc thực hiện công tác tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương;

Trang 16

7 Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH TM Thạch Dương

Trang 17

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệpsản xuất

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Các khái niệm chi phí và chi phí sản xuất Khái niệm chi phí

Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về chi phí

Theo giáo trình kế toán quản trị (2006), Trường Đại học Thương mại,

Thuật ngữ chi phí có từ thời trung cở (từ thế kỷ thứ V sau cơng ngun) từ đócho đến nay người ta vẫn quan niệm chi phí như là những hao phí phải bỏ rađể đởi lấy sự thu về.

Xét dưới góc độ kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩnmực số 01 “Chuẩn mực chung”: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợiích kinh tế trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoảnkhấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: chi phí của doanhnghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa vàcác chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.

Trang 18

trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, vv… nhằmmua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho q trình sản x́t, kinhdoanh Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau.

Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiếnhành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.

Thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn; dịch chuyển giá trị củacác yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).

Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù sản xuất kinhdoanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều cần thiết phảicó sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động vàsức lao động.

Các yếu tố về tư liệu lao động, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể làhao phí về lao động vật hóa) dưới sự tác động có mục đích của sức laođộng (biểu hiện là hao phí về lao động sống) qua quá trình biến đổi sẽ tạonên các sản phẩm, dịch vụ, … tương ứng với các yếu tố hình thành nên cáckhoản chi phí.

Như vậy, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trongkỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sảnhoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không baogồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Trang 19

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xác định chính xác chi phísản xuất là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩ a sống còn đối vớicông tác quản lý doanh nghiệp.

Độ lớn của chi phí sản xuất là một đại lượng phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trongmột thời kỳ nhất định;

- Giá cả các tư liệu sản xuất và tiền công của một đơn vị lao động đãhao phí.

Những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thểhiện chi phí, tuy nhiên bản chất kinh tế của chi phí đều có những điểm chung:

+ Chi phí là hao phí tài nguyên, vật chất, lao động;

+ Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh;+ Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảngthời gian nhất định.

Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìnnhận trong từng loại kế tốn khác nhau:

Trên góc độ của kế tốn tài chính: Chi phí được nhìn nhận như nhữngkhoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt đượcmột sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định Chi phí được định lượng và thể hiệndưới dạng một lượng tiền chi ra, khấu hao tài sản cố định, một khoản nợ dịchvụ, nợ thuế, cũng như những khoản phí tởn góp phần làm giảm vốn sở hữucủa doanh nghiệp (không bao gồm việc phân chia vốn, hoặc hồn trả vốn chocở đơng)… Các chi phí này được kế toán ghi nhận trên cơ sở các chứng từ sởsách kế tốn hợp lệ chứng minh việc phát sinh của chúng trong hoạt động sảnxuất …kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 20

định của các nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy, đối với kế tốn quản trị chiphí khơng chỉ đơn th̀n nhận thức chi phí như kế toán tài chính, chi phí cònđược nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định: Chi phícó thể là phí tởn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngàykhi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định Chi phí cũng có thể là phí tởnước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏqua cơ hội kinh doanh.

Trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiềuloại chi phí khác nhau, mỗi loại chi phí có tính chất, nội dung, cơng dụng vàu cầu quản lý khác nhau Để quản lý tốt từng loại chi phí sản xuất nhằm đápứng yêu cầu kiểm tra, giám sát đối với từng loại chi phí cụ thể thì cầnthiết phải phân loại chi phí sản xuất.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản,có tính chất, cơng dụng khác nhau và có u cầu quản lý khác nhau Vì vậy đểđáp ứng yêu cầu quản lý cũng như cơng tác kế tốn phù hợp với từng loại chiphí cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thứckhác nhau.

a) Phân loại chi phí sản xuất dưới góc độ kế tốn tài chính

Chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau:

 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và cơng dụng kinh tế

Chi phí sản x́t của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làtoàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuấtchế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ;

Trang 21

theo tiền lương của cơng nhân sản x́t như kinh phí cơng đồn, bảo hiểm ytế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phísản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi cácphân xưởng, đội sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phísản xuất: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chiphí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

 Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của

chi phí

Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dungvà tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà khơng phân biệt chiphí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào Cách phân loại này cònđược gọi là phân loại chi phí theo yếu tố.

Số lượng các yếu tố chi phí sản xuất được phân chia trong từng doanhnghiệp phụ thuộc vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm sảnxuất sản phẩm, đặc điểm yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanhnghiệp, nó còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng thời kỳ và quy định cụ thểcủa từng quốc gia Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý vàhạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theonăm yếu tố sau:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giámua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ Yếu tố này bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phínguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phínguyên vật liệu khác

Trang 22

quản trị doanh nghiệp xác định được tổng giá trị nguyên vật liệu cần thiết chonhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽhoạch định tổng mức luân chuyển, dự trữ của nguyên vật liệu một cách hợplý, có hiệu quả Mặt khác, đây cũng là cơ sở để hoạch định các mặt hàng thiếtyếu để chủ động trong công tác cung ứng vật tư.

Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí vềtiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo tiền lươngcủa người lao động.

Sự nhận biết yếu tố chi phí nhân công giúp các nhà quản trị doanhnghiệp xác định được tổng quỹ lương của doanh nghiệp từ đó hoạch định mứctiền lương bình quân cho người lao động.

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấuhao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trongkỳ của doanh nghiệp Việc nhận biết yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố địnhgiúp cho nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản, từ đóhoạch định tốt hơn chiến lược đầu tư, đầu tư mở rộng để đảm bảo cơ sở vậtchất thích hợp cho tiến trình sản x́t kinh doanh.

Chi phí dịch vụ mua ngồi: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc hiểurõ yếu tố chi phí này giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ cóliên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi, cungứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn.

Trang 23

sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của các doanh nghiệp có thể phân chia chiphí sản xuất thành các yếu tố chi tiết và cụ thể hơn.

Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷtrọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuấttrong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Số liệu chi phí sản xuất theoyếu tố là cơ sở để xây dựng các dự toán chi phí sản xuất, xác định các nhu cầuvề vốn của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch về lao động, vật tư, tài sảntrong doanh nghiệp Nó còn là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự tốnchi phí sản x́t, cung cấp số liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính (phầnchi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố), từ đó tính và tởng hợp thu nhậpquốc dân.

 Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi

phí có: Chi phí cơ bản, chi phí quản lý phục vụ v.v

b) Phân loại chi phí sản xuất dưới góc độ kế tốn quản trị

 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động giúp cho doanh nghiệpcó thể xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Là căn cứ để xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sảnphẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng.

Cung cấp thơng tin có hệ thống để lập các báo cáo tài chính.

Theo mối quan hệ với phạm vi sản xuất, chi phí được phân thành chi phísản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

- Chi phí sản xuất

Trang 24

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;+ Chi phí nhân công trực tiếp ;+ Chi phí sản xuất chung.

 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành:- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi/biến phí): Chi phí khả biến là nhữngchi phí thay đổi về tởng số khi có sự thay đởi mức hoạt động của doanhnghiệp Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sảnphẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện Nếu xétvề tổng số, biến phí thay đổi tỉ lệ thuận với khối lượng hoạt động, nhưng nếuxét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí có thể là hằng số đối vớimọi mức hoạt động Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại kháphổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí năng lượng Những chi phí này, khi mức độ hoạt động của doanh nghiệpgia tăng thì chúng cũng gia tăng tỉ lệ thuận và ngược lại.

- Định phí (Chi phí bất biến/ chi phí cố định): Định phí là những chi phímà về tởng số khơng thay đởi khi có sự thay đởi về mức độ hoạt động của đơnvị Nếu xét tổng chi phí thì định phí khơng thay đởi Ngược lại, nếu xét địnhphí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạtđộng Như vậy, cho dù doanh nghiệp có hoạt động hay khơng thì vẫn tồn tạiđịnh phí và khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên mộtđơn vị hoạt động sẽ giảm dần.

- Chi phí hỗn hợp:

Trang 25

phân loại theo cách này còn để xem xét, xác định điểm hòa vốn và xem xétcác quyết định trong sản xuất kinh doanh.

 Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí với quy trình cơng

nghệ sản xuất sản phẩm và quy trình sản xuất

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành hai loại: Chiphí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đốitượng kế toán tập hợp chi phí (như từng loại sản phẩm, cơng việc, hoạt động,đơn đặt hàng), chúng có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tậphợp chi phí Trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chi phí nóiriêng, nếu loại chi phí này chiếm đa số trong tởng chi phí thì sẽ thuận lợi choviệc kiểm soát chi phí và dễ dàng trong việc xác định nguyên nhân gây ra chi phí.

Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế

toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối

tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phíkhi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương phápphân bở gián tiếp.

Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật quy nạp chi phívào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Tuy nhiên, thông qua cách phân loạichi phí này, các nhân viên kế tốn quản trị có thể tư vấn để các nhà quản trịdoanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanhhợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượngtập hợp chi phí Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn.

 Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Trang 26

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị ở mộtcấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyềnquyết định về sự phát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm sốt được nhữngchi phí này;

- Chi phí khơng kiểm soát được: Là những chi phí phát sinh mà các nhàquản trị ở một cấp quản lý nào đó khơng thể dự đốn chính xác sự phát sinhcủa nó và khơng có thẩm qùn quyết định đối với khoản chi phí đó.

Cách phân loại này nhằm cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả củangười quản lý, giúp các nhà quản trị thuộc từng cấp quản lý trong doanhnghiệp hoạch định được dự toán chi phí đúng đắn hơn, hạn chế sự bị động vềhuy động nguồn lực để đảm bảo cho các khoản chi phí Mặt khác, còn giúpcác nhà quản trị cấp cao đưa ra phương hướng để tăng cường chi phí kiểmsoát được cho từng cấp như mở rộng, phát triển các quy trình sản xuất kinhdoanh có tỷ lệ định phí cao hơn, phân cấp quản lý chi tiết, rõ ràng hơn vềnhững chi phí gián tiếp, phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh.

 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản

mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành chi phí sảnphẩm và chi phí thời kỳ.

Trang 27

- Chi phí thời kỳ: chi phí thời kỳ là các chi phí cho hoạt động sản xuất

kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho - tài sản, nên chúngkhông được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, mà được tham gia xác địnhkết quả kinh doanh ngay trong kỳ chúng phát sinh như: chi phí hoạt độngdưới công suất, chi phí vượt trên mức bình thường Vì vậy, chi phí thời kỳđược ghi nhận ở các chỉ tiêu trên Báo

 Phân loại chi phí sản xuất trong việc lựa chọn các phương án

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất gồm:

- Chi phí chênh lệch: là những khoản chi phí có ở phương án sản xuấtkinh doanh này nhưng khơng có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuấtkinh doanh khác Chi phí chênh lệch là thông tin thích hợp cho việc xem xét,lựa chọn phương án tối ưu;

- Chi phí cơ hội: là lợi ích mất đi do chọn phương án kinh doanh nàythay vì chọn phương án kinh doanh khác Chi phí cơ hội luôn luôn là thôngtin thích hợp cho xem xét, lựa chọn phương án tối ưu;

- Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả cácphương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét, lựa chọn Đây là nhữngchi phí mà các nhà quản trị phải chấp nhận khơng có sự lựa chọn Chi phí chìmln là thơng tin khơng thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu.

Cách phân loại này là căn cứ cho việc lựa chọn phương án kinh doanhphù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm

1.1.2.1 Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Trang 28

khách quan vừa mang tính chất chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lýcủa doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánhkết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng nhưtính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện đểnhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận Giá thành sản xuất sảnphẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đạilượng kết quả hồn thành nhất định Q trình sản xuất là quá trình thống nhấtbao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất Tất cả các khoản chi phíphát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trướccó liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ dịch vụ, dịch vụ hoàn thànhtrong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Nói cách khác, giá thành sảnphẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệpbỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thànhtrong kỳ.

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất củakỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Cùng một loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nhiều doanh nghiệpcùng sản xuất nhưng do trình độ quản lý khác nhau nên giá thành sản phẩmcủa các doanh nghiệp đó cũng khác nhau Có thể phản ánh mối quan hệ giữachi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức sau:

Trang 29

quy định đó đơi khi khơng hồn tồn phù hợp với bản chất của chi phí và giáthành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức rõràng, đầy đủ để sử dụng thông tin cho phù hợp.

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Giá thành của doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khácnhau Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá thành cần thiết phải phânloại giá thành.

Phân loại theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp thì giá thành có hai loại:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: Là chi phí của doanh nghiệp để hoàn

thành việc sản xuất một lượng sản phẩm nhất định Giá thành sản xuất sảnphẩm có thể được tính cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành hoặc cho mộtkhối lượng sản phẩm đã hoàn thành.

Giá thành đơn vị sản xuất là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoànthành việc sản xuất một đơn vị sản phẩm cụ thể.

Giá thành sản phẩm bao gồm: Chi phí nhân công trực tiếp và chi phínguyên, nhiên vật liệu trực tiếp như: Chi phí tiền lương, tiền công các khoảnphụ cấp có tính chất lương, chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sảnxuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chiphí khác liên quan đến bộ phận sản xuất đó.

 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính

giá thành

Trang 30

- Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơsở các định mức chi phí hiện hành do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lýquyết định và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Giá thành định mức được tínhtrước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành định mức là thướcđo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanhnghiệp từ đó có sơ sở để đánh giá các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanhnghiệp đã áp dụng;

- Giá thành thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sởsố liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượngsản phẩm được sản xuất thực tế trong kỳ Giá thành sản xuất thực tế được tínhsau q trình sản x́t, có sản phẩm hồn thành ứng với kỳ tính giá thành màdoanh nghiệp xác định.

 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi các chi phí cấu thành

giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành:

- Giá thành sản xuất toàn bộ (giá thành sản xuất đầy đủ): là loại giá thànhmà trong đó bao gồm tồn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sảnphẩm hoàn thành;

- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành mà trong đó chỉ baogồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành;

Trang 31

1.2.Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp sản xuất theo quan điểm kinh tế tài chính

1.2.1 Ngun tắc kế tốn chi phí sản xuất

- Ngun tắc cơ sở dờn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản,nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí…phải được ghi vào sởkế tốn tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặcthực tế chi tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai Tuân thủnguyên tắc này, kế toán chi phí phải phân biệt được chi tiêu và chi phí Chitiêu là sự chi ra, là sự giảm đi thuần túy các tài sản của doanh nghiệp để làmtăng một tài sản khác hoặc làm giảm đi một khoản nợ phải trả, còn chi phí làviệc ghi nhận giá trị tài sản hoặc một khoản nợ vào chi phí nhằm mục đíchthu hồi vốn, mặc dù tại thời điểm ghi nhận đó hoặc khơng có sự chi tiêu.

VD: một tài sản được mua vào tháng 01/2015 bằng tiền mặt thì đó là thờiđiểm chi tiêu, nhưng đến tháng 03/2015 mới đưa tài sản vào sử dụng để sảnxuất kinh doanh thì chi phí khấu hao tài sản từ tháng 03 trở đi là chi phíkhông phải là chi tiêu, thời điểm này kế toán ghi nhận bút toán trích khấu haotài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không cần căn cứ là thực tế có chitiền hay khơng.

- Ngun tắc hoạt động liên tục

Trên thực tế hàng năm đều có các tở chức phải ngừng hoạt động, phá sảndo các nguyên nhân khác nhau.

Trang 32

nghiệp khơng có ý định cũng nh ư khơng buộc phải ngừng hoạt động hoặcphảI thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Thực hiện ngun tắc này thì tồn bộ TS của doanh nghiệp được sử dụngđể kinh doanh chứ khơng phải để bán do đó kế tốn phản ánh theo giá phí chứkhông phản ánh theo giá thị trường.

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu)doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanhnghiệp Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biếtđược có những điều khơng chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điềukiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanhnghiệp thì những điều khơng chắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu báo cáo tàichính khơng được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đượcnêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanhnghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

- Nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc này đòi hỏi tài sản, vật tư, hàng hóa, cơng nợ, chi phí phảiđược ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặctương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đóvào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổitrừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế tốn cụ thể.

Nguyên tắc giá gốc có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm thước đo tiềntệ và nguyên tắc hoạt động liên tục, theo đó chi phí và giá thành sản phẩmtrong doanh nghiệp được ghi nhận theo giá gốc của tài sản, vốn, công nợ.

- Nguyên tắc phù hợp

Trang 33

tương ứng với doanh thu trong kỳ Để đạt được những mục tiêu trên thì việclựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp đối với từng doanh nghiệp làđược tiên quyết.

- Nguyên tắc nhất quán

Công tác tính giá thành sản phẩm bao gồm cả việc tập hợp chi phí sảnxuất theo đối tượng tính giá thành, đánh giá sản phẩm dở dang và cuối cùng làtính giá thành sản phẩm hoàn thành Việc lựa chọn phương pháp tính giáthành phải phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp, thống nhất với cácphowng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và nhất quán từ kỳ này sangkỳ khác Các phương pháp này rất ít khi thay đởi và nó đảm bảo cho việc sosánh các chỉ tiêu phân tích trong công tác quản lý giá thành.

- Nguyên tắc thận trọng

Thông tin kế toán được cung cấp cho người sử dụng cần đảm bảo sựthận trọng thích đáng để người sử dụng không hiểu sai hoặc khơng đánh giáq lạc quan về tình hình tài chính của đơn vị Do đó, kế tốn:

Chỉ ghi tăng nguồn vốn sở hữu khi có chứng cứ chắc chắnGhi giảm nguồn vốn sở hữu khi có chứng cứ cụ thể

Cần lập dự phòng cho một số trường hợp nhất định nhưng không đượcquá cao.

- Nguyên tắc trọng yếu

Thơng tin kế tốn mang tính trọng yếu là những thơng tin có ảnh hưởngđáng kể tới bản chất của nghiệp vụ hoặc ảnh hưởng tới những đánh giá củađối tượng sử dụng về tình hình tài chính của đơn vị, hoặc ảnh hưởng tới đốitượng sử dụng trong việc ra quyết định.

Trang 34

1.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểmkhác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm, dịch vụkhác nhau Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí đó phátsinh ở đâu, dùng vào việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nào? Như vậy, việcxác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạntập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.Đó chính là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phísản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Xác định đối tượng kế tốn chi phí sảnxuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất Thực chất củaviệc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí(phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc đối tượng chịuchi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng )

Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết các nhà quảntrị phải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí sản xuất, sau đó phải căncứ vào cơ cấu tở chức sản x́t kinh doanh, quy trình cơng nghệ sản xuất, loạihình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp,của cán bộ, nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý chi phí, yêu cầu tính giáthành của doanh nghiệp.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất dựa vào các cơ sở sau:

Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Trang 35

Đối với DN sản xuất nhiều loại sản phẩm hay quá trình sản xuất phứctạp, phải qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất Đối tượng tập hợp chi phísản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, các phânxưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết sản xuất bộ phận sản phẩm.

Căn cứ vào loại hình sản xuất ta chia thành:

Với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với khối lượngnhỏ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng riêng biệt;

Với sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn Đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất phụ thuộc vào quy trình cơng nghệ sản x́t (giản đơn hay phức tạp)

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể trong doanh nghiệp sản xuất màđối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất có thể là:Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng;Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất.

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lýlà cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất ngay từ việc tở chức hạch tốn banđầu đến tở chức tởng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết chi phí sảnxuất Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tậphợp chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo đốitượng đã xác định

Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ màdoanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành

đơn vị Khi xác định đối tượng tính giá thành, căn cứ vào các đặc điểm sau:

Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Trang 36

Căn cứ vào loại hình sản xuất

Với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với khối lượngnhỏ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng;

Với sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn Đối tượng tính giá thành sảnphẩm có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm như trên.

Đối tượng tính giá thành phải thống nhất, trùng hợp với đối tượng lập giácả cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm Tùy vào từng loại hình sản xuất, vàođặc điểm quy trình công nghệ hay vào đặc điểm cung cấp, sử dụng của từngloại sản phẩm đó mà đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc bánthành phẩm ở từng bước chế tạo.

Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế thịtrường Đơn vị tính giá thành thực tế cần thống nhất với đơn vị tính giá thànhkế hoạch của doanh nghiệp

Như vậy Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản x́t có thể là:Nếu doanh nghiệp tở chức sản xuất theo đơn đặt hàng thì từng đơn hàng là đốitượng tính giá thành; Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt các sảnphẩm cung ứng ra thị trường thì từng loại sản phẩm, từng mã hàng là một đốitượng tính giá thành.

Tóm lại, xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinhchi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ Còn xác định đối tượng tính giá thành cóliên quan đến kết quả sản xuất.

Trang 37

1.2.3 Kế tốn tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệpsản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là hệ thống các phương pháp thểhiện cách thức được sử dụng để tập hợp các chi phí sản xuất trong phạm vi,giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.Tùy theo từng loại chi phívà điều kiện cụ thể, kế tốn có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phísản xuất cho thích hợp.

1.2.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuấtPhương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh cóliên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản x́t riêngbiệt Do đó, ngay từ khâu hạch tốn ban đầu, chi phí sản xuất phát sinh đượcphản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên chứng từ banđầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp chi phí sản xuất chotừng đối tượng riêng biệt Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinhđược tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chínhxác cao Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp tập hợp trực tiếp trongđiều kiện có thể cho phép trong doanh nghiệp sản xuất thép.

Phương pháp phân bổ gián tiếp

Trang 38

- Xác định hệ số phân bổ:

- Xác định mức chi phí phân bở cho từng đối tượng:

Ci=Ti× H

Trong đó:

Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i

H: Hệ số phân bở

1.2.3.2 Kế tốn tập hợp chi phí ngun vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vậtliệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trựctiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổngchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanhnghiệp xây dựng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xácđịnh căn cứ vào các yếu tố sau:

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chếtạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ: Bộ phận giá trị nguyên vật liệutrực tiếp xuất dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất khonguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng Khi phát sinh các khoản chi phívề nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứngtừ khác có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sảnxuất sản phẩm;

Tổng chi phí cầnphân bổ

=Hệ số

Trang 39

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận, phânxưởng sản xuất: Đây là giá trị của bộ phận nguyên vật liệu trực tiếp đã xuấtkho cho quá trình sản xuất ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng đến được chuyểnsang cho quá trình sản xuất kỳ này;

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phânxưởng sản xuất: Được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sửdụng hết hoặc phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởnghoặc địa điểm sản xuất;

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có): Đây là giá trị của phế liệu thu hồiđược tại các bộ phận sản xuất trong kỳ, được xác định căn cứ vào số lượngphế liệu thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳhạch toán.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theocông thức:Chi phí NVLtrực tiếp thựctế trong kỳ=Trị giá NVLtrực tiếp xuấtdùng trong kỳ+Trị giá NVLtrực tiếp cònlại cuối kỳ-Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại cácdoanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếpcho từng đối tượng trên cơ sở các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sửdụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất.

Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thểsử dụng phương pháp tập hợp và phân bở gián tiếp Khi đó tiêu chuẩn sử dụngđể phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng có thể là:

Trang 40

- Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu tiêu chuẩn phân bở có thể lựachọn là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính,khối lượng sản phẩm sản xuất.

- Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụngtrực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngànhcông nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chínhviễn thông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác.

Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu(gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp đểsản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phínguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.

Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trựctiếp" theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này (nếukhi xuất nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịchvụ, xác định được cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng); hoặc tập hợpchung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ (nếu khixuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho q trình sản x́t sản phẩm, dịch vụkhơng thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng).

Ngày đăng: 16/02/2023, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w